So sánh văn hóa giao tiếp giữa Việt Nam và Nhật Bản

ĐỀ TÀI: Sự khác nhau về văn hóa giao tiếp giữa hai nước Việt Nam Nhật Bản

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (320.31 KB, 8 trang )

Ở Việt Nam, người xưa có câu “ Tiên học lễ, hậu học văn”. Lễ – lễ nghĩa là những
phép tắc cư xử trong gia đình, xã hội, là nét đẹp văn hóa giao tiếp. Trong cuộc sống
hằng ngày, mỗi người đều có nhu cầu giao tiếp để tạo mối liên hệ với những người
chung quanh và đồng nghiệp. Qua giao tiếp có thể đánh giá được môi trường làm việc,
tính cánh của mỗi con người. Tuy nhiên, mỗi miền đất nước lại có những cách chào
hỏi mang đậm bản sắc dân tộc riêng. Nhật Bản là một đất nước coi trọng nghi thức và
lễ nghĩa, đối với người Nhật việc đánh giá một con người không chỉ dựa vào cách nói
chuyện mà còn dựa và cử chỉ, thái độ mà người đó thể hiện có nhã nhặn và đúng quy
cách hay không.Bên cạnh đó, Việt Nam lại là một nước coi trọng tình cảm. Người Việt
thường không gò bó trong những khuôn mẫu nhất định, sợi dây tình cảm chính là
phương thức nối kết con người lại với nhau. Vậy , cách thức chào hỏi trong văn hóa
giao tiếp của người dân hai nước Nhật Bản- Việt Nam có điểm gì khác biệt ?
Trước hết, văn hóa giao tiếp là một bộ phận trong tổng thể văn hóa nhằm chỉ quan
hệ giao tiếp có văn hóa của mỗi người trong xã hội (giao tiếp một cách lịch sự, thái độ
thân thiện, cởi mở, chân thành, thể hiện sự tôn trọng nhau), là tổ hợp của các thành tố:
lời nói, cử chỉ, hành vi, thái độ, cách ứng xử…
Chào hỏi là một nghi thức không thể thiếu trong văn hóa giao tiếp, là điều kiện để
hình thành và giữ gìn mối quan hệ.
Ở Việt Nam, cách thức chào hỏi được biểu hiện qua việc “ bắt tay”. Bắt tay là cử chỉ
xuất hiện ngay từ thủa có nền văn minh loài người. Thoạt đầu, nó được hiểu là bạn
muốn biểu thị trong tay bạn không có vũ khí khi gặp mặt ai đó lần đầu tiên. Sau này,
nó thể hiện một họat động giao tiếp thường thấy trong những lần tiếp xúc đầu tiên, bạn
bè lâu ngày gặp lại, chào tạm biệt, chúc mừng, hòa giải, vv…
Trong giao tiếp, cái bắt tay đươc ví như lá trầu, là khúc dạo đầu cho một buổi trò
chuyện. Để có một buổi nói chuyện được gọi là thành công rất cần nghệ thuật giao tiếp
mà quan trọng là cái bắt tay trong màn chào hỏi ban đầu. Bắt tay là nét đẹp văn hóa, nó
không đơn giản là một kỹ năng giao tiếp mà nó còn một nghệ thuật, một kỹ năng sống.
Đối tác ấn tượng về bạn thế nào là qua cách bắt tay và thái độ trong lúc bắt tay. Thực
tế có những cái bắt tay làm đôi bên xích lại gần nhau, nhưng có những người chỉ sơ
suất trong bắt tay khiến đối tác tự ái, dẫn tới hỏng việc. Có một câu nói nổi tiếng của
Helen Keller, nhà văn Mỹ. Bà vừa bị điếc và bị mù, khi nói về cái bắt tay, bà nhận xét:


“Có những bàn tay tôi từng tiếp xúc có cảm giác như khoảng cách giữa hai người như
cách xa vạn dặm, nhưng cũng có cái bắt tay tràn đầy ánh sáng, lưu lại cho bạn một
cảm giác cực kì ấm áp”.
Bình thường, trong lần tiếp xúc đầu tiên, bạn bè lâu ngày gặp mặt, chào tạm biệt hoặc
đưa tiễn một người nào đó, mọi người vốn đã quen với việc sử dụng cách bắt tay để
thể hiện thiện chí của mình với đối phương.
Nhưng trong một số trường hợp đặc biệt, ví dụ như chúc mừng một ai đó, cảm ơn
họ hoặc hỏi thăm; hoặc giả dụ như trong quá trình trao đổi hai bên phát hiện ra có
những quan điểm chung giống nhau khiến họ đều cảm thấy hài lòng; lại có khi những
mâu thuẫn ban đầu bỗng nhiên được giải toả, thậm chí ngay cả khi muốn hoà giải mâu
thuẫn một cách triệt để thì theo thói quen người ta cũng coi việc bắt tay như một lễ tiết
không thể thiếu.
Khi bắt tay, bạn nên đứng cách đối phương khoảng cách khoảng một bước chân,
phần thân trước hơi nghiêng về phía trước, hai chân đứng thẳng, đưa tay bên phải ra,
bốn ngón tay chập lại với nhau, khoảng giữa ngón cái và ngón trỏ giao nhau, ngón tay
cái mở rộng, hướng về người cần bắt tay.
Nếu khi bắt tay lòng bàn tay hướng xuống phía dưới đè tay đối phương, điều này thể
hiện rằng đây là người có xu hướng chi phối người khác rất lớn, bằng hành động bắt
tay đó anh ta muốn nói cho người khác rằng, khi đó vị trí của anh ta cao hơn hẳn một
bậc. Vì vậy trong quá trình giao tiếp bạn nên hạn chế ít nhất cách bắt tay ngạo mạn và
thiếu tế nhị này, vì nó sẽ mang lại cảm giác phản cảm cho người đối diện.
Ngược lại, lòng bàn tay hướng vào bên trong bắt tay đối phương lại thể hiện được sự
khiêm nhường và trọng lễ tiết của người bắt tay. Còn nếu khi bắt tay hai bàn tay bắt
vuông góc với nhau lại thể hiện ra người bắt tay theo kiểu này là một người rất tự
nhiên và trọng sự bình đẳng trong giao tiếp. Cách bắt tay vuông góc với tay đối
phương cũng là một cách tương đối phổ biến và ổn thoả nhất trong tất cả các kiểu bắt
tay kể trên.
Đeo găng tay trong khi bắt tay là một hành vi không lịch sự. Nếu là nam trước khi bắt
tay bạn nên tháo găng tay ra, hạ mũ xuống. Nếu là nữ thì có thể không cần bỏ găng và
mũ. Đương nhiên khi bạn đang đứng ngoài trời mà thời tiết rất lạnh thì cũng không

cần thiết phải bỏ găng tay và mũ ra khi bắt tay. Ví dụ hai bên đều đeo găng tay, đội
mũ, thì lúc đó bình thường sẽ nói “Xin lỗi!” trước khi bắt tay. Khi bắt tay hai bên đều
phải chú tâm đến thao tác, mỉm cười, chào, thăm hỏi đối phương, lúc bắt tay không
nên chú ý nhìn chỗ khác hoặc biểu hiện trạng thái hờ hững, đang bận tâm đến một vấn
đề nào đó.
Nếu quan hệ giữa bạn và người bắt tay là quan hệ thân mật và gần gũi thì có thể
nắm tay chặt trong thời gian dài, còn theo lệ thường chỉ nên bắt tay một lúc rồi bỏ ra.
Không nên bắt quá chặt, nhưng bắt tay hờ hững theo kiểu “chuồn chuồn đạp nước”
cũng là một kiểu bắt tay thiếu lịch sự. Khi bắt tay tốt nhất bạn nên khống chế thời gian
bắt tay trong vòng ba đến năm giây là tốt nhất. Nếu bạn muốn thể hiện cho đối tác thấy
thành ý và nhiệt tình của mình thì có thể kéo dài thời gian bắt tay ra một chút nhưng
khi bắt tay nên lắc tay lên xuống vài lần.
Khi bắt tay hai tay vừa chạm vào đã rời ra, thời gian bắt tay rất ngắn, gần như chỉ lướt
qua tay, lại gần như có ý phòng bị đối với đối phương.
Ngược lại thời gian bắt tay quá lâu, đặc biệt là kéo hẳn tay của đối phương về phía
mình hoặc lần đầu gặp mặt mà đã bắt tay quá lâu không chịu bỏ ra…các kiểu bắt tay
đó đều khiến cho người khác nghĩ rằng bạn có vẻ giả tạo, cưỡng ép, thậm chí bị nghi
ngờ rằng bạn đang có ý định “muốn chiếm cảm tình” của họ.
Giữa người nhiều tuổi hơn và người ít tuổi hơn thì người có tuổi tác và vị thế cao hơn
đưa tay ra bắt trước thì người ít tuổi hơn và địa vị thấp hơn mới có thể đưa tay ra bắt
sau. Tương tự, cấp trên và cấp dưới, cấp trên đưa tay ra trước thì cấp dưới mới được
đưa tay ra; giữa nam và nữ thì chỉ khi người nữ giơ tay ra trước thì người nam mới có
thể đưa tay ra để bắt tay; nhưng nếu trong trường hợp người nam lại là người lớn tuổi
hơn thì trong trường hợp đó đương nhiên sẽ theo quy tắc đã nói ở phía trên.
Nếu cần phải bắt tay với nhiều người cùng một lúc, khi bắt tay phải tính đến thứ tự
trước sau, từ bề trên đến bề dưới, từ trưởng lão đến thiếu niên, từ thầy giáo đến học
sinh, nữ rồi mới đến nam, từ người đã kết hôn rồi mới đến người chưa kết hôn, từ cấp
trên đến cấp dưới.
Khi giao tiếp nếu số lượng người tương đối lớn, có thể chỉ bắt tay một số người ngay
cạnh mình, gật đầu với những người xung quanh thay cái bắt tay chào hỏi, hoặc hơi

cúi thấp người đã thể hiện đủ phép lịch sự. Nhằm tránh những trường hợp khó xử xảy
ra, trước khi bạn có ý chủ động giơ tay ra bắt tay người khác, bạn phải nghĩ đến việc
hành động đó của bạn có được họ chào đón hay không, nếu bạn cảm thấy đối phương
không có ý muốn bắt tay với bạn, gật đầu hoặc hơi nghiêng người chào là cách xử sự
hợp lý nhất.
Trong môi trường làm việc, khi bắt tay thì thứ tự bắt tay chủ yếu dựa vào chức vụ,
thân phận của đối phương. Còn trong xã hội, khi vui chơi giải trí thì chủ yếu dựa vào
tuổi tác, giới tính và việc họ đã hay chưa kết hôn để quyết định.
Khi đón tiếp đối tác đến thăm hỏi, thì hơi đặc biệt một chút: sau khi khách đã đến
nơi, nên để chủ nhà chủ động giơ tay ra trước bắt tay chào đón khách. Khi khách chào
từ biệt ra về thì lại là khách chủ động giơ tay ra trước bắt tay chào chủ nhà. Trước là
thể hiện ý “chào đón”, sau lại thể hiện ý “tạm biệt”. Nếu các thứ tự này bị đảo ngược
lại thì rất dễ khiến cho người khác hiểu lầm.
Nhưng một điểm cần nhấn mạnh ở đây là, bắt tay trong trường hợp đã được nói đến ở
phía trên không cần thiết cứ phải nhất nhất tuân theo. Nếu bạn là người có vị trí tôn
nghiêm hoặc là bậc trưởng bối, cấp trên khi nhìn thấy cấp dưới hoặc người vị trí nhỏ
hơn, người ít tuổi hơn tranh việc giơ tay ra trước thì cách giải quyết trọn vẹn nhất là
ngay lập tức giơ tay ra bắt. Tránh việc giữ thể diện hơn hẳn họ mà không cần quan
tâm, khiến cho họ rơi vào trường hợp khó xử.
Khi bắt tay bạn nên hỏi thăm mấy câu, có thể nắm chặt tay đối phương, đồng thời
đưa ánh mắt nhìn chú ý vào đối phương, vội vàng đi lại bắt tay sẽ giúp cho đối phương
có ấn tượng sâu sắc hơn về bạn.
Trong cuộc sống hàng ngày, bắt tay đơn thuần chỉ là hình thức để chào hỏi khi gặp
nhau và lúc chia tay nhau; tuy nhiên xã hội ngày càng phức tạp mỗi cái bắt tay mang
một màu sắc khác nhau, tùy theo hoàn cảnh, thái độ, địa điểm v.v có cái bắt tay để
chào hỏi xã giao, có cái bắt để hoan nghinh, chúc mừng , tạm biệt báo tin mừng hay an
ủi hỏi thăm đều có thể dùng đọng tác bắt tay , tuy đơn giản, bình thưòng nhưng biểu
hiện ý nghĩa tâm lý rất phức tạp. Trong giao tiếp nó có một ý nghĩa rất quan trọng và
đặc biệt.
Tuy nhiên, với người Nhật, thường họ kiêng kị không chạm vào cơ thể đối phương

và cúi chào gập người là cách thể hiện sự tôn trọng cũng như thay cho lời chào đối với
người khác.Vì thế, cách chào hết sức quan trọng . Khi chào đầu tiên là đứng thẳng
lưng, đồng thời ngẩng cao đầu, nửa thân trên chuyển động cúi hướng về phía trước.
Chỉ có đầu là hướng về phía trước, phần thân dưới còn lại chú ý vẫn giữ trên một
đường thẳng không để cong ra phía sau.
• Đối với nam : hai bàn tay duỗi thẳng, khép ngón, khép hai cánh tay sát bên
sườn và cúi xuống.
• Đối với nữ : hai tay duỗi thẳng, đặt trước người tạo thành hình chữ V sao cho
bàn tay phải đặt trên bàn tay trái, ngón tay duỗi thẳng và khép lại, rồi từ từ cúi
chào.
Hành động này tiếng Nhật gọi là ojigi(お辞儀). Ojigi có nghĩa là đổ người từ phần
eo về phía trước. Cách hành lễ ngồi xuống và cúi người được xem là cách hành lễ cơ
bản nhưng ngày nay người ta cứ đứng và cúi người nhiều hơn.
Ojigi ở mỗi góc độ khác nhau có ý nghĩa khác nhau. Người ta chia ojigo ra thành ba
loại tùy vào thời điểm và trường hợp.Ví dụ : khi muốn cảm tạ sâu sắc hay chân thành
xin lỗi từ tận đáy lòng, người ta cúi đầu thật thấp, hành lễ ojigi một cách lịch sự
nhất. Cách hành lễ ojigi đẹp nhất là đổ người về phía trước nhưng lưng và đầu gối
không được cong lại, sau đó từ từ, lịch sự thẳng người lên.
Có 3 kiểu chào:
•Kiểu Eshaku ( 辞辞 ) : Đây là kiểu Ojigi ở mức độ nhẹ nhất, dung khi chào hỏi bạn
bè hoặc những người cùng cấp bậc với mình. Với kiểu Eshaku, người Nhật sẽ cúi đầu
khoảng 15º khi chào nhau.
•Kiểu Keirei (敬辞 ) : Đây là kiểu Ojigi dung để chào cấp trên, khách hàng hoặc
những người lớn tuổi hơn mình. Người Nhật sẽ cúi đầu khoảng 30 ~ 35º khi thực hiện
kiểu chào này.
•Kiểu Saikeirei (最敬辞) : Đây là kiểu chào lịch sự nhất trong Ojigi, dung để nói lời
cảm ơn, lời xin lỗi hoặc thể hiện thành ý của mình với đối phương, Người Nhật sẽ cúi
đầu khoảng từ 45 ~ 60º khi thực hiện kiểu chào này. Khi tiến hành chào, người Nhật sẽ
nói lời chào trước rồi cúi đầu chào hoặc vừa nói lời chào, vừa cúi đầu chào.
Đối với cấp trên hay những người lớn tuổi hơn, càng cúi thấp càng thể hiện sự kính

trọng đối với người đó, nghĩa là người có cấp bậc hay tuổi tác hơn nhiều thì phải cúi
sâu và giữ ở tư thế đó lâu hơn bình thường.
Một quy tắc bất thành văn là “người dưới” bao giờ cũng phải chào “người trên”
trước và theo quy định đó thì người lớn tuổi là người trên của người ít tuổi, nam là
người trên đối với nữ, thầy là người trên (không phụ thuộc vào tuổi tác, hoàn
cảnh), khách là người trên
Thậm chí bạn cũng sẽ bắt gặp một hình ảnh một hình nhân “Ojigi” đặt ở nơi người
hoặc xe cộ khó lưu thông vì đường đang thi công. “Ojigi” này có nghĩa là “Thành thật
xin lỗi vì đã cản trở lưu thông”. Ngay cả người Nhật cũng thấy những nghi thức cúi
chào này hết sức rườm rà nhưng nó vẫn tồn tại trong quá trình giao tiếp từ thế hệ này
qua thế hệ khác.
Tuy nhiên, ngày nay, nghi thức cúi chào cũng được tiết giảm nhiều, thường chú trọng
trong lần gặp đầu tiên, hoặc với đối tác quan trọng. Khi đã thân thiết, việc hành lễ này
cũng được đơn giản hơn, đôi khi chỉ là một cử chỉ gật đầu nhẹ, hay một cái vẫy tay
hoặc một lời chào xã giao. Việc này cho thấy các lễ tiết trong văn hóa Nhật cũng đang
dần có sự thay đổi để hòa nhập với văn hóa cộng đồng thế giới.
Qua đây ta có thể thấy : Nét đẹp trong văn hóa giao tiếp không đơn thuần chỉ biểu
hiện ở một cách thức chào hỏi nhất định. Mỗi đất nước, mỗi khu vực sẽ là những cách
thể hiện riêng, mang đậm bản sắc dân tộc. Thông qua việc “ bắt tay”, “cúi chào”,
người dân hai nước Việt Nam- Nhật Bản đã góp phần làm phong phú thêm những cách
thức chào hỏi trên thế giới, cũng từ những “kỹ năng giao tiếp ngôn ngữ cơ thể” đó biểu
hiện được tính cách của người dân hai nước trong sự đón tiếp, tạo tình cảm, niềm tin
cho những người tiếp xúc với mình.
Tài liệu tham khảo :
http://duhoc.viet-sse.vn/2013/07/cach-cui-chao-cua-nguoi-nhat
http://www.kynang.edu.vn/ky-nang-giao-tiep/19135-cach-bat-tay-trong-giao-
tiep.html
http://nhatban.net.vn/cam-nang/234-cach-chao-cua-nguoi-nhat-ban.html
http://se.ctu.edu.vn/bmnv/index.php?option=com_content&view=article&id=182:oi-
iu-suy-ngh-v-giao-dc-vn-hoa-giao-tip-trong-nha-trng&catid=48:khoa-hc-giao-dc-ng

http://www.ngoaivuquangnam.gov.vn/Default.aspx?tabid=227&New=3258

Văn hóa giao tiếp

So sánh văn hóa giao tiếp giữa Việt Nam và Nhật Bản

Điểm khác biệt đầu tiên phải nói đến là văn hóa giao tiếp. Người Nhật thường xuyên sử dụng những câu như “cảm ơn” và “xin lỗi” khi nói chuyện với người khác. Điều này cũng gây nhiều bất ngờ cho những ai lần đầu đến Nhật Bản. Trong khi đó, người Việt chỉ nói cảm ơn khi bản thân mình nhận được một ân huệ hay sự giúp đỡ nào đó và chỉ xin lỗi khi họ cảm thấy đã khiến người khác thực sự cảm thấy phiền toái. Thậm chí, việc nói lời xin lỗi không phải xảy ra với mọi đối tượng và có những người còn cố tình trốn tránh lời xin lỗi. Theo họ, những lời nói đó mang lại cảm giác ngại ngùng, xa cách và có thể kéo dài khoảng cách giữa họ. Nói như vậy cũng không có nghĩa là người Việt không bao giờ nói “ cảm ơn”, “ xin lỗi”, mà chỉ xét về mức độ cũng như phạm vi đối tượng sử dụng mà thôi.

>> Mẫu câu giao tiếp tiếng Nhật cơ bản

Cũng với lối tư duy tránh làm mất lòng người khác, người Nhật rất ít khi nói “không” với người không thân thiết. Thay vào đó, họ thường nói lấp lửng, vòng vo và mong muốn đối phương khi giao tiếp sẽ hiểu. Họ không bày tỏ cảm xúc, suy nghĩ của mình rõ ràng mà luôn giữ cảm xúc đó ở một giới hạn rất mơ hồ. Do đó, không phải dễ dàng để biết được liệu đối phương đang nghĩ gì, cảm nhận như thế nào. Đối với tư duy người Việt, nói thẳng vấn đề chính là cách chứng minh cho sự thành thật của mình đối với đối phương.

7 điểm khác nhau giữa người Nhật và người Việt

Nhật Bản đang là quốc gia có số lượng vốn đầu tư vào Việt Nam lớn nhất trên thế giới, bên cạnh đó thị trường XKLĐ nước này cũng đang dẫn đầu về số lượng lao động Việt tham gia. Đã bao giờ bạn cảm thấy lạc lõng khi không thể hòa nhập với một đám đông người Nhật, hoặc mất đi công việc vốn có vì bất đồng ý kiến với chủ Nhật. Hãy cùng chúng tôi khám phá sự khác nhau giữa con người 2 nước để có thể hiểu, biết cách xử lý và cùng nhau hợp tác phát triển nhé!
I. 7 điểm khác nhau giữa người Việt và người Nhật
So sánh văn hóa giao tiếp giữa Việt Nam và Nhật Bản

1. Văn hóa làm việc

Người Nhật

So sánh văn hóa giao tiếp giữa Việt Nam và Nhật Bản

Người Nhật khi làm việc, hay bất kỳ làm chuyện gì trong cuộc sống cũng thường rất hay lập kế hoạch cụ thể và luôn tuân thủ theo kế hoạch đó để tiến hành công việc.

Ví dụ: ngay cả việc đi chơi, họ cũng lên kế hoạch cụ thể: từ mấy giờ đến mấy giờ, đi đâu, làm gì...Việc lên kế hoạch chi tiết là điều cần thiết trong cuộc sống, giúp cho chúng ta quản lý mọi việc một cách dễ dàng những cũng có nhược điểm là, khi có thay đổi gấp, hay thay đổi trong khoảng thời gian không có thời hạn thì họ thườnglúng túng và khó quyết định.

Người Việt

Trong khi đó, nếu so sánh sẽ thấy người Việt Nam khá nhanh nhạy trong việc thích ứng nếu có sự thay đổi. Có nhiều thay đổi liên tục như kiểu người Nhật sẽ nghĩ :"Tại sao bây giờ mới nói?", thì điều này với người Việt lại có thể đối ứng một cách dễ dàng.

Thay vào đó, người Việt lại luôn có xu hướng bắt đầu công việc ở mức sát deadline. Ví dụ như cho cùng một công việc, cùng kỳ hạn trong vòng hai tuần phải hoàn thành, thì người Nhật sẽ làm xong công việc đó trong vòng một tuần đầu tiên, tuần tiếp theo là dành cho việc chỉnh sửa và hoàn thiện.

Còn người Việt sẽ không hoàn thành công việc đó trong tuần đầu mà cố gắng hết sức ở tuần cuối. Kể cả khi có vấn đề phát sinh, họ sẵn sàng thức đêm để hoàn thành công việc.

2. Trong các mỗi quan hệ công việc.

Người Nhật

Người Nhật có xu hướng tránh làm mất lòng người khác, người Nhật hiếm khi nói “không” với người không thân thiết.

Thay vào đó, họ thường nói vòng vo và mong muốn nhận được sự thấu hiểu của đối phương khi giao tiếp. Họ không bày tỏ cảm xúc, suy nghĩ của mình rõ ràng mà luôn giữ cảm xúc đó ở một giới hạn rất mơ hồ. Do vậy không phải dễ dàng để biết được liệu đối phương đang nghĩ gì, cảm nhận như thể nào.

Ví dụ, khi được rủ đi xem phim mà không thể đi, họ thường thể hiện ý muốn đi nhưng sau đó sẽ đưa ra những lí do khách quan, thậm chí không đưa ra một lý do cụ thể nào hết bằng cách nói lấp lửng .

Người Việt

Còn ở Việt Nam, đa số người ta sẽ nói ra vấn đề của mình rằng có việc bận, hoặc thậm chí nói thẳng là không muốn đi vì một lí do nào đó. Đối với tư duy người Việt, nói thẳng ra vấn đề chính là cách minh chứng cho sự thành thật của mình đối với đối phương.

3. Nguyên tắc về thời gian

Người Nhật

So sánh văn hóa giao tiếp giữa Việt Nam và Nhật Bản

Một điều dễ nhận thấy là người Nhật rất đúng giờ – đó là nhận định mà hầu hết người nước ngoài đưa ra khi tiếp xúc với người Nhật, với văn hoá Nhật.

Điều này có thể dễ dàng nhận thấy khi đối chiếu lịch trình giờ tàu chạy với điểm thời gian thực tế mà tàu đến ga, hoặc khi sắp xếp một cuộc hẹn với người Nhật và luôn thấy họ đến trước giờ hẹn ít nhất 5 phút. Thói quen đó ăn sâu vào mỗi cá nhân và dần trở thành một quy tắc ngầm, một ý thức cơ bản.

Người Nhật luôn tránh làm phiền người khác. Do vậy tới trễ hẹn được coi là hành vi thiếu lịch sự, làm tổn hại tới người khác. Việc đúng giờ là điều nên làm trong mọi tình huống. Vì thế mà ta có thể dễ dàng bắt gặp cảnh tượng nhân viên công ty chạy vội cho kịp giờ làm, cảnh bước chân vội vã trên khắp các đường phố.

Xem thêm:

>> 11 điều khiến cả thế giới nể phục phong cách làm việc của người Nhật

>> Thần dược trường thọ của người Nhật - Natto

Người Việt

So sánh văn hóa giao tiếp giữa Việt Nam và Nhật Bản

Trong khi đó, ý thức tuân thủ nguyên tắc về thời gian ở Việt Nam dường như chưa được đề cao đúng mức. Việc trễ hẹn năm bảy phút là chuyện thường tình. Và cũng chẳng mấy ai phàn nàn về điều đó bởi nó đã ăn sâu vào nếp sống. Và sự cố gắng để thay đổi một hành vi mà cả xã hội chấp nhận dường như không mấy được lưu tâm.

4. Vị trí xã hội giữa nam giới và nữ giới
So sánh văn hóa giao tiếp giữa Việt Nam và Nhật Bản

Người Nhật

Điều đặc biệt trong xã hội Nhật, khi mà người phụ nữ rất ít đi làm và dù đi làm cũng rất khó lên được địa vị chức vụ cao như nam giới. Dù những năm gần đây phụ nữ Nhật bắt đầu đi làm nhiều hơn trước, nhưng tỉ lệ này hiện nay cũng rất ít.

Trung bình chỉ 10% phụ nữ làm quản lí ở Nhật, thấp hơn các nước phát triển khác và chắc chắn thấp hơn Việt Nam. Nhiều phụ nữ Nhật học cao, vào công ty tốt với mục đích lấy được những anh chồng học cao, làm ở công ty tốt, sau khi kết hôn thì nghỉ làm.

Đây là một sự lãng phí nguồn lực lao động. Cùng với việc hô hào thu hút lao động chất lượng cao nước ngoài vào Nhật để bù đắp cho sự giảm dân số lao động, Nhật nên tạo điều kiện hơn nữa cho những phụ nữ đi làm như nam giới.

Người Việt

Tại Việt Nam, số lượng nữ giới tham gia làm việc, quản lỹ và có các vị trí cao trong nhà nước ngày càng nhiều. Cùng với đó vai trò của người đàn ông cũng ngày càng cân bằng. Đàn ông có thể phụ giúp vợ chuyện dọn dẹp gia đình là chuyện rất bình thường, người phụ nữ vừa làm việc nhà nước, vừa đảm đnag công việc gia đình.

Nếu các bạn sang Nhật, sinh sống tại đây lâu sẽ thấy, đàn ông Nhật rất khô khan họ sẽ chỉ tập trung cho làm việc, chẳng mấy khi về nhà, nhiệm vụ chính của họ đi làm và gửi tiền về nhà còn mọi thứ khác họ sẽ không quan tâm. Phụ nữ Nhật cũng vậy, họ chỉ cần tiền và lo cho con cái, quả thật rất khác với đất nước mình, Việt Nam sẽ thiên về tình cảm hơn.


5. "Tư tưởng cá nhân" và "gắn kết tập thể"

Nhật Bản

“Điều Nhật khác Việt Nam” tiếp theo này rất đặc biệt. Đó là ở Nhật, việc nổi bật không phải lúc nào cũng tốt.

Từ mẫu giáo đến hết cấp 3 học sinh có đồng phục- trăm người như một để tránh nổi bật và học sinh không mất thời gian chú ý đến ngoại hình, khi đi xin việc mọi người cũng mặc cùng 1 kiểu vest đen, đi cùng một kiểu giầy, chải cùng 1 kiểu tóc để tránh thu hút sự chú ý của người phỏng vấn bằng ngoại hình.

Để sống hoà hợp ở Nhật khả năng cần thiết là phải biết “đọc không khí” – khả năng hoà nhập và đôi khi là phải cố hùa theo xung quanh mệt mỏi. Công ty Nhật đề cao khả năng chia sẻ kiến thức, giúp đỡ người khác cùng phát triển, chứ không đề cao một tài năng sáng chói lẻ tẻ.

Việt Nam

So sánh văn hóa giao tiếp giữa Việt Nam và Nhật Bản


Ở Việt Nam nếu bạn không nổi bật, bạn sẽ khó có thể làm việc

Còn ở Việt Nam, nếu không nổi bật chúng ta khó làm được gì cả. Tư tưởng cá nhân của người Việt cũng mạnh mẽ và chi phối nhiều hoạt động.

Bạn giỏi thì bạn phải giữ cái giỏi đấy cho mình, nếu bạn chia sẻ kiến thức hay cho người khác rất có thể họ sẽ giỏi hơn bạn và vị thế của bạn bị đe doạ.

Đây là sự thực mà các công ty Nhật ở Việt Nam rất khó thay đổi khi họ muốn các nhân viên của mình truyền đạt kinh nghiệm và kiến thức cho nhau để cùng có 1 tập thể lớn mạnh.

6. Việc đối xử với thú nuôi

Người Nhật dẫn chó mèo đi chơi nhiều hơn dẫn người đi chơi. Đối những con vật nhỏ, họ còn cho vào xe đẩy, cắt tóc 3 chỏm, cho ăn mặc chỉnh tề và đưa đi chơi.

So sánh văn hóa giao tiếp giữa Việt Nam và Nhật Bản


Đảo mèo và đảo thỏ tại Nhật Bản, nơi đây động vật sinh sống và tự do đi lại khắp đảo

Người Nhật luôn đi cùng thú nuôi để dẫn nó đi vệ sinh đúng nơi quy định. Khác với quan điểmthả rôngcủa người Việt.

7. Quan điểm nuôi trẻ con

Trong khi người Việt thường hay có tâm lý“xót con”, kiểu như thấy con ngã hoặc bị trầy xước thì “Ối trời, con tôi!” hay “Đánh chừa cái đường làm con đau này”, thì người Nhật lại hành xử ngược lại, kiểu “Con ngã thì tự đứng dậy đi chứ”.

So sánh văn hóa giao tiếp giữa Việt Nam và Nhật Bản

Người Nhật luôn đề cao tinh thần cạnh tranh của các con mình: Hai anh em có thể đánh nhau, cào nha thoải mái. Bố mẹ đừng ngoài còn cười kiểu như: “Mẹ thằng kuđặt cửa cho đứa nào? Tôi là tôi ưng thằng em lắm. Bé thế mà có chí khí!!!”, còn người Việt anh trai, chị gái mà bắt nạt em thì “Cứ liệu cái thần hồn”…

II. "Người Nhật tốt hay không tốt"

Phần nhiều người Việt sinh sống, học tập và làm việc tại Nhật đều trải nghiệm giao thông bằng tàu điện. Ở Nhật, chi phí bảo dưỡng bãi đỗ xe, trạm đổ xăng rất cao nên không chỉ du học sinh mà hầu hết người dân Nhật đều sử dụng tàu điện.

So sánh văn hóa giao tiếp giữa Việt Nam và Nhật Bản


Văn hóa cúi đầu cảm ơn của người Nhật luôn làm thế giới ngưỡng mộ

Lên tàu, chắc chắn bạn sẽ ngạc nhiên về sự yên lặng. Trên tàu điện, đa số mọi người hoặc cầm điện thoại di động, hoặc đọc sách, hoặc ngủ, người nói chuyện rất ít. Đó là bởi “sự lễ độ” trong tính cách của người Nhật. Vì vậy, trên tàu điện hay ở những nơi công cộng, người Nhật thường không gây ồn ào. (Dĩ nhiên, có sự khác biệt tùy từng người)

Ví dụ bạn để quên ví trên tàu điện hoặc xe taxi, khi ấy thông thường thì rất nhiều người coi như mất rồi, không thể tìm lại nữa nhưng ở Nhật, một vài ngày sau rất nhiều khả năng bạn tìm lại được đồ đánh mất vì nhiều người Nhật không lấy đồ mà tốt bụng đem đồ tới trả lại cho nhà ga chẳng hạn.

Tuy vậy, tính dân tộc của người Nhật không chỉ là các điểm tốt. Nhật Bản là quốc đảo nên dù có lịch sử lâu đời vẫn khó tiếp nhận những ảnh hưởng từ các nước khác.

So sánh văn hóa giao tiếp giữa Việt Nam và Nhật Bản

So sánh văn hóa giao tiếp giữa Việt Nam và Nhật Bản

So sánh văn hóa giao tiếp giữa Việt Nam và Nhật Bản


Trên đây là hình ảnh một số những bình luận đánh giá của rất nhiều người và hầu hết đều là các bạn lao động thực tập sinh đnag sinh sống làm việc tại Nhật, đưa ra những quan điểm của mình về vấn đề "người Nhật tốt hay xấu"

So sánh văn hóa giao tiếp giữa Việt Nam và Nhật Bản


Kết quả là có thể đối người nước ngoài sẽ có ấn tượng về sự lạnh lùng, về một đất nước Nhật không cởi mở. Ở các khu du lịch, không có mời mọc đeo bám lẵng nhẵng mà thay vào đó thậm chí có thể có ấn tượng về sự lạnh lùng của người Nhật. Tuy nhiên, không phải là lạnh lùng mà nói đúng hơn là người Nhật hay ngại ngùng, xấu hổ.

Nếu là người đến Nhật du lịch trong thời gian ngắn thì có xu hướng nhận xét về người Nhật theo quan điểm cá nhân thông qua những tiếp xúc trong chuyến đi.

Nếu gặp người tốt thì nghĩ “Người Nhật thật tốt bụng, dễ tính”, gặp người xấu lại nghĩ “Người Nhật quả là chẳng tốt chút nào”. Nhưng, các bạn, những người theo dõi chủ đề này là những người có dự định du học lâu dài ở Nhật. Trong thời gian ấy sẽ gặp rất nhiều người Nhật, có người tốt, có người xấu.

Qua những sự tiếp xúc gặp gỡ như thế có thể thấy được những những điểm hay, điểm dở của người Nhật, hoặc thậm chí là phát hiện ra những điểm mới về chính đất nước của mình.

Ở đâu cũng sẽ có người tốt người xấu, đất nước nào cũng vậy. Chúng tôi chỉ đưa ra những nhận xét, ý kiến cá nhân qua những thời gian tiếp xúc làm việc và học tập tại Nhật để các bạn có cái nhìn cụ thể và hiểu hơn về đất nước và con người Nhật Bản, cảm ơn các bạn!

Xem thêm:


>> Con người Nhật Bản có hoàn hảo như chúng ta vấn nghĩ

>> Người Nhật thích nhóm máu nào?

TƯ VẤN XKLĐ NHẬT BẢN 24/7

Bạn có thắc mắc cần giải đáp, hãy liên hệ với cán bộ tư vấn

Minh Hoàn (Mr): 0867 165 885

Phạm Chung (Mr): 0972 859 695

Hỗ trợ tư vấn 24/7 qua: Call, Message, Zalo, SMS
Nếu không tiện nói chuyện qua điện thoại hoặc nhắn tin ngay lúc này, bạn có thể YÊU CẦU GỌI LẠI bằng việc nhập số điện thoại vào form bên dưới để được cán bộ tư vấn của công ty liên lạc hỗ trợ.


Sự khác biệt trong văn hóa giữa Nhật Bản và Việt Nam kì 28 min read

11/6/2020 Văn hoá

Trong bài viết trước chúng ta đã tìm hiểu 3 sự khác biệt trong văn hóa giữa Nhật Bản và Việt Nam bao gồm : phân loại rác, môn thể thao quốc dân và cách xưng hô, gọi tên khi giao tiếp.

Và ở bài viết kì 2 này mình sẽ tiếp tục chia sẻ với các bạn 3 sự khác biệt trong văn hóa nữa giữa Nhật Bản và Việt Nam.

Nội dung bài viết

  • Tần suất liên lạc với gia đình
  • Phương tiện giao thông
  • Mối quan hệ với hàng xóm
  • Kết luận