Phiếu bài tập Tiếng Việt Tuần 26 lớp 3

CHÍNH TẢ Chọn bài tập 1 hoặc 2 : Điền vào chỗ trống r, ơhoặc gi Hoa giấy đẹp một cách giản dị. Mỗi cánh hoa giống hệt một chiếc lá, chỉ có điều mong manh hơn và có màu sắc rực rỡ. Lớp lớp hoa giấy rải kín mặt sân, nhưng chỉ cần một làn gió thoảng, chúng tản mát bay đi mất. Điển vào chỗ trống ên hoặc ênh Hội dua thuyền Mặt sông vẫn bập bềnh sóng vỗ. Đến giờ đua, lệnh phát ra bằng ba hổi trống dõng dạc. Bốn chiếc thuyền đang dập dềnh trên mặt nước lập tức lao lên phía trước. Bên bờ sông, trống thúc tiếp, người xem ia hét, cổ vũ. Các em nhỏ được bố công kênh trên vai cũng hò reo vui mừng. Bốn chiếc thuyền như bốn con rồng vươn dài, vút đi trên mặt nước mênh mông. LUYỆN TỪ VÀ CÂU 1. Nối từ ở cột A với nghĩa thích hợp ở cột B : A B hoạt động tập thể có cả phần lễ và phần hội cuộc vui tổ chức cho đông người dự theo phong tục hoặc nhân dịp đặc biệt các nghi thức nhằm đánh dấu hoặc kỉ niệm một sự kiện có ý nghĩa Tìm và ghi vào cột B các từ ngữ theo yêu cầu ở cột A : A B Tên một số lễ hội M : lễ hội đền Hùng, lễ hội chùa Hương, lễ hội Cầu mùa (dân tộc Khơ mú), lễ hội Chử Đồng Tử, lễ hội Dinh Cô,... Tên một số hội M : hội bơi trải, hội đua voi ở Tây Nguyên, hội đua thuyền, hội đền Và, hội đua ghe Ngơ (dân tộc Khơ me), hội vật,... Tên một số hoạt động trong lễ hội và hội M : đua thuyền, đua voi, thi nấu cơm, đấu vật, chọi trâu, múa hát, kéo co, ném còn, đánh đu,... (3) Đặt dấu phẩy vào chỗ thích hợp trong các câu sau : Vì thương dân, Chử Đổng Tử và công chúa đi khắp nơi dạy dân cách trồng lúa, nuôi tằm, dệt vải. Vì nhớ lời mẹ dặn không được làm phiền người khác, chị em Xô-phi đã về ngay. Tại thiếu kinh nghiệm, nôn nóng và coi thường đối thủ, Quắm Đen đã bị thua. Nhờ ham học, ham hiểu biết và muốn đem hiểu biết của mình ra giúp đời, Lê Quý Đôn đã trở thành nhà bác học lớn nhất của nước ta thời xưa. CHÍNH TẢ Chọn bài tập 1 hoặc 2 : 1. Tìm và viết tiếp vào chỗ trống tên các đổ vật, con vật: Bắt đầu bằng r Bắt đầu bang 'd‘ỉ Bắt đẩu bằng gl rổ, rá, rương, rắn, rết, rây, rầy, rươi, .... dế, dụ dỗ, dương cầm, diều hâu, diều, .... giường, giàn giáo, gián, giun, giày, giẻ, giỏ, .... 2. Viết vào bảng sau những tiếng có nghĩa mang vần ên hoặc ênh: \^Ãmđầu Vần b ■ © m i ■ 3 ỉ 1 ' ên bên đến lên mến rên sên tên ênh bệnh lệnh mệnh sểnh tênh TẬP LÀM VĂN Viết một đoạn văn (khoảng 5 câu) kể về những trò vui (chơi cờ, đấu vật, kéo co, đua thuyền, ném còn, đá cầu, bịt mắt bắt dê, ca hát, nhảy múa...) trong ngày hội ở trường hoặc ở địa phương của em. Bài làm Ai đã chứng kiến lễ hội Dinh Cô chắc chắn sẽ nhớ lâu màn múa lân thật ấn tượng ở đó. Đầu con lân thật to, mình lân dài với nhiều màu sặc sỡ. Cách con lân chuyển mình, xoay, lượn đẹp và sinh động vô cùng. Những người diều khiển lân làm nó lúc nhảy lên cao, lúc quẫy mình nhịp nhàng với tiếng trống, nhưng họ lại ít khi để lộ mình. Do vậy tiết mục múa lân chân thật, giống như một con vật thiêng bỗng nhiên lạc xuống trần đang phô diễn sự dũng mãnh với đất trời vậy.

Hội đua bò

   Hội đua bò của người Khmer ở Nam Bộ thường tổ chức vào tháng bảy, tháng tám âm lịch.

Cuộc đua nào cũng có vài chục cặp bò dự thi. Sau lệnh phát “chạy”, cặp bò dưới roi điều khiển tế thật nhanh và thật đều, kéo theo chiếc bừa có người đứng trên. Người cầm vàm (1) đôi bò có quyền thúc bò của mình vượt lên, giật vàm đôi bò trước, làm cho đối thủ chậm trễ hoặc lúng túng, vướng bừa, ngã xuống ruộng. Ngã chưa phải đã thua nhưng rất nguy hiểm bởi bò chạy sau có thể giẫm đạp lên người điều khiển. Người ngã thường lăn rất nhanh ra khỏi đường đua, nếu không bị thương thì lại tiếp tục cuộc thi. Tới vòng thi thứ ba thì càng quyết liệt hơn. Chiến thắng mang về là chiến công của cả người và bò. Người huấn luyện bò tốt còn phải điều khiển bò giỏi,cả hai con bò phải chạy nhanh, kéo tốt, theo đúng cách điều khiển của chủ mới có thể chiến thắng trong cuộc thi.

(Theo Nguyễn Trọng Báu)

(1) Vàm : dụng cụ buộc vào đôi bò, dùng để điều khiển bò trong cuộc đua

Khoanh tròn vào chữ cái trước ý trả lời đúng

1. Hội đua bò của người Khmer ở Nam Bộ thường tổ chức vào dịp nào?

a- Tháng sáu, tháng bảy

b- Tháng bảy, tháng tám

c- Tháng tám, tháng chín

2. Chuyện gì có thể xảy ra nếu người điều khiển bò bị ngã xuống ruộng?

a- Bị bò chạy sau giẫm đạp

b- Bị thua trong cuộc đua bò

c- Bị lưỡi bừa làm cho bị thương

3. Muốn chiến thắng trong cuộc đua, cả hai con bò cần có những điều kiện gì?

a - Chaỵ nhanh, chạy đều, theo cách điều khiển của chủ

b - Chạy đều, kéo tốt, theo đúng cách điều khiển của chủ

c - Chạy nhanh, kéo tốt, theo đúng cách điều khiển của chủ

(4) Dòng nào dưới đây nêu đúng 3 yếu tố quan trọng của người điều khiển bò trong cuộc đua?

a - Khoẻ mạnh, dũng cảm, khôn khéo

b - Khoẻ mạnh, khôn khéo, tinh mắt

c - Khoẻ mạnh, dũng cảm, nhanh tay

II. Bài tập về Chính tả,  Luyện từ và câu, Tập làm văn

1. Chép lại các từ ngữ sau khi điền vào chỗ trống:

a) r hoặc gi

- ......ang ngô / ............

-  .....ả vờ / ..........

- .....ỏi .....ang / ............. 

- .......ắn ......ỏi / ..............

b)  r hoặc d

.......ịu ......àng / ...........

......ành .....ọt / .............

c)  ên hoặc ênh

khám b.......... / .............

b.........  dây / ..............

2. Điền tiếng thích hợp vào chỗ trống để các từ ngữ chỉ hoạt động thường diễn ra trong lễ hội:

- đua .......... - đua ........ - đua ........ - đua ........

- chọi .......... - chọi ........ - đấu ........ - đấu ........

3. Đặt dấu phẩy vào chỗ thích hợp trong câu (2 dấu phẩy ở câu a và 3 dấu phẩy ở câu b) rồi ghép lại câu văn:

a) Nhờ được chăm sóc huấn luyện tốt đôi bò của chú Giang đã về đích trước tiên.

............................................................................................................................................

............................................................................................................................................

............................................................................................................................................

b) Vì cuộc sống hôm nay và mai sau nhân dân ta đã tích cực trồng cây đầu xuân tham gia bảo về rừng giữ gìn động vật quý hiếm.

............................................................................................................................................

............................................................................................................................................

............................................................................................................................................

4. Viết đoạn văn (khoảng 5 câu) kể lại một trò vui hay thi đấu trong ngày hội mà em biết. (VD: đấu vật, hoắc kéo co, ca hát, chơi đu, chơi quay, ném còn, nhảy múa, đua thuyền, chọi gà, chọi dế,...) 

Gợi ý: 

a) Đó là trò vui gì? Diễn ra ở lễ hội nào?

b) Trò vui bắt đầu ra sao, diễn biến thế nào? Người xem có thái độ thế nào?

c) Kết thúc trò vui có gì thú vị?

............................................................................................................................................

............................................................................................................................................

............................................................................................................................................

............................................................................................................................................

............................................................................................................................................

............................................................................................................................................


Page 2

1. Hội đua bò của người Khmer ở Nam Bộ thường tổ chức vào dịp nào?

b- Tháng bảy, tháng tám

2. Chuyện gì có thể xảy ra nếu người điều khiển bò bị ngã xuống ruộng?

a- Bị bò chạy sau giẫm đạp

3. Muốn chiến thắng trong cuộc đua, cả hai con bò cần có những điều kiện gì?

c - Chạy nhanh, kéo tốt, theo đúng cách điều khiển của chủ

(4) Dòng nào dưới đây nêu đúng 3 yếu tố quan trọng của người điều khiển bò trong cuộc đua?

a - Khoẻ mạnh, dũng cảm, khôn khéo

II.

1. a) - rang ngô - giả vờ /  - giỏi giang - rắn rỏi

b)  dịu dàng - rành rọt; 

c) khám bệnh - bện dây

2. VD:

- đua voi - đua bò - đua ngựa - đua thuyền 

- chọi trâu - chọi gà - đấu vật - đấu võ

3.

a) Nhờ được chăm sóc, huấn luyện tốt. đôi bò của chú Giang đã về đích trước tiên.

b) Vì cuộc sống hôm nay và mai sau, nhân dân ta đã tích cực trồng cây đầu xuân, thăm gia bảo vệ rừng, giữ gìn động vật quý hiếm.

4. VD:

(1) Tham gia cuộc thi kéo co trong lễ hội đầu xuân là hai đội thanh niên nam nữ của hai làng Quan Hoa và Đông Thái. Trong tiếng trống thúc giục ròn rã, ai nấy đều khom lưng, gắng sức kéo mạnh dây co. Tiếng hò reo cổ vũ cho cả hai bên vang lên đến lạc giọng. Mảnh vải đỏ trên dây co bắt đầu chuyển động về phía đội Quan Hoa. Toàn đội  dốc sức, đồng thanh hô lớn "một, hai, ba..." rồi kéo hẳn dây co về phía mình giành phần thắng.

(2) Lễ hội làng Xuân La sôi nổi vẫn là sới vật. Hai thanh niên lực lưỡng đang xoắn chặt vào nhau, gồng mình đánh vật. Tiếng hò reo cổ vũ ầm ầm như sấm dậy. Có người khua chân múa tay như muốn nhảy ngay vào sới để thi thố. Thoắt cái, đô vật quần xanh đã lừa miếng, nhấc bổng đô vật quần đỏ để xô ngã xuống đất và thắng cuộc.