So sánh lpddr3 và ddr4

DDR4 sẽ là chuẩn RAM mới thay thế cho DDR3 vốn đang rất phổ biến hiện nay trên cả laptop, desktop lẫn thiết bị di động. DDR4 có lợi hơn so với DDR3 về mặt tiêu thụ điện, tốc độ cũng như dung lượng. Trong bài này mời anh em tìm hiểu những thông tin cơ bản về DDR4, sự khác biệt so với DDR3 và những ảnh hưởng mà nó có thể mang lại cho chúng ta trong quá trình sử dụng máy tính / thiết bị di động hằng ngày.

Có thể bạn quan tâm: Phân biệt bộ nhớ RAM thật giả?

RAM DDR4 là gì?

Nguyên chữ DDR4 SDRAM là để viết tắt cho cụm từ “double data rate fourth generation synchronous dynamic random-access memory”, và nó cũng sẽ được sử dụng như là bộ nhớ RAM cho máy tính. Quá trình phát triển của DDR4 đã bắt đầu từ tận năm 2005, trong khi đó DDR3 thì mãi tới năm 2007. Samsung là công ty sản xuất ra module RAM DDR4 đầu tiên hồi năm 2011 và công nghệ này được kì vọng sẽ trở nên phổ biến hơn trong năm 2016 và 2017, dần dần thay thế hẳn DDR3 giống như cách mà DDR3 đã hất văng DDR2 ra khỏi thị trường vài năm trước.

Ngoài chuyện xem trên vỏ hộp hay đọc thông số thiết bị, anh em có thể nhận biết DDR4 chỉ bằng mắt thường thông qua việc xác định lỗ trống trên thanh RAM. Hãy xem hình bên dưới (áp dụng cho desktop), lỗ trống của DDR4 dịch vào giữa nhiều hơn so với DDR3. Lỗ trống này xuất hiện là nhằm đảm bảo rằng người dùng sẽ không bao giờ có thể gắn lộn chuẩn RAM này vào khe RAM khác trên mainboard. Tất nhiên, điều này chỉ đúng cho RAM laptop và desktop, còn RAM cho thiết bị di động thường là hàn chết lên bo mạch chủ rồi nên chúng ta khó mà biết được bằng mắt.

So sánh lpddr3 và ddr4

Cách phân biệt bộ nhớ Ram DDR3 và DDR4

Lợi ích của DDR4 so với DDR3

So sánh với DDR3 và DDR2, mời các bạn nhìn vào biểu đồ này là sẽ hiểu ngay:


Phân biệt DDR4 và các chuẩn cũ hơn

Ghi chú: Mật độ tối đa của chip nhớ có thể tăng lên theo thời gian. Con số 16Gb nói trên lấy từ tài liệu của Micron (2/2016)

Tóm lại thì chúng ta có gì?

1. DDR4 nhanh hơn, tức là dữ liệu sẽ được truyền tải giữa RAM, CPU và các thành phần khác với tốc độ cao hơn, và thiết bị sẽ chạy nhanh hơn.

2. DDR4 tiết kiệm điện hơn, tức là máy tính, điện thoại sẽ có pin dài hơn. Các laptop ngày nay thường có RAM 4GB hoặc 8GB nên sẽ tiết kiệm được khá nhiều điện năng, còn smartphone sắp tới cũng sẽ mở rộng trên mức 4GB RAM nên cũng đạt hiệu quả tương tự.

So sánh lpddr3 và ddr4

Cũng giống như DDR3, DDR4 sẽ có thêm một “chuẩn phụ” là LPDDR4. Đây cũng là DDR4 mà thôi, có điều nó được thiết kế với mức điện năng tiêu thụ thậm chí còn thấp hơn nữa và chủ yếu dùng trong những thiết bị di động. Smatphone, tablet ngày nay phần lớn đang xài LPDDR3, một số ít đã xài LPDDR4 như Samsung Galaxy S6, Galaxy Note 5 và iPhone 6s.

3. Và mỗi con chip nhớ trên DDR4 có thể có mật độ lớn hơn, đồng nghĩa với việc mỗi thanh RAM DDR4 sẽ có dung lượng lớn hơn. Về mặt lý thuyết, một thanh DDR4 có thể hỗ trợ tối đa đến 512GB, còn DDR3 hiện tại là 128GB mà thôi. Trên thực tế, thanh DDR4 16GB đã ra đời từ năm 2014 và hứa hẹn sẽ còn tăng nhanh trong vài năm tới. Trong khi đó, trên thị trường DDR3 thì có thể dễ dàng tìm mua thanh 8GB, thanh 16GB thì hiếm hơn còn mức cao hơn nữa thì chưa thấy.

Nói về xung nhịp bus, DDR3 có các mức sau: 800, 1066, 1333, 1600, 1866, 2133MHz. Còn với DDR4, chúng ta có 1600, 1866, 2133, 2400, 2666, 3200MHz, thậm chí là 4266MHz. Bus là đường kết nối giữa RAM với bộ điều khiển, và bus cao hơn tức là dữ liệu có thể được truyền đi với tốc độ cao hơn. Lúc mua RAM thì anh em nhớ để ý xem máy mình hỗ trợ bus bao nhiêu để mua đúng số đó.

Khả năng tương thích

Tính đến thời điểm mình viết bài này, RAM DDR4 được hỗ trợ bởi mainboard dùng chipset Intel X99 và các CPU thuộc dòng Haswell-EX, bao gồm Intel Xeon E7, E5, E3 và D, ngoài ra còn có Intel Core i7-59XX và 58XX. Nhiều CPU mới thuộc dòng Intel Skylake, cả bản cho desktop và cho laptop, với chipset H110, B150, Q150, H170, Q170Z170 cũng đã hỗ trợ cho RAM DDR4.

Phía AMD thì chưa có chipset hay APU / CPU nào hỗ trợ chính thức cho RAM DDR4. Hãng hứa hẹn sẽ ra mắt thêm nhiều vi xử lý như thế trong năm 2016.

Ở mảng thiết bị di động, Qualcomm đã có SoC Snapdragon 810 và 820 là hỗ trợ cho RAM DDR4 và LPDDR4, Samsung thì có chip Exynos 7420 và những đời mới hơn, còn Apple thì có A9 và A9X.

So sánh lpddr3 và ddr4

Liệu bạn có cần RAM DDR4 và khi nào?

Ngay bây giờ bạn đã có thể xách tiền đi mua RAM DDR4 rồi, tuy nhiên khả năng cao là phần cứng hiện tại của bạn chưa hỗ trợ cho chuẩn bộ nhớ mới này (do CPU, chipset, mainboard…). Ngoài ra, do còn mới nên giá cho thanh RAM DDR4 vẫn đắt, theo nhiều nhà phân tích là có thể cao hơn từ 40% đến 50% so với RAM DDR3 cùng dung lượng. Ví dụ, nếu bạn mua RAM DDR3 16GB với giá 140$ thì bạn sẽ mua RAM DDR4 16GB với giá tầm 210$. Do đó, việc đầu tư RAM DDR4 ngay vào lúc này cho hầu hết nhu cầu thông thường không phải là một quyết định mang tính kinh tế. Trừ khi bạn biết rất rõ mình cần gì và tại sao DDR4 sẽ giúp công việc của bạn tốt hơn thì mới nên nâng cấp.

So sánh lpddr3 và ddr4

Tất nhiên, đây chỉ là trong ngắn hạn, còn trong dài hạn thì RAM DDR4 sẽ rẻ hơn nhiều và đến một lúc nào đó sẽ ngang bằng hay thậm chí là thấp hơn DDR3. Đó là lúc mà các mainboard, chipset và CPU tương thích với DDR4 trở nên đại trà, nhìn đâu cũng thấy, ra tiệm vi tính nào mua cũng có. Đây cũng là lúc mà nhiều anh em đang xài hệ thống máy tính cũ tiến hành nâng cấp lên dàn máy mới, và khi đó hẳn lựa chọn của chúng ta sẽ là DDR4 chứ chẳng tội gì mà phải đi mua DDR3 cả. Tương tự, laptop cũng sẽ phổ biến với DDR4 nhiều hơn, và nếu anh em có nhu cầu nâng cấp laptop trong khoảng 1-2 năm tới thì nhớ để ý vụ này.

Nói về bus RAM, Kelt Reeves, chủ tịch công ty sản xuất máy tính Falcon Northwest, cho rằng với nhu cầu bình thường thì bus quá cao sẽ không mang lại lợi ích gì. “Với các thế hệ CPU hiện tại, gần như không có lợi gì thêm nếu dùng RAM DDR3 với bus cao hơn 1866MHz.”

Cũng theo Reeves, nhu cầu tiêu thụ điện thấp của DDR4 sẽ là điểm mấu chốt để thu hút người dùng cũng như các nhà sản xuất. Nếu dùng cho thiết bị di động thì nó sẽ giúp kéo dài thời lượng pin thêm một chút, dùng cho laptop hay desktop thì giảm được nhiệt năng thừa bị thải ra.

Tham khảo: PCWorld, Lenovo, Intel, Micron

Nguyễn Văn Thịnh 10/02 356 bình luận

RAM DDR4 có thể hiểu đơn giản là thế hệ thứ 4 của DDR RAM. DDR4 lần đầu xuất hiện vào năm 2012 thay thế cho DDR3, nó đang được sử dụng một cách rộng rãi trên thị trường hiện nay.

DDR4 sử dụng điện áp 1,2V. Nó có khả năng Bus speed vô cùng lớn từ 1600, 1866, 2133, 2400, 2666, 3200MHz, 4266MHz hay thậm chí một số nhà sản xuất còn chế tạo các thanh RAM DDR4 tốc độ siêu cao lên tới 4800MHz. Dung lượng tối đa trên mỗi thanh DDR4 cũng cao hơn nhiều so với RAM DDR3, nó có thể lưu trữ 512 GB.

Các dòng CPU phổ biến hiện nay chỉ hỗ trợ băng thông dưới 46GB/s, tương ứng với hai kênh RAM. Tức là người dùng chỉ cần lắp hai thanh RAM DDR4 - 2933MHz là có thể xả hết băng thông của CPU, Bus RAM cao hơn cũng không ảnh hưởng nhiều đến tốc độ xử lý của CPU.

RAM DDR4 là thế hệ thứ 4 của DDR RAM

RAM DDR4 có tốc độ nhanh hơn nhiều so với RAM DDR3.Tức là dữ liệu sẽ được truyền tải giữa RAM, CPU và các thành phần khác với tốc độ cao hơn, và thiết bị sẽ chạy nhanh hơn. Nó bắt đầu từ 2133 MHz - Một mức được coi là cao trên DDR3.

RAM DDR4 có tốc độ nhanh hơn DDR3

RAM DDR4 sẽ tiêu thụ điện năng ít hơn so với RAM DDR3 giúp cho chiếc laptop hoặc chiếc điện thoại của bạn sẽ có pin dài hơn. Nó tiêu thụ điện năng ít hơn đến 40% và chỉ yêu cầu 1,2V cho mỗi mô-đun. Việc sử dụng RAM DDR4 sẽ giúp bạn giảm lượng tiêu thụ điện năng hơn so với sử dụng RAM DDR3.

RAM DDR4 tiết kiệm điện năng hơn

DDR4 có thể tạo các mô-đun bộ nhớ đơn dung lượng cao lên đến 512GB do hỗ trợ công nghệ xếp chồng và khuôn mật độ cao hơn. Còn RAM DDR3 hiện tại chỉ có 128GB mà thôi! Với dung lượng lớn, RAM DDR4 sẽ giúp bạn giải quyết công việc nhanh hơn!

Với những cải tiến về khả năng dự phòng theo chu kỳ, phát hiện chẵn lẻ "lệnh và địa chỉ" trên chip và tính toàn vẹn của tín hiệu được nâng cao, DDR4 là sản phẩm DDR đáng tin cậy nhất hiện nay.

DDR4 là sản phẩm DDR đáng tin cậy nhất hiện nay

Mô tả

DDR3

DDR4

Mật độ chip

512Mb-8GB

4GB-16GB

Data Rates

800Mb/s – 2133Mb/s

1600Mb/s – 3200Mb/s

Điện áp

1,5V

1,2V

Tiêu chuẩn điện áp thấp

Có (DDR3L ở mức 1.35V)

Kỳ vọng ở mức 1.1V

Bank bên trong

8

16

Nhóm Bank (BG)

0

4

Đầu vào VREF

2 – DQs và CMD/ADDR

1 – CMD/ADDR

tCK – DLL được kích hoạt

300MHz – 800MHz

667MHz – 1,6GHz

tCK – DLL được tắt đi

10MHz – 125MHz (tùy chọn)

Chưa định nghĩa đến 125MHz

Giá trị RTT (tính theo Ω)

120, 60, 40, 30, 20

240, 120, 80, 60, 48, 40, 34

Các chế độ ODT

Nominal, Dynamic

Nominal, Dynamic, Park

Thanh ghi đa năng

Bốn thanh ghi – 1 Được định nghĩa, 3 RFU

Bốn thanh ghi – 3 Được định nghĩa, 1 RFU

Ngoài Intel Core i7-59XX58XX, bo mạch chủ chipset Intel X99 và CPU dòng Haswell-EX hỗ trợ RAM DDR4, bao gồm Intel Xeon E7, E5, E3 D. Nhiều CPU mới trong dòng Skylake của Intel, bao gồm cả phiên bản máy tính để bàn và máy tính xách tay cũng như chipset H110, B150, Q150, H170, Q170 và Z170, cũng hỗ trợ RAM DDR4.

Không có chipset hoặc APU / CPU nào chính thức hỗ trợ RAM DDR4 từ phía AMD. Công ty đang hứa hẹn sẽ có nhiều bộ vi xử lý này hơn trong năm 2016.

Trong không gian di động, Qualcomm có SoC Snapdragon 810 820 với hỗ trợ RAM DDR4 và LPDDR, Samsung có Exynos 7420 trở lên và Apple có A9A9X.

Khả năng tương thích của RAM DDR4 là khá lớn

Một số mẫu laptop đang kinh doanh tại Thế Giới Di Động

Vừa rồi bài viết RAM DDR4 là gì? Có gì nổi bật? So sánh sự khác biệt giữa DDR3 và DDR4. Mong bài viết sẽ giúp ích cho bạn. Hẹn gặp các bạn