So sánh dài ngắn của hai đối tượng lứa 3_4 tuổi

Dạy trẻ so sánh chiều dài của 2 đối tượng

I. Mục đích yêu cầu.

1.Kiến thức:

- Trẻ biết so sánh, nhận biết sự giống nhau và khác nhau về chiều dài của 2 đối tượng.

- Biết sử dụng đúng các từ : dài bằng nhau, dài hơn, ngắn hơn.

- Dạy trẻ kĩ năng so sánh chiều dài của 2 đối tượng.

2.Kĩ năng:

- Luyện kĩ năng so sánh chiều dài giữa 2 đối tượng.

- Phát triển ngôn ngữ cho trẻ

3.Thái độ:

- Trẻ hào hứng tham gia vào hoạt động.

II.Chuẩn bị.

*Đồ dùng của cô:

- Nhạc các bài hát trong chủ đề.

- Giáo án điện tử.

- Một số túi cát cho trẻ ném.

*Đồ dùng của trẻ:

- Mỗi trẻ có 1 rổi trong có: 3 băng giấy trong đó băng giấy đỏ và băng giấy vàng dài bằng nhau, còn băng giấy xanh dài hơn.

Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Dạy trẻ so sánh chiều dài của 2 đối tượng", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Dạy trẻ so sánh chiều dài của 2 đối tượng I. Mục đích yêu cầu. 1.Kiến thức: - Trẻ biết so sánh, nhận biết sự giống nhau và khác nhau về chiều dài của 2 đối tượng. - Biết sử dụng đúng các từ : dài bằng nhau, dài hơn, ngắn hơn. - Dạy trẻ kĩ năng so sánh chiều dài của 2 đối tượng. 2.Kĩ năng: - Luyện kĩ năng so sánh chiều dài giữa 2 đối tượng. - Phát triển ngôn ngữ cho trẻ 3.Thái độ: - Trẻ hào hứng tham gia vào hoạt động. II.Chuẩn bị. *Đồ dùng của cô: - Nhạc các bài hát trong chủ đề. - Giáo án điện tử. - Một số túi cát cho trẻ ném. *Đồ dùng của trẻ: - Mỗi trẻ có 1 rổi trong có: 3 băng giấy trong đó băng giấy đỏ và băng giấy vàng dài bằng nhau, còn băng giấy xanh dài hơn. III. Cách tiến hành. - Hoạt động của cô Hoạt động của trẻ 1.Ổn định tổ chức: - Cô và trẻ cùng trò chuyện và hướng vào nội dung bài học. 2.Phương pháp hình thức tổ chức: * Ôn nhận biết sự khác nhau rõ nét về kích thước của 2 đối tượng(không nhận biết bằng sự so sánh). - Cô cho trẻ thi nhảy xa và thi ném túi cát sau đó cho trẻ nhận xét xem bạn nào nhảy xa hơn, bạn nào ném xa hơn. *Dạy trẻ nhận biết, so sánh được sự giống và khác nhau về chiều dài của 2 đối tượng: *Dạy trẻ kĩ năng so sánh và hình thành mối quan hệ bằng nhau: - Cho trẻ tìm 2 băng giấy có chiều dài bằng nhau(đỏ và vàng). - Cô hỏi trẻ: + Con tìm được 2 băng giấy màu gì?(màu đỏ, màu vàng). + Chúng như thế nào so với nhau? + Đây là chiều rộng của băng giấy còn đây là chiều dài của băng giấy. + Để biết ai chọn đúng, ai chọn sai các con hãy chồng 2 băng giấy đã chọn lên sao cho chiều rộng trùng nhau, 1 đầu của băng giấy trùng nhau, ở đầu kia các con thấy băng giấy nào có phần thừa ra không? + Vậy 2 băng giấy này có dài bằng nhau không?(Vì sao?) => Cô chốt lại: 2 băng giấy vừa khít không có phần thừa ra đúng là chúng dài bằng nhau. *Trẻ sử dụng kĩ năng so sánh để nhận biết sự khác nhau về kích thước của 2 đối tượng. - Cho trẻ nhận xét xem trong rổ có gì? - Cô cho trẻ lấy băng giấy màu xanh ra so sánh với băng giấy màu đỏ. Cho trẻ nhận xét xem 2 băng giấy này như thế nào(Vì sao)? - Cô hỏi trẻ: + 2 băng giấy này có dài bằng nhau không? + Băng giấy màu xanh có chiều dài như thế nào so với băng giấy màu đỏ? + Băng giấy màu đỏ có chiều dài như thế nào so với băng giấy màu xanh? +Băng giấy màu xanh và băng giấy màu đỏ băng giấy nào dài hơn?Băng giấy nào ngắn hơn?(Vì sao)? - Muốn biết băng giấy nào dài hơn các con hãy đặt chồng 2 băng giấy lên nhau sao cho chiều rộng trùng nhau, 1 đầu của băng giấy trùng nhau và ở đầu kia các con thấy băng giấy nào có phần thừa ra?(Một đầu trùng nhau, đầu kia có phần thừa ra). =>Cô chốt lại: Băng giấy màu xanh có phần thừa ra cho nên băng giấy màu xanh dài hơn và băng giấy màu đỏ ngắn hơn. - Các con nhìn xem trong rổ mình có gì nữa không? - Các con hãy cất băng giấy màu đỏ và lấy băng giấy màu vàng ra nào. - Các con đoán xem băng giấy màu xanh có chiều dài như thế nào so với băng giấy màu vàng.Và băng giấy màu vàng có chiều dài như thế nào so với băng giấy màu xanh. - Băng giấy nào dài hơn, băng giấy nào ngắn hơn(vì sao)? - Để kiểm tra xem băng giấy nào dài hơn cô mời các con hãy đặt chồng 2 băng giấy lên nhau sao cho chiều rộng trùng nhau, 1 đầu trùng nhau và so sánh đầu kia xem băng giấy nào có phần thừa ra? - Các con thấy thế nào? - Băng giấy nào dài hơn, băng giấy nào ngắn hơn(vì sao)? =>Cô chốt lại: Băng giấy màu xanh có phần thừa ra cho nên băng giấy màu xanh dài hơn và băng giấy màu vàng ngắn hơn. * Ôn luyện củng cố: + Trò chơi 1: Dài hơn – ngắn hơn. - Cô nói tên gọi ->Trẻ nói kích thước. - Cô nói kích thước->trẻ nói tên gọi. - Cô tổ chức cho cả lớp chơi. + Trò chơi 2: Thi xem đội nào nhanh. - Cô giới thiệu cách chơi và luật chơi. + Cách chơi: Mỗi đội sẽ có một bức tranh, trên bức tranh sẽ có nhiều cặp đối tượng có kích thước dài – ngắn khác nhau, nhiệm vụ của các đội là lần lượt từng thành viên trong đội phải bật qua suối và lên khoanh tròn đối tượng có kích thước theo yêu cầu của cô. + Luật chơi: Mỗi bạn chỉ được khoanh tròn một cặp đối tượng. - Đội 1: Tìm và khoanh những đối tượng dài hơn. - Đội 2: Tìm và khoanh những đối tượng ngắn hơn. - Cho trẻ chơi 1-2 lần.->nhận xét kết quả. 3. Kết thúc: - Cô nhận xét và chuyển hoạt động. -Cô và trẻ cùng trò chuyện Trẻ chơi nhảy xa và ném bao cát. -Trẻ tìm và so snhá 2 đối tượng _Trẻ trả lời cô. Trẻ thực hiện thao tác. Trẻ cất và lay bang giay vàng ra Trẻ so sanh 2 băng giây Trẻ choi theo yeu cau của cô Trẻ chơi theo yeu cau của cô

Tài liệu đính kèm:

  • So sánh dài ngắn của hai đối tượng lứa 3_4 tuổi
    so sanh chieu dai cua 2 doi tuong 45 tuoi_12171403.doc

Giáo án LQVT
So sánh chiều dài của 2 đối tượng

1. Mục đích –yêu cầu:

-Trẻ nắm được kĩ năng so sánh chiều dài của 2 đối tượng. Trẻ hiểu và diễn đạt đúng các từ chỉ mối quan hệ về chiều dài của 2 đối tượng: Dài hơn, ngắn hơn, dài bằng nhau

- Rèn kĩ năng so sánh chiều dài 2 đối tượng, nêu được kết quả và giải thích được kết quả. Phát triển ngôn ngữ mạch lạc cho trẻ

- Trẻ chú ý, tích cực tham gia hoạt động

2.Chuẩn bị:

- Ống hút 2 túi có chiều dài khác nhau: xanh12cm; đỏ 10cm

- Bảng quay 2 mặt. Rổ  nhựa(4 cái), sáp màu. Đàn casio, Tranh các đối tượng dài ngắn khác nhau

3. Tiến hành:

* Ổn định – gây hứng thú:

Cô cho trẻ hát bài: “Cả nhà thương nhau” Cùng trò chuyện xem cả nhà trẻ hay đi chơi ở đâu? Có hay đi uống nước dừa, nước mía không? Dùng gì để uống? Vậy ống hút dùng để làm gì?Ngoài ùng để uống ra còn làm gì nữa?....

* Hoạt động 1: Ôn nhận biết sự khác nhau rõ nét về chiều dài 2 đối tượng

- Cô tạo chiếc vòng bằng 2 loại ống hút và đeo vào tay trẻ. Cho trẻ nhận xét tại sao vòng màu xanh thì đeo được, vòng màu đỏ thì lại không đeo được?

- Cô đo 2 ống hút cho trẻ xem. Trẻ nói ống nào dài ống nào ngắn.

- Cho trẻ chơi trò chơi: Nói nhanh, nói đúng.

* Hoạt động 2:    Dạy trẻ kĩ năng so sánh chiều dài của 2 đối tượng

- Cô cho trẻ về chỗ ngồi và đưa rổ ra phía trước, cô tặng mỗi trẻ 1 ống hút và yêu cầu trẻ lấy thêm 2 ống hút: một ống dài bàng ống hút của cô, một ống ngắn hơn ống hút của cô. Cho trẻ so sánh ống hút màu xanh với ống hút màu xanh, ống hút màu xanh với ống hút màu đỏ, sau đó nêu kết quả cho cô:

+ Ống hút màu xanh với ống hút màu xanh như thế nào? Vì sao con biết?( Vì cả 2 ống hút khi đặt cạnh nhau không có ống hút nào có phần thừa ra.)

+ Ống hút màu đỏ sovới màu xanh( màu xanh so với màu đỏ) như thế nào? Vì sao con biết? (Ống hút xanh dài hơn ống hút đỏ vì ống hút xanh xó phần thừa ra….)

-Cho trẻ nhác lại kết quả so sánh.

* Hoạt động 3:          Luyện tập- Củng cố

- Trò chơi 1:   Tìm bạn thân

 Cô phát ống hút cho trẻ khi nghe hiệu lệnh: “Tìm bạn thân”, trẻ hỏi cô “ Bạn nào, bạn nào”. Cô nói: Bạn có ống hút dài bằng nhau(hoặc ngắn hơn, dài hơn….)

- Trò chơi 2: Thi đội nào nhanh

- Nghe hiệu lệnh hoặc yêu cầu của cô trẻ khoanh các đối tượng dài ngắn khác nhau

* Kết thúc hoạt động: Cô nhận xét tiết học. Cho trẻ  đọc bài đồng dao: Ghánh ghánh, gồng gồng” ra sân chơi.

So sánh dài ngắn của hai đối tượng lứa 3_4 tuổi

HOẠT ĐỘNG NGOÀI TRỜI

- HĐCCĐ: - Quan sát bầu trời, thời tiết trong ngày.

- TCVĐ:            Nu na nu nống      - Chơi tự do: Chơi với đ/c ngoài trời., bóng..

1. Mục đích, yêu cầu.

- Trau dồi óc quan sát, khả năng phán đoán và ngôn ngữ của trẻ.

2. Chuẩn bị:

- Chỗ quan sát sạch sẽ, an toàn, thước chỉ.

- Đ/c ngoài trời: Xích đu, đu quay, cầu trượt sạch sẽ, an toàn, quần áo gọn gàng cho trẻ.

3. Tiến trình tổ chức hoạt động.

* Quan sát bầu trời, thời tiết trong ngày.

- Cô trò chuyện với trẻ trước khi ra sân phải tắt gì? Khi ra sân các cháu phải như thế nào?

- Cho trẻ nối đuôi nhau rồi dẫn trẻ ra ngoài trời và tìm nơi an toàn, sạch sẽ và cho trẻ quan sát bầu trời, thời tiết trong ngày.

- Cho trẻ nêu lên nhận xét của mình sau khi quan sát bằng các câu hỏi gợi ý của cô:

+ Hôm nay cô cho lớp mình quan sát gì nào?

+ Thế thời tiết hôm nay như thế nào các con?

+ Nhìn các đám mây con thấy như thế nào?

+ Có màu gì? Hôm nay các con thấy có lạnh không?

+ Trời nắng lạnh con phải mặc quần áo như thế nào?

+ Ra đường phải làm gì?

* TCVĐ:                                Nu na nu nống

Cho nêu lại cách chơi và cùng chơi với trẻ, bao quát giúp đỡ trẻ chơi.

* Chơi tự do: Chơi với xích đu, đu quay, cầu trượt. và đồ chơi mang theo. Cô bao quát trẻ chơi an toàn.

- Chơi xong cô cho trẻ đi rửa tay bằng xà phòng.

HOẠT ĐỘNG CHIỀU

Nội dung:   - Rèn các kĩ năng vẽ cho trẻ.

1. Mục đích:

- Trau dồi kỹ năng vẽ , tô màu cho trẻ.

- Hình thành thói quen sạch sẽ gọn gàng cho trẻ.

2 Chuẩn bị:

- Giầy, bút chì, bút màu đủ cho trẻ

3. Tiến hành:

* Rèn kỹ năng vẽ

* Rèn kĩ năng vẽ, tô màu.

- Cô phát giấy, bút chì, bút sáp màu cho trẻ, yêu cầu trẻ vẽ thêm hình vuông, cô gợi hỏi trẻ: Cầm bút bằng tay gì? Bằng mấy đầu ngón tay?  muốn vẽ được ngôi nhà thì phải vẽ như thế nào? gồm có hình gì/Vẽ hình vuông bằng các nét như thế nào?  để làm gì? Sau đó vẽ tiếp hình gì? ở đâu và hình đó làm gì? Sau khi vẽ xong chúng ta sẽ làm gì?Tô màu như thế nào?Tô phần nào trước? mái nhà tô màu gì? Thân nhà tô màu gì?

* Đánh giá các hoạt động trong ngày:


…………………………………………………………………………………….....