Phương pháp so sánh trong thống kê

Phương pháp so sánh trong thống kê

Phương pháp so sánh là gì trong hoạt động kinh doanh? Thắc mắc này sẽ được giải thích ngay sau đây.

Phương pháp so sánh là gì?

Phương pháp so sánh được xem là một trong những cách được sử dụng phổ biến và lâu đời nhất trong phân tích hoạt động kinh doanh. Nói một cách đơn giản, đây là cách thức đối chiếu các số liệu, chỉ tiêu, hiện tượng kinh tế,... đã được lượng hóa.

“Phương pháp so sánh thường được thực hiện giữa các sự việc có tính chất tương tự để người thực hiện so sánh có thể đánh giá mức độ biến động của các chỉ tiêu cũng như xác định xu hướng tiếp theo.”

Ưu nhược điểm của phương pháp so sánh

Việc áp dụng phương pháp so sánh đóng vai trò to lớn đối với hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Kết quả của quá trình so sánh này sẽ cho phép người thực hiện tổng hợp được những nét chung, nét riêng của các hiện tượng kinh tế, từ đó đưa ra nhận xét khách quan về những mặt phát triển tốt và những mặt còn hạn chế nhằm tìm các giải pháp quản lý tối ưu cho từng trường hợp cụ thể.

Nói cách khác, hoạt động phân tích kinh doanh có ý nghĩa khá quan trọng trong sự phát triển của một công ty. Điều này không chỉ giúp các nhà quản lý có được cái nhìn tổng quan về  bức tranh phát triển hiện tại của doanh nghiệp mà còn có khả năng giúp họ định hướng những bước đi tiếp theo. Trên thực tế, doanh nghiệp cần phải hiểu được bản chất của phương pháp so sánh là gì và kết hợp cùng nhiều phương pháp để cho ra kết quả nghiên cứu tốt nhất.

Tuy nhiên, sự so sánh có thể là bãi mìn khiến bạn mất tập trung và ngăn cản bạn theo đuổi tầm nhìn lớn hơn của mình.

Các đặc điểm cơ bản của phương pháp so sánh

Để tiến hành thực hiện phương pháp so sánh thì cần phải xác định những đặc điểm cơ bản liên quan đến nó. Cụ thể như sau:

Lựa chọn tiêu chuẩn để thực hiện so sánh

Tiêu chuẩn so sánh được hiểu là chỉ tiêu được chọn để làm nền tảng so sánh, thuật ngữ chuyên môn gọi là kỳ gốc so sánh. Dựa trên mục đích thực hiện nghiên cứu mà người ta sẽ cân nhắc chọn kỳ gốc thích hợp nhất.

Chẳng hạn như mục đích là đánh giá xu hướng phát triển thì có thể chọn kỳ gốc là tài liệu kế hoạch của năm vừa rồi. Nếu mục đích là đánh giá tình hình hoạt động thực tế, dự đoán các yếu tố tương lai thì có thể cân nhắc kỳ gốc so sánh là các mục tiêu, định mức đã dự kiến.

Ðiều kiện so sánh

Để phương pháp so sánh thể hiện đúng ý nghĩa của nó thì đòi hỏi các chỉ tiêu phải có tính đồng nhất. Trên thực tế, người thực hiện cần quan tâm cả về mặt thời gian lẫn không gian của các chỉ tiêu và điều kiện có thể so sánh được. Dưới đây là một số điều kiện so sánh cần phải cân nhắc:

Thời gian: các chỉ tiêu được tính trong cùng một khoảng thời gian hạch toán và buộc phải thống nhất những đặc điểm liên quan đến nội dung kinh tế, phương pháp tính toán và đơn vị đo lường.

Không gian: yêu cầu các chỉ tiêu khi thực hiện phương pháp so sánh cần phải được quy đổi về cùng một trạng thái quy mô cũng như điều kiện kinh doanh tương tự nhau.

Kỹ thuật so sánh

Các nhà nghiên cứu có thể sử dụng các kỹ thuật so sánh dưới đây để đảm bảo mục tiêu so sánh có thể đưa ra kết quả chính xác nhất:

So sánh bằng trị số tuyệt đối: là cách biểu thị quy mô, khối lượng của một chỉ tiêu được so sánh nào đó. Người ta thường gọi đó là trị số của chỉ tiêu kinh tế và là căn cứ để tính được những số liệu tương tự khác.

Khi thực hiện so sánh bằng số tuyệt đối có nghĩa là so sánh giữa trị số nêu trên của chỉ tiêu kinh tế của kỳ đang phân tích so với kỳ gốc. Kết quả so sánh có thể sẽ biểu hiện được một vài biến động về khối lượng hay quy mô của các hiện tượng kinh tế.

So sánh bằng số tương đối: tùy theo yêu cầu phân tích mà người thực hiện sẽ lựa chọn loại số tương đối thích hợp nhất. Cụ thể như số tương đối kết cấu, số tương đối hoàn thành kế hoạch theo tỷ lệ,... Nó phản ánh khá chính xác khả năng hoàn thành kế hoạch của chỉ tiêu kinh tế đang được phân tích và so sánh.

So sánh mức biến động theo hướng quy mô phát triển: đây là kết quả so sánh của phép trừ giữa trị số của kỳ phân tích với trị số kỳ gốc so sánh. Chúng đã được điều chỉnh theo hệ số của chỉ tiêu phân tích và có liên quan đến việc hình thành xu hướng của quy mô chung. Khi cân nhắc đúng xu hướng quy mô phát triển chung sẽ mang đến nhiều lợi ích khi nhà quản lý đánh giá đường hướng đi tiếp của doanh nghiệp trong tương lai.

So sánh bằng số bình quân: Số bình quân được đánh giá là một dạng đặc biệt của số tương đối bởi vì nó có khả năng biểu hiện các tính chất và đặc điểm chung về mặt số lượng của một đơn vị hoặc một tổng thể nào đó có cùng tính chất. Từ đó, người ta sẽ nhận dạng các đặc trưng chung của các bộ phận trong quá trình phân tích so sánh.

So sánh bằng số bình quân động thái: được hiểu là cách so sánh số tương đối kết cấu và thể hiện tỉ trọng chênh lệch của từng bộ phận trong tổng số giữa kỳ phân tích với kỳ gốc so sánh của một số chỉ tiêu phân tích. Con số bình quân động thái sẽ phản ánh khá chính xác biến động bên trong của chỉ tiêu ấy trong một khoảng thời gian nào đó, có thể cố định hoặc thay đổi liên tục.

Ví dụ về việc thực hiện phương pháp so sánh tại các doanh nghiệp

Ngoài các thông tin lý thuyết về phương pháp so sánh là gì trong kinh doanh, bài viết sẽ đề cập đến ví dụ cụ thể để bạn có thể nhìn nhận vấn đề chính xác hơn.

Cụ thể, công ty A muốn tiến hành thực hiện phương pháp so sánh để có thể cân nhắc khắc phục những hạn chế còn tồn tại trong doanh nghiệp ở năm 2021 đồng thời xây dựng hướng đi phát triển mới vào năm 2022. Họ sẽ cần làm những điều gì?

Đầu tiên, cần xác định kỳ gốc so sánh căn cứ vào mục đích cụ thể của hoạt động phân tích này. Công ty A sẽ so sánh các số liệu thực hiện với các số liệu định mức giúp đánh giá mức biến động so với mục tiêu đề ra.

Nếu công ty A mong muốn nghiên cứu nhịp độ tăng trưởng của hiện tượng kinh tế, có thể là doanh thu bán hàng thì thực hiện so sánh số liệu kỳ phân tích với cùng kỳ năm ngoái hoặc so sánh trực tiếp với kỳ trước. Cùng phương thức đó, doanh nghiệp sẽ nghiên cứu được tốc độ kinh doanh trong từng khoảng thời gian.

Trong trường hợp công ty A cần đánh giá tiến độ phấn đấu của nhân viên thì có thể so sánh số liệu liên quan đến thông số kinh tế kỹ thuật tiên tiến hoặc trung bình.

Còn khi cần nhận xét điểm mạnh, điểm yếu ở nội tại doanh nghiệp thì nên cân nhắc so sánh số liệu với doanh nghiệp là đối thủ cạnh tranh có quy mô tương đương. Về khả năng đáp ứng nhu cầu thị trường, doanh nghiệp có thể so sánh liệu thực tế với mức hợp đồng đã ký.

Trên đây là một số vấn đề liên quan đến phương pháp so sánh là gì trong hoạt động kinh doanh, hi vọng rằng bạn sẽ có được những thông tin bổ ích cho quá trình tìm hiểu các thuật ngữ kinh tế cũng như các phương thức đánh giá, phân tích kinh doanh.

Pha Lê

Khái niệm phân tích hoạt động kinh doanh? Phương pháp so sánh?

Hiện nay, mỗi doanh nghiệp khi muốn hoạt động hiệu quả thì sẽ đều cần phải biết cách phân tích hoạt động kinh doanh. Phân tích hoạt động kinh doanh không chỉ giúp các chủ thể là các nhà quản lý nhìn thấy rõ bức tranh phát triển của doanh nghiệp mà còn định hướng những bước tiến tiếp theo trong tương lai. Tại Việt Nam, hoạt động phân tích kinh doanh có ý nghĩa vô cùng quan trọng đối với các đơn vị kinh tế. Các hoạt động phân tích kinh doanh được xem là công cụ đề ra định hướng và chương trình phát triển của các doanh nghiệp để chiến thắng trong môi trường đầy rẫy cạnh tranh. Bài viết dưới đây Luật Dương Gia sẽ giúp người đọc tìm hiểu phương pháp so sánh trong phân tích hoạt động kinh doanh là gì?

Phương pháp so sánh trong thống kê

Tư vấn luật trực tuyến miễn phí qua tổng đài điện thoại: 1900.6568

1. Khái niệm phân tích hoạt động kinh doanh:

Theo nghĩa chung nhất ta có thể hiểu phân tích hoạt động kinh doanh chính là quá trình nghiên cứu tất cả các hiện tượng, các sự vật có liên quan trực tiếp và gián tiếp đến hoạt động sản xuất kinh doanh của con người. Quá trình phân tích sẽ được tiến hành từ bước khảo sát thực tế đến tư duy trừu tượng, tức là từ việc quan sát thực tế, thu thập thông tin số liệu, xử lý phân tích các thông tin số liệu, tìm nguyên nhân đến việc đề ra các định hướng hoạt động và các giải pháp thực hiện các định hướng đó.

Sự cần thiết của phân tích hoạt động kinh doanh được thể hiện ở quá trình lịch sử phát triển gắn với sự phát triển của sản xuất hàng hóa. Với những thành tựu to lớn về phát triển kinh tế, văn hóa, trình độ kỹ thuật thì việc phân tích hoạt động kinh doanh cũng quan trọng trong quá trình quản lý doanh nghiệp. Bởi vì mục tiêu cao nhất của việc phân tích hoạt động kinh doanh đó chính là tìm ra phương án kinh doanh hiệu quả về mặt kinh tế – xã hội cũng như bảo vệ môi trường trong quá trình sản xuất.

2. Phương pháp so sánh:

Khái niệm phương pháp so sánh:

Phương pháp so sánh được hiểu là phương pháp được sử dụng lâu đời và phổ biến nhất trong hoạt động phân tích hoạt động kinh doanh. So sánh trong phân tích được hiểu cơ bản là đối chiếu các chỉ tiêu, các hiện tượng kinh tế đã được lượng hóa, có nội dung và tính chất tương tự để xác định xu hướng, mức độ biến động của các chỉ tiêu.

Phương pháp so sánh hiện nay là một trong những phương pháp tính toán kĩ thuật được sử dụng trong khoa học phân tích kinh tế.

So sánh là một phương pháp được sử dụng rất rộng rãi trong phân tích hoạt động kinh doanh. Việc sử dụng phương pháp so sánh trong phân tích là đối chiếu các chỉ tiêu, các hiện tượng kinh tế đã được lượng hoá có cùng một nội dung, một tính chất tương tự để nhằm mục đích xác định xu hướng và mức độ biến động của các chỉ tiêu đó. Phương pháp so sánh sẽ cho phép chúng ta tổng hợp được những nét chung, tách ra được những nét riêng của các hiện tượng kinh tế đưa ra so sánh, trên cơ sở đó sẽ đưa ra đánh giá được các mặt phát triển hay các mặt kém phát triển, hiệu quả hay kém hiệu quả để từ đó tìm các giải pháp nhằm quản lý tối ưu trong mỗi trường hợp cụ thể.

Để nhằm mục đích để tiến hành so sánh cần phải thực hiện những vấn đề cơ bản sau đây:

Xem thêm: So sánh giữa phá sản doanh nghiệp và giải thể doanh nghiệp

– Thứ nhất: Lựa chọn tiêu chuẩn để so sánh:

Tiêu chuẩn so sánh là chỉ tiêu được lựa chọn để làm căn cứ so sánh, được gọi là kỳ gốc so sánh. Tuỳ theo mục đích nghiên cứu mà lựa chọn kỳ gốc so sánh cho thích hợp. Các gốc so sánh có thể là:

+ Tài liệu của năm trước (kỳ trước hay kế hoạch) nhằm đánh giá xu hướng phát triển của các chỉ tiêu.

+ Các mục tiêu đã dự kiến (kế hoạch, dự đoán, định mức) nhằm đánh giá tình hình thực hiện so với kế hoạch, dự đoán và định mức.

+ Các chỉ tiêu trung bình của ngành, của khu vực kinh doanh; nhu cầu hoặc đơn đặt hàng của khách hàng… nhằm khẳng định vị trí của các DN và khả năng đáp ứng nhu cầu.

Các chỉ tiêu của kỳ được chọn để so sánh với kỳ gốc được gọi là chỉ tiêu kỳ thực hiện và là kết quả kinh doanh đã đạt được.

– Thứ hai: Ðiều kiện so sánh:

Ðể có thể thực hiện phương pháp so sánh có ý nghĩa thì điều kiện kiên quyết đó chính là các chỉ tiêu được sử dụng trong so sánh phải đồng nhất. Trong thực tế, chúng ta cần quan tâm cả về thời gian và không gian của các chỉ tiêu và điều kiện có thể so sánh được giữa các chỉ tiêu kinh tế

Xem thêm: Phân biệt hoạt động ngân hàng và các hoạt động kinh doanh khác

Về thời gian: đây là các chỉ tiêu được tính trong cùng một khoảng thời gian hạch toán và phải thống nhất trên ba mặt cụ thể như sau:

+ Phải phản ánh cùng nội dung kinh tế.

+ Các chỉ tiêu phải cùng sử dụng một phương pháp tính toán.

+ Phải cùng một đơn vị đo lường.

Khi tiến hành so sánh về mặt không gian: yêu cầu các chỉ tiêu đưa ra phân tích cần phải được quy đổi về cùng quy mô và điều kiện kinh doanh tương tự như nhau.

– Thứ ba: Kỹ thuật so sánh:

Ðể có thể đáp ứng các mục tiêu nghiên cứu, các chủ thể thông hường sử dụng các kỹ thuật so sánh cơ bản sau:

+ So sánh bằng số tuyệt đối:

Xem thêm: Các loại thuế phải đóng đối với hoạt động kinh doanh vận tải

Số tuyệt đối: là số biểu hiện qui mô, khối lượng của một chỉ tiêu kinh tế nào đó ta thường gọi là trị số của chỉ tiêu kinh tế. Nó là cơ sở để tính toán các loại số liệu khác.

So sánh bằng số tuyệt đối: là so sánh giữa trị số của chỉ tiêu kinh tế kỳ phân tích so với kỳ gốc. Kết quả so sánh biểu hiện biến động khối lượng, quy mô của các hiện tượng kinh tế.

+ So sánh mức biến động tương đối điều chỉnh theo hướng quy mô chung: được hiểu là kết quả so sánh của phép trừ giữa trị số của kỳ phân tích với trị số kỳ gốc đã được điều chỉnh theo hệ số của chỉ tiêu phân tích có liên quan theo hướng quyết định quy mô chung.

+ So sánh bằng số tương đối: Có nhiều loại số tương đối, tùy theo yêu cầu của phân tích mà sử dụng cho phù hợp: Cụ thể như số tương đối hoàn thành kế hoạch tính theo tỉ lệ; Số tương đối kết cấu; Số bình quân động thái. Cụ thể:

Số tương đối hoàn thành kế hoạch tính theo tỉ lệ được hiểu cơ bản là kết quả của phép chia giữa trị số của kỳ phân tích so với kỳ gốc của các chỉ tiêu kinh tế. Nó phản ánh tỉ lệ hoàn thành kế hoạch của chỉ tiêu kinh tế.

Số bình quân động thái: So sánh số tương đối kết cấu sẽ thể hiện chênh lệch về tỉ trọng của từng bộ phận chiếm trong tổng số giữa kỳ phân tích với kỳ gốc của chỉ tiêu phân tích. Số bình quân động thái sẽ phản ánh biến động bên trong của chỉ tiêu.

Số bình quân động thái: Biểu hiện sự biến động về tỷ lệ của chỉ tiêu kinh tế qua một khoảng thời gian nào đó. Số bình quân động thái sẽ được tính bằng cách so sánh chỉ tiêu kỳ phân tích với chỉ tiêu kỳ gốc. Chỉ tiêu kỳ gốc có thể cố định hoặc liên hoàn, căn cứ theo mục đích phân tích. Nếu kỳ gốc cố định sẽ phản ánh sự phát triển của chỉ tiêu kinh tế trong khoảng thời gian dài. Nếu kỳ gốc liên hoàn phản ánh sự phát triển của chỉ tiêu kinh tế qua hai thời kỳ kế tiếp nhau.

+ So sánh bằng số bình quân: Số bình quân được đánh giá là dạng đặc biệt của số tương đối, nó biểu hiện tính chất và đặc trưng chung về mặt số lượng nhằm phản ánh đặc điểm chung của một đơn vị, một bộ phận hay một tổng thể chung nào đó có cùng một tính chất.

Xem thêm: Thủ tục phục hồi hoạt động kinh doanh

Nói tóm lại, ta nhận thấy:

Phương pháp so sánh ra đời đã cho phép các chủ thể có thể tổng hợp được những nét chung cũng như tách ra được những nét riêng của các hiện tượng được so sánh, trên cơ sở đó đánh giá được các mặt phát triển hay kém phát triển, hiệu quả hay kém hiệu quả để tìm ra các giải pháp quản lí tối ưu trong mỗi trường hợp cụ thể.

Chính bởi vì vậy nhằm mục đích để tiến hành phương pháp so sánh bắt buộc phải giải quyết những vấn đề cơ bản như việc xác định số gốc để so sánh, xác định điều kiện so sánh, mục tiêu so sánh:

– Số gốc để so sánh: căn cứ vào mục đích cụ thể của hoạt động phân tích mà ta sẽ xác định số gốc nhằm mục đích để tiến hành so sánh. So sánh các số liệu thực hiện với các số liệu định mức, kế hoạch giúp chúng ta đánh giá mức độ biến động so với mục tiêu đề ra.

– So sánh số liệu kì này với số liệu kì trước sẽ giúp ta nghiên cứu nhịp độ biến động, tốc độ tăng trưởng của hiện tượng.

– So sánh số liệu của thời gian này với số liệu cùng kì của thời gian trước giúp ta nghiên cứu nhịp độ thực hiện kinh doanh trong từng khoảng thời gian.

– So sánh số liệu thực hiện với các thông số kinh tế kĩ thuật trung bình hoặc tiên tiến giúp ta đánh giá được mức độ phấn đấu của doanh nghiệp.

– So sánh số liệu của doanh nghiệp mình với doanh nghiệp tương đương, điển hình hoặc doanh nghiệp thuộc đối thủ cạnh tranh giúp ta đánh giá được thế mạnh, yếu của doanh nghiệp.

Xem thêm: Quy định về hoạt động kinh doanh lưu động

– So sánh số liệu thực tế với mức hợp đồng đã kí, tổng nhu cầu sẽ giúp ta biết được khả năng đáp ứng nhu cầu của thị trường.

– So sánh các thông số kinh tế kĩ thuật của các phương án kinh tế khác nhau giúp ta lựa chọn được phương án tối ưu.