So sánh sắt cháy trong không khí và cháy trong oxi

Sắt cháy trong oxi không có ngọn lửa nhưng sáng chói và tạo ra các hạt nhỏ nóng chảy, màu nâu là oxit sắt từ. Phương trình chữ của phản ứng hóa học này là

...

Hoạt động 2 trang 34 Tài liệu dạy - học Hóa học 8 tập 2

Quảng cáo

Đề bài

Học sinh làm thí nghiệm 2- đốt cháy lưu huỳnh trong không khí và khí oxi.
- Dụng cụ : Đèn cồn, muỗng kim loại có cán dài, bình kín chứa khí oxi ( Có nắp đậy).
- Hóa chất: Một lượng bột lưu huỳnh vừa đủ ( khoảng từ 1 đến 2 gam).
- Tiến hành thí nghiệm.
Đầu tiên cho lưu huỳnh vào muỗng sắt và đốt trên ngọn lửa đèn cồn, lưu huỳnh bốc cháy, tiếp đó đưa muỗng sắt vào bình chưa khí oxi, quan sát mẫu lưu huỳnh đang cháy và đưa ra nhận xét.
Học sinh trình bày kết quả thí nghiệm điều chế oxi , hai cách thu khí oxi và đốt cháy lưu huỳnh trong không khí cũng như trong khí oxi.

Lời giải chi tiết

Tường trình
- Hiện tượng: Lưu huỳnh cháy trong khống khí với ngọn lửa nhỏ màu xanh mờ, lưu huỳnh cháy trong oxi mãnh liệt hơn cho ngọn lửa màu sáng xanh.
- Nhận xét: Lưu huỳnh cháy trong khí oxi mãnh liệt hơn trong không khí và tạo thành khí sunfuarơ \((S{O_2})\) theo phương trình hóa học:
\({S_{(r)}} + {O_{2(k)}}\buildrel {{t^0}} \over \longrightarrow S{O_{2(k)}}\)

- Giải thích :
Lưu huỳnh cháy trong khí oxi mãnh liệt hơn trong không khí vì trong không khí tỉ lệ oxi thấp hơn (chỉ chiếm 21%) còn lại là nitơ nên nhiệt lượng tỏa ra khi đốt cháy còn phải làm nóng khí nitơ hơn nữa mật độ tiếp xúc giữa chất cháy và khí oxi trong không khí cũng thấp hơn trong khí oxi.

Loigiaihay.com

Bài tiếp theo

So sánh sắt cháy trong không khí và cháy trong oxi

  • Hoạt động 1 trang 34 Tài liệu dạy - học Hóa học 8 tập 2

    Giải bài tập Hoạt động 1 trang 34 Tài liệu dạy - học Hóa học 8 tập 2.

Quảng cáo
Báo lỗi - Góp ý

Phân biệt sự cháy và sự oxi hóa chậm cực hay, có đáp án

Trang trước Trang sau

Nắm vững các kiến thức sau:

1. Sự cháy

* Sự cháy là sự oxi hoá có toả nhiệt và phát sáng.

- Ví dụ: Khí gas cháy, nến cháy.

* Sự cháy của một chất trong không khí và trong khí oxi:

+ Giống nhau: Đều là sự oxi hoá.

+ Khác nhau: Sự cháy trong không khí xảy ra chậm hơn, tạo ra nhiệt độ thấp hơn khi cháy trong khí oxi.

2. Sự oxi hoá chậm

* Sự oxi hoá chậm là sự oxi hoá có toả nhiệt và không phát sáng.

- Ví dụ:

+ Đồ dùng bằng sắt bị gỉ.

+ Sự oxi hoá chậm các chất hữu cơ xảy ra trong cơ thể người.

Chú ý:

- Trong điều kiện nhất định, sự oxi hóa chậm có thể chuyển thành sự cháy, đó là sự tự bốc cháy.

Ví dụ: Giẻ lau máy có dính dầu mỡ chất thành đống có thể tự bốc cháy.

- Điểm giống nhau giữa sự cháy và sự oxi hóa chậm: đều là sự oxi hóa có tỏa nhiệt.

- Điểm khác nhau cơ bản giữa sự cháy và sự oxi hóa chậm: sự oxi hóa chậm không phát sáng còn sự cháy có phát sáng.

Ví dụ 1: Hãy so sánh điểm giống và khác giữa sự cháy và sự oxi hóa chậm?

Hướng dẫn giải:

- Giống nhau: Sự cháy và sự oxi hóa chậm đều là sự oxi hóa có tỏa nhiệt.

- Khác nhau:

Sự cháy Sự oxi hóa châm

- Là phản ứng oxi hóa xảy ra nhanh

- Có phát sáng.

- Lượng nhiệt tỏa nhiều.

Ví dụ: than cháy, củi cháy,..

- Là phản ứng oxi hóa xảy ra chậm.

- Không phát sáng.

- Lượng nhiệt tỏa ra ít.

Ví dụ: Sắt để lâu ngày trong không khí bị gỉ.

Ví dụ 2: Hãy dự đoán hiện tượng xảy ra và giải thích hiện tượng: Khi cho một cây nến đang cháy vào một lọ thủy tinh rồi đậy nút kín?

Hướng dẫn giải:

Khi cho cây nến đang cháy vào một lọ thủy tinh và đậy kín nút, ngọn lửa cây nến sẽ yếu dần đi rồi tắt. Nguyên nhân là vì khi nến cháy, lượng oxi trong bình giảm dần rồi hết, khi đó nến sẽ tắt đi.

Ví dụ 3: Vì sao khi tắt đèn cồn người ta đậy nắp đèn lại?

Hướng dẫn giải:

Khi tắt đèn cồn người ta đậy nắp đèn lại vì để ngăn không khí tiếp xúc với ngọn lửa đèn cồn nghĩa là không có oxi tiếp xúc cồn không cháy được nữa.

Câu 1: Hiện tượng nào sau đây là sự oxi hóa chậm:

A. Đốt cồn trong không khí.

B. Sắt để lâu trong không khí bị gỉ.

C. Nước bốc hơi.

D. Đốt cháy lưu huỳnh trong không khí.

Hiển thị đáp án

Đáp án B

Sắt để lâu trong không khí bị gỉ là sự oxi hóa chậm

Câu 2: Trong các thí nghiệm sau, thí nghiệm nào không xảy ra sự cháy?

A. Bóng đèn dây tóc phát sáng.

B. Que đóm còn tàn đóm đỏ bùng cháy khi tiếp xúc với khí oxi.

C. Khí hiđro cháy trong không khí với ngọn lửa màu xanh lam.

D. Đốt cháy tờ giấy trong không khí

Hiển thị đáp án

Đáp án A

Có dòng điện chạy qua và tác dụng nhiệt để dây tóc nóng đến mức phát sáng.

Câu 3: So sánh sự cháy khi đốt một que đóm trong không khí và trong khí oxi tinh khiết:

A. Que đóm cháy trong khí oxi mãnh liệt hơn khi cháy trong không khí.

B. Không thể so sánh được.

C. Que đóm cháy trong không khí mãnh liệt hơn khi cháy trong oxi.

D. Que đóm cháy trong không khí và khi cháy trong oxi là như nhau.

Hiển thị đáp án

Đáp án A

Sự cháy trong oxi xảy ra nhanh hơn, tạo ra nhiệt độ cao hơn khi cháy trong không khí

Câu 4: Sự oxi hóa có tỏa nhiệt nhưng không phát sáng được gọi là:

A. sự cháy.

B. sự oxi hóa chậm.

C. sự tự bốc cháy.

D. sự tỏa nhiệt.

Hiển thị đáp án

Đáp ám B

Sự oxi hóa có tỏa nhiệt nhưng không phát sáng được gọi là sự oxi hóa chậm.

Câu 5: Bản chất của phản ứng cháy là:

A. Cần có oxi.

B. Sản phẩm tạo ra có CO2.

C. Là phản ứng phân hủy .

D. Là phản ứng hóa hợp.

Hiển thị đáp án

Đáp án A

Phản ứng cháy là phản ứng của một chất với oxi có tỏa nhiệt và phát sáng.

=> Bản chất của phản ứng cháy là: cần có oxi.

Câu 6: Chọn đáp án đúng nhất:

A. Phản ứng hóa hợp chính là phản ứng cháy.

B. Sự oxi hóa chậm không tỏa nhiệt và phát sáng.

C. Sự oxi hóa chậm tỏa nhiệt và không phát sáng.

D. Cả 3 đáp án đều sai

Hiển thị đáp án

Đáp án C

Sự oxi hóa chậm tỏa nhiệt và không phát sáng.

Câu 7: Sự giống nhau giữa sự cháy và sự oxi hóa chậm là

A. Phát sáng

B. Cháy

C. Tỏa nhiệt

D. Sự oxi hóa xảy ra chậm

Hiển thị đáp án

Đáp án C

Sự cháy là sự oxi hóa có tỏa nhiệt và phát sáng.

Sự oxi hóa chậm là sự oxi hóa có tỏa nhiệt nhưng không phát sáng.

Câu 8: Muốn dập tắt đám cháy nhỏ do xăng dầu, ta có thể sử dụng?

A. Quạt.

B. Phủ chăn bông hoặc vải dày.

C. Dùng nước.

D. Dùng cồn.

Hiển thị đáp án

Đáp án B

Việc phủ chăn vải sẽ làm cách li chất cháy với oxi, khi đó sẽ không còn đủ oxi để duy trì sự cháy.

Câu 9: Điều kiện phát sinh phản ứng cháy là:

A. Chất phải nóng đến nhiệt độ cháy

B. Phải đủ khí oxi cho sự cháy.

C. Cần phải có chất xúc tác cho phản ứng cháy

D. Cả A và B

Hiển thị đáp án

Đáp án D

Điều kiện phát sinh:

- Chất phải nóng đến nhiệt độ cháy.

- Có đủ oxi cho sự cháy.

Câu 10: Làm thế nào để dập tắt sự cháy?

A. Hạ nhiệt độ của chất cháy xuống dưới nhiệt độ cháy.

B. Cách li chất cháy với oxi.

C. Quạt.

D. A và B đều đúng.

Hiển thị đáp án

Đáp án D

Biện pháp dập tắt sự cháy:

- Hạ nhiệt độ của chất cháy xuống dưới nhiệt độ cháy.

- Cách li chất cháy với khí oxi.

Xem thêm các dạng bài tập Hóa học lớp 8 có đáp án hay khác:

Giới thiệu kênh Youtube Tôi

Trang trước Trang sau

Khoa học tự nhiên 8 bài 3: Oxi - Không khí

Soạn bài 3: Oxi - Không khí - sách VNEN khoa học tự nhiên 8 trang 14. Phần dưới đây sẽ hướng dẫn trả lời và giải đáp các câu hỏi trong bài học, cách làm chi tiết, dễ hiểu, hi vọng các em học sinh nắm tốt kiến thức bài học

NỘI DUNG TRẮC NGHIỆM

Sự cháy của một chất trong không khí và trong oxi có gì giống và khác nhau?