So sánh website bán hàng và website cung ứng dịch vụ thương mại điện tử

Phân biệt giữa Website thương mại điện tử (Website TMĐT) bán hàng và Website cung cấp dịch vụ thương mại điện tử

Trong thời đại công nghệ 4.0 hiện nay, việc sử dụng website để quảng cáo, giới thiệu hay cung ứng hàng hóa/dịch vụ đang rất phổ biến. Tuy nhiên, việc nắm bắt và thực hiện các quy định của pháp luật liên quan đến việc sử dụng website thì không phải ai cũng biết. Đặc biệt, Website thương mại điện tử còn được phân thành 2 loại là website TMĐT bán hàng và website cung cấp dịch vụ TMĐT. Với mỗi loại lại cần thực hiện những thủ tục khác nhau. Bởi vậy, bài viết sau đây sẽ giúp khách hàng làm rõ những nội dung nêu trên.

Căn cứ pháp lý giữa Website TMĐT bán hàng và Website cung cấp dịch vụ TMĐT

  • Nghị định số 52/2013/NĐ-CP về thương mại điện tử;
  • Thông tư số 47/2014/TT-BCT quy định về quản lý website thương mại điện tử.

1. Phân biệt giữa Website TMĐT bán hàng và Website cung cấp dịch vụ TMĐT

Website TMĐT bán hàng là website TMĐT do các thương nhân, tổ chức, cá nhân (sau đây gọi là chủ sở hữu) tự thiết lập để phục vụ hoạt động xúc tiến thương mại, bán hàng hóa hoặc cung ứng dịch vụ của mình.

Website cung cấp dịch vụ TMĐT là website thương mại điện tử do thương nhân, tổ chức (sau đây gọi là chủ sở hữu) thiết lập để cung cấp môi trường cho các thương nhân, tổ chức, cá nhân khác tiến hành hoạt động thương mại. Cá nhân không được phép thiết lập Website này.

2. Thủ tục thực hiện

2.1. Website TMĐT bán hàng cần thực hiện thủ tục thông báo thiết lập với Bộ Công thương

  • Đối tượng thực hiện: Thương nhân, tổ chức, cá nhân đã được cấp mã số thuế cá nhân.
  • Nội dung thông báo:
  • Tên miền của website thương mại điện tử;
  • Loại hàng hóa, dịch vụ giới thiệu trên website;
  • Tên đăng ký của thương nhân, tổ chức hoặc tên của cá nhân sở hữu website;
  • Địa chỉ trụ sở của thương nhân, tổ chức hoặc địa chỉ thường trú của cá nhân;
  • Số, ngày cấp và nơi cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh của thương nhân, hoặc số, ngày cấp và đơn vị cấp quyết định thành lập của tổ chức; hoặc mã số thuế cá nhân của cá nhân;
  • Tên, chức danh, số chứng minh nhân dân, số điện thoại và địa chỉ thư điện tử của người đại diện thương nhân, người chịu trách nhiệm đối với website thương mại điện tử;
  • Các thông tin khác theo quy định của Bộ Công Thương.
  • Thời giải quyết: Trong thời hạn không quá 7 ngày làm việc kể từ ngày nhận đầy đủ hồ sơ hợp lệ
  • Cơ quan tiếp nhận, giải quyết: Cục Thương mại điện tử và Công nghệ thông tin của Bộ Công thương
  • Kết quả thực hiện: Khi xác nhận thông báo, Bộ Công Thương sẽ gửi cho thương nhân, tổ chức, cá nhân qua địa chỉ thư điện tử đã đăng ký một đoạn mã để gắn lên website thương mại điện tử bán hàng, thể hiện thành biểu tượng đã thông báo.

2.1. Website cung cấp dịch vụ thương mại điện tử bán hàng cần thực hiện thủ tục đăng ký thiết lập với Bộ Công thương

  • Đối tượng thực hiện: Chủ sở hữu website
  • Thành phần hồ sơ:
  • Đơn đăng ký thiết lập website cung cấp dịch vụ thương mại điện tử;
  • Bản sao quyết định thành lập (đối với tổ chức), Giấy chứng nhậnđăng ký kinh doanh, giấy chứng nhận đầu tư hoặc giấy phép đầu tư (đối với thương nhân);
  • Đề án cung cấp dịch vụ theo quy định;
  • Quy chế quản lý hoạt động của website cung cấp dịch vụ thương mại điện tử tuân thủ các quy định tại Nghị định này và các quy định của pháp luật có liên quan;
  • Cơ chế xử lý, thời hạn xử lý khi nhận được phản ánh về hành vi kinh doanh vi phạm pháp luật trên website cung cấp dịch vụ thương mại điện tử;
  • Mẫu hợp đồng cung cấp dịch vụ, các điều kiện giao dịch chung, nếu có;
  • Các tài liệu khác do Bộ Công Thương quy định.
  • Thời giải quyết: Trong thời hạn không quá 10 ngày làm việc kể từ ngày nhận đầy đủ hồ sơ hợp lệ
  • Cơ quan tiếp nhận, giải quyết: Cục Thương mại điện tử và Công nghệ thông tin của Bộ Công thương
  • Kết quả thực hiện: Khi xác nhận đăng ký, Bộ Công Thương sẽ gửi cho thương nhân,tổ chứcqua địa chỉ thư điện tử đã đăng ký một đoạn mã để gắn lên website cung cấp dịch vụ thương mại điện tử, thể hiện thành biểu tượng đăng ký.
Kết Luận

Hy vọng những thông tin trong bài viết này hữu ích với bạn, nếu bạn còn vướng mắc nào cần được giải đáp về sự khác nhau giữa Website TMĐT bán hàng và Website cung cấp dịch vụ TMĐT, quý khách hàng có thể liên hệ với Bizlawyer qua địa chỉ email: hoặc Hotline Gọi ngay: 086.888.1900 để được tư vấn và hỗ trợ kịp thời.

Tin cùng chuyên mục

  • Hướng dẫn thủ tục chuyển trụ sở chính hộ kinh doanh khác quận
  • Có được rút hồ sơ đăng ký doanh nghiệp khi đang nộp?
  • Thủ tục áp dụng ưu đãi đầu tư thực hiện như thế nào?
  • Hồ sơ công ty bao gồm những gì? Cách tra cứu hồ sơ công ty?
  • Kinh doanh thương mại điện tử: Điều kiện, thủ tục đăng ký

Phân biệt website Thương mại điện tử bán hàng và website cung cấp dịch vụ Thương mại điện tử

13-10-2021

Website TMĐT bán hàng và website cung cấp dịch vụ TMĐT thường được gọi tắt là website bán hàng và website TMĐT. Dù đều cùng là những website có mục đích bán hàng nhưng giữa hai loại hình này lại có sự khác nhau rất lớn.

Hoạt động kinh doanh thương mại điện tử là gì?

Căn cứ khoản 1 Điều 3 Nghị định 52/2013/NĐ-CP, hoạt động thương mại điện tử là việc tiến hành một phần hoặc toàn bộ quy trình của hoạt động thương mại bằng phương tiện điện tử có kết nối với mạng Internet, mạng viễn thông di động hoặc các mạng mở khác.

Theo Điều 25 Nghị định 52/2013/NĐ-CP, các hình thức tổ chức hoạt động thương mại điện tử bao gồm:

- Website thương mại điện tử bán hàng: là website thương mại điện tử do các thương nhân, tổ chức, cá nhân tự thiết lập để phục vụ hoạt động xúc tiến thương mại, bán hàng hóa hoặc cung ứng dịch vụ của mình.

- Website cung cấp dịch vụ thương mại điện tử: là website thương mại điện tử do thương nhân, tổ chức thiets lập để cung cấp môi trường cho các thương nhân, tổ chức, cá nhân khác tiến hành hoạt động thương mại. Website cung cấp thương mại điện tử bao gồm các loại sau:

+ Sàn giao dịch thương mại điện tử;

+ Website đấu giá trực tuyến;

+ Website khuyến mại trực tuyến;

+ Các loại website khác do Bộ Công Thương quy định.

Phân biệt website TMĐT bán hàng và website cung cấp dịch vụ TMĐT

So sánh website bán hàng và website cung ứng dịch vụ thương mại điện tử

Nên chọnwebsite TMĐT bán hàng hay website cung cấp dịch vụ TMĐT?

Tùy thuộc vào mục đích bán hàng và tình hình thực tế của mình mà doanh nghiệp sẽ lựa chọn loại Website TMĐT phù hợp.

Nên chọn website TMĐT bán hàng khi:

- Doanh nghiệp chỉ cung cấp một hay vài mặt hàng, dịch vụ cho một lĩnh vực cụ thể;

- Muốn tạo hiệu ứng nổi bật và gây ấn tượng cho khách hàng nhằm xây dựng thương hiệu;

- Có mức kinh phí quảng bá, truyền thông hạn chế, đặc biệt là các doanh nghiệp mới thành lập, chưa có đủ điều kiện về tài chính;

- Số lượng nhân sự hạn chế.

Nên chọn Website thương mại điện tử khi:

- Doanh nghiệp có đủ năng lực thiết kế hệ thống bán hàng, sản phẩm đa dạng, nhiều chủng loại và có thể mở rộng không chỉ trong nước mà còn khắp thế giới.

- Muốn thu hút được nhiều khách hàng và bán được nhiều sản phẩm.

- Có đủ tiềm lực về tài chính, nhân sự vững chắc.

Như vậy, điểm khác biệt lớn nhất giữa website TMĐT bán hàng và website cung cấp dịch vụ TMĐT là: website thương mại điện tử chỉ bán duy nhất 1 loại hàng hóa, lĩnh vực hàng hóa của người bán, còn website cung cấp dịch vụ TMĐT cung cấp nhiều dịch vụ TMĐT và có nhiều người bán cùng nhiều mặt hàng.

Nếu có thắc mắc liên quan đến vấn đề về này,xin vui lòng liên hệCông ty CP Tư vấn Dịch vụ Tâm Minh Phátqua hotline:0325.959.468hoặc email:[emailprotected]

Website thương mại điện tử là gì?

Thương mại điện tử được hiểu là hoạt động mua bán sản phẩm, dịch vụ trên các hệ thống, phương tiện điện tử như Internet và các mạng máy tính. Website thương mại điện tử là trang thông tin điện tử được thiết lập để phục vụ một phần hoặc toàn bộ quy trình của hoạt động mua bán hàng hóa/dịch vụ.

So sánh website bán hàng và website cung ứng dịch vụ thương mại điện tử

Website thương mại điện tử là các hoạt động mua bán sản phẩm, cung ứng dịch vụ trên Internet

Website thương mại điện tử bao gồm 2 loại, cụ thể:

  • Website thương mại điện tử bán hàng: Được thiết kế để giới thiệu sản phẩm, cung ứng dịch vụ, bán hàng hóa hoặc hoạt động xúc tiến thương mại của cá nhân, doanh nghiệp. Bao gồm các Website có chức năng giỏ hàng, thanh toán trực tuyến và cả Website giá rẻ. Các Website này được thiết kế đơn giản, yêu cầu khách hàng gọi điện hoặc để lại thông tin khi muốn mua hàng.
  • Website cung cấp dịch vụ thương mại điện tử: Cung cấp môi trường thuận lợi để tiến hành hoạt động thương mại phục vụ cho các cá nhân, doanh nghiệp như sàn giao dịch thương mại điện tử, Website đấu giá trực tuyến, Website khuyến mại trực tuyến…

Phân biệt website bán hàng và website thương mại điện tử

Làm sao để phân biệt website bán hàng và website thương mại điện tử ? Đây là câu hỏi được đặt ra bởi rất nhiều người đặc biệt là đối với các cửa hàng, doanh nghiệp hiện nay, hãy cùng I-WEB tìm câu trả lời qua bài viết dưới đây nhé !

3 phút phân biệt sự khác nhau giữa website bán hàng và website thương mại điện tử

  • Thiết kế website bán hàng thời trang độc đáo, tinh tế
  • Thiết kế website bán hàng chuẩn seo gia tăng doanh thu
  • Bật mí 6 bước để kinh doanh online thành công
  • Làm sao để xây dựng thương hiệu online khi thiết kế website?
  • 6 yếu tố nên có trong Website thương mại điện tử
28/06/2020
So sánh website bán hàng và website cung ứng dịch vụ thương mại điện tử
Tweet

Với sự phát triển mạnh mẽ của cuộc cách mạng công nghệ 4.0, rất nhiều hình thức dịch vụ đã được phát triển thêm hình thức online. Đầu tiên là phải kể đến là dịch vụ bán hàng qua mạng. Đối với các nhà kinh doanh, bước đầu của việc bán hàng qua mạng chính là lập lên cho mình một website để thực hiện việc bán hàng qua mạng một cách trơn tru, thuận lợi. Rất nhiều người bỡ ngỡ khi phân biệt sự khác nhau giữa website bán hàng và website TMĐT (thương mại điện tử). Hãy dành ra 3 phút để tìm hiểu 2 loại hình này nhé!

So sánh website bán hàng và website cung ứng dịch vụ thương mại điện tử

Thương mại điện tử là xu thế toàn cầu