So sánh khả năng chịu tải các loại móng năm 2024

Hiện nay, ngành xây dựng phát triển kéo theo đó là sự phát triển của kỹ thuật móng. Có thể nói, móng là yếu tố quan trọng nhất quyết định độ bền và chắc lượng của công trình. Vậy, bạn đã bao giờ thắc mắc làm cách nào người ta có thể xây dựng được những công trình cao vút chưa? Vâng, đó là hoàn toàn dựa vào kỹ thuật tính toán sức chịu lực của móng. Bài viết sau đây là tổng hợp những thông tin có liên quan đến cách tính nhanh tải trọng truyền xuống móng. Hãy cùng tìm hiểu nhé!

Móng và các thành phần kết cấu cơ bản của một ngôi nhà

Móng là bộ phận quan trọng nhất của ngôi nhà, nó nằm ở phần thấp nhất của công trình (nằm dưới đất) và thường liên kết với các thành phần kết cấu chịu lực của ngôi nhà (tường, cột,...). Móng có chức năng tiếp nhận toàn bộ tải trọng của công trình bên trên và truyền xuống nền đất.

Móng và các thành phần cơ bản của một ngôi nhà

Trước khi tìm hiểu về cách tính nhanh tải trọng truyền xuống móng, bạn cần hiểu thêm một số thành phần kết của ngôi nhà, chẳng hạn như nền đất. Gắn liền với móng nhà chính là nền đất, nó đóng vai trò quan trọng trong việc tiếp nhận toàn bộ tải trọng và giữ cho ngôi nhà luôn luôn ổn định, không bị nghiêng hay lún. Khả năng chịu tải trọng của nền đất phải lớn hơn lực tác động của tải trọng công trình phía trên thì mới giữ cho công trình được ổn định.

Có bao nhiêu loại móng và yêu cầu của chúng là gì?

Trong xây dựng, có nhiều hình thức khác nhau để phân loại móng:

  • Phân theo đặc tính của khả năng chịu tải trọng: móng chịu tải trọng động và móng chịu tải trọng tĩnh.
  • Phân theo vật liệu: móng bê tông, cốt thép, gỗ, thép, đá hộc,....
  • Phân theo chiều sâu: móng nông và móng sâu.
  • Phân theo độ cứng mà móng có: móng mềm và móng cứng.

Đối với phần móng, sự kiên cố, bền lâu, ổn định và đạt hiệu quả kinh tế là những yêu cầu không thể thiếu. Khi xây dựng, phần móng phải được thiết kế sao cho phù hợp với yêu cầu chịu tải trọng của móng thông qua cách tính nhanh tải trọng truyền xuống móng. Bên cạnh đó, phần móng sau khi được xây dựng phải đảm bảo lún đều trong phạm vi cho phép độ lún đã thiết kế, tuyệt đối không được để xảy ra tình trạng gãy nứt hay trượt,... Để phần móng không bị phá huỷ bởi các tác nhân xâm thực hay nước ngầm, nước mặn,... thì loại vật liệu bạn chọn cho móng phải có khả năng chống lại các tác nhân trên.

Tải trọng trong xây dựng được hiểu là các tác động dưới dạng lực xuất phát từ bên ngoài. Mặt khác, tải trọng chính là trọng lượng mà công trình xây dựng đó phải chịu từ những thành phần kết cấu ở trên. Dưới đây là cách tính nhanh tải trọng truyền xuống móng:

Tải trọng của móng (tấn) = Lực nén theo phương đứng của công trình = Tổng tích sàn (m2) trong phạm vi chịu tải của cột (tức là trong phạm vi 1m2, tải trọng công trình sàn bê tông tương đương 1 tấn/m2)

Để giúp bạn dễ hiểu cách tính nhanh tải trọng truyền xuống móng hơn, chúng tôi sẽ cung cấp cho bạn 1 ví dụ để minh hoạ: Cho 1 nhà ống rộng 5m, nhà có 5 tầng và khoảng cách từ cột này đến cột khác là 5m. Khi đó ta có cách tính nhanh tải trọng truyền xuống móng như sau:

Tải trọng của móng ở những hàng gian ở giữa nhà là: (5/2)x5x5 = 62,5 (tấn). Ngoài ra, móng ở cột góc là (5/2)x(5/2)x5 = 31,25 (tấn)

Thông thường, công thức để tính tải trọng truyền xuống móng sẽ được xác định bởi tải trọng động, tải trọng tĩnh, động đất và gió. Tuy nhiên, việc tính toán tổ hợp này lại mất nhiều thời gian và khá phức tạp.

Như vậy, thông qua bài viết này, chúng tôi đã chia sẻ đến các bạn cách tính nhanh tải trọng truyền xuống móng. Ngoài ra, chúng tôi còn cung cấp thêm cho bạn một số kiến thức liên quan đến khái niệm móng. Mong rằng những thông tin sẽ đem lại cho bạn nhiều kiến thức và sẽ giúp ích được cho bạn trong lĩnh vực này.

Là đơn vị ép cọc uy tín hơn 20 năm ở khu vực Tiền Giang, Bến Tre, Long An, Đồng Tháp, Vĩnh Long. Chúng tôi luôn đưa ra giải pháp tiết kiệm, an toàn và hiệu quả nhất cho nhà thầu, chủ đầu tư.

Tìm hiểu có mấy loại móng, cũng như ưu điểm, nhược điểm của các loại móng là những kiến thức quan trọng để bạn đưa ra được phương án xây nhà, căn hộ, trường học,…. phù hợp bên cạnh sự tư vấn của đội ngũ kiến trúc sư, kỹ sư.

So sánh khả năng chịu tải các loại móng năm 2024
Tìm hiểu các loại móng trong xây dựng.

Là bộ phận quan trọng và là bước thi công đầu tiên trong xây dựng các công trình, móng có rất nhiều loại như: Móng cọc, móng băng, móng đơn, móng bè, móng sâu và móng nâu. Hiểu hơn về 3 loại móng qua sự tư vấn của Đội ngũ Kiến trúc sư, Kỹ sư của Gaea Field Việt Nam qua bài viết!

Hiểu về móng trong xây dựng công trình

Móng là bộ phận ở phần thấp nhất của công trình, nằm ngầm dưới mặt đất, chịu toàn bộ tải trọng của công trình và truyền đều xuống nền đất.

Độ sâu của móng so với mặt đất sẽ được quyết định bởi các yếu tố sau:

  • Tính chất của đất nền: Có kết quả từ số liệu khảo sát địa chất, hiện trạng của khu đất.
  • Tải trọng và độ cao của công trình

Dù là loại móng nào thì móng cũng phải đảm bảo những yêu cầu kỹ thuật chung như sau:

  • Kiên cố: Thiết kế móng đảm bảo có kích thước phù hợp với yêu cầu chịu lực (tức là đảm bảo góc truyền lực).
  • Ổn định: Sau khi công trình được xây dựng, móng phải lún đều trong phạm vi cho phép từ 8-10cm. Móng không bị gãy, nứt hoặc bị trượt.
  • Bền lâu: Móng phải bền vũng trong suốt quá trình sử dụng. Lưu ý, lớp bảo vệ móng, độ sâu chọn móng, vật liệu làm móng phải có khả năng chống lại các tác nhân môi trường như: nước mặn, nước ngầm và các tác nhân khác.
  • Yêu cầu kinh tế: Thông thường, chi phí móng chiếm 8-10% giá thành công trình. Còn nếu có tầng hầm, thì móng chiếm 12-15% giá thành công trình. Vì vậy, cần chọn hình thức và vật liệu làm móng phù hợp với các điều kiện trên để tránh lãng phí.

1. Ưu và nhược điểm của móng băng

So sánh khả năng chịu tải các loại móng năm 2024
Ưu và nhược điểm của móng băng.

Móng băng là loại móng chạy dọc bên dưới các tường chịu lực hoặc tạo các dải dưới chân của hệ thống cột chịu lực. Móng băng được làm bằng bê tông cốt thép. Móng băng gồm móng băng một phương và móng băng hai phương.

Ưu điểm của móng băng gồm:

  • Đảm bảo truyền tải trọng công trình xuống đều cho các cọc bê tông bên dưới.
  • Giúp giảm áp lực đáy móng.
  • Khi không dùng được móng đơn thì móng băng là lựa chọn cần thiết.
  • Móng băng lún đều nên giúp chống lại hiện tượng lún không đều giữa các cột.
  • Móng băng áp dụng tốt cho các trường hợp nền xấu và những công trình không quá lớn.

Nhược điểm của móng băng gồm:

  • Độ ổn định về lật, trượt của móng kém vì móng băng thuộc loại móng nông.
  • Sức chịu tải của nền móng không cao, thường chỉ sử dụng cho các công trình có quy mô nhỏ vì ở các lớp đất phía trên có sức chịu tải không lớn (trừ khi có lớp đất đá gốc gân mặt đất).
  • Trong trường hợp mực nước mặt nằm sâu: Phương án thi công sẽ khá phức tạp do phải tăng các công trình phụ trợ và tăng chiều dài cọc ván khi thi công.
  • Trong trường hợp thi công trên địa chất đất không ổn định, đất bùn yếu thì nên chọn phương án móng cọc thay thế.

2. Ưu và nhược điểm của móng cọc

So sánh khả năng chịu tải các loại móng năm 2024
Ưu và nhược điểm của móng cọc.

Móng cọc là loại móng được sử dụng phổ biến tại công trình được xây dựng trên nền đất yếu hoặc công trình có tải trọng khá lớn.

Dựa vào đặc tính làm việc của móng cọc trong đất, móng cọc được chia làm 2 loại: Móng cọc chống và móng cọc ma sát. Móng cọc dùng cho trường hợp dưới lớp đất yếu là lớp đất rắn (đá). Cọc được đóng tới lớp đất rắn và truyền tải trọng vào đó. Còn móng cọc ma sát thì được dùng cho trường học lớp đất rắn quá sâu. Lúc này, cọc ma sát sẽ truyền tải trọng vào đất thông qua lực ma sát giữa đất với bề mặt của cọc. Dựa vào vật liệu làm cọc, móng cọc có 2 loại: Móng cọc dùng tre và móng cọc bê tông.

Ưu điểm của móng cọc gồm:

  • Cho phép giảm khối lượng đất đào móng khoảng 85%, bê tông khoảng 30-40%. Nên giá thành của móng giảm xuống 35%.
  • Tuổi thọ công trình và độ tin cậy cao.
  • Phương pháp thi công đóng cọc hàng loạt được áp dụng thay cho cọc bê tông cốt thép cổ điển.
  • Chuyển vị khi uốn cọc nhỏ hơn rất nhiều so với cọc cổ điển vì được ứng lục trước.
  • Momen uốn nứt lớn nên có thể sản xuất cọc có tiết diện và chiều dài lớn.

Nhược điểm của móng cọc gồm:

  • Chiều sâu thi công đạt trung bình từ 10-60m.
  • Tiết diện trung bình từ 20×20 đến 45×45 cho cọc vuông và cọc tròn là d25-d70.
  • Sử dụng cho công trình có tải trọng làm việc dài hạn trung bình. Thường từ 40T-400T/cọc.

3. Ưu và nhược điểm của móng đơn

So sánh khả năng chịu tải các loại móng năm 2024
Ưu và nhược điểm của móng đơn.

Móng đơn là loại móng đỡ một cột hoặc một cụm cột đứng sát nhau nhằm chịu lực. Mong đơn thường nằm riêng lẻ trên mặt đất. Mong đơn có thể có hình tròn, hình vuông hoặc hình chữ nhật.

Ưu điểm của móng đơn:

  • Tiết kiệm chi phí

Nhược điểm của móng đơn:

  • Móng đơn thường chỉ nên dùng cho trường hợp đất nền có sức chịu tải tốt, tải trọng ngoài không lớn lắm. Do đó, khi móng đơn được dùng cho cột nhà dân dụng, nhà công nghiệp mà gặp trường hợp chịu tải trọng lớn thì phải mở rộng đáy móng, cũng như tăng cả chiều dài móng và chiều sâu chôn móng.

Trên đây là những thông tin cơ bản về các loại móng phổ biến trong xây dựng. Đừng quên tiếp tục theo dõi vì ở phần 2 Gaea Field Việt Nam sẽ tiếp tục cập nhật thêm ưu và nhược điểm của 3 loại móng khác gồm: móng bè, móng nông và móng sâu.