Rụng dâu nghĩa là gì

[ThaiHaBooks] Đối với rất nhiều cô gái, việc nói chuyện về vấn đề kinh nguyệt khá là xấu hổ. Thậm chí ngay cả đối với mẹ của mình cũng rất khó để cất lời.

Có rất nhiều điều muốn biết nhưng không biết phải hỏi như thế nào? Như việc đột nhiên bạn nhỏ bị chảy máu hay việc nếu không thể lấy tampon ra thì sẽ ra sao đây.

Nội dung chính của cuốn sách là về chu kỳ kinh nguyệt của các em – kinh nguyệt là gì, vì sao nó lại xuất hiện, nó khiến các em cảm thấy thế nào, và các em cần làm gì khi có kinh nguyệt. Nhưng cuốn sách không chỉ viết về những điều đó! Trọng tâm của nó còn là về những thay đổi của các em, vì nguyên nhân đầu tiên khiến một cô gái bắt đầu có kinh nguyệt là cơ thể của em đang chuyển đổi từ cơ thể của một bé gái thành cơ thể của một người phụ nữ. Thời điểm mà những thay đổi này xảy ra được gọi là tuổi dậy thì.

Cuốn sách này sẽ giúp các bậc phụ huynh và con gái họ có thể chia sẻ cởi mở với nhau về chủ đề kinh nguyệt và tình dục. Có rất nhiều bạn nữ gặp khó khăn khi muốn thảo luận về những chủ đề này với ba mẹ của mình và hy vọng ba mẹ đừng thuyết giáo hay áp đặt. Thay vào đó, hãy chọn cách tâm sự với con gái mình nhiều lần trong đời. Thuyết giảng chẳng bao giờ được hoan nghênh, nhưng tâm sự thì luôn được chào đón.

Gửi tới các bạn gái đang và chuẩn bị bước vào tuổi dậy thì với cột mốc rõ rệt nhất là khi lần đầu tiên chúng ta có kinh nguyệt:

Thật buồn cười làm sao khi mà hầu hết chúng ta đều không quá hào hứng trước sự thay đổi, kể cả khi chúng là những điều mà ta thực sự mong muốn. Rắc rối ở đây là chúng ta thường không được chuẩn bị kỹ càng khi những thay đổi xảy ra. Có thể ta sẽ thấy thật khó khăn khi mọi chuyện thay đổi trước cả khi chúng ta hoàn toàn sẵn sàng cho những thay đổi đó – hoặc sau khi chúng ta phải chờ đợi quá lâu! Điều này đặc biệt đúng khi sự thay đổi đó mang ý nghĩa quan trọng, như thời điểm bắt đầu bước vào trung học cơ sở. Và nó thậm chí còn chính xác hơn khi ta trải qua những thay đổi bên trong và bên ngoài cơ thể của mình.

Em không chắc về cảm giác của mình trước tất cả những thay đổi này phải không? Ồ, không phải chỉ mình em cảm thấy như thế đâu! Một vài bạn gái tỏ ra sốt ruột khi chờ đợi cơ thể thay đổi, trong khi các bạn khác lại bình tĩnh chờ đợi lâu hơn một chút. Cũng có rất nhiều bạn gái hôm nay thì cảm thấy thế này, hôm sau lại là một tâm trạng ngược lại.

Mặc dù em không thể kiểm soát được thời điểm những thay đổi này sẽ xảy ra với mình, nhưng dự đoán trước về chúng sẽ giúp mọi chuyện trở nên dễ dàng hơn. Cuốn sách này sẽ chỉ cho các em thấy những điều sẽ xảy ra không chỉ với chu kỳ kinh nguyệt, mà còn với tất cả những thay đổi đang và sẽ diễn ra trong cơ thể các em. Các em có thể đã nhận ra một vài trong số những thay đổi này, vậy hãy bắt đầu khám phá về chúng trước nhé.

Công ty cổ phần Sách Thái Hà trân trọng giới thiệu!

Bài viết được tham vấn chuyên môn cùng Bác sĩ chuyên khoa II Trần Thị Mai Hương - Bác sĩ Sản phụ khoa - Khoa sản phụ khoa - Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Hải Phòng.

Việc biết được cách tính chu kỳ kinh nguyệt sẽ giúp chị em nắm rõ chu kỳ kinh của mình từ đó có thể theo dõi những gì đang diễn ra đối với cơ thể, đồng thời phát hiện những thay đổi bất thường để có thể can thiệp kịp thời. Vậy chu kỳ kinh nguyệt được tính như thế nào? Hãy cùng tham khảo bài viết dưới đây.

Chu kỳ kinh nguyệt là tập hợp những thay đổi sinh lý lặp đi lặp lại ở cơ thể phụ nữ dưới sự điều khiển của hệ hormone sinh dục và cần thiết cho sự sinh sản. Ở phụ nữ, chu kỳ kinh nguyệt điển hình xảy ra hàng tháng giữa thời kỳ dậy thì và thời kỳ mãn kinh. Đèn đỏ là hiện tượng bình thường của tiến trình tự nhiên theo chu kỳ xảy ra ở phụ nữ khỏe mạnh giữa tuổi dậy thì và ở cuối tuổi sinh sản.

Kinh nguyệt cũng là dấu hiệu báo phụ nữ không có thai. Trong chu kỳ kinh nguyệt, cơ thể người phụ nữ trưởng thành về giới tính phóng thích một trứng (có đôi khi là hai trứng). Trước khi phóng noãn, nội mạc tử cung, bao phủ bề mặt tử cung, được xây dựng theo kiểu đồng bộ hóa. sau khi phóng noãn, nội mạc tử cung thay đổi để chuẩn bị cho trứng thụ tinh làm tổ và hình thành thai kỳ.

Nếu thụ tinh và thai kỳ không xảy ra, tử cung loại bỏ lớp nội mạc và một chu kỳ kinh mới bắt đầu. Chu kỳ kinh nguyệt của phụ nữ thường dài khoảng 28 ngày, nhưng cũng có trường hợp kéo dài từ 25-35 ngày.

Rụng dâu nghĩa là gì

Chu kỳ kinh nguyệt của phụ nữ thường dài từ 28 - 35 ngày

Tính được chu kỳ kinh nguyệt sẽ giúp chị em lên kế hoạch chủ động chăm sóc bản thân cũng như lường trước được những vấn đề có thể xảy ra trong ngày đèn đỏ.

Vậy chu kỳ kinh nguyệt tính từ ngày nào? Theo lời khuyên của chuyên gia, một chu kỳ kinh được tính từ ngày đầu tiên thấy kinh cho đến ngày đầu tiên của lần tiếp theo. Dưới đây là các bước để bạn tính xem chu kỳ kinh nguyệt bao nhiêu ngày:

  • Bước 1: Theo dõi chu kỳ kinh nguyệt của mình bằng cách đánh dấu vào ngày đèn đỏ xuất hiện. Đây sẽ là ngày bắt đầu của chu kỳ kinh nguyệt.
  • Bước 2: Tiếp tục theo dõi cho tới ngày xuất hiện đèn đỏ tiếp theo và đánh dấu lại. Đây là ngày kết thúc của chu kỳ kinh.
  • Bước 3: Từ bước 1 và bước 2, bạn sẽ có được ngày bắt đầu và ngày kết thúc của chu kỳ kinh, từ đó tính được chu kỳ kinh của mình.
  • Bước 4: Theo dõi liên tục trong vòng 6 tháng, bạn sẽ có thể tính được chu kỳ kinh nguyệt trung bình của mình, từ đó bạn có thể tính được ngày đèn đỏ tiếp theo sẽ ghé thăm.

Ví dụ :

  • Thời gian bắt đầu kỳ kinh nguyệt lần 1 là ngày: 1/4/2019
  • Thời gian bắt đầu kỳ kinh nguyệt lần 2 là ngày: 29/4/2019
  • Như vậy, chu kỳ kinh nguyệt của bạn là 28 ngày.

Để được tư vấn trực tiếp, Quý Khách vui lòng bấm số 1900 232 389 (phím 0 để gọi Vinmec) hoặc đăng ký lịch trực tuyến TẠI ĐÂY. Tải ứng dụng độc quyền MyVinmec để đặt lịch nhanh hơn, theo dõi lịch tiện lợi hơn!

Chu kỳ kinh nguyệt là gì

Kinh nguyệt không đều: Dấu hiệu ban đầu cảnh báo nhiều bệnh nguy hiểm

XEM THÊM:

Rụng dâu nghĩa là gì

Ngày đèn đỏ luôn là nỗi ám ảnh của không ít chị em phụ nữ bởi những cơn đau dữ dội, khó chịu mà nó đem lại trong mùa dâu. Thậm chí, không ít chị em còn bị ám ảnh bởi tình trạng này. Những mẹo vặt dưới đây có thể giúp cho kỳ dâu cả bạn trôi qua 1 cách êm ả và nhẹ nhàng, xóa tan mọi cơn đau và mang lại sự tự tin, thoải mái cho chị em.

  • Tắm nước ấm vào ngày đèn đỏ:

Mỗi “mùa dâu” về, đau bụng kinh là 1 vấn đề nan giải mà rất nhiều chị em phụ nữ sợ hãi. Không những gây cơn đau quằn quại, nó còn khiến chúng ta mệt mỏi, đau nhức hết cả người. Do đó tắm nước ấm là giải pháp tốt nhất giúp lưu thông máu và thư giãn cơ bắp, và làm giảm đau bụng kinh.

  • Chườm nước ấm vào bụng để giảm đau cho ngày đèn đỏ

Chườm nước ấm không chỉ làm giảm nhanh cơn đau bụng kinh, lưu thông tuần hoàn máu, nó còn giúp chị em hết mệt mỏi, căng thẳng. Bạn có thể dùng túi chườm, chai thủy tinh, đổ nước ấm vào. Sau đó chườm nhẹ vào vùng bụng dưới. Nên bỏ thêm hương ngải cứu để đạt hiệu quả tốt nhất. Nhưng hãy cẩn thận nếu nước quá nóng có thể gây bỏng da đấy nhé!

  • Cần thư giãn nhiều hơn khi tới tháng

Stress sẽ khiến càng càng trở nên mệt mỏi và khó khăn hơn khi đến ngày. Lượng hormone tiết ra sẽ khiến bạn trở nên căng thẳng, khó chịu và dễ gắt gỏng hơn. Hãy thư giãn nhiều hơn để đầu óc thư thái sẽ giúp bạn giảm mọi sự đau nhức trong người. Đến ngày đèn đỏ bạn hãy yêu thương bản thân nhiều hơn, nuông chiều cho phép bản thân lười biếng hơn mọi ngày một chút. Bạn nghĩ sao nếu nghe một bản nhạc yêu thích, xem một bộ phim hay để quên đi chu kì “khíu chọ” này nhỉ?

  • Tập thói quen đi ngủ lành mạnh – Cách làm giảm cơn đau bụng kinh hiệu quả

Việc tạo thói quen ngủ lành mạnh có ý nghĩa rất quan trọng giúp bạn cảm thấy đỡ mệt mỏi trong người mỗi khi đến kỳ, bạn có thể tập những thói quen ngủ tốt cho sức khỏe như:

  • Đi ngủ đúng giờ để đảm bảo đủ 7–8 tiếng mỗi đêm
  • Không dùng thiết bị điện tử ít nhất 1 giờ trước khi ngủ
  • Tránh ăn tối quá trễ hoặc uống cà phê 4–6 tiếng trước khi ngủ

Nếu đau bụng kinh gây khó ngủ, bạn có thể chọn tư thế nằm giảm đau bụng để đi vào giấc ngủ dễ dàng hơn. Chị em nên tìm những tư thế thoải mái nhất cho vùng bụng và lưng như tư thế bào thai bằng cách nằm nghiêng, cuộn người, 2 chân ép sát vào nhau. Ngoài ra, lựa chọn đồ ngủ mềm nhẹ, thấm hút mồ hôi sẽ mang đến cho các nàng một giấc ngủ êm ái nhất.

  • Chăm sóc và vệ sinh vùng kín sạch sẽ

Trong chu kỳ kinh nguyệt, các tĩnh mạch giãn nở nhiều, máu kinh ứ đọng nơi vùng kín của chị em tạo cơ hội cho vi khuẩn xâm nhập gây tình trạng viêm nhiễm âm đạo. Chính vì thế, mỗi khi đến kỳ, các nàng nên tắm rửa sạch sẽ và vệ sinh âm hộ bằng nước rửa phụ khoa thường xuyên, khoảng 1-2 lần 1 ngày. 

  • Thay băng vệ sinh nhiều hơn khi ngày đèn đỏ đến

Một trong những điều nên làm khi đến tháng nữa đó là thay băng vệ sinh. Việc sử dụng băng vệ sinh quá lâu trong ngày sẽ khiến vùng kín bạn dễ bị viêm nhiễm bởi những vi khuẩn sinh bệnh. Các y bác sĩ khuyên rằng bạn nên 4 tiếng hãy thay băng vệ sinh 1 lần. Và vệ sinh sạch sẽ, lau chùi khô thoáng vùng kín để đảm bảo có 1 “cô bé” luôn khỏe mạnh. Lưu ý chọn những loại băng vệ sinh chất lượng tốt để tránh hàng nhái, hàng lậu. Hoặc một lựa chọn khác giúp bạn cảm thấy “mát mẻ” thoải mái mà lại sạch sẽ, khô thoáng hơn đó là sử dụng cốc nguyệt san bạn nhé!

  • Tập thể dục và thư giãn để giảm cảm giác mệt mỏi

Ngày đèn đỏ nên làm gì để thoải mái hơn? Bạn có thể thực hiện những bài tập thể dục nhẹ nhàng để thư giãn cơ thể. Bạn cũng nên duy trì lịch tập thể dục hàng ngày trước ngày đèn đỏ để tăng cường sức khỏe cho cơ thể. Các bài tập thể dục nhẹ nhàng với nhịp điệu vừa phải có thể giúp tăng mức năng lượng của bạn và cải thiện sự tập trung và giảm bớt hầu hết các triệu chứng của kỳ kinh. 

Nếu cảm thấy khó ngủ, bạn có thể chọn bộ môn yoga nhẹ nhàng. Các bài tập yoga không những giúp ngủ ngon hơn mà còn có tác dụng thư giãn tinh thần rất tốt. Bạn có thể thử các bài tập yoga giúp ngủ ngon như: tư thế em bé, tư thế nằm ngửa, tư thế gác chân…

  • Cung cấp đủ lượng nước cho cơ thể, uống đủ nước mỗi ngày

Bạn nên cung cấp đủ nước cho cơ thể bằng cách uống nước mỗi ngày. Việc uống đủ nước giúp tăng cường hệ đề kháng cơ thể, giúp chị em tỉnh táo, bớt căng thẳng trong ngày đèn đỏ. Một ly nước ấm hay trà gừng sẽ làm giảm cơn đau bụng kinh hiệu quả. Ngoài ra, uống nước dừa có thể rút ngắn ngày hành kinh của các nàng đấy!

  • Xây dựng chế độ ăn uống khoa học, lành mạnh khi tới ngày đèn đỏ

Để cung cấp đủ lượng dinh dưỡng cho kỳ kinh nguyệt, chị em cần xây dựng 1 chế độ ăn uống khoa học, hợp lý. Bạn nên bổ sung các thực phẩm giàu axit béo Omega 3 như cá hồi nấu chín, các loại rau xanh, đậu, thực phẩm giàu sắt và canxi, vitamin và lợi khuẩn. Việc cung cấp những chất này sẽ giúp giảm cơn đau bụng, mệt mỏi hiệu quả.

  • Tránh sử dụng chất kích thích

Để bảo vệ cơ thể tốt nhất trong mùa “rụng dâu”, các chị em nên đặc biệt tránh xa các chất kích thích. Cà phê và trà sẽ làm kích thích hệ thần kinh, gây đau bụng, kinh nguyệt kéo dài. Để tránh mệt mỏi, các nàng cũng nên hạn chế rượu, bia, các chất có cồn. Chị em nên liệt chúng vào những lưu ý khi đến ngày đèn đỏ.

Công ty TNHH Ova Việt Nam chuyên cung cấp các sản phẩm chăm sóc phụ nữ nhập khẩu như cốc nguyệt san, dung dịch vệ sinh phụ nữ và các sản phẩm phụ khoa…..

https://ovalady.com/

https://www.facebook.com/OvacupVN

https://shopee.vn/shopova

https://www.instagram.com/ovacup.official