So sánh các bộ phim tam quốc diễn nghĩa năm 2024

Hiện nay nhiều người vẫn đang thắc mắc không biết là "Nên đọc Tam quốc chí hay Tam quốc diễn nghĩa?" và đây là hai truyện khác nhau hay là một. Và nếu bạn cũng có chung thắc mắc trên, thì bài viết sau đây bannendoc.livedoor.blog sẽ giúp các bạn giải đáp một cách chi tiết và chính xác nhất. Mời các bạn cùng tham khảo.

Tam quốc chí hay Tam quốc diễn nghĩa là một hay hai?

Tam Quốc Diễn Nghĩa và Tam Quốc Chí là hai truyện khác nhau.

+ Tam Quốc Chí do Trần Thọ biên soạn vào đời Tây Tấn (thế kỉ III sau công nguyên). Đây là một cuốn sử được viết theo lối sử kí gồm 65 quyển, chia làm 3 phần viết về Ngụy, Thục, Ngô. Trần Thọ đứng trên quan điểm của nhà Tấn, coi Tào Tháo là chính thống. Phần viết về Tào Tháo được xếp vào phần "bản kỉ" (chép sự tích các đế vương). Phần viết về Lưu Bị, Tôn Quyền chỉ được xếp vào phần "liệt truyện". Tam Quốc Chí được coi là một tài liệu lịch sử đáng tin cậy (giống như Sử kí Tư Mã Thiên vậy).

+ Tam Quốc Diễn Nghĩa tác giả là La Quán Trung, là một tiểu thuyết được xây dựng dựa trên lịch sử nhưng có nhiều hư cấu, sáng tác vào thế kỉ XIV sau công nguyên. Tam Quốc Diễn Nghĩa coi Lưu Bị là chính thống chứ không phải Tào Tháo.

Tam quốc chí hay Tam quốc diễn nghĩa có gì khác nhau?

Nói đến sự khác biệt giữa Tam quốc chí và Tam quốc diễn nghĩa, ta thường phân biệt rõ ràng: Một bên là chính sử còn bên kia là tiểu thuyết, một bên là "sự thực" còn bên kia là hư cấu. Nhưng nói như vậy thì chưa lột tả được khái niệm diễn nghĩa.

Thực sự nếu đem văn bản Tam quốc diễn nghĩa ra so sánh với văn bản Tam quốc chí thì bạn sẽ thấy có nhiều đoạn trùng khớp hoàn toàn đến từng chữ. Nghĩa là La Quán Trung bê nguyên xi những ghi chép gốc trong chính sử vào trong tác phẩm của mình. Chẳng hạn, trong chiến dịch Di Lăng, Trần Thọ viết tên nhân vật Liếu Hóa thành Liếu Thuần thì La cũng chép đúng như thế; trong hồi Ngụy Diên làm phản, Trần Thọ viết tên nhân vật Vương Bình thành Hà Bình, thì La cũng chép đúng như vậy.

Phần hư cấu của La Quán Trung chủ yếu nằm ở những chỗ chính sử không chép, mà các sáng tác dân gian trước đó cũng không ghi, và chính những phần này mới là những phần hay nhất trong tác phẩm - về mặt văn học (nhưng lại không có giá trị gì về mặt sử liệu về thời Tam quốc).

Chính nhờ cách làm này mà ngày nay ta có thể lần ra những nguồn sử liệu nào mà họ La đã tham khảo để xây dựng tác phẩm. Nói đến vấn đề này thì Tam quốc chí diễn nghĩa đáng ra phải mang tên là Tư trị thông giám Hán Ngụy kỷ diễn nghĩa. Đó lại là một chủ đề khác, sau này sẽ bàn, khi Tư trị thông giám được dịch sang tiếng Việt đến phần đó.

Nên đọc Tam quốc chí hay Tam quốc diễn nghĩa?

Theo chúng tôi thì tùy theo mục đích hay nhu cầu mà bạn có thể lựa chọn đọc Tam quốc chí hay Tam quốc diễn nghĩa. Thêm nữa, nếu bạn muốn tìm hiểu thêm về lịch sử thì nên đọc Tam quốc chí, còn nếu muốn đọc một loại tiểu thuyết hoành tráng thì nên đọc Tam quốc diễn nghĩa.

So sánh các bộ phim tam quốc diễn nghĩa năm 2024

Thêm vào đó, nhiều người cho rằng, "Muốn học cách thành công thì nên xem Tam Quốc Diễn Nghĩa". Cụ thể:

Nếu bạn đang đánh trận chiến của bạn, cho những lý tưởng nung nấu nhưng vẫn còn quá non nớt vì tự thân không đủ khả năng. Bạn được nghe giới thiệu về những quyển sách dạy thành công, dạy làm giàu, cách đối nhân xử thế và bạn đã quyết chí lật tung mọi hiệu sách để mang vác chúng về nhà. Đọc chúng với một cái đầu rỗng tuếch bởi lời lẽ nào trong đó cũng chỉ là lý thuyết suông khó nuốt. Thì đây, có một bí mật muốn được bật mí – Bật Tam Quốc Chí lên xem.

Đừng nghĩ rằng đó chỉ là một bộ phim chính trị quân sự và sự kết giao giữa ba nước Ngụy, Thục, Ngô với những cuộc chém giết đổ máu tranh giành quyền lực giải quyết hận thù hay lòng khao khát nung nấu tâm can của các nhân vật, được xây dựng lên nhằm thỏa mãn nhu cầu giải trí cho những anh hùng thời đại yêu quý phim kiếm hiệp. Không, hãy để những cuộc đấu trí so dũng, thâm sâu hơn là chữ nghĩa được diễn giải tài tình đi vào trong tâm trí bạn và trở nên thích đáng tất cả dấu chấm hỏi.

Bạn muốn trở nên thành công sao? Bạn sẽ bắt gặp Lưu Bị từ một anh nông dân làm nghề dệt chiếu để kiếm sống qua ngày. Với tinh thần cao thượng, cương trực, trung quân ái quốc lại còn biết cách đối nhân xử thế đã xoay chuyển vận mệnh dựng xây nên cơ đồ nước Thục. Trải qua biết bao nhiêu nhục nhã và khổ cực nhưng vẫn cố giữ tâm mình kiên cố vững bền, chưa bao giờ lung lay ý chí cũng chưa bao giờ có suy nghĩ từ bỏ mơ ước của mình.

Gian xảo mưu mô hơn thì có ngay anh Tào. Tào Tháo cũng đi lên từ một gia đình bình thường. Lịch sử cũng đã ghi chép lại tên Tào bằng một sự nghiệp gian truân. Tuy không chọn làm con người đức hạnh đứng đỏm dáng bằng bộ dạng nhân nghĩa. Tào là một con người xảo quyệt nhưng không ai dám to mồm chống cãi sự tài giỏi cá tính và đầy chiến lược của Tào. Một tay thu phục cả Trung Nguyên, gây dựng nên nước Ngụy thịnh trị từ một Hán đổ nát. Trở thành thế lực hùng mạnh nhất Tam Quốc. Nếu bạn muốn thành công nhưng lười biếng sống đức hạnh bộ tịch thì hãy về phe Tào Tháo. Tào xưa nay nổi tiếng với câu “Thà ta phụ cả thiên hạ, chứ không để thiên hạ phụ ta.”

Một con đường thành công khác học từ Tôn Quyền của nước Ngô. Không tài giỏi bằng Tào Tháo, lại không nhân nghĩa bằng Lưu Bị. Kẻ thông minh là kẻ biết nhìn ra lợi thế của chính mình. Biết cố gắng sử dụng con mắt tinh tường và tận dụng những gì mình đang nắm giữ trong tay để viết nên trang sử hào hùng.

Có hàng trăm nhân vật lởn vởn trong cả trăm tập phim mà bạn không thể nào nhớ nỗi hết. Nhưng phải xem thì mới hiểu mỗi tình tiết hay một nhân vật đều đại diện cho một sự việc hay người nào đó bạn đã gặp hoặc sẽ gặp trong cuộc sống của mình. Sẽ có anh chàng nóng tính Trương Phi khẩu xà tâm Phật. Tuy là một tướng trung dũng nhưng tính cách nóng nảy bộc trực. Xem Trương Phi là để nhận diện cái thằng đồng nghiệp ngay bên cạnh mình. Để mà bỏ qua cho tính cách thẳng thắn của gã nếu có lỡ khiến mình bực bội. Hoặc giả mình cũng đang sẵn là hiện thân của con người này, cứ nhìn đó mà đổi thay cái nết đi. Dù có oai phong lẫm liệt, võ nghệ phi phàm đến đâu mà kiêu ngạo khinh địch chủ quan thì kết cục cũng là chết thảm.

Nói đến kiêu ngạo hung hăng còn phải kể đến Quan Vũ. Tuy cũng là trung nghĩa hào kiệt, có tài, có chính nghĩa nhưng vì không thể thoát khỏi cái nhớp kiêu căng ngạo mạn nên cũng kết cục không khác Trương Phi. Cuộc đời của một Lữ Bố có tài nhưng vô đức, lại ngu ngốc để giọt nước Điêu Thuyền chắn ngang làm hỏng chuyện nên không vươn ra được biển lớn. Muốn học lỏm sự tài trí, cách ứng xử khéo léo thì phải xem để tận mắt trông thấy Gia Cát Lượng, một nhà quân sự tài ba, cùng với một Chu Du luôn song song đấu trí quyết liệt cùng Lượng để diễn dạt nổi lời truyền nhân gian “Trời sinh Du sao còn sinh Lượng.”

Kẻ làm chuyện đại sự, muốn nên nghiệp lớn còn phải là kẻ biết biết cương nhu đúng lúc để dành đại cục sau này. Không những tài giỏi, biết khôn lỏi giảo hoạt, Tư Mã Ý còn biết ẩn mình chờ thời thế. Chính gã này là người sau này đã dọn đường giúp cháu nội thống nhất Trung Nguyên, kết thúc thời kì Tam Quốc. Đây cũng là một con người thành công.

Tuy nhiên, không phải là bạn chọn sư phụ để bắt chước con đường thành công theo họ. Cái tinh hoa trong từng tính cách nhân vật đúc kết một bài học riêng cho chính mình khi lần lượt nhìn thấy sự trần trụi của bản tính con người được trưng bày rõ rệt. Có cái ưu không thể giấu giếm nổi cái nhược. Cái lõi của vũ trụ là phải đi sâu vào cội rễ bên trong. Xem để hiểu nghệ thuật đối nhân xử thế, học hỏi cái tinh anh tài giỏi, để biết cách phân biệt, nhận ra đâu là cái của mình. Phim dài lê thê nên không thể dùng vài ba chữ méo mó để diễn đạt hết những điều tôi muốn giới thiệu đến các bạn. Nhưng suy đi nghĩ lại thì chỉ một câu thôi để các bạn dễ hiểu.

Lời kết

Hy vọng qua bài viết trên đây đã giúp cho các bạn biết được Tam quốc chí và Tam quốc diễn nghĩa là hai tác phẩm hoàn toàn khác nhau. Và cũng giúp bạn biết được Nên đọc Tam quốc chí hay Tam quốc diễn nghĩa? một cách chi tiết nhất nhé.