So sánh thương mại điện tử b2b và b2c năm 2024

Các nhà quản lý nên so sánh sự khác nhau giữa B2C và B2B để có thể lựa chọn ra mô hình phù hợp nhất với doanh nghiệp. Hiện mô hình B2C đang được nhiều doanh nghiệp áp dụng hơn về sở hữu phương thức giao dịch trên sàn thương mại điện tử. Việc áp dụng mô hình này sẽ giúp doanh nghiệp tạo động lực và phát triển trên thương mại điện tử để từ đó nâng cao lợi thế cạnh tranh.

\>>>> Đọc Về: B2B là gì? Mô hình kinh doanh Doanh nghiệp với doanh nghiệp

Sự khác biệt giữa B2C và B2B

Khác biệt lớn nhất giữa B2B và B2C là đối tượng mua. Cụ thể, với B2C, người tiêu dùng có thể mua trực tiếp sản phẩm từ công ty sản xuất mà không cần qua đối tượng trung gian, nhờ đó giảm bớt số tiền phải bỏ ra cho mỗi sản phẩm.

Sau đây là bảng so sánh B2B và B2C:

Tiêu chí so sánh B2B B2C Đối tượng khách hàng Các công ty Người tiêu dùng cá nhân và các công ty, doanh nghiệp Đàm phán và giao dịch Đàm phán về giá, hình thức giao nhận hàng, đặc điểm của sản phẩm, dịch vụ Không bao gồm tất cả yếu tố giống với B2B Triển khai Marketing Hướng đến các doanh nghiệpHướng đến khách hàng cá nhânQuy trình kinh doanh

- Quyết định mua hàng dựa trên giá trị kinh tế mang lại - Các hoạt động xây dựng dựa trên nhận thức và sự hiểu biết - Nhận diện thương hiệu bằng mối quan hệ cá nhân - Chu trình mua hàng nhiều bước, kéo dài - Thị trường mục tiêu nhỏ - Giá trị quan hệ được tối đa hóa Mối quan hệ dẫn dắt

- Quyết định mua hàng dựa trên mong muốn, giá cả hoặc hoàn cảnh - Buôn bán và hướng vào những hoạt động mua hàng - Nhận diện thương hiệu thông qua sự lặp lại cũng như hình ảnh - Quy trình mua hàng diễn ra theo từng bước, không kéo dài - Thị trường mục tiêu rộng lớn - Giá trị giao dịch được tối đa hóa - Sản phẩm dẫn dắt

Về đối tượng khách hàng hướng đến

Đối tượng khách hàng của mô hình kinh doanh B2B đó là các công ty. Trong khi đó, ở loại hình B2C, chữ C ở cuối được hiểu là Consumer - người tiêu dùng cuối, bao gồm cá nhân và cả các doanh nghiệp mua hàng hóa để tiêu dùng.

So sánh thương mại điện tử b2b và b2c năm 2024

Đối tượng khách hàng hướng đến giữa mô hình B2B và B2C

Về quá trình đàm phán và giao dịch

Quá trình đàm phán và giao dịch của mô hình B2C giúp các nhà bán lẻ dễ dàng đưa những sản phẩm, dịch vụ của họ lên các trang mạng với mục đích mở ra một siêu thị trực tuyến. Từ những lý do đó, các ứng dụng thương mại điện tử dành cho doanh nghiệp B2C đang ngày càng phát triển.

Quá trình đàm phán đối với các doanh nghiệp B2B bao gồm nhiều yếu tố liên quan đến đàm phán về giá cả, những đặc tính kỹ thuật của sản phẩm hay dịch vụ, việc giao nhận cũng như xác định quy cách. Đối với quá trình đàm phán với người tiêu dùng trong mô hình B2C sẽ không nhất thiết phải có những yếu tố giống với B2B.

\>>>> Xem Thêm: Thuyết con nhím trong kinh doanh: Sức mạnh của sự đơn giản

Về các vấn đề tích hợp

Trong mô hình kinh doanh B2B, các doanh nghiệp phải đảm bảo được hệ thống phải có sự giao tiếp với nhau mà không cần đến sự can thiệp của con người. Do đó, hệ thống của họ cần phải được tích hợp với hệ thống của đối tác. Ngược lại, mô hình kinh doanh B2C lại không cần tích hợp hệ thống của họ với hệ thống dành cho khách hàng.

Về quá trình triển khai Marketing

Marketing hướng đến doanh nghiệp (B2B) và marketing hướng tới người tiêu dùng (B2C) có quá trình triển khai khác nhau. Cho dù mọi người đang tiếp thị đến nhiều doanh nghiệp hay là đến với người tiêu dùng thì cuối cùng cũng chỉ là tiếp thị đến con người.

So sánh thương mại điện tử b2b và b2c năm 2024

Quá trình phát triển marketing khác nhau giữa B2B và B2C

Tuy nhiên, mô hình kinh doanh B2B phụ thuộc vào nỗ lực xây dựng các mối quan hệ, sử dụng chiến lược tập trung vào người tiêu dùng. Thậm chí ở một vài trường hợp, các doanh nghiệp đã đánh mất khách hàng của mình vì không xây dựng một chiến lược hợp lý.

Về quá trình bán hàng

Quá trình bán hàng dựa theo mô hình kinh doanh B2C gồm các yếu tố như:

  • Sản phẩm dẫn dắt
  • Giá trị giao dịch được tối đa hóa
  • Thị trường mục tiêu rộng lớn
  • Quy trình mua hàng diễn ra theo từng bước, không kéo dài
  • hận diện thương hiệu thông qua sự lặp lại cũng như hình ảnh
  • Buôn bán và hướng vào những hoạt động mua hàng
  • Quyết định mua hàng dựa trên mong muốn, giá cả hoặc hoàn cảnh

Còn quá trình bán hàng theo mô hình kinh doanh B2B sẽ gồm các yếu tố:

  • Mối quan hệ dẫn dắt
  • Giá trị quan hệ được tối đa hóa
  • Thị trường mục tiêu nhỏ
  • Chu trình mua hàng nhiều bước, kéo dài
  • Nhận diện thương hiệu bằng mối quan hệ cá nhân
  • Các hoạt động xây dựng dựa trên nhận thức và sự hiểu biết
  • Quyết định mua hàng dựa trên giá trị kinh tế mang lại

Viindoo CRM - Giải pháp xây dựng mô hình kinh doanh hiệu quả

Viindoo CRM là phần mềm cung cấp giải pháp quản lý và chăm sóc khách hàng một cách toàn diện. Phần mềm này có khả năng quản lý tất cả thông tin của khách hàng từ liên hệ, lịch sử khi giao dịch, các đặc điểm của người tiêu dùng cho đến báo cáo. Dựa vào những dữ liệu này, doanh nghiệp sẽ xây dựng nên một mô hình kinh doanh phù hợp với nhóm đối tượng khách hàng muốn hướng đến.

Bên cạnh đó, phần mềm CRM của Viindoo còn có khả năng hỗ trợ doanh nghiệp trong công tác quản lý cũng như chăm sóc khách hàng. Nhờ đó mà khách hàng sẽ đánh giá cao về độ chuyên nghiệp của doanh nghiệp, từ đó giúp thúc đẩy doanh thu.

So sánh thương mại điện tử b2b và b2c năm 2024

Phần mềm quản lý chăm sóc khách hàng của Viindoo

Ngoài những tính năng đặc biệt trên, phần mềm Viindoo CRM còn sở hữu nhiều ưu điểm như:

  • Quản lý toàn diện các chu trình bán hàng
  • Hỗ trợ quản lý dữ liệu khách hàng khoa học
  • Hỗ trợ xây dựng kế hoạch chăm sóc khách hàng một cách hiệu quả
  • Hệ thống báo cáo và phân tích đa chiều theo thời gian thực tế
  • Tích hợp đầy đủ các ứng dụng quản lý bán hàng, email marketing, quản lý hóa đơn… trong hệ thống phần mềm quản trị doanh nghiệp Viindoo

Bạn đã sẵn sàng trải nghiệm?

Viindoo CRM - Đóng nhiều giao dịch hơn trong thời gian ngắn hơn, trực quan hóa các giai đoạn quy trình của bạn, tự động hóa phản hồi email cũng như có khả năng hiển thị và kiểm soát đầy đủ lịch trình của bạn.