Cho ví dụ về 1 loại nông sản mà khi được mùa thì người trồng rất vui.

Thứ năm, 13/01/2022 - 07:48 AM

Cho ví dụ về 1 loại nông sản mà khi được mùa thì người trồng rất vui.
 

Sáng 13/1, lãnh đạo Bộ NN-PTNT phối hợp Tổ điều hành Diễn đàn kết nối nông sản 970, Cục Trồng trọt, Cục Chế biến & Phát triển thị trường nông sản và Sở NN-PTNT các tỉnh, thành phố tổ chức Diễn đàn kết nối nông sản 970 phiên thứ 20.

Chủ đề của diễn đàn phiên thứ 20 là "Thúc đẩy liên kết giữa sản xuất, chế biến và tiêu thụ rau quả". Thứ trưởng Bộ NN-PTNT Trần Thanh Nam dự và chỉ đạo.

Cùng dự với Thứ trưởng, còn có ông Nguyễn Quốc Toản - Cục trưởng Cục Chế biến và Phát triển thị trường nông sản; ông Lê Thanh Tùng - Phó Cục trưởng Cục Trồng trọt; ông Nguyễn Anh Dũng - Chi cục trưởng, Chi cục Chế biến và PTTTNS vùng I; và một số lãnh đạo các đơn vị trực thuộc Bộ NN-PTNT.

Diễn đàn còn sự tham gia của ông Trần Thanh Hải - Phó Cục trưởng, Cục Xuất nhập khẩu (Bộ Công Thương).

Cho ví dụ về 1 loại nông sản mà khi được mùa thì người trồng rất vui.
Hình ảnh tại đầu cầu Báo Nông nghiệp Việt Nam, số 14 Ngô Quyền, Hoàn Kiếm, Hà Nội.

Bên cạnh hai điểm cầu chính tại Hà Nội và TP. HCM, diễn đàn còn có sự tham gia của đại diện Sở NN-PTNT, Chi cục chuyên môn các tỉnh, thành phố như: Bình Thuận, Tiền Giang, Long An, Đồng Tháp…

Nhiều đại biểu, khách mời các điểm cầu là đại diện các doanh nghiệp/hiệp hội/hội ngành hàng; các đơn vị cung ứng dịch vụ logistics, các nhà phân phối, hệ thống bán lẻ… đến từ nhiều tỉnh, thành phố trong cả nước cũng tham gia trên nền tảng Zoom Meeting.

Dự kiến, Diễn đàn diễn ra Phiên toàn thể trong buổi sáng, từ 8h, thông qua hình thức trực tuyến. Buổi chiều từ 14h00 - 17h00 sẽ diễn ra Phiên giao thương trực tuyến giữa các nhà sản xuất với các nhà tiêu thụ, chế biến.

Một số nội dung chính được tham luận tại diễn đàn sáng 6/1 gồm: các vấn đề chế biến rau quả mùa vụ; tình hình sản xuất rau quả tại các vùng trọng điểm phía Nam phục vụ chế biến tại chỗ; vấn đề container lạnh, logistics phục vụ xuất khẩu rau quả ứng phó dịch Covid-19.

Hiện nay nhiều nông sản, đặc biệt rau quả các loại ở các địa phương đang bước vào cao điểm thu hoạch chính vụ, và cần đẩy nhanh tiêu thụ để giải toả, giảm thiểu thiệt hại. Ngoài dư địa xuất khẩu lớn, tại thị trường tiêu thụ nội địa, nhu cầu tiêu dùng hàng rau, hoa, quả trong dịp Tết nguyên cũng rất lớn.

Những khó khăn chung do ảnh hưởng của Covid-19 đã hạn chế việc kết nối, lưu thông, tiêu thụ giữa các địa phương, giữa người sản xuất với các các nhà phân phối, doanh nghiệp chế biến và người tiêu dùng, vấn đề logistics, thông tin thị trường không đầy đủ cũng là một rào cản đối với hoạt động xuất khẩu rau quả nước ta.

Cho ví dụ về 1 loại nông sản mà khi được mùa thì người trồng rất vui.
Theo dự báo, nhu cầu về lương thực, thực phẩm dịp Tết tăng từ 10-20%.

Để kết nối chế biến, tiêu thụ rau quả, các địa phương trọng điểm về sản xuất sẽ trình bày tham luận tại diễn đàn. Qua đó, các doanh nghiệp, hiệp hội, ngành hàng; các doanh nghiệp cung ứng dịch vụ logistics, hệ thống phân phối, bán lẻ sẽ tìm giải pháp để đảm bảo việc lưu thông hàng hóa cho chuỗi liên kết.

Điệp khúc “được mùa, mất giá” lâu nay cứ là nỗi ám ảnh của bà con nông dân ở mỗi vụ mùa. Năm nay, dịch bệnh phức tạp, cánh cửa xuất khẩu cũng hạn hẹp, giá liên tục biến động theo hướng giảm, thương lái không mặn mà. Đó là chưa kể giá phân bón tăng cao, khiến người nông dân đứng trước nguy cơ thua lỗ.

Cho ví dụ về 1 loại nông sản mà khi được mùa thì người trồng rất vui.

Xoài cát Hòa Lộc được nhà vườn bán lẻ ven các tuyến đường.

Luẩn quẩn đầu ra

Nhà có 4 công đất trồng xoài cát Hòa Lộc đang cho trái, nếu như những năm trước, giá cả và đầu ra thuận lợi, gia đình ông Trần Phước Toàn, ở xã Tân Hòa, huyện Châu Thành A, có thu nhập ổn định, dư chút đỉnh để tiếp tục mua phân bón tái đầu tư vụ mùa tiếp theo. Thế nhưng, năm nay tình hình đã khác. Hiện xoài cát Hòa Lộc được bán lẻ khoảng 20.000 đồng/kg, trong khi giá bán tại vườn còn thấp hơn nhiều. Riêng xoài Đài Loan, bán tại vườn khoảng 1.000 đồng/kg. Để tự cứu mình, ông Toàn và nhiều nhà vườn tự bày sạp bán ven các tuyến đường để phần nào gỡ gạc chi phí sản xuất.

“Theo giá này sau khi trừ hết chi phí không còn lời do phân thuốc giờ cái gì cũng mắc. Đó là chưa kể tốn tiền bao trái, nhân công. Năm nay, thương lái không kiếm mua xoài như mấy năm trước nên phải bán lẻ cặp lộ là chính. Nếu đem xuống chợ bày bán thì phải tốn tiền thuê mặt bằng, rồi ai cũng dồn xuống chợ nên khó bán. Ngoài bán lẻ, lâu lâu có mấy bạn hàng đến cân về bán lại nhưng cũng không được bao nhiêu ký”. ông Toàn buồn bã cho biết.

Toàn tỉnh hiện có hơn 3.500ha xoài các loại, trong đó trên 75% diện tích đang cho thu hoạch. Nhiều nhà vườn như ông Toàn đứng ngồi không yên khi xoài tới lứa mà thương lái thì vắng bóng. Bán lẻ không kịp, nhiều người đành ngậm ngùi neo xoài trên cây đến khi chín, rụng. Chị Nguyễn Thị Hồng Thoa, ở xã Tân Hòa, huyện Châu Thành A, chia sẻ: “Chín thì nó rụng, chịu lỗ luôn. Xoài cát hồng thì còn nguyên. Còn xoài Đài Loan thì người ta mua về bán lại, mỗi lần vài trăm ký, vườn ai trồng nhiều thì mấy tấn nên bán đâu có kịp. Tiền phân, thuốc, rồi mua bao trái cũng hơn 1.000 đồng/bao, chưa tính tiền nhân công. Rồi thu hoạch, phải vận chuyển ra ngoài lộ nữa. Nông dân trồng xoài vụ này cầm chắc huề vốn tới lỗ”.

Không riêng người trồng xoài, bà con trồng mít cũng đau đầu chuyện đầu ra. Ông Lương Văn Tám, ở xã Long Thạnh, huyện Phụng Hiệp có 20 công đất trồng mít ở thị trấn Ngã Sáu, huyện Châu Thành, cho biết: “Mỗi tuần, vườn mít của tôi cắt được khoảng 1 tấn. Mít loại 1 hiện được thu mua với giá 5.000 đồng/kg, còn mít loại 2 là 3.000 đồng/kg, riêng mít xơ đen chỉ bỏ đi. So với lúc trước, đây là mức giá thấp kỷ lục, trong khi đó nguồn cung hiện rất dồi dào”.

Có thể thấy, thời gian qua, cùng với những định hướng của địa phương, bà con nông dân cũng quan tâm sản xuất, hướng đến các tiêu chuẩn an toàn vệ sinh thực phẩm, song do nhiều lý do khách quan, trong đó có tình hình dịch bệnh, xuất khẩu khó khăn nên nhiều loại nông sản vẫn chưa thể thoát được vòng luẩn quẩn, được mùa mất giá. Trong khi đó, giá phân bón, vật tư nông nghiệp tăng cao, đã đẩy người nông dân rơi vào thế khó.

Hướng đi mới

Để gỡ nút thắt của thị trường, nhiều nông dân với sự kết nối của địa phương đã mạnh dạn chuyển đổi cây trồng, thay đổi tư duy canh tác vốn đã gắn bó hàng chục năm và bước đầu cho thấy hiệu quả. Như tại huyện Phụng Hiệp, mấy năm nay, thay vì trồng mía kém hiệu quả, bà con đã chuyển sang trồng khóm MD2 và có cuộc sống ổn định.

Thuận lợi của nông dân Phụng Hiệp là khóm hợp thổ nhưỡng, phát triển tốt, năng suất cao lại được Công ty Cổ phần Chế biến thực phẩm xuất khẩu Miền Tây (WestFood) cung ứng giống, phân, thuốc bảo vệ thực vật, hướng dẫn kỹ thuật và ký kết hợp đồng bao tiêu toàn bộ sản phẩm trái khi thu hoạch với giá cả ổn định, thu mua thêm cả chồi khóm giống.

Gia đình chị Nguyễn Thị Hoa, ở ấp Phương Thạnh, xã Phương Bình, huyện Phụng Hiệp, là thành viên của HTX nông nghiệp Bửu Long - Lung Ngọc Hoàng, hiện canh tác trên 30 công khóm MD2. Từ ngày gắn bó với cây khóm, cuộc sống gia đình chị bước sang trang mới. Chị Hoa phấn khởi cho biết: “Từ hồi chuyển qua trồng khóm cuộc sống bà con thay đổi nhiều lắm. Công ty vô bao tiêu cho mình được 5.700 đồng/kg. Khóm trồng một năm rưỡi mới thu hoạch được. Cây khóm nếu mình trồng trúng, nhờ nó có ký và ra tấn, tính ra lời gấp mấy lần cây mía. Công ty còn thu mua khóm con lại, cứ 2.000 đồng/con, mình có bao nhiêu công ty lấy hết”.

Được biết, HTX nông nghiệp Bửu Long - Lung Ngọc Hoàng được thành lập vào tháng 11-2021, có 43 thành viên, sản xuất khóm MD2 trên diện tích 120ha, được Công ty WestFood ký hợp đồng bao tiêu với giá 5.700 đồng/kg, trừ hết các khoản chi phí, lợi nhuận trên 25 triệu đồng/công.

Ông Lâm Văn Lam, ở ấp Phương Thạnh, xã Phương Bình, cho biết: “Bà con ở đây trồng khóm được doanh nghiệp hỗ trợ về kỹ thuật và hỗ trợ bán con giống bằng hình thức trả chậm. Khi thu hoạch trái đến đâu, doanh nghiệp bao tiêu đến đó, nhờ vậy mà không có lo chuyện đầu ra, giá cả như hồi bà con canh tác mía”.

Ông Trần Văn Tuấn, Trưởng phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện Phụng Hiệp, cho biết: “Sắp tới, huyện dự kiến sẽ mở rộng diện tích trồng khóm MD2 từ 1.000 đến 2.000ha ở trên diện tích đất kém hiệu quả, trong đó có đất mía. Huyện đã trao đổi và thống nhất vấn đề này với Công ty WestFood. Tuy nhiên, theo công ty, việc mở rộng diện tích sẽ thực hiện theo lộ trình từng năm để đảm bảo đủ số lượng con giống cung cấp và hỗ trợ tốt nhất cho bà con nông dân của huyện”.

Sát cánh cùng bà con nông dân tỉnh nhà trong quá trình canh tác nông nghiệp, ông Võ Xuân Tân, Giám đốc Trung tâm Khuyến nông và Dịch vụ nông nghiệp tỉnh, cho rằng: Sản xuất nông nghiệp hiện nay, người nông dân không chỉ cần quan tâm đến chất lượng, năng suất mà còn cần quan tâm đến cung cầu thị trường, nắm chắc thông tin để không bị động khi thị trường diễn biến theo chiều hướng bất lợi. Trung tâm đang hướng bà con sử dụng phân bón hợp lý, sử dụng các chế phẩm sinh học, phân hữu cơ thay thế phân hóa học để giảm chi phí.

“Trong năm nay, Trung tâm Khuyến nông và Dịch vụ nông nghiệp tỉnh đã có kế hoạch và đang triển khai các mô hình sản xuất, hướng dẫn bà con trên cây mít, xoài, chanh không hạt, mãng cầu, cây lúa,… Đẩy mạnh hỗ trợ HTX, để bà con mình sản xuất theo tiêu chuẩn GlobalGAP gắn với các doanh nghiệp. Khi bà con làm theo quy trình được chứng nhận tiêu chuẩn GlobalGAP thì đủ tiêu chuẩn xuất khẩu, mở rộng đầu ra, giá cả cao hơn thay vì chỉ phụ thuộc vào đầu ra trong nước”, ông Võ Xuân Tân cho biết thêm.

Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Lê Minh Hoan: “Chừng nào doanh nghiệp thấy rằng việc xây dựng chuỗi ngành hàng là một chiến lược để nâng cao thương hiệu sản phẩm của doanh nghiệp thì lúc đó chúng ta mới thoát ra khỏi tư duy mùa vụ và thương vụ. Lúc đó mới dẫn dắt người nông dân thay đổi qua từng mùa vụ, không phải thay đổi ngay. Cần một chiến lược dài hạn thoát qua tư duy thương vụ của doanh nghiệp, người nông dân người ta sẽ hướng vào đó” .

Bài, ảnh: NGỌC HƯỞNG