Sanh thường và sanh mổ cái nào tốt hơn năm 2024

Sinh thường hay sinh mổ là một trong những thắc mắc thường gặp nhất của mẹ bầu trong quá trình mang thai. Tại Bệnh viện Quốc tế Mỹ (AIH), phương pháp sinh thường được các bác sĩ khuyến khích mẹ bầu lựa chọn vì mang lại nhiều lợi ích cho mẹ và bé:

• Hồi phục sức khỏe nhanh hơn, và có thể tự đi lại sau vài giờ “vượt cạn”.

• Mẹ sinh thường, bé sẽ được bú sữa non (có trong 72 giờ đầu sau sinh).

• Giải tỏa căng thẳng, lo lắng suốt 9 tháng mang thai sẽ tan biến khi mẹ nhìn thấy con khỏe mạnh.

Tuy nhiên, trong một số trường hợp đặc biệt, bác sĩ sẽ chỉ định mẹ sinh mổ để đảm bảo an toàn cho mẹ và bé:

•Trọng lượng thai nhi quá to (> 4000g) so với khung chậu của mẹ.

• Khung chậu của mẹ bị hẹp.

• Ngôi thai bất thường như ngôi mông, ngôi ngang.

• Trường hợp khẩn cấp: suy thai vì sinh ngã âm đạo, em bé có nguy cơ mất tim thai.

• Trong trường hợp mẹ được chỉ định sinh thường, nhưng khi vỡ ối, sa dây rốn buộc phải chuyển sang sinh mổ, vì đầu em bé chèn vào dây rốn gây suy thai hoặc tử vong bé.

Dù là sinh thường hay sinh mổ thì điều ba mẹ mong muốn nhất đó là thiên thần nhỏ sẽ được chào đời khỏe mạnh. Để giảm bớt nỗi lo lắng trong việc lựa chọn phương pháp sinh nào là phù hợp, các bác sĩ Sản Khoa tại Bệnh viện Quốc tế Mỹ (AIH) sẽ là người bạn đồng hành giúp mẹ có những lời khuyên hữu ích trong việc lựa chọn phương pháp sinh tuỳ thuộc vào cơ địa và đưa ra lời khuyên để hành trình “vượt cạn” của Mẹ sẽ là những trải nghiệm tuyệt vời và an tâm nhất.

Tại Bệnh viện Quốc tế Mỹ (AIH), các bác sĩ và chuyên gia dinh dưỡng sẽ theo dõi, tư vấn cụ thể cho từng trường hợp để các thai phụ có kế hoạch chăm sóc hợp lý nhất cho sức khỏe của mẹ và bé. AIH là bệnh viện đầu tiên tại Việt Nam áp dụng mô hình phòng sinh tiêu chuẩn Mỹ - LDRP, cho phép sản phụ và người thân có những trải nghiệm “vượt cạn” tiện nghi và thoải mái tại một phòng duy nhất cho cả 4 giai đoạn: Chuyển dạ - Sinh (thường) - Hồi phục - Theo dõi ổn định sau sinh.

Chọn phương pháp sinh thường hay sinh mổ để phù hợp với tình hình sức khỏe của mình là điều mà phụ nữ mang thai nào cũng quan tâm. Không ít các mẹ bầu còn băn khoăn và phải tìm sự tư vấn của các bác sĩ Sản khoa. Và câu hỏi chung của các mẹ bầu, chính là sinh thường hay sinh mổ tốt hơn? Bài viết dưới đây, cung cấp cho các mẹ những thông tin cần thiết của hai phương pháp sinh con, đó chính là sinh thường và sinh mổ.

Nhiều mẹ bầu thắc mắc nên sinh thường hay sinh mổ và sinh mổ lần 1, lần 2 sinh thường được không? Những thông tin dưới đây sẽ giúp bố mẹ có cái nhìn tổng quan và có thể chọn lựa cho mình phương pháp sinh phù hợp.

Những ưu điểm tuyệt vời của sinh thường

  • Hồi phục sức khỏe nhanh chóng: Với những mẹ bầu chọn sinh thường đều có sự can thiệp của kĩ thuật rạch tầng sinh môn giúp cuộc chuyển dạ diễn ra nhanh, tránh mất sức khi mẹ cố rặn hay sức rặn yếu.
  • Mẹ sinh thường sẽ hạn chế sử dụng thuốc kháng sinh, thuốc giảm đau hơn so với sinh mổ nên cơ thể chịu ít tác động hơn, không lo ảnh hưởng tới nguồn sữa mẹ. Không ảnh hưởng nhiều đến những lần sinh con sau đó. Mẹ sẽ không cần phải lo lắng về sức khỏe trong trường hợp sớm có thai trở lại sau đó.
  • Những bé sinh thường được thừa hưởng các vi khuẩn có lợi từ đường ống sinh. Ngoài ra, sinh qua ngả âm đạo giúp tống hết dịch ối ra khỏi phổi và họng. Vì vậy những trẻ sinh thường đường tiêu hóa, hô hấp sẽ khỏe hơn so với những em bé sinh mổ.
  • Thời gian nằm viện của sản phụ sinh thường ngắn hơn so với sinh mổ, vì thế chi phí cũng sẽ tiết kiệm hơn.
  • Với những mẹ bầu đã sinh mổ lần 1 thì lần 2 có thể sinh thường được không? Câu trả lời là có nếu không có bất kỳ vấn đề gì bất thường về sức khỏe của mẹ và bé.

Sanh thường và sanh mổ cái nào tốt hơn năm 2024

Nên lựa chọn sinh mổ hay sinh thường?

Sinh mổ và những ưu điểm

Sinh mổ là phương pháp sinh được nhiều mẹ bầu lựa chọn với mong muốn chủ động chọn thời gian sinh, sức khỏe mẹ bầu và thai nhi bất thường khung chậu: hẹp, méo… Hoặc đường ra của thai bị cản trở: như nhau tiền đạo, các bệnh lý buồng trứng, tử cung (u nang buồng trứng, sẹo xấu ở tử cung, khung chậu hẹp…)

Giúp người mẹ sẽ không phải chịu cơn đau chuyển dạ, chủ động về mặt thời gian, chuẩn bị tâm lý đi sinh tốt hơn. Sinh mổ giúp em bé chào đời một cách an toàn, đặc biệt trong trường hợp thai nhi có kích thước lớn. Trong những trường hợp nguy cơ cao thì chọn sinh mổ an toàn cho mẹ và bé hơn.

Sinh mổ sẽ an toàn về sức khỏe cho mẹ và bé, đặc biệt với những trường hợp tim thai yếu vì sinh mổ có thể lấy thai nhi ra khỏi cơ thể người mẹ nhanh chóng.

Nhưng sinh mổ cũng có nhược điểm, mẹ cần biết

Đối với sản phụ: Sinh mổ có thể có tác dụng phụ hay tai biến có thể ảnh hưởng đến tính mạng: Những tai biến khi gây tê, gây mê cho mẹ và bé. Khả năng mất máu của sinh mổ cao hơn sinh thường làm tăng nguy cơ băng huyết sau sinh.

Khoảng cách thời gian mang thai ở những lần sau dài hơn so với sinh thường. Nếu lần mang thai sau quá gần so với sinh mổ trước đó sẽ nguy hiểm đến tính mạng của mẹ và bé với nguy cơ vỡ tử cung cao cần được bác sĩ theo dõi chặt chẽ. Bên cạnh đó, bất cứ một cuộc mổ nào ở ổ bụng cũng có nguy cơ dính các cấu trúc trong ổ bụng, xuất huyết, nhiễm trùng vết mổ.

Thời gian phục hồi sức khỏe sau khi sinh mổ lâu hơn so với sinh thường. Việc chăm sóc mẹ bầu sau sinh mổ cũng phức tạp hơn.

Đối với trẻ sinh mổ: Do không được tiếp xúc với các vi khuẩn có lợi ở mẹ nên hệ miễn dịch và hệ tiêu hóa sẽ yếu hơn những bé sinh thường. Trẻ sinh mổ dễ mắc các bệnh về đường hô hấp như thở khò khè, đề kháng yếu hơn.

Sanh thường và sanh mổ cái nào tốt hơn năm 2024

Sinh thường và sinh mổ luôn là băn khoăn của bố mẹ bầu

Sinh mổ và sinh thường, phương pháp nào tốt hơn?

Trong những tháng cuối thai kỳ, bác sĩ sẽ đánh giá tình hình sức khỏe của mẹ và bé. Trường hợp sức khỏe mẹ và bé đảm bảo cho một cuộc sinh thường thì bác sĩ sẽ tư vấn để gia đình chọn sinh thường. Mặt khác, trong một số trường hợp cần đảm bảo an toàn cho mẹ và bé, sinh mổ vẫn thật sự là lựa chọn ưu tiên.

Việc xác định sinh thường hay sinh mổ tốt hơn thì cần thăm khám với bác sĩ sản khoa trước sinh. Bác sĩ sẽ đánh giá các nguy cơ và đưa ra phương pháp sinh phù hợp cho sản phụ. Hy vọng bài viết sẽ giúp ích cho các mẹ khi chọn lựa phương pháp sinh con cho mình.

Ngoài những băn khoăn về việc nên sinh thường hay sinh mổ, mẹ bầu cần cập nhật nhiều thông tin bổ ích trong suốt hành trình mang thai để sẵn sàng cho một cuộc chuyển dạ khỏe mạnh, an toàn.

  • Thắc mắc thường gặp của mẹ bầu về Covid-19
  • Ăn gì khi mang thai?
  • Dinh dưỡng trong thai kỳ: Quan trọng chất lượng hơn số lượng
  • Những xét nghiệm mẹ bầu cần quan tâm trong thai kỳ
  • Nuôi con bằng sữa mẹ tốt cho cả mẹ lẫn bé

Trải nghiệm hành trình sinh con nghỉ dưỡng tại CIH

Với mong muốn hành trình vượt cạn của mẹ bầu được chăm sóc y tế toàn diện và có trải nghiệm dịch vụ tốt nhất, Bệnh Viện Quốc Tế City đã thiết kế trọn gói sinh theo mô hình "Sinh Con Nghỉ Dưỡng" giúp mang lại môi trường hồi phục tốt nhất cho sức khỏe của mẹ bầu và thiên thần nhỏ.

Tại sao sinh thường tốt hơn sinh mổ?

Sinh thường giúp tử cung co hồi tốt hơn giảm lượng máu mất sau sinh và hạn chế ứ sản dịch. Trẻ sinh thường được bú sữa mẹ sau những giờ đầu giúp bé không bị hạ đường huyết, thuận lợi cho quá trình tăng trưởng và phát triển của bé.

Phụ nữ sau khi sinh mổ nên kiêng gì?

Cần kiêng gì sau sinh mổ?.

Không nên nằm ngửa trên mặt phẳng..

Không nằm một chỗ quá lâu..

Không nên ăn quá no sau mổ.

Không tắm nước lạnh..

Kiêng đồ ăn tanh, dầu mỡ.

Không làm việc quá sớm..

Vệ sinh sạch sẽ vùng kín..

Quan hệ tình dục sớm..

Nên sinh mổ khi thai nhi nặng bao nhiêu cân?

Còn đối với những trường hợp cân thai nhi nặng hơn 3,8kg và sức khỏe người mẹ không đảm bảo khả năng sinh thường thì bác sĩ sẽ khuyên sinh mổ để đảm bảo an toàn. Thai nhi nặng bao nhiêu thì nên sinh mổ thì câu trả lời là khi thai to, nặng hơn 3,8 kg thì nên sinh mổ.

Sau sinh bao lâu thì có thể trở lại bình thường?

Với phụ nữ sinh thường, tổn thương không quá nghiêm trọng, họ có thể bắt đầu tập phục hồi sau 7 - 10 ngày. Lúc này, vết rạch ở tầng sinh môn bắt đầu lành lại, mọi sinh hoạt trở nên dễ dàng hơn. Trong khi đó, phụ nữ sinh mổ được khuyến khích luyện tập phục hồi kể từ khi em bé sinh được 2 - 4 tuần.