Pháp luật có tính quy phạm phổ biến là gì

Pháp luật được Nhà nước ban hành và bảo đảm thực hiện bằng

Nội dung chính

  • Câu hỏi: Pháp luật có tính quy phạm phổ biến vì pháp luật được áp dụng?
  • Lý giải việc chọn đáp án A là đáp án đúng do:
  • Giải thích nguyên nhân không chọn các phương án còn lại
  • 1. Khái niệm pháp luật
  • 2. Bản chất của pháp luật
  • 3. Mối quan hệ giứa pháp luật với kinh tế, chính trị, đạo đức
  • 4. Vai trò của pháp luật trong đời sồng xã hội

Nội dung nào dưới đây không phải là đặc trưng của pháp luật?

Đặc trưng làm nên giá trị công bằng, bình đẳng của pháp luật là

Pháp luật mang bản chất của

Pháp luật nước ta thể hiện quyền làm chủ của nhân dân lao động trên

Pháp luật ở bất kì xã hội nào đều mang

Quy phạm pháp luật và quy phạm đạo đức có mối quan hệ ........ với nhau.

Pháp luật là một ................ để thể hiện và bảo vệ các giá trị đạo đức

Pháp luật và đạo đức cùng hướng tới các giá trị cơ bản nhất là:

Pháp luật được coi là phương tiện để quản nhà nước quản lí xã hội

Luật cơ bản của Nhà nước, có hiệu lực pháp lí cao nhất là

Văn bản nào sau đây không phải là văn bản quy phạm pháp luật?

Pháp luật mang tính quy phạm phổ biến được thể hiện ở việc pháp luật được áp dụng rộng rãi cho tất cả mọi người trong xã hội mà không phải chỉ áp dụng riêng cho mỗi cá nhân hay tổ chức nào. Do đó mọi người trong xã hội cần tuân theo các quy định của pháp luật đã được ban hành. Không chỉ vậy, pháp luật chính là khuôn mẫu chung cho nhiều người cùng thực hiện và cần phải tuân theo.

Có thể thấy trong cuộc sống hằng ngày pháp luật có ý nghĩa và vai trò rất quan trọng đối với mỗi cá nhân và đối với một nhà nước. Tính quy phạm phổ biến là một trong các đặc điểm quan trọng của pháp luật. Pháp luật có tính quy phạm phổ biến vì pháp luật được áp dụng? ra sao.

Câu hỏi: Pháp luật có tính quy phạm phổ biến vì pháp luật được áp dụng?

A. Trong mọi lĩnh vực của đời sống xã hội.

B. Trong một số lĩnh vực quan trọng.

C. Đối với người vi phạm

D. Đối với người sản xuất kinh doanh.

Đáp án:

Đáp án đúng là đáp án A. pháp luật có tính quy phạm phổ biến vì pháp luật được áp dụng trong mọi lĩnh vực của đời sống xã hội.

Lý giải việc chọn đáp án A là đáp án đúng do:

Pháp luật là hệ thống các quy tắc xử sự chung do Nhà nước đặt ra, ban hành hoặc là thừa nhận, mang tính bắt buộc phải thực hiện và được đảm bảo thực hiện bằng các biện pháp giáo dục, cưỡng chế nhằm điều chỉnh các mối quan hệ xã hội, bảo vệ quyền và lợi ích của giai cấp mình.

Pháp luật mang tính quy phạm phổ biến được thể hiện ở việc pháp luật được áp dụng rộng rãi cho tất cả mọi người trong xã hội mà không phải chỉ áp dụng riêng cho mỗi cá nhân hay tổ chức nào. Do đó mọi người trong xã hội cần tuân theo các quy định của pháp luật đã được ban hành. Không chỉ vậy, pháp luật chính là khuôn mẫu chung cho nhiều người cùng thực hiện và cần phải tuân theo; khuôn mẫu của pháp luật sẽ được áp dụng nhiều lần trong phạm vi không gian và thời gian rộng lớn khắp mọi miền Tổ quốc.

Như vậy có thể thấy pháp luật có tính quy phạm phổ biến vì pháp luật được áp dụng trong mọi lĩnh vực của đời sống xã hội.

Giải thích nguyên nhân không chọn các phương án còn lại

Các phương án khác chưa đúng, chưa chính xác hoàn toàn hoặc còn thiếu do đó chưa phải là đáp án chính xác:

+ Phương án B: pháp luật có tính quy phạm phổ biến vì pháp luật được áp dụng trong một số lĩnh vực quan trọng là thiếu.  Không chỉ riêng một số lĩnh vực quan trọng mà pháp luật rộng khắp phổ biến toàn bộ các lĩnh vực của đời sống.

+ Phương án C: pháp luật có tính quy phạm phổ biến vì pháp luật được áp dụng đối với người vi phạm  là sai. Kể cả người không vi phạm thì pháp luật đều áp dụng với mọi chủ thể cá nhân và tổ chức.

+ Phương án D: pháp luật có tính quy phạm phổ biến vì pháp luật được áp dụng đối với người sản xuất kinh doanh cũng là khẳng định chưa đầy đủ. Không riêng người sản xuất kinh doanh mà pháp luật đều áp dụng với mọi chủ thể cá nhân và tổ chức.

Qua nội dung bài viết trên đã giải thích được đầy đủ nội dung câu hỏi pháp luật có tính quy phạm phổ biến vì pháp luật được áp dụng trong những lĩnh vực nào.

Câu hỏi: Pháp luật có tính quy phạm phổ biến, vì pháp luật được áp dụng:

A. trong mọi lĩnh vực của đời sống xã hội.

B. trong một số lĩnh vực quan trọng.

C. đối với người vi phạm

D. đối với người sản xuất kinh doanh.

Trả lời:

Đáp án:A

Pháp luật có tính quy phạm phổ biến, vì pháp luật được áp dụng trong mọi lĩnh vực của đời sống xã hội.

Cùng Top lời giải tìm hiểu nội dung Pháp luật đời sống dưới đây

1. Khái niệm pháp luật

a. Pháp luật là gì?

Pháp luật là hệ thống các quy tắc xử sự chung do nhà nước ban hành và được đảm bảo thực hiện bằng quyền lực nhà nước.

+ Pháp luật là chuẩn mực về những việc được làm, phải làm và không được làm.

+ Do nhà nước xây dựng, ban hành và bảo đảm thực hiện.

+ Nếu cá nhân, tổ chức nào vi phạm sẽ bị xử lí nghiêm minh, kể cả áp dụng biện pháp cưỡng chế.

b. Đặc trưng của pháp luật

- Tính quy phạm phổ biến

+ Pháp luật là khuôn mẫu chung, áp dụng nhiều lần, ở nhiều nơi, với tất cả mọi người, trong mọi lĩnh vực.

+ Là ranh giới phân biệt pháp luật với các loại quy phạm xã hội khác.

+ Làm nên giá trị công bằng, bình đẳng của pháp luật.

- Tính quyền lực, bắt buộc chung

+ Là quy định bắt buộc đối với tất cả mọi cá nhân và tổ chức.

+ Những người vi phạm pháp luật sẽ bị áp dụng các biện pháp cần thiết để buộc họ phải tuân theo hoặc để khắc phục hậu quả do việc làm trái pháp luật gây nên.

- Tính xác định chặt chẽ về mặt hình thức

+ Được thể hiện qua các văn bản quy phạm pháp luật: diễn đạt chính xác, một nghĩa.

+ Cơ quan nhà nước nào có thẩm quyền ban hành đều được quy định rõ trong “Hiến pháp” và “Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật”.

+ Văn bản do cơ quan cấp dưới ban hành không được trái với nội dung của văn bản do cơ quan cấp trên ban hành à mọi văn bản pháp luật đều không được trái với Hiến pháp à tạo nên sự thống nhất của hệ thống pháp luật.

2. Bản chất của pháp luật

a. Bản chất giai cấp của pháp luật.

- Pháp luật do nhà nước ban hành phù hợp với ý chí nguyện vọng của giai cấp cầm quyền mà nhà nước là đại diện.

b. Bản chất xã hội của pháp luật.

- Các quy phạm pháp luật bắt nguồn từ thực tiễn đời sống xã hội, do thực tiễn cuộc sống đòi hỏi.

- Pháp luật không chỉ phản ánh ý chí của giai cấp thống trị mà còn phản ánh nhu cầu, lợi ích của các giai cấp và các tầng lớp dân cư khác nhau trong xã hội.

- Các quy phạm pháp luật được thực hiện trong thực tiễn đời sống xã hội, vì sự phát triển của xã hội.

3. Mối quan hệ giứa pháp luật với kinh tế, chính trị, đạo đức

a. Quan hệ giữa pháp luật với kinh tế:

- Các quan hệ kinh tế quyết định nội dung của pháp luật,sự thay đổi các quan hệ kinh tế sớm hay muộn cũng sẽ dẫn đến sự thay đổi nội dung của pháp luật.

- Pháp luật lại tác động ngược trở lại đối với kinh tế, có thể theo hướng tích cực hoặc tiêu cực.

b. Quan hệ giữa pháp luật với chính trị:

- Đường lối chính trị của đảng cầm quyền chỉ đạo việc xây dựng và thực hiện pháp luật. Thông qua pháp luật, ý chí của giai cấp cầm quyền trở thành ý chí của nhà nước.

- Đồng thời , pháp luật còn thể hiện ở mức độ nhất định đường lối chính trị của giai cấp và các tầng lớp khác trong xã hội.

c. Quan hệ giữa pháp luật với đạo đức:

- Nhà nước luôn cố gắng chuyển những quy phạm đạo đức có tính phổ biến phù hợp với sự phát triển và tiến bộ xã hội thành các quy phạm pháp luật.

- Khi ấy, các giá trị đạo đức không chỉ được tuân thủ bằng niềm tin , lương tâm của cá nhân hay do sức ép của dư luận xã hội mà còn được nhà nước bảo đảm thực hiện bằng sức mạnh quyền lực nhà nước.

4. Vai trò của pháp luật trong đời sồng xã hội

a. Pháp luật là phương tiện để nhà nước quản lí xã hội

- Tất cả các nhà nước đều quản lí xã hội chủ yếu bằng pháp luật bên cạnh những phương tiện khác như chính sách, kế hoạch, giáo dục tư tưởng, đạo đức,...Nhờ có pháp luật, nhà nước phát huy được quyền lực của mình và kiểm tra, kiểm soát được các hoạt động của mọi cá nhân, tổ chức, cơ quan trong phạm vi lãnh thổcủa mình.

- Quản lí bằng pháp luật là phương pháp quản lí dân chủvà hiệu quả nhất , vì:

+ Pháp luật là khuôn mẫu có tính phổ biến và bắt buộc chung, phù hợp với lợi ích chung của các giai cấp và tầng lớp xã hội khác nhau , tạo được sự đồng thuận trong xã hội đối với việc thực hiện pháp luật.

+ Pháp luật điều chỉnh các quan hệ xã hội một cách thống nhất trong toàn quốc và được bảo đảm bằng sức mạnh của quyền lực nhà nước nên hiệu lực thi hành cao.

+ Quản lí xã hội bằng pháp luật nghĩa là nhà nước ban hành pháp luật và tổ chức thực hiện pháp luật trên quy mô toàn xã hội.

b. Pháp luật là phương tiện để công dân thực hiện và bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của mình:

- Hiến pháp quy định các quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân ; các luật về dân sự, hôn nhân và gia đình , thương mại , thuế, đất đai , giáo dục ,...cụ thể hóa nội dung, cách thức thực hiện các quyền của công dân trong từng lĩnh vực cụthể. Trên cơ sở ấy, công dân thực hiện quyền của mình.

- Các luật về hành chính, hình sự, tố tụng,... quy định thẩm quyền, nội dung, hình thức, thủ tục giải quyết các tranh chấp, khiếu nại và xử lí các vi phạm pháp luật. Nhờ thế, công dân sẽ bảo vệ được các quyền và lợi ích hợp pháp của mình.