Phân tích các nhân to tự nhiên ảnh hưởng đến sự phát triển và phân bố công nghiệp ở nước ta

Phân tích các nhân to tự nhiên ảnh hưởng đến sự phát triển và phân bố công nghiệp ở nước ta
Cho bảng số liệu sau và trả lời câu hỏi (Địa lý - Lớp 12)

Phân tích các nhân to tự nhiên ảnh hưởng đến sự phát triển và phân bố công nghiệp ở nước ta

1 trả lời

Chọn đáp án đúng (Địa lý - Lớp 12)

1 trả lời

Chọn đáp án đúng (Địa lý - Lớp 12)

2 trả lời

Bán cầu Bắc vào ngày nào (Địa lý - Lớp 5)

3 trả lời

Thành phố nào sau đây được gọi là Tây Đô? (Địa lý - Lớp 5)

4 trả lời

Phân tích các nhân to tự nhiên ảnh hưởng đến sự phát triển và phân bố công nghiệp ở nước ta

Vị trí địa lí:

– Hoạt động sản xuất công nghiệp thường lựa chọn vị trí thuận lợi để xây dựng các nhà máy, các khu công nghiệp.

– Tự nhiên: là nhân tố quan trọng cho sự phát triển và phân bố công nghiệp.

– Khoáng sản: trữ lượng, chất lượng và sự phân bố các loại khoáng sản sẽ chi phối quy mô, cơ cấu và tổ chức của xí nghiệp công nghiệp.

– Nguồn nước: là điều kiện quan trọng cho sự phân bố các xí nghiệp của các ngành công nghiệp như luyện kim, hóa chất, dệt, nhuộm, giấy, chế biến thực phẩm.

– Đặc điểm khí hậu: là cơ sở để phát triển ngành công nghiệp chế biến thực phẩm.

Kinh tế – xã hội: ảnh hưởng trực tiếp đến sự phát triển và phân bố công nghiệp, trong đó đường lối chính sách có vai trò quan trọng hàng đầu.

– Dân cư và nguồn lao động: là lực lượng sản xuất chủ yếu, đồng thời là nguồn tiêu thụ sản phẩm công nghiệp.

  • Nơi có nguồn lao động dồi dào cho phép phát triển và phân bố các ngành cần nhiều lao động như dệt – may, giày – da, thực phẩm…
  • Nơi có đội ngũ lao động kĩ thuật cao, công nhân lành nghề cho phép phát triển và phân bố các ngành công nghiệp hiện đại như kĩ thuật điện, điện tử, tin học, cơ khí chính xác…

– Tiến bộ KHKT: làm thay đổi việc khai thác, sử dụng tài nguyên và phân bố hợp lí các ngành công nghiệp. Quyết định quy trình công nghệ, mức độ ô nhiễm và sử dụng nguồn năng lượng mới.

– Thị trường: tác động mạnh mẽ tới quá trình lựa chọn vị trí của xí nghiệp, hướng chuyên môn hóa sản xuất. Phát triển công nghiệp nhằm đáp ứng nhu cầu trong nước và hội nhập vào thị trường thế giới.

– Cơ sở hạ tầng, cơ sở vật chất kĩ thuật: tác động đến sự phát triển và phân bố công nghiệp. Ảnh hưởng đến giá thành sản phẩm.

– Đường lối chính sách: đường lối công nghiệp hóa quyết định cơ cấu ngành và cơ cấu lãnh thổ.

Bài tập Sách giáo khoa

Trả lời câu hỏi in nghiêng

(trang 39 sgk Địa Lí 9): - Dựa vào bản đồ Địa chất - khoáng sản (trong Atlát Địa lí Việt Nam) hoặc Bản đồ Địa lí tự nhiên Việt Nam và kiến thức dã học, nhận xét về ảnh hưởng của phân bố tài nguyên khoáng sản tới phân bố một số ngành công nghiệp trọng điểm.

Trả lời:

Sự phân bố tài nguyên khoáng sản ảnh hưởng đến phân bố một số ngành công nghiệp trọng điểm.

- Công nghiệp khai thác nhiên liệu: Trung du và miền núi Bắc Bộ (than), Đông Nam Bộ (dầu, khí).

- Công nghiệp luyện kim: ở vùng trung du và miền núi Bắc Bộ.

- Công nghiệp hoá chất: Trung du và miền núi Bắc Bộ (sản xuất phân bón, hoá chất cơ bản) và Đông Nam Bộ (sản xuất phân bón, hoá dầu).

- Công nghiệp sản xuất vật liệu xây dựng: ở nhiều địa phương, đặc biệt ở Đồng bằng sông Hồng và Bắc Trung Bộ.

(trang 40 sgk Địa Lí 9): - Việc cải thiện hệ thống đường giao thông có ý nghĩa như thế nào với phát triển công nghiệp?

Trả lời:

Việc cải thiện đường giao thông sẽ đảm bảo mối liên hệ kinh tế giữa các cơ sở công nghiệp, giữa các vùng được thông suốt, góp phần thúc đẩy sự phát triển công nghiệp.

(trang 41 sgk Địa Lí 9): - Thị trường có ý nghĩa như thế nào với sự phát triển công nghiệp?

Trả lời:

Thị trường có vai trò "đòn bẩy" đối với sự phát triển, phân bố và cơ cấu lại ngành công nghiệp nước ta . Hiện nay, dưới sức ép của thị trường đã và đang làm cho cơ cấu công nghiệp trở nên đa dạng, linh hoạt hơn.

Bài 1: Hãy sắp xếp các nhân tố tự nhiên và kinh tế - xã hội (được nêu trong bài) tương ứng vào các yếu tố đầu vào và đầu ra ảnh hưởng đến sự phát triển và phân bố công nghiệp.

Lời giải:

Phân tích các nhân to tự nhiên ảnh hưởng đến sự phát triển và phân bố công nghiệp ở nước ta

- Các yếu tố đầu vào:

+ Nguyên, nhiên liệu, năng lượng (có thể là các tài nguyên thiên nhiên, nguyên liệu từ nông, lâm, ngư nghiệp hay bán thành phẩm, các chi tiết sản phẩm,... từ các ngành công nghiệp khác, các cơ sở công nghiệp khác).

+ Lao động.

+ Cơ sở vật chất - kĩ thuật.

- Các yếu tố đầu ra:

+ Thị trường trong nước (tiêu dùng của nhân dân, các ngành công nghiệp, các cơ sở công nghiệp có liên quan).

+ Thị trường ngoài nước.

- Yếu tố chính sách tác động đến cả đầu vào, đầu ra, vì vậy có ảnh hưởng rất lớn đến sự phát triển và phân bố công nghiệp.

Bài 2: Hãy phân tích ý nghĩa của việc phát triển nông, lâm, ngư nghiệp đối với ngành công nghiệp chế biến lương thực, thực phẩm.

Lời giải:

  Ý nghĩa của việc phát triển nông, lâm, ngư nghiệp đối với ngành công nghiệp chế biến lương thực, thực phẩm:

   - Tạo nguồn nguyên liệu để phát triển công nghiệp chế biến lương thực, thực phẩm.

      Ví dụ:

      + Mía cho công nghiệp đường mía

      + Chè, cà phê cho công nghiệp chế biến chè, cà phê

      + Bò thịt, bò sữa cho ngành sản xuất thịt hộp, sữa hộp…

      + Cá, tôm… cho công nghiệp chế biến thủy sản.

   - Việc phát triển các vùng chuyên canh trong nông, lâm, ngư nghiệp tạo điều kiện cho công nghiệp chế biến lương thực, thực phẩm phát triển ổn định và có điều kiện đa dạng hóa sản phẩm.

Bài tập Sách bài tập

 Bài 1 trang 16 Tập bản đồ Địa Lí 9:Dựa vào nội dung SGK và kiến thức đã học, em hãy hoàn chỉnh sơ đồ các yếu tố đầu vào của phát triển và phân bố công nghiệp.

Lời giải:

Phân tích các nhân to tự nhiên ảnh hưởng đến sự phát triển và phân bố công nghiệp ở nước ta

Bài 2 trang 16 Tập bản đồ Địa Lí 9:Dựa vào nội dung SGK và kiến thức đã học, em hãy hoàn chỉnh sơ đồ các yếu tố đầu ra của phát triển và phân bố công nghiệp.

Lời giải:

Phân tích các nhân to tự nhiên ảnh hưởng đến sự phát triển và phân bố công nghiệp ở nước ta

Bài 3 trang 16 Tập bản đồ Địa Lí 9: Em hãy hoàn chỉnh đoạn viết sau đây:

Khoáng sản tập trung nhiều nhất ở vùng Trung du miền núi Bắc Bộ, ở đây phân bố một số loại khoáng sản với trữ lượng lớn như:…………………………………………….. Điều này đã tạo nên thế mạnh nổi bật của vùng là:.................................................................

Lời giải:

Khoáng sản tập trung nhiều nhất ở vùng Trung du miền núi Bắc Bộ, ở đây phân bố một số loại khoáng sản với trữ lượng lớn như: than, sắt, thiếc, mangan, apatit, kẽm, chì, đồng, vàng,… Điều này đã tạo nên thế mạnh nổi bật của vùng là: khai thác và chế biến khoáng sản.

* Vị trí địa lí:

– Vị trí về tự nhiên và kinh tế chính trị có tác động rất lớn đến việc lựa chọn các nhà máy, các khu công nghiệp, khu chế xuất ở trên thế giới và Việt Nam. )

– Vùng có vị trí địa lí thuận lợi (giáp biển, gần vùng nguyên liệu, giao thông đô thị phát triển..) hoạt động công nghiệp phát triển mạnh mẽ; ngược lại vùng miền núi xa xôi có hoạt động công nghiệp

Ví dụ:

TP. Hồ Chí Minh là nơi có nền công nghiệp phát triển hàng đầu cả nước, thu hút mạnh mẽ nguồn vốn đầu tư nước ngoài, nhờ có vị trí địa lí thuận lợi: là đầu mối giao thông của nước ta, đô thị phát triển, giáp biển Đông với cảng Sài Gòn với công suất lớn, sân bay quốc tế Tân Sơn Nhất, gần các vùng nguyên, nhiên liệu giàu có (nông sản Tây Nguyên và các tỉnh Đông Nam Bô; dầu mỏ).

* Nhân tố tự nhiên:

– Khoáng sản: là nguyên, nhiên liệu quan trọng cho phát triển công nghiệp; trữ lượng, chất lượng và chủng loại khoáng sản trên lãnh thổ sẽ chi phối sự phân bố, quy mô, cơ cấu và tổ chức các xí nghiệp công nghiệp.

Ví dụ: ngành công nghiệp khai thác và tuyển than của nước ta lập trung ở Quảng Ninh, nơi chiếm 94% trữ lượng than cả nước, hay các nhà máy xi măng lớn của nước ta đều được xây dựng ở những nơi có nguồn đá vôi phong phú như Hoàng Thạch (Hải Dương), Bỉm Sơn (Thanh Hóa), Hà Tiên I (Kiên Giang).

– Nguồn nước: là điều kiện quan trọng cho việc phân bố các xí nghiệp của nhiều ngành công nghiệp như luyện kim (đen và màu), dệt, nhuộm, giấy, hóa chất, chế biến thực phẩm,… Ớ những vùng có mạng lưới sông ngòi dày đặc, lại chảy trên những địa hình khác nhau tạo nên nhiều tiềm năng cho công nghiệp thủy điện.

Ví dụ: Trung du miền núi Bắc Bộ và Tây Nguyên là hai vùng có tiềm năng thủy điện lớn nhất nước ta, góp phần cung cấp điện cho hoạt động sản xuất kinh tế, đặc biệt là công nghiệp cả nước.

– Khí hậu: đặc điểm khí hậu và thời tiết tác động không nhỏ đến hoạt động của các ngành công nghiệp khai khoáng. Trong một số trường hợp, nó chi phối và việc lựa chọn kĩ thuật và công nghệ sản xuất. Chẳng nạn, khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa làm cho máy móc dễ bị hư hỏng. Điều đó đòi hỏi phải nhiệt đới hóa trang thiết bị sản xuất. Ngoài ra, khí hậu đa dạng và phức tạp làm xuất hiện những tập đoàn cây trồng vật nuôi đặc thù. Đó là cơ sở để phát triển các ngành công nghiệp chế biến lương thực – thực phẩm.

– Các nhân tố tự nhiên khác:

+ Đất đai – địa chất công trình để xây dựng nhà máy.

Ví dụ: Các trung tâm công nghiệp nước ta phân bố chủ yếu ở vùng thị trấn, đô thị, thành phố lớn..đây là những khu vực địa hình bằng phẳng, địa chất ổn định và giao thông dễ dàng.

+ Tài nguyên rừng: là cơ sở cung cấp vật liệu xây dựng (gổ, tre, nứa,..), nguyên liệu cho các ngành công nghiệp chế biến giấy, gỗ và các ngành tiểu thủ công nghiệp (tre, song, mây, giang, trúc,…), dược liệu cho công nghiệp dược phẩm.

+ Tài nguyên biển (cá. dầu khí, cảng nước sâu,…), tác động tới việc hình thành các xí nghiệp chế biến thủy sản, khai thác, lọc dầu, xí nghiệp đóng và sửa chữa tàu,…

Ví dụ: Công nghiệp chế biến là ngành công nghiệp trọng điểm của nước ta nhờ nguồn nguyên liệu tại chỗ phong phú (nguồn thủy hải sản, nông sản…);  các tỉnh giáp biển hình thành các khu kinh tế ven biển phát huy thế mạnh tổng hợp kinh tế biển (Khánh Hòa, Quảng Ninh, Bà Rịa-Vũng Tàu,..).

* Nhân tố kinh tế – xã hội:

– Dân cư và nguồn lao động:

+ Nơi có nguồn lao động dồi dào cho phép phát triển và phân bố các ngành công nghiệp cần nhiều lao động như dệt – may, giày – da, công nghiệp thực phẩm. Đây là những ngành không đòi hỏi trình độ công nghệ và chuyên môn cao.

+ Nơi có đội ngũ lao động kĩ thuật cao, công nhân lành nghề gắn với các ngành công nghiệp hiện đại, đòi hỏi hàm lượng công nghệ và “chất xám” cao trong sản phẩm như kĩ thuật điện, điện tử – tin học, cơ khí chính xác,…

+ Dân cư đông còn tạo nên thị trường tiêu thụ rộng lớn, thúc đẩy sản xuất công nghiệp phát triển.

Ví dụ: Nước ta có nguồn lao động trẻ, dồi dào, năng động và gí rẻ=> thu hút nhiều vốn FDI từ nước ngoài (Hàn Quốc, Đài Loan, Singapo…). Lao động đông cũng tạo nên thế mạnh các ngành kinh tế trọng điểm ở nước ta như: công nghiệp chế biến, dệt -may, sản xuất hàng tiêu dùng, cơ khí…