Phiếu học tập chiếc thuyền ngoài xa

Đổi mới PPDH

Tập tin đính kèm
Xem
Đọc bài Lưu

Tiết 71, Đọc Văn:

CHIẾC THUYỀN NGOÀI XA (t1)

__Nguyễn Minh Châu __

I/ MỤC TIÊU BÀI HỌC

a. Về kiến thức: Cảm nhận được suy nghĩ của người nghệ sĩ nhiếp ảnh khi phát hiện ra sự thật đằng sau bức ảnh rất đẹp về chiếc thuyền trong sương sớm mà anh tình cờ chụp được là số phận đau đớn của người phụ nữ và bao ngang trái trong một gia đình làng chài.

b. Về kĩ năng: Thấy được nghệ thuật kết cấu độc đáo, cách triển khai cốt truyện, khắc họa nhân vật của cây bút viết truyện ngắn có bản lĩnh và tài hoa.

c. Về thái độ: Thấu hiểu rằng mỗi người trong cõi đời, nhất là người nghệ sĩ, không thể đơn giản, sơ lược khi nhìn nhận cuộc sống và con người.

d. Về năng lực:

- Năng lực thu thập thông tin liên quan đến bài học;

- Năng lực giải quyết những tình huống đặt ra trong các bài học;

- Năng lực trình bày suy nghĩ, cảm nhận của cá nhân về ý nghĩa của bài học;

- Năng lực hợp tác khi trao đổi, thảo luận về nội dung và nt của bài học.

II/ CHUẨN BỊ

1. Giáo viên

- SGK, SGV, tài liệu tham khả, kế hoạch bài học, ứng dụng CCTT

2. Học sinh

- SGK, vở soạn, vở ghi, giấy Ao, bút dạ, tài liệu tham khảo, soạn bài

III/ QUÁ TRÌNH TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG HỌC CHO HỌC SINH

1. Các hoạt động đầu giờ

HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG (2 phút)

GV chiếu Slide 1: một số hình ảnh bạo hành gia đình

GV hỏi: Những hình ảnh trên gợi cho các em nghĩ đến điều gì trong cuộc sống?

HS trả lời: Bạo hành gia đình

GV dẫn: Bạo hành gia đình đã và luôn là vấn đề nóng bỏng của xã hội. Vậy nguyên nhân nào dẫn đến bạo hành gia đình và có phải những con người luôn tìm cách hành hạ người thân trong gia đình đã hoàn toàn xấu và làm thế nào, cách thức nào để chấm dứt trình trạng bạo hành gia đình? Phải chăng giải pháp chấm dứt cảnh bạo hành giữ người chồng đối với vợ chỉ là một cuộc li hôn. Chúng ta cùng tiếp cận tác phẩm chiếc thuyền ngoài xa để cùng hiểu hơn về vấn đề xã hội này.

2. Nội dung bài học

2.1. Giới thiệu chung

HOẠT ĐỘNG 1: Tìm hiểu về tác giả, tác phẩm: (8 phút)

MỤC TIÊU

- Khái quát đôi nét về cuộc đời và các sáng tác văn học của tác giả Nguyễn Minh Châu

- Nắm được hoàn cảnh sáng tác của tác phẩm

NHIỆM VỤ

- Học sinh làm việc cá nhân. Phát huy kĩ năng đọc sgk

PHƯƠNG THỨC

- Gv hướng dẫn học sinh tự đọc sgk và tìm các ý cơ bản theo yêu cầu. Tổ chức trò chơi tiếp sức.

SẢN PHẨM

Học sinh đọc và rút ra nhận xét:

- Tác giả NMC:

+ Là nhà văn lớn có nhiều đóng góp cho nên văn học Vn hiện đại từ trước 1975 và cả những năm sau 1975.

+ Là nhà văn được ca ngợi như Người mở đường tinh anh và tài hoa.

- Tác phẩm: Được viết năm 1983, khi đất nước đã hòa bình thống nhất, cuộc sống đã trở lại với muôn mặt đời thường.

TIẾN TRÌNH

Hoạt động của giáo viên

Hoạt động của học sinh

Giáo viên chiếu Slide 2, 3, 4: yêu cầu thực hiện nhiệm vụ đọc sách giáo khoa.

GV gọi học sinh trả lời; gọi học sinh khác nhận xét.

HS làm việc cá nhân đọc SGK và trả lời các gợi ý ra phiếu làm việc cá nhân.

PHƯƠNG ÁN KT ĐÁNH GIÁ

Học sinh đánh giá lẫn nhau thông qua việc gọi học sinh nhận xét câu trả lời của bạn

2.2. Đọc - hiểu văn bản

a. Đọc văn bản:

HOẠT ĐỘNG 2: Đọc văn bản: (7 phút)

MỤC TIÊU

- Nhận diện được phương thức biểu đạt của văn bản.

- Hiểu được kết cấu văn bản

NHIỆM VỤ

- Học sinh làm việc cá nhân; hoạt động nhóm đọc văn bản thông qua việc điền các từ khóa trong văn bản.

PHƯƠNG THỨC

- Gv hướng dẫn học sinh tự đọc sgk; hoạt động nhóm để tìm các ý cơ bản theo yêu cầu.

SẢN PHẨM

Học sinh điền từ để tạo ra đoạn văn hoàn chỉnh và thấy được tầm quan trọng, ý nghĩa của các từ vừa điền.

TIẾN TRÌNH

Hoạt động của giáo viên

Hoạt động của học sinh

GV HD học sinh sử dụng sách giáo khoa, yêu cầu học sinh đọc Scan và trả lời yêu cầu vào phiếu làm việc cá nhân. Gv chiếu slide 5,6

GV chiếu slide 5: Yêu cầu làm vệc cá nhân.

HS làm việc cá nhân

GV yêu cầu các nhóm điền từ còn thiếu vào dấu () được thể hiện trên phông chiếu.

GV chiếu slide 5,6

học sinh điền từ.

GV yêu cầu học sinh tóm tắt văn bản và xác định bố cục.

GV chiếu slide 7,8

học sinh tóm tắt văn bản và xác định bố cục

PHƯƠNG ÁN KT ĐÁNH GIÁ

Học sinh đánh giá lẫn nhau thông qua việc quan sát sơ đồ tư duy của các nhóm.

b. Tìm hiểu văn bản:

HOẠT ĐỘNG 3: Hai phát hiện của người nghệ sĩ nhiếp ảnh (23)

MỤC TIÊU

Học sinh nhận diện được hai phát hiện của người nghệ sĩ nhiếp ảnh tạo ra một tình huống nhận thức.

NHIỆM VỤ

Học sinh làm việc cá nhân, làm việc theo nhóm.

PHƯƠNG THỨC

Sử dụng kĩ thuật phòng tranh để học sinh tự tìm ra vấn đ .

SẢN PHẨM

Học sinh hiểu được hai phát hiện của người nghệ sĩ Phùng và nắm được thông điệp của tác giả về mối quan hệ giữa nghệ thuật và đời sống

TIẾN TRÌNH

Hoạt động của giáo viên

Hoạt động của học sinh

Giáo viên nêu yêu cầu tìm hiểu từng phần bằng cách chiếu Slide 9;

Học sinh làm việc cá nhân. Dự kiến các câu trả lời vào phiếu cá nhân.

Giáo viên chia lớp thành 06 nhóm và yêu câu học sinh thảo luận: chiếu tiếp slide 9

Nhóm 1,2,3: Tìm hiểu phát hiện thứ nhất

Nhóm 4,5,6: Tìm hiểu phát hiện thứ hai

GV quan sát và hướng dẫn từng nhóm thực hiện nội dung thảo luận

Học sinh thảo luận nhóm

GV yêu cầu học sinh trình bày các nội dung đã thảo luận. Gv chọn nhóm học sinh thảo luận và hướng dẫn nhóm chơi trò chơi chuyền bóng để tìm học sinh trình bày nội dung.

Gv chiếu slide 10,11,12,13

Học sinh trình bày

GV chốt ý:

Hai phát hiện của người nghệ sĩ nhiếp ảnh

* Chiếc thuyền ngoài xa với cảm nhận của người nghệ sĩ (phát hiện 1)

- Cảnh tượng: Người nghệ sĩ phát hiện, bắt gặp một bức tranh nghệ thuật tuyệt diệu, hoàn mĩ của tạo hóa.

=> Người nghệ sĩ thấy hạnh phúc khi khám phá được vẻ đẹp bất ngờ, lí thú của thiên nhiên.

* Chiếc thuyền vào bờ với bức tranh cuộc đời (phát hiện 2)

- Cảnh tượng: Một gã đàn ông thô kệch, dữ dằn, độc ác coi đánh vợ như 1 cách giải tỏa uất ức, đau khổ.

- Thái độ: người nghệ sĩ kinh ngạc, bất bình.

=> Cảnh tượng đầy nghịch lý, mâu thuẫn, đối lập

à Cuộc đời vốn chứa đựng nhiều điều phức tạp, đầy mâu thuẫn

PHƯƠNG ÁN KT- ĐÁNH GIÁ

Phát huy năng lực đánh giá lẫn nhau của học sinh bằng cách gọi học sinh nhận xét câu trả lời của bạn.

HOẠT ĐỘNG 4: Thông điệp của tác giả (3 phút)

MỤC TIÊU

Học sinh nắm được thông điệp của tác giả

NHIỆM VỤ

Học sinh làm việc cặp đôi.

PHƯƠNG THỨC

Sử dụng kĩ thuật động não để suy nghĩ tìm ra vấn đề, học sinh trao đổi theo cặp.

SẢN PHẨM

Học sinh rút ra được nhận xét: đừng làm lẫn hiện tượng với bản chất, giữa hình thức bên ngoài với nội dung bên trong không phải bao giờ cũng thống nhất. Đừng vội đánh giá con người, sự vật ở dáng vẻ bên ngoài, phải phát hiện ra bản chất thực ẩn giấu sau vẻ bề ngoài đẹp đẽ của sự vật hiện tượng.

TIẾN TRÌNH

Hoạt động của giáo viên

Hoạt động của học sinh

GVH:

Qua hai phát hiện của người nghệ sĩ, tác giả muốn gửi gắm thông điệp gì?

HSTL:

- Phùng đã cay đắng nhận ra những ngang trái, xấu xa trong gia đình kia đã làm cho những điều huyền diệu mà anh đã phát hiện được thật khủng khiếp, ghê sợ.

- Cuộc đời không đơn giản xuôi chiều, không phải bao giờ cũng đẹp, cũng là nghệ thuật, mà chứa đựng nhiều nghịch lí mâu thuẫn giữa cái đẹp - xấu, thiện - ác.

- Người nghệ sĩ phải tìm hiểu cuộc đời trong mối quan hệ đa chiều.

GV chốt ý:

Đừng làm lẫn hiện tượng với bản chất, giữa hình thức bên ngoài với nội dung bên trong không phải bao giờ cũng thống nhất. Đừng vội đánh giá con người, sự vật ở dáng vẻ bên ngoài, phải phát hiện ra bản chất thực ẩn giấu sau vẻ bề ngoài đẹp đẽ của sự vật hiện tượng.

PHƯƠNG ÁN KT- ĐÁNH GIÁ

Phát huy năng lực đánh giá lẫn nhau của học sinh bằng cách gọi học sinh nhận xét câu trả lời của bạn.

3 Hướng dẫn học sinh tự học: (2 phút)

Gv hướng dẫn học sinh về nhà soạn bài Chiếc thuyền ngoài xa (t2)


Tập tin đính kèm

Trình duyệt không hỗ trợ iframe.

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết