Soạn văn 12 bài hồn trương ba da hàng thịt

Hồn Trương Ba, da hàng thịt - Lưu Quang Vũ bao gồm tóm tắt nội dung chính, lập dàn ý phân tích, bố cục, giá trị nội dung, giá trị nghệ thuật cùng hoàn cảnh sáng tác, ra đời của tác phẩm và tiểu sử, quan điểm cùng sự nghiệp sáng tác phong cách nghệ thuật giúp các em học tốt môn văn 12

Soạn bài: Hồn Trương Ba, da hàng thịt (Lưu Quang Vũ) (Ngắn gọn nhất)

Bố cục

- Phần 1: cuộc hoán đổi hồn Trương Ba

- Phần 2: Cuộc sống của Trương Ba trong thân xác anh hàng thịt

- Phần 3: kết thúc sự hoán đổi, toàn vẹn là con người cũ

Câu 1 (Trang 153 SGK Ngữ văn 12 Tập 2)

Qua đoạn đối thoại, thông điệp tác giả muốn gửi gắm

    + Bi kịch con người khi không được là chính mình: phải sống nhờ, nương tựa vào người khác

    + Tạo ra hình ảnh người có tâm hồn thanh cao trú ngụ trong thể xác cục cằn, thô lỗ, sự hoán đổi không hợp lí này tạo nên vấn đề mà tác giả đặt ra cho người đọc

    + Trương Ba đối thoại với hàng thịt, ông chán cái thể xác kềnh càng, thô tục và muốn thoát khỏi chung nhưng không thể thay đổi tình thế

→ Cuộc đối thoại làm bật lên sự mâu thuẫn, đặt ra vấn đề có tính triết lí không nên sống nương nhờ vào người khác, khi không được là chính mình tất sẽ có nhiều đắng cay, cuộc sống mất đi ý nghĩa

Câu 2 (Trang 154 SGK Ngữ văn 12 Tập 2)

Điều khiến người thân và chính bản thân Trương Ba cảm thấy đau khổ nhất chính là

    + Lâm vào hoàn cảnh dở khóc dở cười, trớ trêu: tâm hồn cao khiết ngụ trong cái xác tầm thường, dung tục

    + Dù không muốn đôi khi Trương Ba vẫn phải làm những điều trái ngược với tư tưởng của bản thân khi thể xác đòi hỏi

    + Sự thay đổi khiến cho người thân của ông phải chịu đựng, chứng kiến những mâu thuẫn

    + Chính bản thân Trương Ba cũng không nhận ra mình, đó cũng là sự thật khi con người để nhu cầu thể xác lấn át tâm hồn

→ Trương Ba rơi vào tình trạng bị xa lánh, không ai yêu quý, thấu hiểu

Câu 3 (Trang 154 SGK Ngữ văn 12 Tập 2)

Quan niệm sống của Trương Ba và Đế Thích khác nhau:

- Trương Ba: mượn thân xác người khác để trú ngụ là điều không nên, sống trong người khác sẽ làm cho bản tính của ta bị mờ nhạt dần

- Đế Thích cho rằng: mượn thân xác để sống cũng là điều bình thường, chỉ cần được sống là tốt

- Lời trách móc của Trương Ba với Đế Thích:

    + Mượn thân xác người khác để sống nhưng tính cách của mình bị mai một

    + Tâm hồn của ông đau khổ khi phải sống trong thân xác của kẻ khác

Ý nghĩa:

    + Con người cần phải có sự thống nhất hài hòa, tâm hồn và thể xác. Con người bị chi phối bởi những nhu cầu bản năng, không thể chỉ đổ lỗi cho xác và vỗ về bằng những hình ảnh đẹp siêu hình của tâm hồn

    + Sống nhờ gửi, chắp vá, không được là chính mình chính là điều nhạt nhẽo, vô nghĩa nhất trên cuộc đời

- Qua đoạn thoại, nhân vật ý thức được hoàn cảnh, thân phận của mình: trớ trêu, bi kịch

Câu 4 (Trang 154 SGK Ngữ văn 12 Tập 2)

Trương Ba kiên quyết đòi trả lại xác hàng thịt, Đế Thích tỏ ý muốn cho hồn Trương Ba nhập vào xác cu Tí, nhưng Trương Ba không đồng ý:

    + Trương Ba thấm thía được nỗi đau không được là chính mình, bên ngoài và bên trong không đồng nhất

    + Không thể trú ngụ nhờ thân xác người khác, nó sẽ làm cho tâm hồn ông mờ nhạt hơn,

    + Trương Ba không muốn sống trong những ngày không phải là chính mình

- Trương Ba nhận thức tỉnh táo và vì thương cu Tị nên ông dứt khoát nhường lại sự sống cho cu Tị, còn ông thì chết hẳn

Câu 5 (Trang 154 SGK Ngữ văn 12 Tập 2)

Đoạn kết mang ý nghĩa thúc đẩy nhận thức của con người về cách sống, tránh những tổn thương về tâm hồn

- Được sống là điều quý giá thật, nhưng được sống là chính mình, trọn vẹn với giá trị của bản thân còn quý giá hơn

Luyện tập

Giả định Trương Ba được sống tiếp khi được trú ngụ trong xác cu Tí:

- Mẹ cu Tí không chấp nhận sự thật cu Tí duy nhất mà mình yêu thương lại là ông Trương Ba nhập vào

- Trương Ba không được quay về sống với vợ con mà phải sống ở nhà chị Tí với thân phận của đứa trẻ

- Trương Ba không vẫn giữ nguyên cách ứng xử của ông trước cái Gái – cháu nội của Trương Ba

- Khi Trương Ba trở về nhà mình, lại một lần nữa làm mọi người một phen bị náo loạn

- Mọi người trong gia đình Trương Ba vẫn một lần nữa không chấp nhật sự thật Trương Ba sống lại trong thân thể người khác

►►CLICK NGAY vào nút TẢI VỀ dưới đây để tải về Soạn bài: Hồn Trương Ba, da hàng thịt (Lưu Quang Vũ) file PDF hoàn toàn miễn phí!

Phần Soạn bài Hồn Trương Ba, da hàng thịt được biên soạn chi tiết, dễ hiểu nhằm giúp các em học sinh học và chuẩn bị bài trước khi đến lớp được hiệu quả hơn. Bên cạnh đó các thầy cô cũng có thể tham khảo để giúp bài giảng của mình thêm phong phú, hấp dấn hơn.


=> Xem thêm tài liệu soạn văn lớp 12 tại đây: soạn văn lớp 12

Mục Lục bài viết:
1. Bài soạn số 1
2. Bài soạn số 2

Muốn học tốt một tác phẩm văn học, ngoài việc đọc kĩ càng văn bản trong sách giáo khoa, các em cũng cần soạn bài một cách chu đáo trước khi đến lớp. Đối với phần soạn bài Hồn Trương Ba, da hàng thịt cũng vậy, để soạn bài học này dễ dàng hơn, bên cạnh việc đọc kĩ vở kịch, các em cũng có thể tham khảo tài liệu hướng dẫn soạn văn lớp 12 của chúng tôi. Phần hướng dẫn soạn này, chúng tôi đã hướng dẫn cụ thể, ngắn gọn các câu hỏi sách giáo khoa Ngữ văn 12 tập 2 với nội dung bám sát sách giáo khoa, các em cùng tham khảo.

Soạn bài Hồn Trương Ba, da hàng thịt, ngắn 1

I. Tác giả tác phẩm

1. Tác giả

- Lưu Quang Vũ (1948 - 1988), quê ở Đà Nẵng, cha là nhà viết kịch Lưu Quang Thuận.

- Ông từng vào quân đội, phục vụ cho quân chủng phòng Không - không quân,

- Ông là biên tập viên tạp chí Sân Khấu và bắt đầu sáng tác kịch nói với vở kịch đầu tay “Sống mãi tuổi 17”

- Lưu Quang Vũ trở thành hiện tượng đặc biệt của sân khấu kịch trong những năm 80 của Thế kỉ XX.

- Năm 2000, ông được tặng giải thưởng Hồ Chí Minh về văn học nghệ thuật.

2. Tác phẩm

- Viết năm 1981 nhưng năm 1984 mới ra mắt công chúng, đã công diễn nhiều lần trong và ngoài nước.

- tác phẩm lấy cốt truyện từ dân gian, thể hiện tư tưởng triết lí và nhân văn sâu sắc.

II. SOẠN BÀI

Câu 1 (trang 153 SGK Ngữ Văn 12 tập 2)

Thông điệp tác giả muốn gửi gắm:

+ Cái đẹp và cái xấu, thanh cao và tầm thường, cái thiện và cái ác không thể chung sống với nhau

+ Hãy sống là chính mình, không nên bên trong một đằng, bên ngoài một nẻo

Câu 2 (trang 135 SGK Ngữ Văn 12 tập 2)

- Điều khiến người thân và Trương Ba đau khổ nhất là:

+ Tâm hồn cao khiết ngụ trong cái xác tầm thường, dung tục

+ Làm điều trái ngược với tính cách thường ngày khi cái xác đòi hỏi vô lí

+ Nhu cầu thể xác lấn át tâm hồn

+ Người thân cảm thấy xa lạ, sợ hãi, ghét bỏ

⟶ Thái độ của Trương Ba: khó chịu nhưng vẫn phải chịu đựng

Câu 3 (trang 154 SGK Ngữ Văn 12 tập 2)

- Sự khác nhau trong quan niệm của Trương Ba và Đế Thích về ý nghĩa sự sống:

+ Trương Ba: Mượn thân xác người khác để trú ngụ là không nên

+ Đế Thích: Mượn thân xác người khác để sống cũng là điều bình thường

- Trương Ba trách Đế Thích là đúng bởi vì chỉ sống thôi chưa đủ, mà sống như thế nào mới là điều quan trọng, Đế Thích cho Trương Ba sự sống nhưng lại không hiểu được sống như vậy Trương Ba sẽ luôn đau khổ và chẳng bao giờ vui vẻ được.

- Ý nghĩa của màn đối thoại:

+ Thể xác và tâm hồn phải có sự hài hòa thống nhất.

+ Sống nhờ vả, chắp vá, không được là chính mình là điều vô nghĩa, đau khổ nhất

Câu 4 (trang 154 SGK Ngữ Văn 12 tập 2)

Trương Ba từ chối vì sự chênh lệch về tuổi tác, vì thương cu Tị nhưng lí do để quyết định ông không trú ngụ là bởi vì ông muốn được là chính mình.

Câu 5 (trang 154 SGK Ngữ Văn 12 tập 2)

Được sống là một điều vô cùng may mắn và quý giá, nhưng giá trị của cuộc sống đích thực chỉ khi được là chính mình, không phải mượn thân xác ai cả.

III. Luyện tập:

Giả sử Trương Ba đồng ý nhập vào cu Tị thì cuộc sống của Trương Ba cũng không được như trước, ông sẽ lại tiếp tục mệt mỏi, tiếp tục đấu tranh tư tưởng. Mẹ cu Tị sẽ không chấp nhận việc con mình đã mất và sẽ yêu thương Trương Ba, ông cũng không được quay về với gia đình mình mà sẽ sống như một đứa trẻ. Và cuộc sống của mọi người lại vẫn tiếp tục một lần nữa bị đảo lộn, những mâu thuẫn giữa thân xác và tâm hồn lại tái diễn và dằn vặt Trương Ba.

Soạn bài Hồn Trương Ba, da hàng thịt, ngắn 2

---------------------HẾT---------------------------

Bên cạnh nội dung đã học, các em cần chuẩn bị bài học sắp tới với phần Phân tích đoạn đầu của bài thơ Đất Nước - trích trường ca Mặt đường khát vọng của Nguyễn Khoa Điềm để nắm vững những kiến thức Ngữ Văn 12 của mình.

Ở bài viết tiếp theo, chúng tôi tiếp tục hướng dẫn các em học sinh soạn bài Diễn đạt trong văn nghị luận (tiếp theo), các em nhớ đón đọc.

https://thuthuat.taimienphi.vn/soan-bai-hon-truong-ba-da-hang-thit-soan-van-lop-12-32274n.aspx