So sánh các phương pháp định giá doanh nghiệp

Trong bài viết này, nhanlamluanvan.com xin chia sẻ đến bạn các phương pháp định giá doanh nghiệp.

So sánh các phương pháp định giá doanh nghiệp
Các phương pháp định giá doanh nghiệp

>>> Xem thêm: Một số lý luận về du lịch sinh thái

Hiện nay, trên thế giới có rất nhiều phương pháp định giá được áp dụng. Dựa trên những cơ sở khác nhau mà người ta đưa ra những phương pháp khác nhau. Căn cứ vào đó, các phương pháp định giá có thể được chia thành 2 nhóm: nhóm phương pháp định giá doanh nghiệp dựa trên cơ sở lợi nhuận và nhóm phương pháp định giá doanh nghiệp dựa trên cơ sở thị trường.

1. Nhóm phương pháp định giá doanh nghiệp dựa trên cơ sở lợi nhuận

Nhóm phương pháp định giá này dựa trên quan điểm cho rằng giá trị doanh nghiệp không đơn thuần là tổng số giá trị các tài sồn hiện có của doanh nghiệp mà nó là tổng hợp các giá trị kinh tế được đo bằng khả năng sinh lợi của doanh nghiệp trong tương lai vì lợi nhuận luôn là mục tiêu quan trọng đối với doanh nghiệp cũng như với các nhà đầu tư.

Nhóm phương pháp này gồm 3 phương pháp :

Phương pháp chiết khấu dòng tiền

Phương pháp chiết khấu luồng cổ tức

Phương pháp hệ số giá trên thu nhập ròng của cổ phiếu

1.1. Phương pháp chiết khấu dòng tiền

Nội dung:

Phương pháp DCF dựa trên nguyên lý cơ bồn của tài chính: Giá trị thời gian của tiền tệ. Theo đó, giá trị doanh nghiệp được xác định bằng cách hiện tại hóa các luồng tiền doanh nghiệp dự kiến thu được trong tương lai theo một tỷ lệ chiết khấu tương ứng với mức độ rủi ro của doanh nghiệp.

Do vậy, trong phương pháp DCF có ba thông số cơ bản nhất cần được xác định, đó là luồng thu nhập công ty sẽ thu về trong tương lai, mức lãi suất chiết khấu luồng thu nhập đó và thời hạn tồn tại dự tính của DN. Đề tính toán được ba thông số cơ bản này cần thực hiện theo một quy trình gồm năm bước.

Bước 1: Phân tích ảnh hình hoạt động của doanh nghiệp trong quá khứ

Bước 2: Ước tính ánh hình hoạt động của doanh nghiệp trong tương lai

Bước 3: Xác định tỷ lệ chiết khấu WACC

Bước 4: Ước lượng giá trị liên tục (CV)

Bước 5: Tính toán kết quả và phân tích

Ưu, nhược điểm

Ưu điểm :

DCF phản ánh chính xác hem thu nhập của doanh nghiệp trong tương lai vì DCF sử dụng thông số FCF được xây dựng dựa trên những số liệu có sẵn trong quá khứ và những giả định tương đối có cơ sở. Thêm vào đó, giá trị DCF được điều chỉnh theo mức độ rủi ro thích hợp.

Phương pháp DCF có thể áp dụng cho hầu hết các loại hình doanh nghiệp từ doanh nghiệp với tốc độ tăng trưởng rất thấp cho đến doanh nghiệp đa quốc gia có tốc độ tăng trưởng ổn định.

Việc áp dụng phương pháp này cũng sẽ giải quyết được một phớn các vướng mắc trong việc xác định lợi thế thương mại của doanh nghiệp, tạo độ chính xác của giá trị doanh nghiệp, đặc biệt là những đơn vị đang làm ăn có lãi, có thương hiệu và thị phần trên thị trường

Hạn chế:

Dòng tiền dự đoán của doanh nghiệp trong tương lai không phải lúc nào cũng chính xác vì dự đoán tương lai luôn là một điều khó khăn.

Việc xác định tỷ lệ chiết khấu WACC không phải lúc nào cũng dễ dàng (vi dụ như doanh nghiệp mà cổ phiếu của nó không được giao dịch phổ biến trên thị trường thì việc xác định chi phí vốn chủ sở hữu có thể rất khó khăn).

Đối tượng áp dụng:

Thường được áp dụng rộng rãi đối với những doanh nghiệp có căn cứ đề ước tính được tỉnh hình hoạt động trong tương lai, các công ty đang hoạt động có hiệu quả và khả năng phát triển trong tương lai, đặc biệt là các đơn vị đang hoạt động trong lĩnh vực dịch vụ, bảo hiểm

1.2. Phương pháp chiết khấu luồng cổ tức

Nội dung:

DDM là phương pháp định giá vốn cổ phần trên cơ sở chiết khấu luồng cổ tức thu được trong tương lai về hiện tại với một tỷ lệ thích hợp tương ứng với mức rủi ro của cổ phiếu đó.

Ưu, nhược điểm:

Ưu điểm:

Đơn giản và nhanh chóng hơn phương pháp DCF do chỉ cần dự tính tỉ lệ cổ tức và tốc độ tăng trưởng thay vì ước tính toàn bộ dòng tiền.

Hạn chế :

Già định mà mô hình trên đưa ra không phải lúc nào cũng đúng vì trong thực tế hiếm có doanh nghiệp nào cổ tức lại tăng trưởng với một tỷ lệ nhất định cho đến mãi mãi.

Đối tượng áp dụng:

Phương pháp này thường được sử dụng để định giá vốn chủ sở hữu của các doanh nghiệp thanh toán cổ tức tương ứng cố định và được mong đợi là không yêu cầu có sự thay đổi quan trọng nào về vốn hóa trong tương lai. Đối với những doanh nghiệp không chi trả cổ tức thì cũng không nên áp dụng mô hình này.

1.3. Phương pháp hệ số giá thị trường trên thu nhập

Nội dung:

Đây là phương pháp định giá dựa trên khả năng sinh lời của doanh nghiệp và tính toán theo tỷ số giá thị hường trên thu nhập.

Công thức tính: V = Pg*K

V : Giá trị doanh nghiệp

Pg : Lợi nhuận có thể giữ lại

K : Tỷ số giá thị trường trên thu nhập

Ưu, nhược điểm:

Ưu điểm :Đơn giản, dễ tính toán, là phương pháp được sử dụng rộng rãi trong định giá.

Hạn chế : Định giá bằng phương pháp này có độ chính xác thấp nhất do:

Có thể có rất nhiều những công ty tương tự được niêm yết nên việc chọn lựa một số trong số các công ty này để làm công ty so sánh chủ yếu dựa trên chủ quan của người định giá. Việc thêm vào hay bớt ra số lượng công ty so sánh có thể làm thay đổi đáng kể giá trị của bội số và do đó ảnh hưởng đến giá trị của doanh nghiệp.

Mặt khác, nếu thị trường đang đánh giá quá cao tất cả các doanh nghiệp sản xuất trong cùng một ngành dẫn đến tỷ số giá trên thu nhập trung bình của ngành được đánh giá quá cao và do đó việc định giá theo bội số giá trên thu nhập sẽ đánh giá quá cao giá trị của doanh nghiệp.

Đối tượng áp dụng:

Thường áp dụng đối với các doanh nghiệp đã niêm yết trên thị trường chứng khoán vì có thể dễ dàng xác định được tỷ số P/E của các doanh nghiệp này.

2. Nhóm phương pháp định giá doanh nghiệp dựa trên cơ sở thị trường

2.1. Phương pháp so sánh

Phương pháp này mang đầy đủ ý nghĩa của việc so sánh dựa trên cơ sở thị trường. Trên cơ sở phân tích số liệu sẵn có của các doanh nghiệp tương tự hoặc nếu không có doanh nghiệp tương tự thì nên sử dụng số liệu trung bình ngành và có sự điều chỉnh thích hợp rồi sau đó áp dụng cho doanh nghiệp cần định giá. Thông thường người ta hay so sánh các tỷ suất hoạt động.

Định giá bằng phương pháp này ngoài việc so sánh với các doanh nghiệp khác trên thị trường còn phải phân tích, nghiên cứu các tỷ suất hoạt động của doanh nghiệp cần định giá trong lịch sử để đàm bào các tỷ suất được dùng để so sánh phù hợp với điều kiện hiện tại của doanh nghiệp.

2.2. Phương pháp chi phí

Phương pháp chi phí là phương pháp định giá doanh nghiệp trên cơ sở các chi phí bỏ ra để có được doanh nghiệp tương tự. Phương pháp này dựa trên quan điểm cho rằng nhà đầu tư sẽ không bò ra nhiều chi phi hơn để sáng lập một doanh nghiệp tương tự trong điều kiện thị trường mở.

2.3. Phương pháp định giá theo giá trị tài sản

Nội dung:

Theo phương pháp này, giá trị của một công ty bằng tổng các giá trị của từng loại tài sản riêng biệt trừ đi các khoản nợ của công ty. Do đó, khi định giá phải tuân theo các quy tắc:

Định giá đầy đủ tất cả các tài sản của doanh nghiệp.

Giá trị tài sản và nguồn vốn được xác định dựa trên giá thị trường.

Ư ớ c tính các chi phí thanh lý.

Tính đến các khoản nợ thuế, thuế t h u nhập có thể có và các khoản thuế liên quan đến thu nhập từ tài sản thanh lý.

Đánh giá chất lượng các tài sản và khả năng bán ra thị trường.

Tính đến khoảng thời gian phải chờ cho đến khi có thể thu được hết các khoản tiền thanh lý.

Ưu, nhược điểm:

Đơn giản, dễ tính toán vì nó phản ánh tương đối đầy đủ và trực quan giá trị các tài sản hiện có của doanh nghiệp theo mức giá thị trường.

Tốn ít thời gian và chi phí.

Nhược điểm

Phương pháp này chi dựa trên giá trị tài sản hiện tại mà không tính tới hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp.

Phương pháp này mới định giá doanh nghiệp ở trạng thái tĩnh tức là chỉ tính tại thời điểm hiện tại mà không tính khả năng sinh lời trong tương lai do doanh nghiệp vẫn đang tiếp tục hoạt động.

Định giá doanh nghiệp theo phương pháp này chỉ tính tới tài sản hữu hình mà bỏ qua tài sản vô hình một phần tài sản rất quan trọng của doanh nghiệp.

Phương pháp này xem xét giá trị tài sản một cách riêng rẽ chứ không xem xét đến mối quan hệ tương quan giữa chúng.

Đối tượng áp dụng:

Khi thị trường chứng khoán chưa phát triển hoặc đang trong giai đoạn đầu phát triển ; khi thiếu thông tin lịch sử về của doanh nghiệp; khi việc thu thập thông tin để sử dụng các phương pháp định giá khác gặp khó khăn và không đủ tin cậy.

Những doanh nghiệp có thu nhập và dòng tiền dự đoán là âm. Khi đó, giá trị doanh nghiệp chỉ đơn thuần là giá trị thanh lý của tài sản.

Những doanh nghiệp khó dự đoán tình hình sản xuất kinh doanh trong tương lai.