Tại sao enzim pepsin và HCl trong dịch vị lại không phá hủy thành dạ dày

Tìm hiểu chung về dịch vị dạ dày

Dịch vị dạ dày là gì?

Tại sao enzim pepsin và HCl trong dịch vị lại không phá hủy thành dạ dày

Dịch vị là một dung dịch gồm nhiều chất khác nhau được tiết ra bởi dạ dày. Một ngày, cơ thể người trưởng thành bình thường, dạ dày sẽ tiết ra từ 1 – 2.5 lít.

Dịch vị dạ dày có màu gì?

Tuy là một loại hỗn hợp được tạo nên bởi nhiều chất khác nhau, nhưng dịch vị dạ dày lại trong suốt, không màu và hơi sánh. Nếu dịch vị có màu bất thường, nguyên nhân có thể do dạ dày bị xuất huyết, làm màu dịch vị bị biến đổi. Để tìm được nguyên nhân chính xác, cần thực hiện các xét nghiệm dịch vị dạ dày.

Có thể bạn quan tâm : Đau dạ dày uống thuốc gì? Thuốc đau dạ dày nào tốt nhất

Vì sao thức ăn bị tiêu hóa còn dạ dày thì không?

12/01/2018
6942 lượt xem

Đã bao giờ bạn thắc mắc: vì sao về bản chất dạ dày và thức ăn có cấu tạo như nhau, nhưng thức ăn bị tiêu hóa còn dạ dày thì không?

Mục lục

  • 1 1. Thành phần chính của dạ dày và thức ăn là… giống nhau
  • 2 2. Cân bằng kì diệu giữa các yếu tố tấn công – bảo vệ
    • 2.1 3. Nếu cân bằng trên biến mất thì sao?
    • 2.2 CumarGold Fast – Giải pháp hỗ trợ điều trị viêm loét dạ dày toàn diện tại nhà
    • 2.3 Chuyên gia và báo chí nói về CumarGold Fast
    • 2.4 Người dùng chia sẻ về CumarGold Fast

Viêm loét dạ dày - tá tràng là khi lớp niêm mạc dạ dày hoặc tá tràng bị sung huyết, có loét, đau do acid và pepsin kích thích, gây ra tình trạng đau dạ dày, tá tràng.

  • ​Chế độ ăn khi bị viêm loét dạ dày, tá tràng
  • ​Phòng ngừa viêm loét dạ dày-tá tràng

Tại sao enzim pepsin và HCl trong dịch vị lại không phá hủy thành dạ dày

Bệnh biểu hiện dưới dạng cấp hoặc mạn tính. Có rất nhiều nguyên nhân gây ra căn bệnh này bao gồm các yếu tố về ăn uống, tâm lý, bệnh lý, nhiễm vi khuẩn… Bệnh có xu hướng gia tăng trong thời gian gần đây, không chỉ làm giảm chất lượng cuộc sống của người bệnh mà còn gây những biến chứng nguy hiểm như: xuất huyết dạ dày, thủng dạ dày, ung thư dạ dày…

Bệnh viêm loét dạ dày tá tràng là do mất cân bằng giữa hai nhóm yếu tố: yếu tố phá hủy niêm mạc (HCl và Pepsine trong dịch vị dạ dày để tiêu hóa thức ăn) và yếu tố bảo vệ (chất nhày, HCO3 và hàng rào niêm mạc dạ dày). Dưới đây là những tác nhân tác động trực tiếp làm mất cân bằng 2 yếu tố trên dẫn tới bệnh viêm loét dạ dày:

1. Căng thẳng thần kinh (stress)

Những người thường xuyên bị căng thẳng thần kinh sẽ có nguy cơ mắc các bệnh về dạ dày cao hơn. Khi bị căng thẳng sẽ làm tăng các yếu tố tấn công niêm mạc dạ dày, làm cho acid HCl tăng cao, làm giảm hệ miễn dịch của cơ thể. Tăng nguy cơ mắc bệnh viêm loét dạ dày tá tràng.

Có một số trường hợp bệnh nhân mắc bệnh viêm loét dạ dày tá tràng do căng thẳng, sau khi hết căng thẳng các triệu chứng sẽ giảm. Nhưng nếu để tình trạng này kéo dài sẽ làm cho người bệnh dễ mắc bệnh viêm loét dạ dày tá tràng mạn tính.

2. Vi khuẩn Helicobacter pylori (Vi khuẩn Hp)

Vi khuẩn Hp là một trong những tác nhân gây ảnh hưởng trực tiếp đến bệnh viêm loét dạ dày. Loại vi khuẩn này sau khi xâm nhập vào cơ thể sẽ chui vào lớp nhầy bảo vệ niêm mạc dạ dày. Tại đây, vi khuẩn Hp sẽ tiết ra một số chất làm kích thích dạ dày tiết ra acid nhiều hơn mức bình thường, các loại acid dư thừa gây ra tổn thương cho lớp nhầy bảo vệ niêm mạc dạ dày, gây ra bệnh viêm loét dạ dày. Vi khuẩn Hp còn có khả năng lây truyền từ người này sang người kia do dùng chung dụng cụ ăn uống sinh hoạt.

3. Chế độ ăn uống không hợp lý

Chế độ ăn uống ảnh hưởng lớn đến sức khỏe, đặc biệt là đối với dạ dày. Thói quen vừa ăn vừa xem tivi, chơi điện thoại, thường xuyên ăn đêm, ăn quá no hoặc quá đói sẽ làm cho dạ dày làm việc quá sức, gây ra tình trạng đầy hơi, khó tiêu.

Ngoài ra còn làm cho dạ dày tiết ra dịch acid nhiều hơn làm ăn mòn niêm mạc dạ dày, lâu dần dẫn tới viêm loét dạ dày, tá tràng và gây ra các bệnh về đường tiêu hóa khác.

4. Sử dụng nhiều thuốc kháng viêm không chứa Steroid

Khi sử dụng nhiều thuốc kháng viêm không chứa Steroid thường xuyên sẽ làm tăng nguy cơ viêm dạ dày cấp tính hoặc mạn tính, loại thuốc này thường có trong các loại thuốc giảm đau. Không chỉ gây hại cho dạ dày, các loại thuốc này còn làm tăng nguy cơ mắc các bệnh về tim mạch.

5. Rượu bia, thuốc lá và các chất kích thích

Trong thuốc lá có rất nhiều chất độc hại, trong đó có chất nicotin gây kích thích cơ thể tiết ra nhiều cortisol - tác nhân làm tăng nguy cơ viêm loét dạ dày-tá tràng. Các đồ uống có cồn như: bia, rượu… tác động ức chế sự tạo thành chất nhầy bảo vệ niêm mạc dạ dày. Mặt khác rượu bia còn kích thích tiết ra nhiều axit dịch vị có thể tăng khả năng gây tổn thương niêm mạc dạ dày, lâu dài cũng dẫn đến viêm loét dạ dày-tá tràng và các bệnh lý nguy hiểm khác ở gan, thận.

6. Yếu tố thể tạng

Người có nhóm máu O có tần suất bị bệnh cao hơn các nhóm máu khác, điều này có lẽ liên quan đến sự ưu tiên kết hợp giữa nhóm máu O và HP, sự liên quan giữa kháng nguyên HLA B5 (là kháng nguyên thường được tìm thấy trên một số tế bào máu) với tần suất loét tá tràng.

Đối với các bệnh nhân loét dạ dày-tá tràng chế độ ăn đóng góp một phần khá quan trọng trong điều trị bệnh và một chế độ ăn đúng cũng góp phần tích cực vào kết quả điều trị. Cần tránh ăn các thức ăn, thức uống kích thích như: rượu, các chất gia vị (như ớt, hạt tiêu…), các chất có nhiều chất chua (dấm, chanh…), không hút thuốc lá, thuốc lào.

Ngoài ra bệnh nhân viêm loét dạ dày tá tràng cần chú ý: có chế độ làm việc hợp lý, tránh làm việc gắng sức, tránh căng thẳng thần kinh, tránh stress tâm lý.

Đặc biệt khi có các biểu hiện: đau bụng từng cơn vào lúc đói hoặc vào ban đêm hoặc có cảm giác nóng rát vùng thượng vị (vùng bụng trên, ngay dưới ức), ợ hơi, ợ chua, buồn nôn, nôn, rối loạn tiêu hóa… cần đến cơ sở y tế để khám, chẩn đoán và điều trị đúng bệnh, đúng thuốc, đúng phác đồ, tránh tự ý dùng thuốc điều trị bởi những lý do sau:

- Phần lớn những bệnh nhân có triệu chứng giống loét dạ dày tá tràng nhưng thực tế trên nội soi hoàn toàn không có loét.

- Bệnh nhân bị ung thư dạ dày nhưng lại có biểu hiện triệu chứng giống loét dạ dày tá tràng.

- Dùng thuốc không đúng phác đồ dẫn tới kháng thuốc tràn lan của vi khuẩn Helicobacter pylori.

- Điều trị không triệt để dẫn tới bệnh tái phát và dễ xảy ra các biến chứng.

1. Chuyên gia tư vấn: Dịch vị là gì?

Dịch vị là hỗn hợp dịch được tuyến vị ở dạ dày tiết ra liên tục với lượng từ 1 - 2,5 lít mỗi ngày tùy theo trạng thái tiêu hóa. Đặc điểm của dịch vị là chất lỏng trong suốt, hơi sánh nhưng không màu, thành phần chứa chủ yếu là acid clohydric và enzyme tiêu hóa.

Tại sao enzim pepsin và HCl trong dịch vị lại không phá hủy thành dạ dày

Dịch vị có vai trò quan trọng với hoạt động tiêu hóa thức ăn của con người

Hai tuyến có nhiệm vụ chính trong sản xuất và tiết dịch vị bao gồm: tuyến ở vùng thận và tuyến ở vùng tâm vị, môn vị. Ngoài ra, niêm mạc dạ dày còn tiết ra chất nhầy cùng ion HCO3- hòa cùng dịch vị dạ dày để tạo môi trường phù hợp tiêu hóa thức ăn.

Trong dịch vị dạ dày chứa khoảng 0.5% là vật chất khô, chủ yếu là các chất hữu cơ như protein, acid lactic, ure, acid uric,… và các chất vô cơ như: muối clorua, muối sunfat, acid clorhidric,…