So sánh quốc gia phong kiến phương đông và phương tây

Khái niệm xã hội phong kiến

Trước khi đi vào So sánh chế độ phong kiến phương Đông và phương Tây chúng tôi làm rõ tới Quý độc giả khái niệm xã hội phong kiến.

Show

Xã hội phong kiến là chế độ xã hội theo sau xã hội cổ đại, và được hình thành trên cơ sở tan rã của xã hội cổ đại. Quá trình suy vong của xã hội cổ đại phương Đông và xã hội cổ đại phương Tây không giống nhau.

Do đó, sự hình thành xã hội phong kiến ở hai khu vực này cũng có những điểm khác biệt.

So sánh quốc gia phong kiến phương đông và phương tây

Sự khác nhau giữa xã hội phong kiến phương Đông và xã hội phong kiến ở châu Âu.

Chi tiết Chuyên mục: Bài 30: Tổng kết

Nội dung so sánhPhương ĐôngPhương Tây
Thời gian hình thànhTừ thế kỉ III TCN đến khoảng thế kỉ X, từ rất sớm.Từ thế kỉ V đến thế kỉ X, hình thành muộn.
Thời kì phát triểnTừ thế kỉ X đến XV, phát triển khá chậm.Từ thế kỉ XI đến XIV, phát triển rất phồn thịnh.
Thời kì khủng hoảngTừ thế kỉ XVI đến XIX và kéo dài suốt 3 thế kỉ.Từ thế kỉ XV đến XVI, kết thúc sớm và bắt đầu chuyển sang chủ nghĩa tư bản.
Cơ sở kinh tếNông nghiệp đóng kín trong công xã nông thôn.Nông nghiệp đóng kín trong lãnh địa.
Giai cấp cơ bảnĐịa chủ và nông dân lĩnh canh (bóc lột thông qua tô thuế).Lãnh chúa và nông nô (bóc lột thông qua tô thuế).
Thể chế chính trịQuân chủQuân chủ

(Nguồn: trang 148 sgk Lịch Sử 7:)

1. Khái quát về nhà nước phong kiến:

Về mặt thuật ngữ, chế độ phong kiến (phong tước, kiến địa) là một từ gốc Hán-Việt: xuất phát từ hệ tư tưởng chính trị thời Tây Chu, Trung Quốc. Đặc điểm chung của chế độ phong kiến là giai cấp địa chủ phong kiến nắm quyền sở hữu phần lớn ruộng đất (gồm cả sở hữu tư nhân và sở hữu nhà nước) và tiến hành bóc lột địa tô (dưới nhiều hình thức như tô lao dịch, tô sản phẩm, tô tiền hay những hình thức kết hợp) đối với nông dân không có hay có ít ruộng đất (dưới những hình thức và mức độ lệ thuộc khác nhau). Xã hội phân hoá thành những giai cấp và đẳng cấp khác nhau. Hệ thống chính trị có thể là phân quyền cát cứ hay tập quyền theo chính thể quân chủ. Cơ sở kinh tế chủ yếu là nông nghiệp dựa trên sản xuất nhỏ của nông dân, những giai đoạn cuối, kinh tế hàng hoá phát triển mạnh dẫn đến sự ra đời của kết cấu kinh tế – xã hội tư bản chủ nghĩa.

2. So sánh nhà nước phong kiến Phương Đông và phương Tây:

Để thấy rõ những điểm tương đồng và khác biệt cũng như có những đánh giá đúng đắn hơn về nhà nước phong kiến phương Đông và nhà nước phong kiến phương Tây, có thể so sánh dựa trên các tiêu chí: Thời điểm ra đời, hình thức nhà nước, cơ cấu tổ chức bộ máy nhà nước, bản chất và chức năng nhà nước.

2.1. Sự giống nhau:

v Thời điểm ra đời (Quá trình hình thành, phát triển và suy vong): Sự hình thành chế độ phong kiến cũng như nhà nước phong kiến chính là quá trình phong kiến hóa, đó là cả một quá trình, diễn ra trong thời gian dài và có hai con đường: Một là, hình thành từ nền tảng là nhà nước chiếm hữu nô lệ. Hai là, có những nước từ chế độ công xã nguyên thủy đang tan rã, bỏ qua chế độ chiếm hữu nô lệ tiến thẳng lên chế độ phong kiến và thiết lập nhà nước phong kiến. Sự suy vong của hai nhà nước phong kiến phương Đông và phương Đông và phương Tây cũng đều cùng xuất phát từ mâu thuẫn giai cấp giữa nông dân với quý tộc phong kiến.

v Cơ sở kinh tế, xã hội, chính trị, tư tưởng: Về cơ sở kinh tế: nhà nước phong kiến phương Đông và phương Tây đều có nền kinh tế nông nghiệp, bên cạnh là kinh tế thủ công nghiệp và buôn bán nhỏ, kinh tế mang tính chất tự cung, tự cấp. Quan hệ sản xuất chủ yếu dựa trên chế độ sở hữu của địa chủ phong kiến đối với tư liệu sản xuất (chủ yếu là ruộng đất) và sản phẩm lao động. Xã hội hình thành hai giai cấp cơ bản: nông dân (ở phương Tây gọi là nông nô) và địa chủ phong kiến (ở phương Tây thường gọi là lãnh chúa, hoặc chúa đất). Bóc lột địa tô là phương thức bóc lột đặc trưng và phổ biến; đặc điểm tiêu biểu của nhà nước phong kiến là phân chia đẳng cấp. Về chính trị,tư tưởng: chế độ phong kiến phân quyền được hình thành và đi từ phân quyền đến tập quyền. Cả hai nhà nước phong kiến phương Đông và phương Tây đều lấy tôn giáo làm cơ sở lí luận cho sự thống trị của mình (Trung Quốc là Khổng giáo hay Nho giáo, Ấn Độ là Hồi giáo, châu Âu là Thiên Chúa giáo).

v Về hình thức nhà nước: Hình thức chính thể phổ biến của nhà nước phong kiến là quân chủ, trải qua hai giai đoạn – phân quyền cát cứ và trung ương tập quyền. Từ góc độ hình thức cấu trúc nhà nước thì hầu hết các nhà nước phong kiến đều là những nhà nước đơn nhất. Về chế độ chính trị, các nhà nước phong kiến, kể cả phương Đông và phương Tây đều sử dụng các phương pháp cai trị độc đoán, chuyên quyền để thực thi quyền lực của giai cấp địa chủ phong kiến, bắt nông dân và những người lao động khác phải phục tùng tuyệt đối quyền lực đó.

v Về cơ cấu tổ chức bộ máy nhà nước: So với bộ máy nhà nước chủ nô, bộ máy nhà nước phong kiến phát triển hơn về cách thức tổ chức, phương thức hoạt động, phân định chức năng, nhiệm vụ giữa các cơ quan nhà nước. Bộ máy nhà nước đứng đầu là vua, giúp vua là quan. Vua, quan là những giai cấp thống trị nhân dân.

v Về bản chất và chức năng nhà nước: Xét về mặt bản chất, nhà nước phong kiến là công cụ chuyên chính của giai cấp địa chủ phong kiến đối với nông dân và những người lao động khác nhằm duy trì, củng cố địa vị và bảo vệ lợi ích của giai cấp thống trị xã hội. Về chức năng nhà nước, cả nhà nước phong kiến phương Đông và phương Tây đều thực hiện 2 chức năng chính là chức năng đối nội (bảo vệ, củng cố và phát triển chế độ sở hữu của giai cấp địa chủ phong kiến đối với tư liệu sản xuất, duy trì chế độ bóc lột, đàn áp nông dân và các tầng lớp khác) và chức năng đối ngoại (phòng thủ chống xâm lược từ bên ngoài, gây chiến tranh xâm lược các nước khác, hoạt động đối ngoại hữu hảo ở từng thời điểm với các quốc gia khác,…)

Xem thêm: Nhà nước tư sản và nhà nước phong kiến

2.2. Sự khác nhau:

v Thời điểm ra đời (các quá trình hình thành, phát triển, suy vong):

Ở phương Đông nhà nước phong kiến xuất hiện sớm hơn ở phương Tây, do nhu cầu trị thủy, làm thủy lợi phục vụ sản xuất nông nghiệp, đoàn kết chống ngoại xâm; và hình thành sớm nhất ở Trung Quốc, từ thế kỷ III trước công nguyên. Tuy nhiên, quá trình phát triển lại rất chậm (Trung Quốc thế kỷ VII – XVI), các nước Đông Nam Á (thế kỷ X – XIV). Quá trình suy vong dài, bởi có sự xâm nhập của chủ nghĩa thực dân nên mâu thuẫn dân tộc, giai cấp đã làm chế độ phong kiến suy yếu, khủng hoảng. Nhân dân phương Đông phải tiến hành cuộc cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân chống thực dân, lật đổ phong kiến. Ở phương Tây, chế độ phong kiến xuất hiện muộn hơn (thế kỷ V – X), nó được hình thành sớm nhất đã là thế kỷ V sau công nguyên (ở Tây Âu). Nó phát triển rất nhanh (Thế kỷ XI – XIV) và thời gian suy vong ngắn (Thế kỷ XV – XVI). Ở phương Tây, nhà nước phong kiến ra đời trên cơ sở chế độ chiếm hữu nô lệ đã từng phát triển đến đỉnh cao, quan hệ nô lệ mang tính chất điển hình. Sự hình thành quan hệ phong kiến trong lòng đế quốc LaMã là yếu tố cơ bản, quyết định, công cuộc chinh phục các bộ lạc của người Giécmanh là yếu tố thúc đẩy quá trình phong kiến hóa. Còn ở phương Đông, chế độ phong kiến ra đời trên cơ sở chế độ nô lệ phát triển không đầy đủ, quan hệ nô lệ mang tính chất gia trưởng.

v Về cơ sở kinh tế – chính trị – xã hội – tư tưởng:

Cơ sở kinh tế: Ở phương Tây (Tây Âu), chế độ tư hữu ruộng đất đã phát triển triệt để từ thời cổ đại. Đặc điểm cơ bản của chế độ phong kiến ở đây là kinh tế lãnh địa, giai cấp lãnh chúa và nông nô, hệ thống đẳng cấp dựa trên quan hệ lãnh chúa – chư hầu, tình trạng phân quyền cát cứ kéo dài. Ở trung kì (thời kì phát triển), thủ công, thương nghiệp phát triển, dẫn tới sự xuất hiện thành thị trung đại. Khác với phương Tây, kinh tế phương Đông lại bó hẹp ở công xã nông thôn. Kinh tế địa chủ với quan hệ địa chủ – tá điền chiếm ưu thế, ruộng đất thuộc sở hữu của nhà nước, một phần ruộng đất được phân phong cho quý tộc, quan lại, một phần được cấp cho nông dân theo định kỳ để nhà nước thu thuế, như chế độ quân điền ở Trung Quốc, chế độ ban điền ở Nhật Bản,..(sở hữu tư nhân phát triển chậm). Về cơ sở xã hội: Giai cấp thống trị phương Đông là địa chủ, quý tộc, còn ở phương Tây thế lực thống trị gồm lãnh chúa, quý tộc, tăng lữ. Giai cấp bị trị: Nông dân tá điền (phương Đông) so với nông nô (phương Tây) có phần dễ chịu và ít khắt khe hơn. Mâu thuẫn giữa hai giai cấp cơ bản trong chế độ phong kiến phương tây nặng nề và gay gắt hơn phương Đông. Về chính trị, tư tưởng: Chế độ quân chủ phương Đông xuất hiện sớm hơn ở phương Tây. Sự chuyển biến từ chế độ phân quyền sang tập quyền ở phương Đông (thời Tần Thủy Hoàng) và A-sô-ka diễn ra sớm. Trong khi đó ở phương Tây sự tập quyền diễn ra chậm trễ (thế kỉ XIV) và nhà vua được sự giúp đỡ của thị dân mới dẹp được sự cát cứ của các lãnh chúa. Sự can thiệp của tầng lớp tăng lữ phương Tây vào hệ thống chính trị là rõ ràng và chặt chẽ hơn phương Đông.

v Về hình thức nhà nước:

Ở phương Tây, một đặc trưng, phổ biến và bao trùm của nhà nước là trạng thái phân quyền cát cứ. Hình thức chính thể quân chủ chuyên chế chỉ xuất hiện ở thời kì cuối – thời kì suy vong của chế độ phong kiến và chỉ ở một số nước như Pháp, Anh, Tây Ban Nha,…Còn ở một số nước như Italia, Đức,…trạng thái phân quyền cát cứ tồn tại suốt cả chế độ phong kiến. Tính chuyên chế ở chính thể quân chủ chuyên chế không cao như ở phương Đông. Ngoài ra, còn có hình thức chính quyền tự trị thành phố là chính quyền cục bộ, tồn tại trong những khoảng thời gian không lâu. Bên cạnh đó còn có sự ra đời và tồn tại của các cơ quan đại diện đẳng cấp…Ở phương Đông, hình thức kết cấu của nhà nước phổ biến là trung ương tập quyền, phát triển thành hình thức chính thể quân chủ chuyên chế, mang tính chuyên chế cực đoan. Trong chính thể này, vua có uy quyền tuyệt đối, là đấng chí cao vô thượng và được thần thánh hóa là “thiên tử”, “thiên hoàng”…Dạng chính thể này tồn tại trong suốt thời kì phong kiến.

v Về cơ cấu tổ chức bộ máy nhà nước:

Bộ máy nhà nước phong kiến phương Đông thể hiện tính trung ương tập quyền cao độ, Vua hay Hoàng đế là người nắm hết mọi quyền lực, quan lại các cấp đều là tôi tớ của vua, dân chúng trong nước đều là thần dân của vua. Hệ thống quan lại được tổ chức 2 cấp, trung ương và địa phương với đẳng cấp phân minh, biên chế chặt chẽ. Điển hình cho nhà nước phong kiến phương Đông là nhà nước phong kiến Trung Quốc. Ở phương Tây, mà điển hình là Tây Âu, trong giai đoạn phân quyền cát cứ, bộ máy nhà nước ở trung ương vẫn tồn tại nhưng kém hiệu lực. Bộ máy nhà nước ở các lãnh địa rất mạnh, gồm nhiều cơ quan quản lý nhưng chủ yếu là cơ quan cưỡng chế. Trên thực tế, các lãnh địa như những quốc gia nhỏ, các lãnh chúa trở thành vua trên lãnh địa của mình, có đầy đủ quyền: lập pháp, hành pháp, tư pháp, có bộ máy chính quyền, tòa án, quân đội, luật lệ riêng. Ở chính quyền tự trị thành phố, thành thị sau khi đã được tự trị, một mặt có đầy đủ quyền hành như một lãnh chúa, mặt khác, cộng hòa thành thị có địa vị và tính chất như một thần thuộc của lãnh chúa; do đó nó là cộng hòa phong kiến. Sang giai đoạn nhà nước trung ương tập quyền, thì nạn phân quyền cát cứ được khắc phục, quyền lực nhà nước đã tập trung vào cơ quan nhà nước ở trung ương, đứng đầu là vua (có quyền quyết định mọi công việc đối nội, đối ngoại, bổ nhiệm hoặc cách chức, ban bố hoặc hủy bỏ các đạo luật, trừng phạt, ân xá…)

v Về bản chất và chức năng nhà nước:

Cũng như thời kì chiếm hữu nô lệ, nhà nước phong kiến phương Đông vẫn có một chức năng đặc biệt, quan trọng là tổ chức công cuộc trị thủy và thủy lợi. Còn về bản chất của nhà nước phong kiến ở đâu cũng là một, tuy nhiên, ở phương Tây, tính chất giai cấp của nhà nước thể hiện rõ nét hơn ở phương Tây, mâu thuẫn giai cấp sâu sắc hơn (lãnh chúa – nông nô), cuộc sống của nông dân, tá điền ở phương Đông) so với nông nô có phần dễ chịu và ít khắt khe hơn.

KẾT LUẬN

Như vậy, nhà nước phong kiến phương Đông và nhà nước phương Tây tuy có nhiều điểm khác nhau và những đặc trưng riêng, nhưng đều là những nhà nước phong kiến – kiểu nhà nước thứ hai trong lịch sử, nó củng cố bảo vệ lợi ích của giai cấp phong kiến thống trị, góp phần quản lý đời sống xã hội. Nó là kiểu nhà nước điển hình cần được nghiên cứu, tìm hiểu, có những nhìn nhận, đánh giá chính xác và đầy đủ, sâu sắc hơn.

Sự khác nhau giữa xã hội phong kiến phương Đông và xã hội phong kiến ở châu Âu.

Đề bài

Sự khác nhau giữa xã hội phong kiến phương Đông và xã hội phong kiến ở châu Âu.

Video hướng dẫn giải

Phương pháp giải - Xem chi tiết

dựa vào kiến thức đã học phần 1 để trả lời.

Lời giải chi tiết

* Bảng sự khác nhau giữa xã hội phong kiến phương Đông và xã hội phong kiến ở châu Âu

Nội dung so sánh

Xã hội phong kiến phương Đông

Xã hội phong kiến ở châu Âu

Thời gian hình thành

Hình thành tương đối sớm, từ trước Công nguyên (như Trung Quốc) hoặc đầu Công nguyên (như các nước Đông Nam Á).

Hình thành muộn hơn, khoảng thế kỉ V và được xác lập, hoàn thiện vào khoảng thế kỉ X.

Thời kì phát triển

Từ thế kỉ X - XV, phát triển khá chậm.

Từ thế kỉ XI - XIV, phát triển rất phồn thịnh.

Thời kì khủng hoảng

Từ thế kỉ XVI đến XIX và kéo dài suốt 3 thế kỉ.

Từ thế kỉ XV đến XVI, kết thúc sớm và bắt đầu chuyển sang chủ nghĩa tư bản.

Cơ sở kinh tế

Nông nghiệp đóng kín trong công xã nông thôn.

Nông nghiệp đóng kín trong lãnh địa phong kiến.

Giai cấp cơ bản

Địa chủ và nông dân lĩnh canh (bóc lột thông qua tô thuế).

Lãnh chúa và nông nô (bóc lột thông qua tô thuế).

Thể chế chính trị

Quân chủ chuyên chế

Quân chủ chuyên chế

Loigiaihay.com

  • So sánh quốc gia phong kiến phương đông và phương tây

    Những nét lớn về tình hình xã hội, kinh tế, văn hóa thời phong kiến.

    Những nét lớn về tình hình xã hội, kinh tế, văn hóa thời phong kiến.

  • So sánh quốc gia phong kiến phương đông và phương tây

    Hãy nêu tên các vị anh hùng đã có công giương cao ngọn cờ đấu tranh chống ngoại xâm, bảo vệ nền độc lập cho Tổ quốc.

    Hãy nêu tên các vị anh hùng đã có công giương cao ngọn cờ đấu tranh chống ngoại xâm, bảo vệ nền độc lập cho Tổ quốc.

  • So sánh quốc gia phong kiến phương đông và phương tây

    Hãy trình bày sự phát triển kinh tế ở nước ta từ thế kỉ X đến nửa đầu thế kỉ XIX.

    Hãy trình bày sự phát triển kinh tế ở nước ta từ thế kỉ X đến nửa đầu thế kỉ XIX.

  • So sánh quốc gia phong kiến phương đông và phương tây

    Văn hóa Việt Nam từ đầu thế kỉ X đến nửa đầu thế kỉ XIX có những thành tựu gì?

    Văn hóa Việt Nam từ đầu thế kỉ X đến nửa đầu thế kỉ XIX có những thành tựu:

  • So sánh quốc gia phong kiến phương đông và phương tây

    Lập bảng thống kê (theo mẫu dưới đây) những sự kiện đáng ghi nhớ của lịch sử nước ta từ thế kỉ X đến giữa thế kỉ XIX.

    Lập bảng thống kê (theo mẫu dưới đây) những sự kiện đáng ghi nhớ của lịch sử nước ta từ thế kỉ X đến giữa thế kỉ XIX.

  • So sánh quốc gia phong kiến phương đông và phương tây

    Em hãy trình bày và vẽ sơ đồ tổ chức bộ máy chính quyền thời Lê sơ.

    ◦ Tổ chức bộ máy nhà nước thời Lê Thánh Tôg hoàn chỉnh và chặt chẽ nhất so với trước .Triều đình có đầy đủ các bộ ,tự ,các khoa và các cơ quan chuyên môn.

  • So sánh quốc gia phong kiến phương đông và phương tây

    Luật pháp thời Lê sơ có điểm gì giống và khác thời Lý - Trần?

    - Giống nhau là về bản chất mang tính giai cấp và đẳng cấp. Mục đích chủ yếu để bảo vệ quyền lợi của giai cấp thống trị,

  • So sánh quốc gia phong kiến phương đông và phương tây

    Hãy nêu những thành tựu chủ yếu về văn hoá, giáo dục của Đại Việt thời Lê sơ

    - Vua Lê Thái Tổ cho dựng lại Quốc tử giám ờ kinh đô Thăng Long. Ở các đạo, phủ đều có trường công, hằng năm mở khoa thi để tuyển chọn quan lại. Đa số dân đều có thể đi học, trừ kẻ phạm tội và làm nghề ca hát.

  • So sánh quốc gia phong kiến phương đông và phương tây

    Bộ máy nhà nước thời vua Lê Thánh Tông có tổ chức hoàn chỉnh, chặt chẽ hơn bộ máy nhà nước thời Lý - Trần ở những điểm nào ?

    - Chú ý ở triều đình, vua trực tiếp nắm mọi quyền hành và điều hành công việc, kể cả quyền của tể tướng, tổng chỉ huy quân đội và sáu bộ

1.Thời gian ra đời

- Các quốc gia cổ đại phương Đông ra đời sớm TNK IV-III TCN , còn nhiều tàn dư của xã hội nguyên thủy.trình độ sản xuất thấp kém công cụ lao động thô sơ ( đá, đồng...). Địa điểm là bên lưu vực các dòng sông lớn như Hoàng Hà, Trường Giang ( Trung Quốc), sông Nin ( Ai Cập)... điều kiện tự nhiên thuận lợi đất đai màu mở thuận lợi phát triển nông nghiệp.

- Các quốc gia cổ đại phương Tây ra đời muộn thế kỉ I TCN, hình thành trên cơ sở trình độ sản xuất cao ( công cụ bằng Sắt). Địa điểm là vùng ven biển địa Trung Hải, điều kiện đất đai khô cằn và cứng khó canh tác, có nhiều bờ biển khúc khuỷu thuận lợi xây dựng hải càg phát triển thương nghiệp.

2. Quá trình hình thành nhà nước thể chế chính trị

- Quá trình hình thành nhà nước là quá trình liên kết thị tộc,liên minh bộ lạc xuất phát từ nhu cầu trị thủy, vẫn bảo lưu dai dẳng những tàn dư của xã hội nguyên thủy.
- Các quốc gia cổ đại phương Tây quá trình hình thành nhà nước là quá trình xóa bỏ hoàn toàn quan hệ thân tộc trông đó quan hệ địa vực và kinh tế được thay thế.

3. Về thể chế chính trị

- Các quốc gia cổ đại phương Đông là quân chủ chuyên chế trung ương tập quyền, mọi quyền lực tập trung trong tay người đứng đầu nhà nước là vua ,là người có sở hữu tối cao,có quyền lập pháp ,hành pháp, tư pháp , chỉ huy quân đội tối cao.

- Các quốc gia cổ đại phương Tây là nền dân chủ chủ nô ( Aten), Cộng hòa quý tộc (Rô ma thời cộng hòa), đế chế.

4. Cơ cấu xã hội

- Các quốc gia cổ đại phương Đông gồm:

+ Quý tộc ( quý tộc quan lại và quý tộc tăng lữ)

+ Nông dân công xã chiếm trên 90% là lực lượng sản xuất chính trong xã hội.

+ Nô tỳ ( nô lệ) phục vụ trong cung vua và các quan lại giàu có, không có vai trò trong việc thịnh suy của nhà nước.

=> quan hệ bóc lột dưới dạng tô thuế cống nạp.

- Các quốc gia cổ đại phương Tây gồm :

+ Chủ nô ( chủ xưởng, chủ thuyền,thuyền buôn giàu có, quan lại, tăng lữ..)

+ Nô Lệ chiếm số đông trong xã hội là lực lượng lao động chính của xã hội. quyết định tới sự thịnh suy của nhà nước nhưng thân phận họ lệ thuộc vào chủ nô, tất cả những gì nô lệ làm ra đều của chủ nô, chủ có toàn quyền kể cả giết nô lệ.

=> Chế đô chiếm hữu nô lệ thuần phục và điển hình , là quan hệ cưỡng bức siêu kinh tế giữa chủ nô và nô lệ.

5. Về kinh tế

- Các quốc gia cổ đại phương Đông nền tảng kinh tế chính là nông nghiệp

+ thủ công nghiệp

+ chăn nuôi, tự nhiên tự cung tự cấp. Điều kiện tự nhiên thuận lợi, mưa thuận gió hòa, lưu vực các dòng sông lớn giàu phù sa, màu mỡ, khí hậu ấm nóng.

- Các quốc gia cổ đại phương Tây thủ công nghiệp và thương nghiệp phát triển là nền tảng của kinh tế :

+ Có Địa Trung Hải là nơi giao thông, giao thương thuận lợi.

+ Phần lớn lãnh thổ là núi và cao nguyên.

+ Đất canh tác không màu mỡ.

+ Kinh tế thủ công nghiệp và thương nghiệp phát đạt.

=> văn hóa cổ đại phương tây phát triển hơn văn hóa cổ đại phương đông

  • Thời gian hình thành: ra đời muộn hơn các quốc gia cổ đại phương Đông, do đó đã tiếp thu, kế thừa nền văn minh của các quốc gia cổ đại phương Đông.
  • Do điều kiện tự nhiên: cầu nối giao lưu giữa các vùng, tiếp xúc với biển đã mở ra cho họ một chân trời mới, họ có điều kiện giao lưu tiếp xúc với nhiều nền văn hóa trên thế giới.
  • Sự phát triển cao hơn về mặt kinh tế, chính trị xã hội: cơ sở kỹ thuật, đồ sắt, kinh tế công thương nghiệp và hàng hải; vai trò của tầng lớp tri thức trong xã hội.
  • Thể chế dân chủ chủ nô tạo điều kiện cho con người tự do phát huy tài năng sáng tạo của mình.