Sách 10 vạn câu hỏi vì sao thực vật

10 vạn câu hỏi vì sao về thực vật
Sách 10 vạn câu hỏi vì sao thực vật

LỜI NHÀ XUẤT BẢN

Mười vạn câu hỏi vì sao là bộ sách phổ cập khoa học dành cho lứa tuổi thanh, thiếu niên. Bộ sách này dùng hình thức trả lời hàng loạt câu hỏi "Thế nào?", "Tại sao?" để trình bày một cách đơn giản, dễ hiểu một khối lượng lớn các khái niệm, các phạm trù khoa học, các sự vật, hiện tượng, quá trình trong tự nhiên, xã hội và con người, giúp cho người đọc hiểu được các lí lẽ khoa học tiềm ẩn trong các hiện tượng, quá trình quen thuộc trong đời sống thường nhật, tưởng như ai cũng đã biết nhưng không phải người nào cũng giải thích được.

Bộ sách được dịch từ nguyên bản tiếng Trung Quốc do Nhà xuất bản Thiếu niên Nhi đồng, Trung Quốc xuất bản. Do tính thiết thực, tính gần gũi về nội dung và tính độc đáo về hình thức trình bày mà ngay khi vừa mới xuất bản ở Trung Quốc, bộ sách đã được bạn đọc tiếp nhận nồng nhiệt, nhất là thanh thiếu niên, tuổi trẻ học đường. Do tác dụng to lớn của bộ sách trong việc phổ cập khoa học trong giới trẻ và trong xã hội, năm 1998 Bộ sách Mười vạn câu hỏi vì sao đã được Nhà nước Trung Quốc trao "Giải thưởng Tiến bộ khoa học kĩ thuật Quốc gia", một giải thưởng cao nhất đối với thể loại sách phổ cập khoa học của Trung Quốc và được vinh dự chọn là một trong "50 cuốn sách làm cảm động Nước Cộng hoà" kể từ ngày thành lập nước;

Bộ sách Mười vạn câu hỏi vì sao có 12 tập, trong đó 11 tập trình bày các khái niệm và các hiện tượng thuộc 11 lĩnh vực hay bộ môn tương ứng: Toán học, Vật lí, Hoá học, Tin học, Khoa học môi trường, Khoa học công trình, Trái Đất, Cơ thể người, Khoa học vũ trụ, Động vật, Thực vật; ở mỗi lĩnh vực các tác giả vừa chú ý cung cấp các tri thức khoa học cơ bản, vừa chú trọng phản ánh những thành quả và những ứng dụng mới nhất của lĩnh vực khoa học kĩ thuật đó. Các tập sách đều được viết với lời văn dễ hiểu, sinh động, hấp dẫn, hình vẽ minh hoạ chuẩn xác, tinh tế, rất phù hợp với độc giả trẻ tuổi và mục đích phổ cập khoa học của bộ sách.

Do chứa đựng một khối lượng kiến thức khoa học đồ sộ, thuộc hầu hết các lĩnh vực khoa học tự nhiên và xã hội, lại được trình bày với một văn phong dễ hiểu, sinh động, Mười vạn câu hỏi vì sao có thể coi như là bộ sách tham khảo bổ trợ kiến thức rất bổ ích cho giáo viên, học sinh, các bậc phụ huynh và đông đảo bạn đọc Việt Nam.

Trong xã hội ngày nay con người sống không thể thiếu những tri thức tối thiểu về văn hóa, khoa học. Sự hiểu biết về văn hóa, khoa học của con người càng rộng, càng sâu thì mức sống, mức hưởng thụ văn hóa của con người càng cao và khả năng hợp tác, chung sống, sự bình đẳng giữa con người càng lớn, càng đa dạng, càng có hiệu quả thiết thực. Mặt khác khoa học hiện đại đang phát triển cực nhanh, tri thức khoa học mà con người cần nắm ngày càng nhiều, do đó, việc xuất bản tủ sách phổ biến khoa học dành cho tuổi trẻ học đường Việt Nam và cho toàn xã hội là điều hết sức cần thiết, cấp bách và có ý nghĩa xã hội, ý nghĩa nhân văn rộng lớn. Nhận thức được điều này, Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam cho xuất bản Bộ Mười vạn câu hỏi vì sao và tin tưởng sâu sắc rằng bộ sách này sẽ là người thầy tốt, người bạn chân chính của đông đảo thanh, thiếu niên Việt Nam, đặc biệt là học sinh, sinh viên trên con đường học tập, xác lập nhân cách, bản lĩnh để trở thành công dân hiện đại, mang tố chất công dân toàn cầu.

NHÀ XUẤT BẢN GIÁO DỤC VIỆT NAM

MỤC LỤC

  • 1. Tại sao trên thế giới lại có nhiều loài thực vật khác nhau như vậy?
  • 2. Tại sao cây có loài một lá mầm, có loài hai lá mầm?
  • 3. Tại sao bộ rễ của thực vật đều rất dài và rất nhiều?
  • 4. Tại sao rễ thực vật thường đâm xuống còn thân thực vật lại mọc lên?
  • 5. Tại sao có một số cây lại rỗng thân?
  • 6. Tại sao có một số cây già bị rỗng thân nhưng vẫn sống được?
  • 7. Tại sao từ vòng tuổi có thể đoán được tuổi của cây?
  • 8. Tại sao cây ngân hạnh lại được gọi là "hóa thạch sống"?
  • 9. Tại sao sau mưa xuân cây măng lại mọc rất nhanh?
  • 10. Tại sao loài tre lại không phát triển to bề ngang thân như các loại cây khác?
  • 11. Tại sao cây tre lại không ra hoa hàng năm?
  • 12. Tại sao ngó đứt tơ vương?
  • 13. Tại sao các hạt giống lại chứa nhiều chất dinh dưỡng?
  • 14. Quả và hạt khác nhau như thế nào?
  • 15. Tại sao khi hạt nảy mầm có loại cần nhiều ánh sáng, có loại cần ít ánh sáng?
  • 16. Sự phát tán của quả và hạt như thế nào?
  • 17. Tại sao nhiệt độ thấp, khô có thể giữ hạt giống được lâu?
  • 18. Tại sao mầm cây lại phát triển cong về hướng Mặt Trời?
  • 19. Tại sao cây thường xuân lại có thể leo lên tường cao?
  • 20. Tại sao nói khí oxi trên Trái Đất là do tác dụng quang hợp của cây mà có?
  • 21. Tại sao những chiếc lá màu đỏ cũng có thể tiến hành quang hợp được?
  • 22. Thực vật ở dưới biển sâu tiến hành quang hợp như thế nào?
  • 23. Tại sao thực vật cũng phải thở?
  • 24. Tại sao không có không khí thì thực vật không thể sống được?
  • 25. Tại sao có một số thực vật khi ra mầm, lá non lại có màu hồng?
  • 26. Tại sao đến mùa thu có một số lá cây lại chuyển sang màu đỏ?
  • 27. Cây làm thế nào để trải qua mùa đông giá lạnh?
  • 28. Tại sao không nên tưới cây vào giữa trưa hè?
  • 29. Tại sao hoa lại có nhiều màu sắc đến như vậy?
  • 30. Tại sao có loài hoa thơm, còn có loài hoa không thơm?
  • 31. Tại sao hoa dạ hương vào ban đêm mới tỏa ra mùi hương thơm ngát?
  • 32. Tại sao những bông hoa sặc sỡ màu sắc thường không có mùi thơm, còn hoa thơm thì lại thường có màu trắng?
  • 33. Tại sao những bông hoa ở trên núi cao đặc biệt rất đẹp?
  • 34. Tại sao nhiều loài hoa đẹp lại có độc?
  • 35. Tại sao có loài hoa nở vào buổi sáng, có loài hoa nở vào buổi tối?
  • 36. Tại sao có một số cây nở hoa rồi mới ra lá?
  • 37. Tại sao có những cây có độc?
  • 38. Tại sao trong thực vật lại có điện?
  • 39. Tại sao có một số cây lại phát sáng?
  • 40. Tại sao có một số cây trồng lại có thể chống chịu được đất phèn?
  • 41. Tại sao chặt cây kê huyết đằng lại thấy máu chảy ra
  • 42. Tại sao cây xấu hổ khi ta chạm vào liền cụp lá lại?
  • 43. Tại sao loài cây sống dưới nước lại không bị thối rữa?
  • 44. Tại sao cây xương rồng lại có nhiều thịt và gai?
  • 45. Vì sao cỏ quyển bá quấn đã khô ngâm vào nước lại có thể tươi lại?
  • 46. Tại sao cây đa có thể một mình tạo thành rừng?
  • 47. Tại sao những cây sống ở bãi biển và đầm lầy đều có rễ phụ?
  • 48. Tại sao cùng một loài cây ở nơi khô hạn thì bắt rễ sâu, còn ở nơi ẩm ướt thì bắt rễ nông?
  • 49. Tại sao có những thực vật thích sáng, còn có những thực vật lại thích bóng râm?
  • 50. Tại sao sức chống chịu bệnh của cây cối mọc hoang rất mạnh?
  • 51. Tại sao có cây sống rất ngắn ngày?
  • 52. Tại sao có những cây ăn được sâu bọ?
  • 53. Tại sao cỏ trên các cánh đồng đã dùng lửa đốt trụi nhưng đến mùa xuân vẫn mọc lên được?
  • 54. Tại sao vào mùa hè trong rừng lại khá mát mẻ?
  • 55. Tại sao ở vùng núi có nhiều loại thực vật hơn ở đồng bằng?
  • 56. Tại sao thực vật lại được coi là bộ máy cảnh báo ô nhiễm bầu khí quyển?
  • 57. Tại sao nói cây cối là "máy giảm thanh của thiên nhiên"?
  • 58. Tại sao hoa cúc lại có nhiều hình dáng như vậy?
  • 59. Tại sao lại phải luôn thay đổi chậu trồng hoa?
  • 60. Làm thế nào để giữ hoa cắm trong bình tươi lâu?
  • 61. Tại sao cây trồng trong chậu cảnh có thể cứng cáp, nhiều dáng thế?
  • 62. Đông trùng hạ thảo là động vật hay thực vật?
  • 63. Tại sao nhân sâm lại có tác dụng tẩm bổ?
  • 64. Nhân sâm tự nhiên và nhân sâm do con người trồng có gì khác nhau?
  • 65. Tại sao nhân sâm chủ yếu mọc ở vùng Đông Bắc Trung Quốc?
  • 66. Tại sao thực vật lại có nhiều mùi vị khác nhau như vậy?
  • 67. Tại sao bạc hà đặc biệt mát lạnh?
  • 68. Tại sao hoa dương kim lại có thể gây mê?
  • 69. Tại sao vỏ cây đỗ trọng sau khi bẻ sẽ có sợi rất dai?
  • 70. Tại sao cây thiên ma lại không có rễ và lá?
  • 71. Tại sao trên núi lại có nhiều cây tùng?
  • 72. Tại sao những cây tùng sống trên núi Hoàng Sơn trông đặc biệt kì lạ?
  • 73. Trên Trái Đất hạt giống gì nhỏ nhất và hạt gì lớn nhất?
  • 74. Trên thế giới cây nào to nhất, cây nào cao nhất?
  • 75. Loài hoa nào lớn nhất, loài hoa nào nhỏ nhất trên thế giới?
  • 76. Ở vùng Nam Cực, Bắc Cực có cây sống không?
  • 77. Thực vật có thể sống được trong Vũ Trụ không?
  • 78. Con người tách rời thực vật tại sao không thể sinh tồn được?
  • 79. Tại sao rừng có thể điều tiết khí hậu?
  • 80. Tại sao các loài thực vật bị tuyệt chủng trên thế giới ngày một nhiều?
  • 81. Tại sao trong thành phố cần có tỉ lệ diện tích đất xanh hóa nhất định?
  • 82. Tại sao cần trồng nhiều bãi cỏ bằng phẳng?
  • 83. Tại sao rừng có thể trị bệnh?
  • 84. Tại sao hương hoa lại chữa được bệnh?
  • 85. Sơn được lấy từ đâu?
  • 86. Tại sao từ cây thông có thể lấy được hương thông?
  • 87. Tại sao cây cao su ba lá chỉ có thể trồng được ở phía Nam?
  • 88. Tại sao nên lấy mủ cao su vào sáng sớm?
  • 89. Tại sao cây chè lại thích hợp trồng ở vùng có tính axit?
  • 90. Tại sao chất lượng chè ở trên núi cao đặc biệt tốt?
  • 91. Tại sao cà phê và chè có tác dụng làm tỉnh táo đầu óc?
  • 92. Tại sao cây thuốc lá ở tỉnh Vân Nam, Trung Quốc đặc biệt tốt?
  • 93. Tại sao lại phải đào cây phòng phong (một vị thuốc Đông y) vào mùa xuân?
  • 94. Tại sao bên cạnh cây đàn hương lại phải trồng thêm một loại cây khác?
  • 95. Tại sao có một số thực vật thân gỗ có thể tạo ra đường?
  • 96. Tại sao cúc điềm điệp có thể tạo ra đường được?
  • 97. Tại sao những cây đào bích trong vườn chỉ có thể ra hoa chứ không kết quả?
  • 98. Cây sung thật sự không có hoa sao?
  • 99. Trong quả chuối tiêu có hạt hay không?
  • 100. Tại sao nhân của quả sơn trà, đào, hạnh nhân không ăn được?
  • 101. Tại sao cây dừa thường sống ở ven biển nhiệt đới và xung quanh các hòn đảo?
  • 102. Tại sao lá dừa thường mọc tập trung ở trên đỉnh ngọn cây?
  • 103. Tại sao cây ngân hạnh ra hoa nhiều nhưng kết quả lại ít?
  • 104. Tại sao những cây hồ dương có thể sinh trưởng trong sa mạc hoang vu?
  • 105. Tại sao có một số thực vật lại có thể phân giải độc tính trong nước ô nhiễm?
  • 106. Tại sao nói thực vật là bộ máy làm sạch bầu khí quyển bị ô nhiễm?
  • 107. Tại sao có một số thực vật lại có thể luyện được dầu mỏ?
  • 108. Tại sao thực vật lại dự đoán được động đất?
  • 109. Tại sao một số thực vật lại có khả năng tự bảo vệ mình?
  • 110. Trên thế giới thực sự có cây ăn thịt người không?
  • 111. Tại sao cây liễu có khi sống giả, cây táo có khi chết giả?
  • 112. Tại sao cây su su lại là thực vật sinh sản bằng "bào thai"?
  • 113. Tại sao cây lau trúc vừa không thuộc loài lau sậy vừa không thuộc loài tre trúc?
  • 114. Tại sao nói cây lan quân tử lại không phải là lan?
  • 115. Tại sao hoa lan bị cho rằng chỉ ra hoa không kết hạt?
  • 116. Tại sao cây sau khi bóc hết lớp vỏ vẫn có thể tái sinh?
  • 117. Tại sao vỏ cây bạch dương lại có màu trắng?
  • 118. Tại sao nói lá của cây lá giả là giả?
  • 119. Tại sao nói hoa là do lá biến thành?
  • 120. Tại sao không có loại hoa màu trắng tuyền?
  • 121. Có phải cây thiên tuế nghìn năm mới ra hoa một lần không?
  • 122. Tại sao nói hoa cúc là một chùm hoa chứ không phải là một đóa hoa?
  • 123. Tại sao nói sa mạc hóa sẽ đe dọa đến cuộc sống của con người?
  • 124. Tại sao nói cây nhựa có thể xanh hóa sa mạc?
  • 125. Tại sao cần phải cứu những thực vật đang đứng trước nguy cơ bị tuyệt chủng?
  • 126. Tại sao phải xây dựng khu bảo vệ tự nhiên?
  • 127. Tại sao nấm sinh trưởng không cần ánh sáng?
  • 128. Tại sao sau khi trời mưa trên đất sẽ mọc rất nhiều nấm?
  • 129. Loài nấm tại sao lại không có rễ?
  • 130. Tại sao một số vi sinh vật có thể giữ ni tơ?
  • 131. Tại sao lá của thực vật cũng có thể hấp thụ được phân bón?
  • 132. Tại sao màu sắc cũng có thể làm phân bón cho sự phát triển của cây trồng?
  • 133. Tại sao phân bón quá đậm sẽ làm cháy mạ?
  • 134. Tại sao cây làm phân xanh có thể cải thiện được đất đai?
  • 135. Tại sao lại dùng phân hoạt tính sinh vật?
  • 136. Mỗi mẫu sẽ thu hoạch được bao nhiêu lương thực?
  • 137. Tại sao có một số cây trồng trên cùng một mảnh ruộng trồng độc canh sẽ giảm sản lượng?
  • 138. Tại sao đối với thực vật cần nhiệt độ cao nhưng khi nhiệt độ tăng cao thì lại không tốt cho cây?
  • 139. Sự khác nhau giữa gạo tiên, gạo tẻ và gạo nếp?
  • 140. Tại sao trồng ngô xen kẽ với trồng đậu tương có thể tăng sản lượng?
  • 141. Tại sao trên cùng một bắp ngô lại có những hạt màu sắc khác nhau?
  • 142. Tại sao có một số bắp ngô thiếu hạt và "ngô trọc"?
  • 143. Tại sao trên cùng một thửa ruộng, ngô lại dễ có sản lượng cao hơn tiểu mạch?
  • 144. Tại sao cao lương vừa chống được hạn hán vừa chống được úng?
  • 145. Tại sao nụ cây bông lại nở được ít?
  • 146. Tại sao lại phải cắt tỉa cành lá cho cây bông?
  • 147. Tại sao khoai lang càng để lâu càng ngọt?
  • 148. Tại sao có những củ khoai lang bị hà hay bị cứng?
  • 149. Tại sao nói củ khoai tây là thân củ, còn củ khoai lang là thân rễ?
  • 150. Khi khoai tây mọc mầm có nên ăn không?
  • 151. Cất giữ lương thực không tốt tại sao phát nhiệt và thối rữa?
  • 152. Tại sao lạc mốc hoặc nảy mầm thì không thể ăn được?
  • 153. Khi cây cải dầu ra hoa thả ong ra có tác dụng gì?
  • 154. Tại sao cây dưa dầu đến tối mới ra hoa?
  • 155. Tại sao cây cọ dầu được coi là "vua dầu" trên thế giới?
  • 156. Tại sao cây hướng dương lại có hạt lép?
  • 157. Tại sao cây mía phần gốc lại ngọt?
  • 158. Tại sao việc thu hoạch cây ăn quảlại có năm lớn năm nhỏ?
  • 159. Tại sao lại phải cắt tỉa cành cho cây ăn quả?
  • 160. Tại sao cây ăn quả phải trải qua việc chiết cành?
  • 161. Tại sao có một số cây ăn quả rụng lá một năm ra hoa hai lần?
  • 162. Tại sao những cây ăn quả thấp lại có sản lượng cao?
  • 163. Tại sao quả của cây trồng trước khi chín thì lại cứng, xanh, chát, chua, còn sau khi chín lại mềm, đỏ, ngọt và thơm?
  • 164. Tại sao vào mùa hè khi mưa nhiều
  • 165. Làm thế nào để trồng được loại dưa hấu không hạt?
  • 166. Làm thế nào để phân biệt dưa hấu xanh và dưa hấu chín?
  • 167. Tại sao hạt dưa hấu lại không nảy mầm trong quả được?
  • 168. Tại sao khi ăn dứa tốt nhất trước tiên phải nhúng qua nước muối?
  • 169. Tại sao cây tỏi ở Hoa Nam Trung Quốc rất ít ra cọng hoa tỏi?
  • 170. Tại sao cây cải thìa sau khi sương xuống lại ngọt hơn?
  • 171. Tại sao lại có một số quả như quả bầu, quả dưa chuột bị đắng?
  • 172. Tại sao rau hẹ cắt xong vẫn có thể tái sinh trưởng?
  • 173. Tại sao hành tây khô còn nảy mầm được?
  • 174. Tại sao cà rốt chứa nhiều chất dinh dưỡng?
  • 175. Tại sao tỏi có tác dụng kháng khuẩn?
  • 176. Rau chuyển đổi gien là gì?
  • 177. Tại sao không có đất cũng có thể trồng được rau?
  • 178. Tại sao loài cỏ tạp năm nào cũng bị diệt nhưng vẫn sinh sôi?
  • 179. Tại sao thuốc diệt cỏ lại phân biệt được cỏ tạp?
  • 180. Tại sao loại thuốc "2, 4 D" và "2, 4, 5 T" vừa là thuốc kích thích sinh trưởng vừa là thuốc diệt cỏ?
  • 181. Tại sao hoa của cây cúc trừ sâu có thể diệt được côn trùng?
  • 182. Tại sao có thể lấy vi khuẩn để diệt côn trùng?
  • 183. Tại sao có thể lấy côn trùng để trị côn trùng?
  • 184. Tại sao có thể dùng hoocmon côn trùng để diệt côn trùng?
  • 185. Tại sao sử dụng mùi vị khác nhau có thể diệt những loại côn trùng gây hại khác nhau?
  • 186. Tại sao côn trùng gây hại trong ruộng vườn lại không thể trừ hết được?
  • 187. Tại sao hạt giống, cây giống phải qua kiểm dịch mới có thể sử dụng?
  • 188. Tại sao dấm có tác dụng "bảo vệ sức khỏe" cho cây trồng?
  • 189. Tại sao âm nhạc lại có thể thúc đẩycây trồng phát triển?
  • 190. Tại sao có một số thực vật cũng cần phải ngủ trưa?
  • 191. Tại sao thuốc chống hạn lại có thể tăng sức chống hạn cho thực vật?
  • 192. Tại sao máy vi tính lại có thể giúp nông nghiệp tăng sản?
  • 193. Tại sao phải phát triển ngành nông nghiệp sinh thái?
  • 194. Tại sao lại phải phát triển ngành nông nghiệp ba sắc?
  • 195. Tại sao đất không cày xới cũng đạt được năng suất cao?
  • 196. Tại sao phải cần phát triển thực phẩm màu xanh (thực phẩm sạch)?
  • 197. Tại sao thực phẩm màu đen lại được mọi người yêu thích?
  • 198. Ngành nông nghiệp trang thiết bị hiện đại hóa là gì?
  • 199. Tại sao có một số cây có thể chiết cây?
  • 200. Tại sao có một số thực vật sống được sau khi giâm cành?
  • 201. Tại sao cây đay lại có sản lượng cao khi trồng ở phía Bắc?
  • 202. Tại sao giống tốt nhập ở một vùng, trồng ở vùng khác thường không ra hoa hoặc chỉ ra hoa không kết quả?
  • 203. Tại sao lại đem giống cây trồng lên Vũ Trụ?
  • 204. Hạt giống nhân tạo là gì?
  • 205. Tại sao hạt giống tạp giao lại có nhiều ưu thế?
  • 206. Tại sao lúa lai cần phối hợp "ba hệ"?
  • 207. Tại sao lúa lai lại phải gây giống hằng năm?
  • 208. Làm thế nào để khống chế tính biệt (giới tính) của thực vật?
  • 209. Đơn bội thể và đa bội thể là gì?
  • 210. Làm thế nào để phân li tế bào đơn lẻ của cây trồng?
  • 211. Tại sao trong ống nghiệm cũng có thể gây giống thực vật?
  • 212. Tại sao tế bào đơn lại có thể phát triển thành cây?
  • 213. Tại sao nuôi cấy phấn hoa cũng có thể tạo giống?
  • 214. Tại sao tế bào thể cũng có thể tạp giao?
  • 215. Tại sao thụ phấn giữa các loài thực vật khác loài thường không thụ tinh kết quả được?
  • 216. Tại sao tia bức xạ có thể gây giống?
  • 217. Mã di truyền là gì?
  • 218. Gien là gì?

Tác phẩm, tác giả, nguồn

  • Tác phẩm: 10 vạn câu hỏi vì sao về thực vật
  • Dịch giả: Nguyễn Văn Mậu
  • Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam
  • Nguồn: tve-4u

Có thể bạn muốn xem

"Like" us to know more!
Knowledge is power
Lấy từ https://vi.kipkis.com/index.php?title=10_vạn_câu_hỏi_vì_sao_về_thực_vật&oldid=41357