So sánh án treo và cải tạo không giam giữ

Căn cứ theo quy định tại Điều 36 và Điều 65 Bộ luật hình sự 2015, ta có thể so sánh điểm giống và khác của án treo và cải tạo không giam giữ như sau:

Án treo

Cải tạo không giam giữ

Giống

Người bị kết án được tự do trong sự giám sát, quản lý và giáo dục của địa phương cư trú, cơ quan nơi công tác. Đây là hai chế tài Hình sự với nhiều nét tương đồng, ví dụ như cả hai hình phạt đều không cách ly người bị kết án ra khỏi xã hội.

Khác

- Bản chất: Là biện pháp miễn chấp hành hình phạt tù có điều kiện.

- Điều kiện áp dụng:

+ Hình phạt đối với người vi phạm pháp luật ở mức độ ít nghiêm trọng, bị xử phạt tù không quá 03 năm;

+ Có nhân thân tốt, có nhiều tình tiết giảm nhẹ, xét thấy không cần phải cách ly người phạm tội ra khỏi xã hội mà vẫn có thể cải tạo được;

+ Nếu người được hưởng án treo đã chấp hành được một phần hai thời gian thử thách, có nhiều tiến bộ, toà án có thể quyết định rút ngắn thời gian thử thách. Nếu trong thời gian hưởng án treo mà phạm tội mới thì toà án quyết định buộc phải chấp hành hình phạt của bản án trước và tổng hợp với hình phạt của bản án mới.

- Thời gian thử thách từ 01 đến 05 năm.

- Không quy định về việc phải thực hiện 01 số công việc lao động phục vụ công ích, cũng như người bị kết án ko bị trừ một phần thu nhập.

- Bản chất: Cải tạo không giam giữ là một hình phạt chính.

- Điều kiện áp dụng:

+ Đối với người phạm tội ít nghiêm trọng hoặc phạm tội nghiêm trọng do Bộ luật này quy định;

+ Có nơi làm việc ổn định hoặc có nơi thường trú rõ ràng, nếu xét thấy không cần thiết phải cách ly người phạm tội.

- Là hình phạt được áp dụng từ 06 tháng đến 03 năm.

- Người bị kết án phải thực hiện một số nghĩa vụ theo các quy định về cải tạo không giam giữ và bị khấu trừ một phần thu nhập từ 5% đến 20% để sung quỹ Nhà nước.

- Trường hợp người bị phạt cải tạo không giam giữ không có việc làm hoặc bị mất việc làm trong thời gian chấp hành hình phạt này, thì phải thực hiện một số công việc lao động phục vụ cộng đồng trong thời gian cải tạo không giam giữ.

Trên đây là nội dung tư vấn về điểm giống và khác của án treo và cải tạo không giam giữ. Để hiểu rõ và chi tiết hơn vui lòng xem thêm tại Bộ luật hình sự 2015. Mong là những thông tin chia sẻ trên đây sẽ giúp ích cho bạn.

Cải tạo không giam giữ là một trong những hình phạt chính đối với người phạm tội mà Bộ luật Hình sự 2015 đưa ra. Hình phạt này nặng hơn hình phạt tiền và hình phạt cảnh cáo, nhưng nhẹ hơn hình phạt tù. Vậy nó là gì? Có gì khác so với án treo? Cải tạo không giam giữ có được đi làm không? Bài viết này, Luật Dragon sẽ giúp bạn trả lời những câu hỏi trên.

1. Cải tạo không giam giữ là gì?

Cải tạo không giam giữ (tiếng anh là "Probation") là một trong những hình phạt chính đối với người phạm tội ít nghiêm trọng và Tòa xét thấy không cần thiết phải cách ly ra khỏi xã hội. Trong đó, người vi phạm pháp luật sẽ không bị phạt tù, thay vào đó sẽ được tại ngoại và chịu sự quản lý bởi cơ quan nhà nước, tổ chức xã hội tại địa phương.

Nếu so sánh với phạt tù, phạt hành chính và cảnh cáo thì nó có mức độ hình phạt nhẹ hơn phạt tù và nặng hơn phạt hành chính/cảnh cáo.

Cụ thể, tại Điều 36, Bộ luật hình sự 2015, sửa đổi bổ sung 2017, hình phạt Cải tạo không giam giữ được quy định như sau:

"Điều 36. Cải tạo không giam giữ

1. Cải tạo không giam giữ được áp dụng từ 06 tháng đến 03 năm đối với người phạm tội ít nghiêm trọng, phạm tội nghiêm trọng do Bộ luật này quy định mà đang có nơi làm việc ổn định hoặc có nơi cư trú rõ ràng nếu xét thấy không cần thiết phải cách ly người phạm tội khỏi xã hội.

Nếu người bị kết án đã bị tạm giữ, tạm giam thì thời gian tạm giữ, tạm giam được trừ vào thời gian chấp hành hình phạt cải tạo không giam giữ, cứ 01 ngày tạm giữ, tạm giam bằng 03 ngày cải tạo không giam giữ.

2. Tòa án giao người bị phạt cải tạo không giam giữ cho cơ quan, tổ chức nơi người đó làm việc, học tập hoặc Ủy ban nhân dân cấp xã nơi người đó cư trú để giám sát, giáo dục. Gia đình người bị kết án có trách nhiệm phối hợp với cơ quan, tổ chức hoặc Ủy ban nhân dân cấp xã trong việc giám sát, giáo dục người đó.

3. Trong thời gian chấp hành án, người bị kết án phải thực hiện một số nghĩa vụ theo các quy định về cải tạo không giam giữ và bị khấu trừ một phần thu nhập từ 05% đến 20% để sung quỹ nhà nước. Việc khấu trừ thu nhập được thực hiện hàng tháng. Trong trường hợp đặc biệt, Tòa án có thể cho miễn việc khấu trừ thu nhập, nhưng phải ghi rõ lý do trong bản án.

Không khấu trừ thu nhập đối với người chấp hành án là người đang thực hiện nghĩa vụ quân sự.

4. Trường hợp người bị phạt cải tạo không giam giữ không có việc làm hoặc bị mất việc làm trong thời gian chấp hành hình phạt này thì phải thực hiện một số công việc lao động phục vụ cộng đồng trong thời gian cải tạo không giam giữ.

Thời gian lao động phục vụ cộng đồng không quá 04 giờ trong một ngày và không quá 05 ngày trong 01 tuần.

Không áp dụng biện pháp lao động phục vụ cộng đồng đối với phụ nữ có thai hoặc đang nuôi con dưới 06 tháng tuổi, người già yếu, người bị bệnh hiểm nghèo, người khuyết tật nặng hoặc khuyết tật đặc biệt nặng.

Người bị kết án cải tạo không giam giữ phải thực hiện những nghĩa vụ quy định tại Luật thi hành án hình sự."

\>>> Tham khảo: Chi phí thuê luật sư hình sự để được luật sư bảo vệ khi đang gặp các vấn đề hình sự.

2. Phân biệt án treo và cải tạo không giam giữ

Án treo và cải tạo không giam giữ là hai hình phạt chính có điểm chung là không buộc người bị kết án phải cách li khỏi xã hội mà giao cho các cơ quan chính quyền địa phương để quản lý, giáo dụ. Tuy nhiên, hai hình phạt này cũng có những điểm khác biệt như sau:

Tiêu chí

Án treo

Cải tạo không giam giữ

Hình thức

- Là hình thức miễn chấp hành hình phạt tù có điều kiện.

- Là một hình phạt chính.

Thời hạn

- Mức phạt tù không quá 3 năm

- Thời gian thử thách từ 1-5 năm.

- Bản án kéo dài từ 6 tháng đến 3 năm.

Đối tượng áp dụng

- Người phạm tội có nhân thân tốt và có các tình tiết giảm nhẹ

- Tòa xét thấy không cần phải bắt buộc chấp hành hình phạt tù.

- Người phạm tội ít nghiêm trọng hoặc đang có nơi làm việc ổn định hoặc có nơi thường trú rõ ràng.

- Xét thấy không cần phải cách ly khỏi xã hội

Nghĩa vụ, hình phạt bổ sung

- Có thể phải chịu những hình phạt bổ sung là phạt tiền, cấm đảm nhiệm những chức vụ hoặc công việc nhất định

- Nếu đang hưởng án treo mà vi phạm tội mới, toà án sẽ quyết định phạt tù. Thời hạn tù sẽ là tổng hợp của bản án trước và bản án mới.

- Thực hiện nghĩa vụ tài chính khấu trừ một phần thu nhập từ 5% - 20% để sung cào quỹ Nhà nước.

- Nếu không có việc làm trong quá trình chấp hành án phạt, phải đi lao động công ích. Thời gian không quá 4h/ngày và không quá 5 ngày/tuần.

- Trong trường hợp đặc biệt, toà án có thể cho phép miễn khấu trừ tiền thu nhập. Nếu người phạm tội được miễn, phải ghi rõ lý do trong hồ sơ bản án.

Nhìn chung, đây là hình phạt nhẹ hơn án treo. Án treo được áp dụng cho những người phạm tội có yếu tố giảm nhẹ hoặc miễn trách nhiệm hình sự. Án treo có thể bị thu hồi và thay bằng hình phạt tù nếu người bị kết án vi phạm các quy định về chấp hành án hoặc phạm tội mới trong thời gian chấp hành án.

3. Cải tạo không giam giữ có được đi làm không?

Theo quy định của luật, người bị kết án cải tạo không giam giữ có được đi làm tại nơi làm việc tại xã phường nơi mình cư trú. Hàng tháng, người bị phạt sẽ phải khấu trừ thu nhập từ 05% - 20% hàng tháng để nộp vào ngân sách nhà nước.Trong một số trường hợp đặc biệt, Tòa Án có thể miễn khoản khấu trừ này, tuy nhiên phải ghi rõ lý do trong hồ sơ bản án.

Nếu người bị kết án không có việc làm hoặc bị mất việc làm trong thời gian chấp hành hình phạt này thì phải tcó nghĩa vụ thực hiện công việc lao động công ích trong thời gian bị cải tạo. Thời gian lao động phục vụ cộng đồng không kéo dài quá 4h/ngày và không quá 5 ngày/tuần.

Kết luận

Cải tạo không giam giữ là một trong những hình phạt chính đối với người phạm tội mà Bộ luật Hình sự 2015 quy định. Hình phạt này có mục đích giáo dục, cải tạo người phạm tội là chủ yếu. Cụ thể, người bị kết án không phải cách li khỏi xã hội, thay vào đó sẽ được giao cho cơ quan nhà nước giám sát, giáo dục. Người bị kết án cải tạo không giam giữ được đi làm, những phải khấu trừ một phần thu nhập để sung quỹ nhà nước và có nghĩa vụ thực hiện công việc lao động công ích nếu không có việc làm hoặc bị mất việc làm trong quá trình chấp hành án phạt.

\>>> Xem thêm: Luật sư hình sự nổi tiếng tại Hà Nội

Hy vọng bài viết này đã giúp bạn hiểu rõ hơn về cải tạo không giam giữ là gì và các quy định liên quan. Nếu bạn có thắc mắc hoặc cần tư vấn về các vấn đề pháp lý, bạn có thể liên hệ với Công ty Luật Dragon tại:

Công ty Luật Dragon – Hotline: 1900.599.979

Email: [email protected]

Facebook: https://www.facebook.com/vanphongluatsudragon

Văn phòng Luật sư tại Hà Nội: Phòng 14.6, Tầng 14, Tòa nhà Vimeco, đường Phạm Hùng, Q. Cầu Giấy, Hà Nội.

Văn phòng Luật sư tại Long Biên: số 24 ngõ 29 Phố Trạm, Long Biên, Hà Nội.

Văn Phòng Luật Sư tại Hải Phòng: Số 102, lô 14 đường Lê Hồng Phong, quận Hải An, TP Hải Phòng.

Câu hỏi thường gặp (FAQ)

1. Án treo và cải tạo không giam giữ hình phạt nào nặng hơn?

Án treo là hình phạt nặng hơn cải tạo không giam giữ, vì "Án treo" là biện pháp hình sự miễn chấp hành hình phạt tù có điều kiện, đặt ra một thời gian thử thách - trong thời gian này, nếu người bị án treo phạm tội mới, họ sẽ phải chịu án tù giam, hình phạt nặng hơn so với biện pháp "Cải tạo không giam giữ".

2. Cải tạo không giam giữ có phải là tiền án?

Cải tạo khon giảm là tiền án vì "Cải tạo không giam giữ" là một trong số các hình thức phạt chính trong hệ thống pháp luật hình sự và đã được quy định tại Khoản 1, Điều 32 của Bộ Luật hình sự năm 2015, do đó, nó sẽ được tính vào tiền án của người bị kết án.