Phong trào Nghìn việc tốt là gì

Cách đây hơn 50 năm, khi thiếu nhi cả nước đang tích cực tham gia các phong trào “Trần Quốc Toản”, “Kế hoạch nhỏ”, “Áo lụa tặng bà”, “Chiến sỹ nhỏ Điện Biên”, phong trào “Thi đua làm nghìn việc tốt, thực hiện 5 điều Bác Hồ dạy”, gọi tắt là phong trào “Nghìn việc tốt” được phát động. Ngay sau khi phát động, phong trào đã nhanh chóng lan tỏa sâu rộng trong hoạt động đội và phong trào thiếu nhi cả nước, góp phần giáo dục toàn diện đội viên, thiếu niên, nhi đồng bởi ý nghĩa giản dị, đầy tính nhân văn.

Phong trào Nghìn việc tốt là gì

Những thiếu nhi tiêu biểu trong phong trào “Nghìn việc tốt” ở xã Thanh Hưng, huyện Điện Biên.

Nửa thế kỷ qua, ngọn lửa nhiệt huyết của phong trào “Nghìn việc tốt” được trao truyền, gìn giữ và thắp sáng qua nhiều thế hệ. Từ đó, xuất hiện nhiều tấm gương sáng trong học tập, lao động. Trong đó, có không ít thiếu nhi Điện Biên là những bông hoa sáng trong phong trào này. Với thành tích 4 năm liền là học sinh giỏi cấp trường, 3 năm đạt giải nhất cuộc thi viết chữ đẹp cấp trường, đạt giải 3 cuộc thi viết chữ đẹp cấp huyện, em Giàng Thị Dương, lớp 4A1, Trường Tiểu học Tỏa Tình, huyện Tuần Giáo trở thành một bông hoa sáng trong phong trào “Nghìn việc tốt”. Sinh ra và lớn lên ở vùng đất nhiều khó khăn, cuộc sống gia đình còn nhiều thiếu thốn bởi phụ thuộc chủ yếu vào nương rẫy. Song Dương lại luôn đạt nhiều thành tích xuất sắc trong học tập. Em còn là học sinh tiêu biểu của huyện Tuần Giáo khi đạt danh hiệu cháu ngoan Bác Hồ. Không phụ lòng cha mẹ, thầy cô, năm 2015, tại hội thi “Chúng em kể chuyện Bác Hồ” cấp tỉnh, Dương đã đạt giải đặc biệt. Em Giàng Thị Dương, cho biết: Dù đạt nhiều thành tích trong kết quả học tập nhưng các phong trào do nhà trường, đội phát động em vẫn tích cực tham gia. Đối với em, tham gia phong trào “Nghìn việc tốt” không phải là làm những việc làm lớn lao mà bằng những phần việc nhỏ, ý nghĩa. “Tuổi nhỏ làm việc nhỏ”, em luôn chăm chỉ học tập, giúp đỡ các bạn cùng tiến cũng như giúp đỡ bố mẹ việc gia đình...

Không chỉ có Giàng Thị Dương mà qua phong trào “Nghìn việc tốt” cũng xuất hiện tấm giương sáng, như em Bùi Ngọc Minh, lớp 6, Trường THCS Him Lam, T.P Điện Biên Phủ. 5 năm liền đạt danh hiệu học sinh xuất sắc, đạt giải nhì trong cuộc thi viết chữ đẹp và giải nhì giai điệu tuổi hồng cấp thành phố, giải nhất giai điệu tuổi hồng cấp tỉnh... Ngoài chăm chỉ học tập, em còn tích cực tham gia Đội sao đỏ của liên đội. Là thành viên của đội sao đỏ, đồng thời là người chỉ huy nên em luôn tự giác thực hiện và thường xuyên tuyên truyền cũng như nhắc nhở các bạn thực hiện tốt các phong trào trong các đợt phát động... Đây là 2 trong số hàng trăm bông hoa nghìn việc tốt khác, các em xứng đáng là con ngoan, trò giỏi, đội viên tốt, cháu ngoan Bác Hồ, chủ nhân tương lai của đất nước.

Theo đồng chí Mùa A Vảng, Bí thư Tỉnh Đoàn, Chủ tịch Hội Đồng đội tỉnh: Hiện toàn tỉnh có tổng số 375 liên đội, trên 53.200 đội viên, trên 88.000 thiếu niên, nhi đồng. Xác định các hoạt động Đoàn, hội, Đội là việc làm ý nghĩa, giúp các em đội viên, nhi đồng trưởng thành cả về trí tuệ và thể chất. Vì vậy, hàng năm, Hội đồng Đội tỉnh đã triển khai sâu rộng các phong trào học tập và rèn luyện đến các liên đội và được các em hưởng ứng sôi nổi. Hội đồng Đội tỉnh đã triển khai chương trình “Thắp sáng ước mơ thiếu nhi Việt Nam” tới 100% các liên đội. Phong trào “Vòng tay bạn bè”, “Bầu ơi thương lấy bí cùng”, Cuộc vận động “Giúp bạn đến trường, cùng hướng tới tương lai được các em tích cực tham gia. Với các hoạt động như: nuôi lợn đất, trâu đất, làm kế hoạch nhỏ, thu gom phế liệu… được các em tham gia tích cực. Đặc biệt, trong 5 năm qua, đội viên, thiếu niên, nhi đồng trong toàn tỉnh đã có trên 1.500 ngày công, gần 1.300 buổi chăm sóc, quét dọn các phần mộ tại nghĩa trang liệt sỹ, thăm hỏi gần 150.000 gia đình chính sách có công với cách mạng. Các chương trình “Vui khỏe an toàn, học ngàn điều hay”; “Xây dựng đội vững mạnh, tiến bước lên đoàn” tiếp tục được thực hiện với nhiều nét mới về nội dung và hình thức, kịp thời đáp ứng nhu cầu và phù hợp với tâm lý lứa tuổi của các em đội viên, thiếu nhi, tạo chiều sâu, được sự đồng tình, ghi nhận của xã hội. Bên cạnh đó, phong trào cũng được các em hưởng ứng nhiệt tình bằng những việc làm cụ thể như: Viết sổ nhật ký “Học tập và làm theo tấm gương của Bác”, “Hoa điểm mười dâng Bác kính yêu”.

Xứng đáng với danh hiệu “Cháu ngoan Bác Hồ”, những bông hoa “Nghìn việc tốt” đã trở thành tấm gương sáng cho các bạn cùng học tập noi theo. Để từ đó, từ phong trào “Nghìn việc tốt” có sức lan tỏa mạnh góp phần tạo ra thế hệ thanh, thiếu niên, những chủ nhân tương lai của đất nước.

3 phong trào truyền thống của đội là gì? Những phong trào truyền thống đáng quý, đáng tự hào của đội Thiếu niên Tiền Phong Hồ Chí Minh là gì? Hãy cùng Hoatieu.vn xin phân tích và gửi đến bạn đọc

Phong trào truyền thống của đội TNTP

Ba phong trào truyền thống của đội gồm:

1.1 Ba phong trào truyền thống của đội số 1: Phong trào Trần Quốc Toản

Phong trào Trần Quốc Toản do Bác Hồ đề xướng. Tháng 2 năm 1948, xuất phát từ thực tế của cuộc kháng chiến chống Pháp, Bác Hồ đã viết thư cho thiếu nhi: “Qua năm mới, Bác đề nghị các cháu làm một việc là các cháu tổ chức những Đội Trần Quốc Toản để đi đánh giặc và lập được nhiều chiến công nhưng mà cốt để tham gia kháng chiến bằng cách giúp đỡ đồng bào”. “Từ 5 đến 10 cháu tổ chức thành một Đội giúp nhau học hành, khi học rảnh, mỗi tuần mấy lần cả đội đem nhau đi giúp đồng bào, trước giúp các nhà chiến sĩ, thương binh, lần lượt giúp những nhà ít người. Sức các cháu làm được việc gì thì giúp việc ấy. Thí dụ quét nhà, gánh nước, lấy củi, giữ em, dạy chữ quốc ngữ, giúp đỡ đồng bào tham gia kháng chiến”.

Phong trào Trần quốc Toản phát triển mạnh mẽ và rộng khắp. Trong thời kì kháng chiến chống Pháp, các em thiếu niên, nhi đồng đã giúp đỡ gia đình thương binh liệt sĩ 27.192 công lao động, tát nước, gánh phân, làm cỏ, xay lúa, giã gạo, chăn trâu bò, ... Công tác “Trần Quốc Toản” đã trở thành một nội dung công tác lâu dài của Đội, gắn bó mãi mãi với lịch sử và hoạt động của Đội.

Ngày nay, công tác “Trần Quốc Toản” được phát triển với nhiều hình thức phong phú như: Đi tìm địa chỉ đỏ, áo lụa tặng bà, ...

Ý nghĩa của phong trào: Phong trào đã phát huy tích cực truyền thống “Tương thân tương ái”, “Uống nước nhớ nguồn” của dân tộc ta và tạo nên một tinh thần công tác mới thích hợp với lứa tuổi và điều kiện sinh hoạt của thiếu niên, nhi đồng, là niềm vui của tuổi thơ được góp phần thiết thực vào cuộc kháng chiến; giúp tổ chức Đội ngày càng trưởng thành hơn.

Phong trào Nghìn việc tốt là gì

Phong trào kế hoạch nhỏ được thực hiện theo lời dạy của Bác Hồ: Tuổi nhỏ làm việc nhỏ, tùy theo sức của mình. Phong trào đã tập hợp các bạn thiếu nhi cùng tham gia làm kế hoạch nhỏ lấy tiền góp chung xây dựng nhà máy nhựa Thiếu niên Tiền phong đặt tại Hải Phòng. Ngày 2 tháng 12 năm 1958, Bác Tôn Đức Thắng đã viết thư hoan nghênh sáng kiến đó và cho phép mở rộng phong trào kế hoạch nhỏ trong thiếu nhi. Phong trào nhanh chóng thu hút các em thiếu nhi sôi nổi tổ chức chăn nuôi, sản xuất, tiết kiệm và thu nhặt phế liệu. Phong trào được phát triển rộng khắp trong hoạt động Đội với nhiều hình thức phong phú như: “Trồng một cây, nuôi một con”, thu nhặt giấy vụn, ...

Ý nghĩa của phong trào: Phong trào vừa mang tính giáo dục cao, vừa đem lại hiệu quả thiết thực trong đời sống xã hội, trong học tập và rèn luyện của thiếu nhi.

1.3 Ba phong trào truyền thống của đội số 3: Phong trào Nghìn việc tốt

Đúng như tên gọi của mình, phong trào khuyến khích các em thiếu niên, nhi đồng làm việc tốt, việc hay.

Phong trào đã được thiếu niên, nhi đồng thực hiện trên mọi mặt hoạt động, từ một điển hình nhân ra nhiều nơi, từ một gương tốt nhân lên thành cả một lớp thiếu niên, nhi đồng mang nếp sống con người mới xã hội chủ nghĩa.

Ý nghĩa của phong trào: Phong trào thúc đẩy tinh thần làm việc tốt của các em thiếu niên, nhi đồng. Qua đó tạo được nếp sống tốt cho các em

2. Vai trò của Đội Thiếu niên Tiền Phong

Đội Thiếu niên Tiền Phong Hồ Chí Minh có vai trò quan trọng không chỉ đối với tầng lớp thiếu niên, nhi đồng mà còn có ý nghĩa to lớn đối với xã hội

Đội Thiếu niên Tiền Phong Hồ Chí Minh là nơi các em thiếu nhi được giáo dục, tự giáo dục, rèn luyện phấn đấu và trưởng thành. Bên cạnh đó, Đội còn đại diện bảo vệ quyền lợi cho trẻ em nói chung và cho thiếu niên và nhi đồng nói riêng.

2.2 Vai trò của Đội Thiếu niên Tiền Phong đối với nhà trường

Đội Thiếu niên Tiền Phong Hồ Chí Minh là cầu nối giữa nhà trường - xã hội và là chỗ dựa đáng tin cậy của giáo viên nhà trường. Đội cùng nhà trường thực hiện nội dung và mục đích giáo dục. Ngoài ra, Đội còn tổ chức triển khai mọi chủ trương của nhà trường và động viên cổ vũ tất cả học sinh tham gia.

2.3 Vai trò của Đội Thiếu niên Tiền Phong đối với xã hội

Đội Thiếu niên Tiền Phong Hồ Chí Minh là một lực lượng đông đảo của xã hội, một lực lượng cách mạng tham gia tuyên truyền, cổ động các chủ trương chính sách của Đảng và nhà nước, tham gia xây dựng và quản lí xã hội với những việc làm vừa sức.

2.4 Vai trò của Đội Thiếu niên Tiền Phong đối với Đảng Cộng sản Việt Nam

Đội Thiếu niên Tiền Phong Hồ Chí Minh là lực lượng dự trữ chiến lược cho Đảng, là một trong những lực lượng tạo nên những mắt xích quan trọng trong hệ thống chính trị: Đội, Đoàn, Đảng. Đội cùng nhà trường thực hiện mục tiêu và nguyên lí giáo dục của Đảng

2.5 Vai trò của Đội Thiếu niên Tiền Phong đối với Đoàn TNCS Hồ Chí Minh

Đội Thiếu niên Tiền Phong Hồ Chí Minh là lực lượng dự bị trực tiếp, là nguồn bổ sung chủ yếu về số lượng và chất lượng cho Đoàn Thanh niên. Về thực chất, toàn bộ công tác Đội giúp các em rèn luyện, phấn đấu để chuẩn bị cho các em đội viên đủ điều kiện gia nhập Đoàn khi đã trưởng thành.

Trên đây, Hoatieu.vn đã trả lời câu hỏi 3 phong trào truyền thống của đội là gì? Mời các bạn đọc thêm các bài viết liên quan tại mảng Tài liệu.

Các bài viết liên quan: