Phân biệt danh từ, tính từ tiếng Trung

Phân biệt danh từ, tính từ tiếng Trung

b)    Tính từ chỉ trạng thái

–    Biểu thị trạng thái của sự vật.

Ví dụ: + 冰凉: /bīng liáng/: lạnh lẽo; lạnh ngắt; lạnh buốt; lạnh giá; lạnh cóng; lạnh như băng + 笔直: / bǐ zhí/: thẳng tắp, ngay thẳng, chính trực + 雪白: /xuě bái /: trắng như tuyết + 痛快: /tòng kuài/: , vui vẻ, thoải mái, sảng khoái + 通红: /tōng hóng/: đỏ bừng, đỏ rực, đỏ chói

+ 碧绿: /bì lǜ/: xanh biếc, xanh ngát, xanh ngắt

2. KHÁI QUÁT VỀ TÍNH TỪ CHỈ TÍNH CHẤT

Thường dùng để biểu thị tính chất của sự vật như “美、漂亮、大、小、高、矮……”

3. KHÁI QUÁT VỀ TÍNH TỪ CHỈ TRẠNG THÁI

Thường dùng để biểu thị trạng thái của sự vật, do tính từ chỉ tính chất biến đổi thành. Căn cứ vào phương thức cấu tạo từ, có thể chia thành các kiểu AA, AB, AABB, ABB,

A里AB,A不X(Y)

  • Kiểu AA:纷纷、累累
  • Kiểu AB:通红、冰凉、花白、碧绿
  • Kiểu AABB:慢慢当当、病病歪歪
  • Kiểu ABB:沉甸甸、白茫茫、热腾腾
  • Kiểu A里AB:糊里糊涂、古里古怪、慌里慌张
  • Kiểu A不X(Y):白不呲咧、黑不溜秋

4. PHÂN BIỆT

TÍNH TỪ CHỈ TÍNH CHẤT TÍNH TỪ CHỈ TRẠNG THÁI

Ví dụ

  • 好好说话 (hǎohao shuōhuà): nói chuyện tử tế
  • 高兴地说 (gāoxìng de shuō): vui mừng nói
  • 漂亮的姑娘 (piàoliang de gūniáng): cô gái xinh đẹp

Lưu ý: Một số tính từ đơn âm tiết có thể trực tiếp làm định ngữ, trạng ngữ danh từ, động từ.

Ví dụ:

  • 美女 (měinǚ): người đẹp, mĩ nhân
  • 好人 (hǎorén): người tốt
  • 帅哥(shuàigē): người đẹp trai

Ví dụ:

  • 碧绿的草原 (bìlǜ de cǎoyuán): đồng cỏ xanh mướt
  • 雪白的皮肤 (xuěbái de pífū): da trắng như tuyết
2. Phần lớn có thể kết hợp với phó từ chỉ mức độ, phó từ phủ định “不

Ví dụ:

  • 很美  (hěn měi): rất đẹp
  • 非常大 (fēicháng dà): vô cùng lớn
  • 不高兴 (bù gāoxìng): không vui
2. Không thể kết hợp với phó từ chỉ mức độ, phó từ phủ định “不

 Ví dụ:

  • 很雪白( Sai )
  • 非常笔直( Sai )
  • 不小里小气 (Sai )

Do bản thân tính từ chỉ trạng thái đã hàm ý chỉ mức độ rất cao, nên không thể kết hợp với các phó từ chỉ mức độ.

3. Hình thức trùng điệp của tính từ chỉ tính chất hai âm tiết AB là AABB

Ví dụ:

  • 干干净净 (Gàngànjìngjìng): sạch sẽ
  • 安安静静 (ānānjìngjìng): yên tĩnh
  • 整整齐齐 (zhěngzhěngqíqí): ngăn nắp, gọn gàng
3. Hình thức trùng điệp của tính từ chỉ trạng thái hai âm tiết AB là ABAB

Ví dụ:

  • 通红通红 (tōnghóng tōnghóng): đỏ bừng
  • 笔直笔直 (bǐzhí bǐzhí): thẳng tắp
  • 花白花白 (huābái huābái): hoa râm (màu tóc)
4. Khi làm vị ngữ, bao hàm hàm ý so sánh, đối chiếu

Ví dụ:

他高我矮。

Tā gāo wǒ ǎi.

Anh ấy cao, tôi thấp. (hàm ý so sánh)

你的房间大,他的房间小。

Nǐ de fángjiān dà, tā de fángjiān xiǎo.

Phòng cậu to, phòng cậu ấy nhỏ.

4. Khi làm vị ngữ, không bao hàm hàm ý so sánh

Ví dụ:

米饭热腾腾的。

Mǐfàn rèténgténg de.

Cơm nóng hôi hổi.

他满脸通红,声音也变得急促了。

Tā mǎn liǎn tōnghóng, shēngyīn yě biàn dé jícùle.

Cả mặt anh ấy đỏ bừng, giọng nói cũng trở nên gấp gáp.

5. Có thể mang theo bổ ngữ

Ví dụ:

他高兴得很。

Tā gāoxìng dé hěn.

Anh ấy rất vui.

5. Không thể mang theo bổ ngữ

Ví dụ:

她的脸通红得很。

Do bản thân tính từ chỉ trạng thái đã bao hàm mức độ rất cao, nên không thể mang thêm bổ ngữ để nhấn mạnh mức độ.

PHÂN BIỆT CÁCH SỬ DỤNG CỦA 会 VÀ 知道

PHÂN BIỆT 一点儿 、有一点儿、一些、一 下儿

PHÂN BIỆT 的、得、地

PHÂN BIỆT CÁCH SỬ DỤNG “能” VÀ “可以” 

PHÂN BIỆT 想 VÀ 要

Mình rất thích tiếng Trung và trở thành cán bộ làm việc trong Bộ Ngoại Giao luôn là ước mơ của mình. Bây giờ ước mơ đã thành sự thật rồi, mình chân thành cảm ơn trung tâm, đặc biệt là cô Thanh đã hết tâm dạy mình, luôn ủng hộ và khích lệ mình kiên trì theo đuổi ước mơ. Không có sự dạy dỗ tận tình của cô, thì không có thành công hôm nay của em. Em cảm ơn cô rất nhiều!

Anh TRẦN LONG QUÂN

(Công chức Bộ Ngoại Giao)

Phân biệt danh từ, tính từ tiếng Trung

Mình đang làm nhân viên văn phòng tại Philippines. Mình học tiếng Trung để phục vụ cho công việc và muốn nâng cao khả năng nghe nói. Qua một người bạn giới thiệu và tìm hiểu, mình rất tin tưởng đăng ký theo học khóa Online 1-1 tại trung tâm. Hơn cả mong đợi, chỉ sau 1 khóa học với cô giáo, bây giờ mình đã tự tin và thoải mái khi nói chuyện, trao đổi công việc bằng tiếng Trung.

Chị TRỊNH THU HƯỜNG

(Làm việc tại Philippines)

Phân biệt danh từ, tính từ tiếng Trung

Điều mình cảm nhận đầu tiên về trung tâm đó là giáo viên tận tình và quan tâm đến từng học viên trong lớp. Trên lớp mọi người được thảo luận, làm việc nhóm, luyện nghe nói nhiều nên khả năng giao tiếp tiến bộ rất nhanh. Các trò chơi cũng rất thú vị giúp mình nhớ bài nhanh hơn. Mỗi buổi luyện tập, cô giáo đều hướng dẫn và chỉnh sửa từng lỗi để mình nói chuẩn và rõ ràng hơn.

Bạn NGUYỄN THÙY DUNG

(Sinh viên)

Phân biệt danh từ, tính từ tiếng Trung

Tôi làm kinh doanh, nhiều lúc không thể tự mình trao đổi với nhà cung cấp. Tôi học tiếng Trung muốn tự mình giải quyết công việc. Qua một người bạn, tôi biết đến Tiếng Trung Thượng Hải và cảm thấy mình đã tìm đúng nơi, chọn đúng thầy cô để học. Bây giờ, tôi đã chủ động hơn và mở rộng mối quan hệ hợp tác với bạn hàng Trung Quốc.

Anh NGUYỄN DUY CHINH

( Kinh doanh đồ gỗ)

Phân biệt danh từ, tính từ tiếng Trung

Qua đồng nghiệp giới thiệu và sau khi tìm hiểu, mình đã cho con học tại trung tâm. Thầy cô nhiệt tình, thường xuyên trao đổi tình hình học của con với phụ huynh. Khi kiểm tra bài ở nhà, mình thấy con nhớ nhiều từ vựng, phát âm tốt và tự giác làm bài tập. Con hào hứng đi học, và tự học nhiều hơn nên gia đình hoàn toàn yên tâm khi cho con theo học tại đây.

Chị NGUYỄN THU TRANG

(Phụ huynh)

Phân biệt danh từ, tính từ tiếng Trung

Con học tiếng Trung vào sáng chủ nhật hàng tuần, con thích đi học. Vì ở lớp cô giáo thường tổ chức các trò chơi để cho cả lớp vừa học vừa chơi. Có lúc các bạn hăng hái quá nên hay xảy ra tranh luận, nhưng học rất vui và bổ ích nên con rất thích ạ. Con thích đi học tiếng Trung cùng các bạn!

Em Nguyễn Hà Thanh Diệp

(Học sinh)

Phân biệt danh từ, tính từ tiếng Trung

Học về từ loại là bài học tiếng Trung cơ bản cho bất cứ ai. Việc nắm vững các loại từ trong tiếng Trung giúp bạn học tiếng Trung cơ bản tốt hơn. Bắt đầu học tiếng Trung tại nhà với bài học này ngay thôi!

Danh từ dùng biểu thị người hay sự vật gọi là danh từ. Nói chung ở trước danh từ ta có thể thêm vào số từ hay lượng từ nhưng danh từ không thể nhận phó từ làm bổ nghĩa.

Một số ít danh từ đơn âm tiết có thể trùng lặp để diễn tả ý «từng/mỗi». Thí dụ: «人人» (mỗi người:每人), «天天» (mỗi ngày : 每天), v.v…

Phía sau danh từ chỉ người, ta có thể thêm từ vĩ «們» (môn) để biểu thị số nhiều. Thí dụ: 老師們 (các giáo viên). Nhưng nếu trước danh từ có số từ hoặc lượng từ hoặc từ khác vốn biểu thị số nhiều thì ta không thể thêm từ vĩ «們» vào phía sau danh từ. Ta không thể nói «五個老師們» mà phải nói «五個老師»(5 giáo viên).

Danh từ đều có thể làm chủ ngữ, tân ngữ, và định ngữ trong một câu.

a/. Làm chủ ngữ 主語.

北京是中國的首都。: Bắc Kinh là thủ đô của Trung Quốc.

夏天熱。 Mùa hè nóng.

西邊是操場。: Phía tây là sân chơi.

老師給我們上課。: Giáo viên dạy chúng tôi.

b/. Làm tân ngữ 賓語.

小雲看書。: Tiểu Vân đọc sách.

現在是五點。: Bây giờ là 5 giờ.

我們家在東邊。: Nhà chúng tôi ở phía đông.

我寫作業。: Tôi làm bài tập.

c/. Làm định ngữ 定語.

這是中國瓷器。: Đây là đồ sứ Trung Quốc.

我喜歡夏天的夜晚。: Tôi thích đêm mùa hè.

英語語法比較簡單。: Ngữ pháp tiếng Anh khá đơn giản.

媽媽的衣服在那兒。: Y phục của mẹ ở đàng kia.

Từ chỉ thời gian

Danh từ biểu thị ngày tháng năm, giờ giấc, mùa,… và từ chỉ nơi chốn (danh từ chỉ phương hướng hoặc vị trí) cũng có thể làm trạng ngữ, nhưng nói chung các danh từ khác thì không có chức năng làm trạng ngữ.

Thí dụ:

他後天來。: Ngày mốt hắn sẽ đến.

我們晚上上課。: Buổi tối chúng tôi đi học.

您裡邊請。: Xin mời vào trong này.

我們外邊談。: Chúng ta hãy nói chuyện ở bên ngoài.

Xem thêm: Cách dùng danh từ trong tiếng Trung

Hình dung từ là từ mô tả hình trạng và tính chất của sự vật hay người, hoặc mô tả trạng thái của hành vi hay động tác. Phó từ « 不 » đặt trước hình dung từ để tạo dạng thức phủ định.

* Các loại hình dung từ:

1. Hình dung từ mô tả hình trạng của người hay sự vật: 大 , 小 , 高 , 矮 , 紅 , 綠 , 齊 , 美麗.

2. Hình dung từ mô tả tính chất của người hay sự vật: 好 , 壞 , 冷 , 熱 , 對 , 錯 , 正確 , 偉大 , 優秀 , 嚴重.

3. Hình dung từ mô tả trạng thái của một động tác/hành vi: 快 , 慢 , 緊張 , 流利 , 認真 , 熟練 , 殘酷.

* Cách dùng:

1. Làm định ngữ 定語: Hình dung từ chủ yếu là bổ sung ý nghĩa cho thành phần trung tâm của một ngữ danh từ.

Thí dụ:

紅裙子 : váy đỏ.

綠帽子 : nón xanh.

寬廣的原野 : vùng quê rộng lớn.

明媚的陽光: nắng sáng rỡ.

2. Làm vị ngữ 謂語:

Thí dụ:

時間緊迫。 : Thời gian gấp gáp.

她很漂亮。 : Cô ta rất đẹp.

茉莉花很香。: Hoa lài rất thơm.

他很高。: Hắn rất cao.

3. Làm trạng ngữ 狀語: Một cách dùng chủ yếu của hình dung từ là đứng trước động từ để làm trạng ngữ cho động từ.

Thí dụ:

快走。: Đi nhanh lên nào.

你應該正確地對待批評。: Anh phải đúng đắn đối với phê bình.

同學們認真地聽講。: Các bạn học sinh chăm chú nghe giảng bài.

4. Làm bổ ngữ 補語: Hình dung từ làm bổ ngữ cho vị ngữ động từ.

Thí dụ:

把你自己的衣服洗干淨。: Anh hãy giặt sạch quần áo của anh đi.

雨水打濕了她的頭發。: Mưa làm ướt tóc nàng.

風吹干了衣服。: Gió làm khô quần áo.

5. Làm chủ ngữ 主語:

謙虛是中國傳統的美德。: Khiêm tốn là nết đẹp cổ truyền của Trung Quốc.

驕傲使人落後。: Kiêu ngạo khiến người ta lạc hậu.

6. Làm tân ngữ 賓語

女孩子愛漂亮。 : Con gái thích đẹp.

他喜歡安靜。: Hắn thích yên tĩnh.

Xem thêm: Cách dùng hình dung từ trong tiếng Trung

Động từ là từ biểu thị động tác, hành vi, hoạt động tâm lý, sự phát triển biến hoá, v.v… Động từ có thể phân thành «cập vật động từ» 及物動詞 (transitive verbs: động từ có kèm tân ngữ) và «bất cập vật động từ» 不及物動詞(intransitive verbs: động từ không kèm tân ngữ). Dạng phủ định của động từ có chữ «不» hay «沒» hay «沒有».

*Cách dùng:

1. Động từ làm vị ngữ 謂語.

我喜歡北京。: Tôi thích Bắc Kinh.

我站在長城上。: Tôi đang đứng trên Trường Thành.

2. Động từ làm chủ ngữ 主語.

Động từ có thể làm chủ ngữ với điều kiện vị ngữ là hình dung từ hoặc là động từ biểu thị ý «đình chỉ, bắt đầu, phán đoán».

Thí dụ:

浪費可恥。: Lãng phí thì đáng xấu hổ.

3. Động từ làm định ngữ 定語

Khi động từ làm định ngữ, phía sau nó có trợ từ «的».

Thí dụ:

你有吃的東西嗎? : Anh có gì ăn không?

他說的話很正確。: Điều nó nói rất đúng.

4. Động từ làm tân ngữ 賓語

我喜歡學習。: Tôi thích học.

我們十點結束了討論。: Chúng tôi đã chấm dứt thảo luận lúc 10 giờ.

5. Động từ làm bổ ngữ 補語

我聽得懂。: Tôi nghe không hiểu.

他看不見。: Nó nhìn không thấy.

6. Động từ làm trạng ngữ 狀語

Khi động từ làm trạng ngữ, phía sau nó có trợ từ «地».

Thí dụ:

他父母熱情地接待了我。: Bố mẹ anh ấy đã tiếp đãi tôi nhiệt tình.

學生們認真地聽老師講課。: Các học sinh chăm chú nghe thầy giảng bài.

*Vài vấn đề cần chú ý khi dùng động từ:

1. Động từ Hán ngữ không biến đổi như động từ tiếng Pháp, Đức, Anh…

我是學生。: Tôi là học sinh.

她是老師。: Bà ấy là giáo viên.

他們是工人。: Họ là công nhân.

2. Trợ từ «了» gắn sau động từ để diễn tả một động tác hay hành vi đã hoàn thành.

Thí dụ:

我讀了一本書。: Tôi đã đọc xong một quyển sách.

他走了。 : Nó đi rồi.

3. Trợ từ « 著 » gắn sau động từ để diễn tả một động tác đang tiến hành hoặc một trạng thái đang kéo dài.

Thí dụ:

我們正上著課。 : Chúng tôi đang học.

門開著呢。 : Cửa đang mở.

4. Trợ từ « 過 » gắn sau một động từ để nhấn mạnh một kinh nghiệm đã qua.

Thí dụ:

我去過北京。 : Tôi từng đi Bắc Kinh.

我曾經看過這本書。 : Tôi đã từng đọc quyển sách này.

Xem thêm: Cách dùng động từ trong tiếng Trung

Trợ động từ là từ giúp động từ để diễn tả «nhu cầu, khả năng, nguyện vọng». Trợ động từ cũng có thể bổ sung cho hình dung từ. Danh từ không được gắn vào phía sau trợ động từ. Dạng phủ định của trợ động từ có phó từ phủ định « 不 ».
Trợ động từ có mấy loại như sau:

1. Trợ động từ diễn tả kỹ năng/năng lực: 能 , 能夠 , 會.

2. Trợ động từ diễn tả khả năng: 能 , 能夠 , 會 , 可以 ,可能 .

3. Trợ động từ diễn tả sự cần thiết về mặt tình/lý: 應該 , 應當 , 該 , 要 .

4. Trợ động từ diễn tả sự bắt buộc (tất yếu): 必須 , 得/děi/.

5. Trợ động từ diễn tả nguyện vọng chủ quan: 要 , 想 , 願意 , 敢 , 肯.

数 词:数词是表示事物数目的词。如”一、二、两、三、七、十、百、千、万、亿、半”。

Số từ để biểu thị số mục của sự vật như:

一、二、两、三、七、十、百、千、万、亿、半.

Xem thêm: Động từ năng nguyện trong tiếng Trung

Lượng từ dùng để biểu thị đơn vị của sự vật hoặc động tác. Trong tiếng hán thì lượng từ còn có thể được phân ra làm danh lượng từ và động lượng từ.

Danh lượng từ dùng để biểu thị số lượng của sự vật cũng có thể được chia làm lượng từ đơn vị và lượng từ số lượng.

Lượng từ đơn vị biểu thị đơn vị của sự vật như: “個、張、只、支、本、台、架、輛、顆、株、頭、間、把、扇”…

Lượng từ đo lường chỉ hạn độ của sự vật như: “寸、尺、丈、斤、兩、噸、升、鬥、加侖、伏特、歐姆、立方米”.

Động lượng từ biểu thị số lượng của động tác , thường được dùng trước hoặc sau động từ để biểu thị đơn vị của động tác như “次、下、回、趟、場”.

6 . 副詞 fù cí  Phó từ
Phó từ thường được đặt trước động từ, tính từ để làm trạng ngữ như: 很、頗、極、十分、就、都、馬上、立刻、曾經、居然、重新、不斷…

Phó từ thường đặt trước tính từ và động từ như: 就來、馬上走、十分好、重新開始.

Chỉ có “很””極” là có thể được đặt đằng sau động từ hoặc tính từ để làm bổ ngữ như: 高興得很、喜歡極了.

Xem thêm: Lượng từ trong tiếng Trung 

Giới từ thường tổ hợp với các loại từ khác để tạo thành cụm giới từ làm định ngữ hoặc trạng ngữ như: 把、從、向、朝、為、為了、往、於、比、被、在、對、以、通過、隨著、作為.

Liên từ có thể liên kết từ,cụm từ, câu hoặc thậm chí 1 đoạn văn như “和、及、或者、或、又、既”.

Từ nối thì cũng có thể được coi là liên từ như”因為……所以、不但……而且、雖然……但是”.

Trợ từ thường được đi kèm với từ,cụm từ hoặc câu để bổ trợ cho tác dụng của từ. Trợ từ có thể phân làm 3 loại:

Trợ từ kết cấu gồm: 的、地、得、所、似的

Trợ từ động thái gồm: 著、了、過.

Trợ từ ngữ khí gồm: 啊、嗎、呢、吧、吶、呀、了、麼、哇

Thán từ là từ biểu thị cảm thán, kêu gọi, hò hét, đối đáp như :喂、喲、嗨、哼、哦、哎呀. Thán từ thường có thể độc lập tạo thành 1 câu.

Từ tượng thanh là những từ mô phổng âm thanh như: 嗚、汪汪、轟隆、咯咯、沙沙沙、呼啦啦”

Trên đây, các loại từ loại trong tiếng Trung, bạn có thấy khá giống với tiếng Việt không? Đây là kiến thức ban đầu khi học tiếng Trung cho người mới, ai cũng phải trải qua chính vì vậy hãy cố gắng học và rèn luyện nhé!