Sóc Trăng giáp với bao nhiêu tỉnh?

-   Điểm du lịch tiêu biểu: Bảo tàng Khmer Sóc trăng, Chùa Dơi, Chùa Kh’leng, Chùa Đất Sét, Khu du lịch sinh thái vùng hạ lưu sông Hậu, Khu văn hóa hồ nước ngọt, Khu văn hóa du lịch Bình An, Vườn nhãn Vĩnh Châu, Vườn cò Tân Long - Thạnh Trị, Giếng Tiên Bà, Chợ nổi Ngã Năm…

STO - Sóc Trăng là tỉnh có vị trí nằm ở cuối nguồn sông Mê Kông, tiếp giáp biển Đông với chiều dài hơn 72km bờ biển và thông ra biển với 3 cửa sông chính là cửa Định An, Trần Đề và cửa sông Mỹ Thanh. Trong đó, cửa Định An là đầu mối giao thông quan trọng phục vụ phát triển kinh tế - xã hội của địa phương và các tỉnh trong khu vực đồng bằng sông Cửu Long; cửa Trần Đề có cảng cá Trần Đề là khu dịch vụ hậu cần nghề cá, nơi tránh, trú bão của các tàu thuyền và nơi đây còn diễn ra các hoạt động lưu thông ra vào của các phương tiện khai thác thủy, hải sản trong và ngoài tỉnh.

Mặt khác, Sóc Trăng còn là một trong 28 tỉnh, thành phố có biển của cả nước, khu vực ven biển của tỉnh gồm huyện Cù Lao Dung, huyện Trần Đề và TX. Vĩnh Châu. Tổng diện tích tự nhiên của khu vực là 118.700ha với hơn 43.717ha diện tích đất bãi bồi, hơn 7.000ha diện tích rừng phòng hộ ven sông, ven biển và hơn 600ha diện tích cồn cát mới nổi cách bờ khoảng 7km. Sự kết hợp giữa các cửa sông, rừng ngập mặn ven sông, ven biển đã tạo cho khu vực tính đa dạng sinh học có hiệu suất cao, là bãi đẻ và là nơi trú ngụ của nhiều giống loài thủy, hải sản nước lợ, nước mặn có giá trị kinh tế, thuận lợi cho phát triển ngành nuôi trồng thủy sản của tỉnh.

Vị thế thuận lợi, nguồn tài nguyên phong phú, đa dạng đã tạo cho khu vực tiềm năng phát triển kinh tế - xã hội đa ngành như: nông nghiệp - lâm nghiệp - thủy sản, công nghiệp, dịch vụ và phát triển du lịch biển. Ngoài ra, với diện tích bãi bồi rộng và dài chạy dọc theo chiều dài bờ biển với diện tích hơn 52.238ha, trong đó có 300ha bãi nghêu giống, trên 5.000ha nghêu thương phẩm. Nơi đây còn có tiềm năng giao đất để phát triển năng lượng sạch tái tạo (năng lượng điện gió) và đầu tư phát triển du lịch sinh thái biển.

Vị trí địa lý và nguồn tài nguyên thiên nhiên phong phú, đa dạng đã tạo cho tỉnh tiềm năng, lợi thế về phát triển kinh tế biển so với các tỉnh trong khu vực đồng bằng sông Cửu Long. Điển hình là phát triển các ngành công nghiệp dịch vụ gắn với lợi thế của vùng biển và du lịch biển, gần đây nhất là tuyến tàu cao tốc Trần Đề - Côn Đảo. Bên cạnh đó, nhiều khu du lịch sinh thái đang được kêu gọi đầu tư như Khu du lịch sinh thái Hồ Bể - Vĩnh Châu, Khu du lịch sinh thái Mỏ Ó - Trần Đề.

Thời gian qua, tỉnh Sóc Trăng đã thực hiện nhiều giải pháp nhằm phát huy tiềm năng, lợi thế sẵn có kết hợp khai thác, sử dụng tiết kiệm, hiệu quả các nguồn tài nguyên và bảo vệ môi trường khu vực ven biển, thực hiện mục tiêu phát triển bền vững của tỉnh. Cụ thể là tập trung tuyên truyền, phổ biến các quy định pháp luật về tài nguyên, môi trường biển hàng năm thông qua các hoạt động: Tập huấn triển khai; phát hành sổ tay, tờ rơi để tuyên truyền; tổ chức lễ phát động, treo băng rôn, panô, áp phích; tổ chức làm vệ sinh thu góp rác thải; thực hiện các công trình cải tạo khắc phục ô nhiễm các sông, kênh rạch khu vực ven biển... Quan trắc chất lượng nước biển ven bờ định kỳ theo Quy hoạch mạng lưới quan trắc môi trường tỉnh Sóc Trăng đến năm 2020 để đánh giá, dự báo diễn biến chất lượng nước phục vụ công tác quản lý, kiểm soát ô nhiễm môi trường khu vực ven biển của tỉnh.

Đồng thời, thực hiện dự án bảo vệ, phục hồi năng suất sinh học và khả năng cung cấp nguồn dinh dưỡng, nơi sinh sản của hệ sinh thái biển tỉnh Sóc Trăng, giai đoạn 2015 - 2020. Điều tra, xác định khu vực môi trường bị ô nhiễm trên địa bàn tỉnh Sóc Trăng, đánh giá các nguồn thải từ đất liền và từ trên biển. Xây dựng kế hoạch ứng phó sự cố tràn dầu và bản đồ nhạy cảm môi trường đường bờ phục vụ công tác ứng phó sự cố tràn dầu khu vực ven biển tỉnh Sóc Trăng, hiện trạng quản lý tài nguyên và bảo vệ môi trường vùng ven biển tỉnh Sóc Trăng.

Theo Nghị quyết của Tỉnh ủy Sóc Trăng về phát triển kinh tế biển, vùng ven biển, phấn đấu đến năm 2020, tỉnh sẽ thực hiện đạt các mục tiêu: nâng thu nhập bình quân đầu người của vùng đạt 6.200 USD; nâng tỷ lệ lao động qua đào tạo đạt 60%; xây dựng một số khu, cụm công nghiệp, trung tâm thương mại, siêu thị, chợ đầu mối, chợ tại thị trấn; nghiên cứu, xây dựng khu kinh tế - đô thị ven biển Nam cửa sông Hậu gắn với cảng, khu công nghiệp Đại Ngãi, khu công nghiệp Trần Đề; giải quyết tốt các vấn đề xã hội, cải thiện đáng kể đời sống nhân dân vùng biển và ven biển; phát triển kinh tế gắn với nâng cao khả năng bảo vệ chủ quyền quốc gia đối với vùng biển, góp phần giữ vững ổn định chính trị và trật tự an toàn xã hội trên địa bàn tỉnh.

Sóc Trăng là tỉnh ven biển ở khu vực Đồng bằng Sông Cửu Long, nằm ở hạ nguồn của sông Hậu - nơi sông Hậu đổ vào biển Đông tại hai cửa Định An và Trần Đề (một số tài liệu viết nhầm là Tranh Đề). Tỉnh có diện tích đứng thứ 6 và dân số đứng thứ 7 trong khu vực. Sóc Trăng là một vùng đất mới, được các cư dân người Việt đến khai khẩn trong khoảng hơn 200 năm nay. Vào thế kỷ XVII, Sóc Trăng thuộc vùng Ba Thắc của Chân Lạp. Năm 1757, vua Chân Lạp là Nặc Thuận cắt đất Ba Thắc dâng cho chúa Nguyễn. Chúa Nguyễn đặt Ba Thắc thuộc dinh Long Hồ và vận động người Việt vào khai hoang, lập làng. Năm 1900, Pháp lập tỉnh Sóc Trăng. Năm 1956, tỉnh Sóc Trăng hợp nhất với tỉnh Bạc Liêu thành tỉnh Ba Xuyên. Sau 30-04-1975, tỉnh Ba Xuyên giải thể, địa bàn Sóc Trăng thuộc tỉnh Hậu Giang. Ngày 26-11-1991, tỉnh Sóc Trăng được tái lập.

Sóc Trăng là địa bàn cư trú của các dân tộc Kinh, Hoa, Khmer cùng với người Chăm bản địa. Trong quá trình cộng cư, cộng đồng các dân tộc ở đây đã hình thành nên một nền văn hoá đặc sắc và khá riêng biệt mà có thể gọi là: "văn hoá xứ giồng". Đặc trưng "văn hoá xứ giồng" được thể hiện qua các mặt trong đời sống hằng ngày của người Sóc Trăng, từ ngôn ngữ, mối quan hệ xã hội, tên đất, tên làng đến tín ngưỡng tôn giáo, ẩm thực và lễ hội. Nói đến Sóc Trăng, nhiều người thường nghĩ ngay đến chùa Chén Kiểu, chùa Dơi, Vườn cò Tân Long, Lễ hội Ok Om Bok (đua ghe Ngo), bún nước lèo, bánh pía....

Về kinh tế, Sóc Trăng là tỉnh nông nghiệp, là vùng cung cấp sản lượng lúa và hải sản quan trọng của cả nước. Tỉnh có sản phẩm xuất khẩu dồi dào và đa dạng, đặc biệt là gạo và hàng thủy sản, nông sản thực phẩm chế biến. Nông sản nổi tiếng của tỉnh là lúa thơm Sóc Trăng, hành tím Vĩnh Châu, bưởi năm roi Kế Thành....Những sản phẩm này từ lâu đã trở nên hấp dẫn đối với các doanh nghiệp xuất khẩu nông sản cũng như người tiêu dùng trong và ngoài nước.

Tỉnh nằm ở cuối sông Hậu, Bắc và Tây Bắc giáp tỉnh Hậu Giang; Tây Nam giáp tỉnh Bạc Liêu; Đông giáp sông Hậu, ngăn cách với tỉnh Trà Vinh; Nam giáp biển. Sóc Trăng nằm trên quốc lộ 1A nối liền thành phố Cần Thơ, tỉnh Hậu Giang, tỉnh Bạc Liêu, tỉnh Cà Mau. Quốc lộ 60 nối Sóc Trăng với tỉnh Trà Vinh, tỉnh Bến Tre và tỉnh Tiền Giang. Sóc Trăng cách thành phố Hồ Chí Minh 231 km, cách thành phố Cần Thơ 62 km theo quốc lộ 1A.

Sông Hậu là cửa ngõ qua trọng để tỉnh thông thương với bên ngoài bằng đường thủy. Ngược dòng sông Hậu có thể giao lưu với Campuchia, xuôi dòng sông này sẽ ra biển. Sóc Trăng có 72 km bờ biển với 3 cửa sông lớn Định An, Trần Đề (một số tài liệu viết là Tranh Đề) và Mỹ Thanh (một số tài liệu viết là Mỹ Thạnh) hình thành lưu vực rộng lớn thuận lợi cho giao thông, nuôi trồng thủy hải sản, làm muối... Đặc biệt, Sóc Trăng còn có dải cù lao nằm trên sông Hậu chạy dài ra tận cửa biển với nhiều loại cây trái nhiệt đới, không khí trong lành, là địa điểm lý tưởng để phát triển loại hình du lịch sinh thái.

Sóc Trăng có địa hình thấp và tương đối bằng phẳng, độ cao trung bình từ 0,5 - 1 m so với mực nước biển, độ dốc thay đổi khoảng 45 cm/km chiều dài. Phần lớn lãnh thổ của tỉnh thuộc vùng đất liền. Phần còn lại là các dải cù lao nằm kẹp giữa hai nhánh sông Hậu. Nhìn chung, địa hình của tỉnh có dạng lòng chảo, cao ở phía sông Hậu và biển Đông, thấp dần vào nội địa, vùng thấp nhất là phía Tây và Tây Bắc. Bề mặt địa hình có dạng gợn sóng không đều, xen kẽ là những giồng cát tương đối cao và những vùng thấp trũng nhiễm mặn, phèn. Đó là những dấu vết trầm tích của thời kỳ vận động biển tiến và lùi tạo nên các giồng cát và các bưng trũng ở các huyện Mỹ Tú, Mỹ Xuyên, Long Phú, Vĩnh Châu và thành phố Sóc Trăng.

Khu vực phía Nam huyện Mỹ Tú và huyện Thạnh Trị là vùng trũng dưới dạng lòng chảo có cao trình rất thấp, từ 0 – 0,5 nên khó thoát nước, mùa mưa thường bị ngập úng kéo dài, ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất và đời sống người dân trong vùng. Vùng cù lao trên sông Hậu cũng có cao trình thấp, thường bị ngập khi triều cường, vì vậy để đảm bảo sản xuất phải có hệ thống đê bao chống lũ. Các huyện Long Phú, Mỹ Xuyên, Vĩnh Châu và thành phố Sóc Trăng không bị ngập lũ và không úng lâu.

Nằm trong vùng nhiệt đới gió mùa, khí hậu Sóc Trăng chia làm 2 mùa rõ rệt, mùa mưa từ tháng 5 đến tháng 10, mùa khô từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau. Nhiệt độ trung bình trong năm khoảng 26,70C, cao nhất 28,20C vào tháng 4, thấp nhất 25,20C vào tháng 1. Lượng mưa trung bình năm 1.799,5 mm, tháng mưa nhiều lên tới 5.489 mm. Tổng số giờ nắng bình quân trong năm 2.372 giờ; tổng lượng bức xạ trung bình năm đạt 140 – 150 kcal/cm2; độ ẩm trung bình là 86%. Do nằm ở vị trí gần bờ biển Đông và vịnh Thái Lan, nên tốc độ gió trên địa bàn tỉnh khá mạnh, khoảng 2,2 m/s. Mưa bão tập trung từ tháng 7 đến tháng 9. Lũ thường xảy ra vào tháng 8, các hiện tượng gió lốc thường xảy ra vào tháng 7. Sương muối có thể xảy ra vào tháng 12 và tháng 01 hàng năm.

Nhìn chung, khí hậu của tỉnh Sóc Trăng rất thuận lợi để phát triển kinh tế, đặc biệt là sản xuất nông nghiệp. Tuy nhiên, khó khăn lớn nhất là tình trạng thiếu nước ngọt cho sản xuất và sinh hoạt trong mùa khô, nhất là ở vùng ven biển và vùng xa nguồn nước ngọt. Những năm gần đây, do ảnh hưởng của biến đổi khí hậu, hoạt động sản xuất và sinh hoạt của người dân Sóc Trăng càng khó khăn hơn. Tại cuộc hội thảo về những ảnh hưởng của biến đổi khí hậu trong lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn và những kế hoạch, giải pháp thích hợp do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tổ chức hôm 26-07-2009, các nhà khoa học cảnh báo: cuối thế kỷ XXI, biến đổi khí hậu sẽ nhấn chìm 43,7% diện tích tỉnh Sóc Trăng. Trước mắt, trong vài năm gần đây, thời tiết ở Sóc Trăng nói riêng và vùng Đồng bằng Sông Cửu Long nói chung đã có những biến đổi thất thường: mùa khô nắng nóng gay gắt, nước biển sớm xâm nhập sâu vào đất liền; mùa mưa lũ kéo dài, đôi khi còn xuất hiện một hai cơn bão ngoài khơi hướng vào đất liền, điều mà trước đây rất hiếm khi xảy ra ở vùng này. Từ tháng 03-2009, mùa khô ở Sóc Trăng tiếp tục có hiện tượng khác thường: nắng nóng, nhiệt độ tăng cao ban ngày, nhưng lại bất chợt xảy ra một vài cơn mưa trái mùa cục bộ ở các địa phương ven biển.

Hệ thống kênh rạch của tỉnh chịu ảnh hưởng của chế độ bán nhật triều, lên xuống 2 lần/ngày, mực triều dao động trung bình từ 0,4 m đến 1 m. Vào mùa mưa, một phần các huyện Mỹ Tú, Thạnh Trị bị ngập úng. Vào mùa khô, nguồn nước mặt ở các huyện Thạnh Trị, Vĩnh Châu, Mỹ Xuyên, một phần huyện Long Phú, Mỹ Tú bị nhiễm mặn gây khó khăn cho sản xuất và đời sống. Mùa khô năm 2009, nước mặn đã tiến sâu vào một số nơi của huyện Long Phú, Kế Sách, Thạnh Trị đe dọa hơn 40.000 lúa đông xuân muộn của bà con nông dân. Theo Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn tỉnh Sóc Trăng, từ đầu tháng 1 đến cuối tháng 2 năm 2009 bình quân độ mặn đo được tại hai cửa sông lớn Ðịnh An và Trần Ðề là 14,9 phần nghìn. Những ngày đầu tháng 3, độ mặn đo được ở Ðại Ngãi, Long Phú, Thạnh Phú dao động từ 1,4 đến 5,5 phần nghìn.

- Sông Hậu là con sông lớn nhất và có ảnh hưởng nhất trên địa bàn tỉnh. Đoạn cuối cùng của sông Hậu chảy qua tỉnh Sóc Trăng và đổ ra biển qua cử Định An và cửa Trần Đề. Lưu lượng nước sông Hậu vào khoảng 7.000 - 8.000 m3/giây trong mùa mưa, giảm xuống còn 2.000 - 3.000 m3/giây trong mùa khô.

- Ngoài sông Hậu, trên địa bàn tỉnh còn có các con sông nhỏ khác như: sông Nhu Gia, sông Du Thơ, Mỹ Thanh....Trong đó, đáng kể hơn cả là sông Mỹ Thanh (một số tài liệu viết là Mỹ Thạnh). Sông bắt đầu từ sông Cổ Cò tại địa phận xã Thạnh Thới Thuận, huyện Mỹ Xuyên, chảy theo hướng Đông Bắc tới địa phận xã Viên Bình, Mỹ Xuyên đổi sang hướng Đông Nam và đổ ra biển Đông tại cửa Mỹ Thanh. Sông có chiều dài khoảng 25 km, làm ranh giới tự nhiên của huyện Vĩnh Châu với huyện Mỹ Xuyên và huyện Long Phú.

- Nguồn nước ngầm của tỉnh chưa được nghiên cứu kỹ. Theo một số thông tin khảo sát, Sóc Trăng có hai tầng nước ngầm: nước ngầm ở mạch sâu từ 100 - 180 m, chất lượng nước tốt, có thể sử dụng cho sinh hoạt; nước ngầm ở tầng nông hơn, từ 5 m - 30 m lưu lượng phụ thuộc vào nguồn nước mưa và bị nhiễm mặn vào mùa khô.

Vào mùa khô, để hạn chế tình trạng nhiễm mặn, tỉnh Sóc Trăng phải cho đóng các cống ngăn mặn, điều này đồng nghĩa với việc các khu vực vùng trong của Sóc Trăng bị ứ nước. Trong khi đó, các nhà máy thủy sản của tỉnh vẫn phải sản xuất và thải nước thải ra bên ngoài, chủ yếu ra kênh, rạch, gây ra tình trạng ô nhiễm nước ở các kênh rạch. Để giải quyết tình trạng này, tỉnh Sóc Trăng buộc phải mạnh tay với các doanh nghiệp không trang bị hệ thống xử lý nước thải. Mới đây, Ủy ban Nhân dân tỉnh Sóc Trăng đã ra quyết định xử phạt 2 doanh nghiệp chế biến thủy sản sau khi phát hiện các đơn vị này sản xuất gây ô nhiễm môi trường. Tuy nhiên, tại Sóc Trăng có vẻ như nhiều doanh nghiệp thà chịu phạt chứ chưa chịu đầu tư xây dựng hệ thống xử lý nước thải đúng theo quy định.


Tổng diện tích đất tự nhiên của tỉnh là 322.330,36 ha. Đất đai Sóc Trăng khá màu mỡ, thích hợp cho việc trồng lúa, cây công nghiệp hằng năm, cây lương thực và cây ăn trái. Về cấu tạo, đất đai Sóc Trăng có thể chia thành 4 nhóm chính:

- Nhóm đất phù sa: phân bố chủ yếu ven sông Hậu, thuộc huyện Kế Sách, phía Bắc huyện Long Phú. Đây là vùng có địa hình trung bình và cao, gần vùng nước ngọt, dễ thoát nước, thuận lợi cho việc trồng lúa và các loại cây ăn trái.

- Nhóm đất phèn tập trung ở các vùng có địa hình thấp như: thành phố Sóc Trăng, huyện Thạnh Trị, huyện Mỹ Tú. Vùng này thường bị xâm nhập mặn vào mùa khô và úng phèn vào mùa mưa. Nhóm đất phèn chia ra làm 2 loại: đất phèn hoạt động và đất phèn tiềm tàng. Sử dụng loại đất này theo phương thức đa canh, trồng lúa kết hợp với nuôi trồng thủy sản.

- Nhóm đất mặn phân bố ven biển hoặc ven các cống trên cửa sông lớn, trực tiếp nhận nước mặn từ biển. Nhóm đất mặn được chia ra làm nhiều loại: đất mặn nhiều, đất mặn trung bình, đất mặn ít, đất mặn sú - vẹt - đước (ngập triều). Trong đó, đất mặn nhiều chiếm diện tích lớn hơn cả, thích hợp với việc trồng lúa, hoa màu, cây ăn trái, cây công nghiệp ngắn, dài ngày...Các loại đất mặn khác chủ yếu trồng lúa kết hợp với nuôi trồng thủy sản.

- Nhóm đất cát: chạy dọc ven biển, do phù sa, sóng và gió biển tạo nên, có độ cao trung bình từ 1,2 – 2 m, thành phần cơ giới nhẹ, chủ yếu là cát mịn đến cát pha đất thịt, có thể trồng một số loại hoa màu.

Bảng thống kê hiện trạng sử dụng đất của tỉnh Sóc Trăng năm 2000

Các loại đấtDiện tích (ha)Tỷ lệ phần trămĐất nông nghiệp264.58882,1Đất lâm nghiệp9.0992,8Đất chuyên dùng19.0425,9Đất thổ cư4.7251,5Đất chưa sử dụng24.8767,7Cả tỉnh322.330100

 Nguồn: Địa lý các tỉnh và thành phố Việt Nam - Tập 6 - Trang 410 - NXB Giáo dục - 2006


Bảng thống kê hiện trạng sử dụng đất của tỉnh Sóc Trăng tại thời điểm 01-01-2008

Danh mụcTổng diện tích

(nghìn ha)

Đất nông nghiệp

(nghìn ha)

Đất lâm nghiệp

(nghìn ha)

Đất chuyên dùng

(nghìn ha)

Đất ở

(nghìn ha)

Cả nước33.115,09.420,314.816,61.553,7620,4Đồng bằng Sông Cửu Long4.060,22.560,6336,8234,1110,0Sóc Trăng331,2214,411,522,35,6

Nguồn: Tổng cục Thống kê

Rừng ngập mặn ven biển tập trung nhiều ở ba huyện: Cù Lao Dung, Long Phú, Vĩnh Châu. Rừng ngập mặn ven biển Sóc Trăng với loại cây đặc thù chủ yếu là bần, mắm, sú vẹt, đước, có tác dụng điều hoà khí hậu, chống xói mòn, hạn chế thiên tai, lũ lụt, bảo vệ bờ biển, mở rộng diện tích đất liền, hạn chế sự xâm nhập của nước mặn, bảo vệ đê điều trước sự tàn phá của gió mùa, triều cường, sóng thần... Hệ sinh thái rừng ngập mặn ven biển tạo điều kiện cho các loài thủy sản ven bờ phát triển như: bãi sò huyết và nghêu ở nông trường 30/4 (huyện Cù Lao Dung), Bãi Giá (xã Trung Bình, huyện Long Phú); bãi cua biển giống ở Vĩnh Hải (huyện Vĩnh Châu)....Năm 2005, nhiều loại động vật và thủy hải sản đặc hữu xuất hiện dưới tán rừng phòng hộ các cửa Định An, Trần Đề trên sông Hậu và cửa sông Mỹ Thanh với số lượng lớn. Ngoài ra, tại đây còn có nhiều loại chim và các động vật khác như dơi, quạ, khỉ....về trú ngụ với mật độ khá dày.

Những năm đầu thập niên 90 của thế kỷ XX, tỉnh Sóc Trăng có hơn 10.000 ha rừng ngập mặn. Do phong trào nuôi tôm sú phát triển, người ta đã phá rừng để lấy đất nuôi tôm. Bên cạnh đó, tình trạng phá rừng lấy cây, gỗ, làm than diễn ra thường xuyên làm diện tích rừng ngày càng thu hẹp, chỉ còn hơn 50% diện tích. Năm 2000, Ủy ban nhân dân tỉnh Sóc Trăng có chủ trương giao đất rừng ngập mặn ven biển cho các cá nhân, tổ chức để phát triển và đi vào sản xuất. Sau gần 5 năm, toàn tỉnh đã trồng được hơn 4.000 ha rừng.

Theo thông tin từ website tỉnh Sóc Trăng, nguồn tài nguyên rừng của tỉnh có diện tích 12.172 ha với các loại cây chính: tràm, bần, giá, vẹt, dừa nước phân bố ở 2 huyện Vĩnh Châu và Long Phú. Rừng của Sóc Trăng thuộc hệ rừng ngập mặn ven biển và rừng tràm ở khu vực đất nhiễm phèn. Ngoài ra, trên địa bàn tỉnh còn có 5.600 ha rừng sản xuất của Lâm trường Sóc Trăng, chủ yếu là rừng tràm, tập trung ở 2 huyện Mỹ Tú và Thạnh Trị. Theo thông tin từ Tổng cục Thống kê, tại thời điểm 31-12-2008, tổng diện tích rừng của Sóc Trăng là 10.500 ha, trong đó, diện tích rừng tự nhiên là 1.400 ha, diện tích rừng trồng là 9.100 ha, tỷ lệ che phủ đạt 1,7%. Sản lượng gỗ khai thác sơ bộ năm 2008 của tỉnh là 35.600 m3. Giá trị sản xuất lâm nghiệp sơ bộ năm 2008 của tỉnh đạt 54,2 tỷ VNĐ (giá so sánh 1994).

Hiện nay, rừng phòng hộ ven biển của tỉnh lại bị tàn phá bởi việc khai thác sâm đất. Theo các tài liệu, sâm đất có tên khoa học là Sipunculus Nudus, người dân địa phương gọi là con bi bi, chặt khoai, cạp đất, hay đồn đột. Đây là một loài động vật không xương sống, thân mềm hình trụ thon cỡ ngón tay út có màu nâu xám, sống dưới mặt đất rừng. Sâm đất góp phần làm lớp đất bùn tơi xốp tạo điều kiện cho cây rừng phát triển. Gần đây, do sâm đất có giá nên người dân ở huyện Vĩnh Châu, tỉnh Sóc Trăng đổ xô đi đào bắt sâm đất. Do sâm đất có đặc tính đào hang dưới rễ cây và thích sống ở những gò cao có khí hậu ẩm, nên người ta đã chặt cây rừng, bới gốc tìm sâm đất.

Tỉnh Sóc Trăng có 72 km bờ biển với 3 cửa sông lớn là Trần Đề, Định An (sông Hậu) và cửa sông Mỹ Thanh. Tỉnh có nguồn hải sản đáng kể bao gồm cá đáy, cá nổi và tôm, trữ lượng khoảng 1,2 triệu tấn, cho phép khai thác khoảng 630 nghìn tấn/năm. Sóc Trăng có nhiều thuận lợi trong phát triển kinh tế biển tổng hợp: thuỷ hải sản, nông – lâm nghiệp biển, công nghiệp hướng biển, thương cảng, cảng cá, dịch vụ cảng biển, xuất nhập khẩu, du lịch và vận tải biển.

Sóc Trăng tương đối nghèo về khoáng sản. Cho đến nay, khoáng sản chủ yếu của tỉnh là sét làm gạch ngói, phân bố rải rác các nơi trong tỉnh. Từ năm 2006, tỉnh Sóc Trăng kết hợp với Trung tâm Địa chất và Khoáng sản biển (Bộ Tài nguyên và Môi trường) tiến hành công tác khảo sát, đánh giá tiềm năng tài nguyên khoáng sản vùng biển ven bờ tỉnh Sóc Trăng, với tỷ lệ bản đồ 1:100.000. Qua khảo sát, đánh giá ban đầu, vùng biển Sóc Trăng có trữ lượng cát thương phẩm rất lớn (trên 8 tỷ m3), các khoáng sản khác có trữ lượng không đáng kể, giá trị thương mại không cao. Gần đây, những kết quả thăm dò bước đầu cho thấy vùng biển tỉnh có triển vọng về khai thác dầu và khí đốt tại vùng thềm lục địa ngoài khơi.

Sóc Trăng giáp với bao nhiêu tỉnh?
Khu du lịch Bình An - Ảnh: Hoàng Chí Hùng

Sóc Trăng nổi tiếng với những ngôi chùa đẹp, có lịch sử lâu đời. Ngoài ra, tỉnh còn có các cù lao xanh tốt trên sông Hậu với không khí mát rượi, trong lành, cây trái ra hoa kết quả bốn mùa. Ngoài các di tích, thắng cảnh, Sóc Trăng còn có những đặc trưng văn hoá độc đáo của các dân tộc Kinh, Hoa, Khmer. Tiềm năng du lịch Sóc Trăng rất lớn nhưng những năm qua chưa được khai thác bao nhiêu. Nhiều đoàn khách du lịch muốn xem đua ghe ngo; nghe đoàn nghệ thuật Khmer biểu diễn (trước đây đã từng thực hiện) nhưng gần đây tổ chức tốn kém, thu không đủ chi nên tạm đình lại. Sóc Trăng chưa có được những tour du lịch vườn, du lịch sinh thái hấp dẫn như Cần Thơ, Tiền Giang. Du lịch về nguồn chưa thực hấp dẫn vì giao thông trắc trở, nhất là vào mùa mưa.

Từ năm 2001 trở đi, lượng khách du lịch đến Sóc Trăng liên tục tăng: năm 2001 có 284.450 lượt khách, năm 2007 có 1triệu lượt khách đến Sóc Trăng, đạt tốc độ tăng trưởng bình quân 12,5%/năm. Dự kiến tốc độ tăng trưởng lượt khách du lịch thời kỳ 2008 – 2020 sẽ đạt 10,26%/năm, trong đó khách quốc tế tăng bình quân 5.2%/năm và nội địa tăng 8,2%/năm. Sở còn dự kiến có khoảng 617 ngàn đến 1,1 triệu lượt khách tham quan sẽ đến tỉnh vào năm 2010, tương ứng với doanh thu 617 tỷ đồng.

Năm 2008, toàn tỉnh Sóc Trăng có tất cả 18 điểm du lịch đang hoạt động, có 6 khách sạn đang hoạt động đạt chuẩn từ 3 sao trở xuống với tổng số 648 phòng các loại. Để thu hút du khách, Sóc Trăng cần phải quan tâm đầu tư cơ sở hạ tầng, xây dựng các khu du lịch hoàn chỉnh, tạo điểm nhấn thu hút du khách. Trong năm 2009, tỉnh đã hê duyệt quy hoạch chung 8 điểm du lịch sinh thái trên sông Hậu thuộc địa phận 2 huyện Kế Sách và Cù lao Dung; đáng chú ý nhất là tụ điểm du lịch An Thạnh Nam, cửa biển Trần Đề với 1.200 ha rừng bần, nhiều muông thú, hệ sinh thái ngập mặn phong phú. Cũng trong năm 2009, Sở Văn hoá - Thể thao và Du lịch cùng Sở Công thương Sóc Trăng đã tiến hành khảo sát Khu Du lịch sinh thái Cồn nổi số 3, xã Song Phụng, huyện Long Phú. Cồn nổi số 3 nằm ở hạ lưu sông Hậu, có diện tích 79 ha. Từ năm 2003, cồn đã được bao đê, trồng rừng phòng hộ; chuẩn bị san lấp mặt bằng, làm đường giao thông, điện, nước. Tỉnh sẽ xây dựng 3 khu chức năng trên cồn:

- Khu 1 nằm ở đoạn cuối cồn, là khu trung tâm dịch vụ tập trung, có các bãi tắm ngoài trời, khu nuôi chim thú, khu vui chơi liên hợp, khu văn hoá triển lãm, hội chợ, nhà hàng…

- Khu 2 nằm ở đoạn giữa cồn, bố trí dọc 02 bên tuyến đường chính. Phía giáp sông Hậu, nhìn về hướng Trà Vinh là hệ thống khách sạn cao cấp. Tại trung tâm là khu quảng trường kết hợp sân khấu ngoài trời và các loại hình biểu diễn nghệ thuật dưới nước…

- Khu 3 nằm ở đoạn đầu cồn, nơi đặt cáp treo, vườn cây ăn trái, nuôi cá và để dự phòng phát triển sau này.

Sóc Trăng giáp với bao nhiêu tỉnh?
Chợ nổi Ngã Năm - Ảnh: Hoàng Chí Hùng

Khu du lịch Song Phụng

Khu du lịch Bình An

Khu du lịch Hồ Nước Ngọt

Chợ nổi Ngã Năm

Vườn còn Tân Long

Bảo tàng Khmer

Chùa Sà Lôn (chùa Chén Kiểu)

Chùa Bửu Sơn (chùa Đất Sét)

Chùa Mahatup (chùa Dơi)

Sóc Trăng giáp với bao nhiêu tỉnh?
Chùa Bốn Mặt - Ảnh: Hoàng Chí Hùng

Chùa KhLéang

Chùa Bốn Mặt

Chùa Trà Tim

Ngày tết Chol Chnam Thmay

Lễ hội Nghinh Ông

Lễ hội Ok Om Bok

Bò nướng xẻng

Cá bống sao kho chồn

Bún gỏi dà

Bánh phồng tôm Bảy Xàu

Bánh coóng Xài Cá Nả

Bánh pía Sóc Trăng

Sóc Trăng giáp với bao nhiêu tỉnh?
Thành phố Sóc Trăng - Ảnh: Hoàng Chí Hùng

Hiện nay, Sóc Trăng có 10 đơn vị hành chính trực thuộc là: thành phố Sóc Trăng - tỉnh lỵ của tỉnh, huyện Châu Thành, huyện Long Phú, huyện Cù Lao Dung, huyện Mỹ Tú, huyện Thạnh Trị, huyện Vĩnh Châu, huyện Ngã Năm, huyện Kế Sách, huyện Mỹ Xuyên. Trong đó, huyện Mỹ Xuyên có diện tích lớn nhất, thành phố Sóc Trăng có diện tích nhỏ nhất. Tổng số đơn vị hành chính cấp xã tại thời điểm 31-12-2008 là 106, trong đó có 10 phường, 9 thị trấn và 87 xã.

Các cơ quan quản lý cao nhất của tỉnh hiện nay là: Tỉnh ủy, Hội đồng Nhân dân (HĐND) và Ủy ban Nhân dân (UBND):
- Tỉnh ủy là cơ quan đại diện cho đảng bộ đảng Cộng sản Việt Nam tại tỉnh. Đứng đầu là Bí thư Tỉnh ủy. Quyền hạn và trách nhiệm được quy định theo Điều lệ đảng. Bí thư tỉnh ủy hiện nay là ông Võ Minh Chiến. Ông Chiến được Bộ Chính trị đảng Cộng sản Việt Nam bổ nhiệm giữ chức Bí thư tỉnh ủy Sóc Trăng vào tháng 10-2007, thay cho ông Nguyễn Thanh Bình đến tuổi nghỉ hưu. Trước đó, ông Chiến là Phó Bí thư thường trực Tỉnh ủy Sóc Trăng.

- HĐND theo quy định là cơ quan quyền lực nhân dân trong tỉnh, được bầu lên với nhiệm kỳ 5 năm. Đứng đầu cơ quan này là Chủ tịch HĐND. Chủ tịch HĐND tỉnh Sóc Trăng hiện nay là ông Võ Minh Chiến - Bí thư Tỉnh ủy. Ông Chiến được bầu làm Chủ tịch HĐND tỉnh tại kỳ họp thứ 11 HĐND khoá VII - ngày 07-12-2007, thay ông Nguyễn Thanh Bình (nghỉ hưu).

- UBND do Hội đồng nhân dân chọn ra, có trách nhiệm quản lý trực tiếp các vấn đề hành chính, kinh tế, xã hội, văn hoá....của tỉnh nhà. Đứng đầu UBND là Chủ tịch và các phó Chủ tịch, bên dưới là các Sở ban ngành quản lý từng lĩnh vực cụ thể. Chủ tịch UBND tỉnh hiện nay là ông Huỳnh Thành Hiệp.

- Năm 1658,  dưới thời Hiền vương Nguyễn Phúc Tần, việc ban giao giữa Việt Nam và Chân Lạp bắt đầu. Vùng Sóc Trăng ngày nay lúc đó gọi là Ba Thắc, là một trong 4 tỉnh của Chân Lạp. Lúc này vua Chân Lạp là Nặc Ông Chân (Ramma Thuppdey Chan) nhận lệ triều cống chúa Nguyễn và bên vực người Việt trong lãnh thổ của mình.

- Năm 1674, Nặc Ông Nộn (Ang Non) nối ngôi Nặc Ông Chân. Nặc Ông Đài - hoàng thân trong triều đình Chân Lạp - nhờ nước Xiêm sang đánh Chân Lạp, Nặc Ông Nộn bỏ kinh đô chạy sang cầu cứu chúa Nguyễn. Chúa Nguyễn Hiền sai Cơ Đạo Nha Trang là Nguyễn Dương Lâm cùng với Nguyễn Đình Phát làm tham mưu đem binh chia ra làm 2 đạo đánh Nặc Ông Đài và phá được đồn Sài Gòn rồi tiến lên thành Nam Vang. Nặc Ông Đài bỏ thành chạy vào chết trong rừng. Nặc Ông Thu ra hàng. Vì Nặc Ông Thu là dòng con trưởng nên dược lập làm Chánh Quốc Vương đóng ở Long Uc (Long Vek), để Nặc Ông Nộn làm Đệ Nhị Quốc Vương đóng ở Sài Gòn, hàng năm phải triều cống. Từ đó, cứ vài năm lại có chuyện cướp ngôi tranh giành thiên hạ trong hoàng tộc Chân Lạp. Quân nhà Nguyễn phải sang cứu viện và thiết lập trật tự. Cứ mỗi lần như thế thì vua Chân Lạp phải cắt đất tạ ơn.

- Năm 1757, vua Chân Lập là Nặc Thuận cắt đất Ba Thắc dâng cho chúa Nguyễn để cầu chúa Nguyễn ban cho tước Vương. Tháng 10 năm Kỷ Hợi (1779) , Nguyễn Ánh cho họa địa đồ cắt địa giới 3 dinh Trấn Biên (Biên Hòa), Phiên Trấn (Gia Định) và Long Hồ (Vĩnh Long và An Giang) cho liên lạc với nhau, lúc này Ba Thắc trực thuộc dinh Long Hồ.

- Năm 1820, đất Ba Thắc thuộc huyện Vĩnh Định, phủ Định Viễn, trấn Vĩnh Thanh (bao gồm cả đất Cần Thơ và Sóc Trăng ngày nay). Lúc này phủ Định Viễn có 37 thôn nhưng đất đai rộng, dân thưa nên chưa chia tổng. Năm 1832, vua Minh Mạng ra chỉ dụ lập phủ Ba Xuyên, bao gồm cả vùng Ba Thắc. Phụ trách hành chính phủ Ba Xuyên là chức An phủ sứ, do người Khmer đảm nhiệm.

- Năm 1840, vua Minh Mạng đổi chức An phủ sứ thành Tri phủ, cử người Kinh đảm trách. Phủ Ba Xuyên lúc này tục gọi là Sóc Trăng, có 3 huyện Phong Nhiêu (Bãi Xàu), Phong Thạnh (Nhu Gia) và Vĩnh Định (Ba Xuyên) với 10 tổng, 83 xã - thôn - bảng. Phủ lỵ đóng tại thôn Hoà Mỹ, huyện Phong Nhiêu.

- Đầu thời Pháp thuộc, phủ Ba Xuyên đổi thành hạt thanh tra Ba Xuyên. Ngày 15-07-1867, Pháp đổi hạt Ba Xuyên thành hạt thanh tra Sóc Trăng, gồm 11 tổng: tổng Định Khánh có 17 thôn, tổng Định Mỹ có 18 thôn, tổng Định Chí có 18 thôn, tổng Định Hoà có 9 thôn, tổng Nhiêu Khánh có 10 thôn, tổng Nhiêu Mỹ có 8 làng, tổng Nhiêu Phú có 7 thôn, tổng Nhiêu Hoà có 10 thôn, tổng Thạnh An có 18 thôn, tổng Thạnh Hưng có 12 thôn, tổng Thạnh Hoà có 10 thôn.

- Ngày 05-06-1871, hạt Sóc Trăng nhận thêm hạt Long Xuyên (tức Cà Mau) tách ra từ hạt Rạch Giá.  Ngày 18-12-1871, hạt Long Xuyên được trả về cho hạt Rạch Giá. Từ ngày 05-01-1876, các hạt thanh tra được đổi thành hạt tham biện, các thôn được gọi là làng.

- Ngày 01-01-1990, các hạt tham biện được đổi thành tỉnh. Ngày 10-09-1906, tỉnh Sóc Trăng có 3 quận: Phú Lộc, Kế Sách, Bàng Long. Ngày 30-08-1916, quận Châu Thành được thành lập. Ngày 01-03-1926, quận Bàng Long được đổi tên thành quận Long Phú. Ngày 10-12-1926, quận Phú Lộc được đổi tên thành quận Thạnh Trị. Ngày 19-11-1929, Pháp hủy bỏ tất cả các Nghị định thành lập quận trước đó, giao cho một ban nghiên cứu chia lại các quận. Ngày 01-01-1930, tỉnh Sóc Trăng được chia thành 3 quận:

+ Quận Châu Thành: có 6 tổng là: Nhiêu Khánh, Nhiêu Hoà, Nhiêu Mỹ, Nhiêu Phú, Thạnh An, Thạnh Lợi.

+ Quận Kế Sách: có 3 tổng là: Định Khánh, Định Hoà, Định Tường.

+ Quận Long Phú: có 3 tổng là: Định Chí, Định Mỹ, Định Phước.

Ngày 24-05-1955, tỉnh Sóc Trăng nhận thêm quận Phước Long và vùng Chắc Băng từ tỉnh Bạc Liêu. Sau năm 1956, tỉnh Sóc Trăng hợp nhất với tỉnh Bạc Liêu thành tỉnh Ba Xuyên.

- Tỉnh Ba Xuyên năm 1956 có 8 quận là:

+ Quận Châu Thành: có 2 tổng Nhiêu Khánh, Nhiêu Hoà với 12 xã.

+ Quận Lịch Hội Thượng: có 2 tổng Định Khánh, Định Chí với 8 xã.

+ Quận Thạnh Trị: có 3 tổng Thạnh An, Thạnh Lợi, Thạnh Lộc với 12 xã.

+ Quận Long Phú: có 2 tổng Định Mỹ, Định Hoà với 12 xã.

+ Quận Bố Thảo: có 2 tổng Thuận Mỹ, Thuận Phú với 8 xã.

+ Quận Vĩnh Lợi: có 2 tổng Thạnh Hoà, Thạnh Hưng với 9 xã.

+ Quận Giá Rai: có tổng Long Thủy với 4 xã.

+ Quận Phước Long: có 2 tổng Thanh Bình, Thanh Yên với 8 xã.

- Ngày 13-01-1958, địa giới hành chính tỉnh Ba Xuyên có sự điều chỉnh, quận Châu Thành đổi thành quận Mỹ Xuyên, quận Bố Thảo đổi tên thành quận Thuận Hoà, giải thể quận Lịch Hội Thượng. Các tổng và xã của các quận cũng có sự điều chỉnh: quận Thạnh Trị còn 2 tổng Thạnh An, Thạnh Lộc; quận Long Phú có thêm tổng Định Phước.

- Ngày 21-12-1961, quận Phước Long được giao cho tỉnh Chương Thiện. Ngày 08-09-1964, tách 3 quận Vĩnh Lợi, Giá Rai, Vĩnh Châu để tái lập tỉnh Bạc Liêu. Ngày 11-12-1965, tái lập quận Lịch Hội Thượng. Ngày 11-07-1968, lập quận Hoà Trị. Ngày 16-09-1968, tỉnh Ba Xuyên nhận thêm quận Kế Sách của tỉnh Phong Dinh. Ngày 16-06-1969, lập quận Ngã Năm.

Sau 30-04-1975, tỉnh Ba Xuyên hợp nhất với tỉnh Phong Dinh thành tỉnh Hậu Giang. Tỉnh Hậu Giang lúc này gồm có:

+ Thành phố Cần Thơ với 15 phường và 7 xã

+ Thị xã Sóc Trăng với 6 phường

+ Huyện Thốt Nốt với thị trấn Thốt Nốt và 12 xã

+ Huyện Ô Môn với thị trấn Ô Môn và 12 xã

+ Huyện Châu Thành với thị trấn Cái Răng và 13 xã

+ Huyện Phụng Hiệp với thị trấn Phụng Hiệp và 11 xã

+ Huyện Long Mỹ với thị trấn Long Mỹ và 9 xã

+ Huyện Vị Thanh với thị trấn Vị Thanh và 10 xã

+ Huyện Kế Sách với thị trấn Kế Sách và 12 xã

+ Huyện Mỹ Tú với thị trấn Huỳnh Hữu Nghĩa và 15 xã

+ Huyện Mỹ Xuyên với thị trấn Mỹ Xuyên và 15 xã

+ Huyện Thạnh Trị với thị trấn Phú Lộc, thị trấn Ngã Năm và 12 xã

+ Huyện Long Phú với thị trấn Long Phú và 17 xã

+ Huyện Vĩnh Châu với thị trấn Vĩnh Châu và 9 xã.

- Ngày 26-12-1991, Quốc hội Việt Nam ban hành Nghị quyết chia tỉnh Hậu Giang thành tỉnh Cần Thơ và tỉnh Sóc Trăng. Tỉnh Sóc Trăng có 7 đơn vị hành chính gồm: thị xã Sóc Trăng và 6 huyện: Kế Sách, Mỹ Tú, Long Phú, Thạnh Trị, Mỹ Xuyên, Vĩnh Châu, có diện tích tự nhiên 3.138,67 km2, với số dân 1.067.167 người. Tỉnh lỵ là thị xã Sóc Trăng.

- Ngày 11-01-2002, Chính phủ Việt Nam ban hành Nghị định số 04/2002/NĐ-CP, về việc điều chỉnh địa giới hành chính huyện Long Phú để thành lập huyện Cù Lao Dung; thành lập xã, thị trấn thuộc huyện Cù Lao Dung, tỉnh Sóc Trăng. Cụ thể như sau:

+ Thành lập huyện Cù Lao Dung trên cơ sở 23.606,29 ha diện tích tự nhiên và 58.031 nhân khẩu của các xã An Thạnh 1, An Thạnh 2, An Thạnh 3 và Đại Ân 1 thuộc huyện Long Phú.

+ Thành lập xã An Thạnh Tây thuộc huyện Cù Lao Dung trên cơ sở 1.759,55 ha diện tích tự nhiên và 4.620 nhân khẩu của xã An Thạnh 1.

+ Thành lập thị trấn Cù Lao Dung (thị trấn huyện lỵ) trên cơ sở 905,7 ha diện tích tự nhiên và 5.148 nhân khẩu của xã An Thạnh 2.

+ Thành lập xã An Thạnh Đông trên cơ sở 4.195,84 ha diện tích tự nhiên và 9.159 nhân khẩu của xã An Thạnh 2

+ Thành lập xã An Thạnh Nam trên cơ sở 2.721,1 ha diện tích tự nhiên và 5.509 nhân khẩu của xã An Thạnh 3.

Sau khi điều chỉnh địa giới hành chính để thành lập các xã và thị trấn nói trên, huyện Cù Lao Dung có 8 đơn vị hành chính gồm các xã An Thạnh 1, An Thạnh 2, An Thạnh 3, Đại Ân 1, An Thạnh Tây, An Thạnh Đông, An Thạnh Nam và thị trấn Cù Lao Dung.

- Ngày 31-10-2003, Chính phủ Việt Nam ban hành Nghị định số 127/2003/NĐ-CP, về việc thành lập huyện Ngã Năm thuộc tỉnh Sóc Trăng. Theo đó, thành lập huyện Ngã Năm trên cơ sở 24.196,81 ha diện tích tự nhiên và 77.056 nhân khẩu của huyện Thạnh Trị. Huyện Ngã Năm có 8 đơn vị hành chính trực thuộc gồm các xã: Tân Long, Long Bình, Mỹ Quới, Mỹ Bình, Long Tân, Vĩnh Quới, Vĩnh Biên và thị trấn Ngã Năm.

- Cuối năm 2004, tỉnh Sóc Trăng có:

+ Thị xã Sóc Trăng với 10 phường

+ Huyện Kế Sách với 1 thị trấn và 12 xã

+ Huyện Mỹ Tú với 1 thị trấn và 15 xã

+ Huyện Cù Lao Dung với 1 thị trấn và 7 xã

+ Huyện Long Phú với 1 thị trấn và 14 xã

+ Huyện Mỹ Xuyên với 1 thị trấn và 15 xã

+ Huyện Ngã Năm với 1 thị trấn và 7 xã

+ Huyện Thạnh Trị với 1 thị trấn và 8 xã

+ Huyện Vĩnh Châu với 1 thị trấn và 9 xã

- Ngày 08-02-2007, Chính phủ Việt Nam ban hành Nghị định số 22/2007/NĐ-CP, về việc thành lập thành phố Sóc Trăng thuộc tỉnh Sóc Trăng. Theo đó, thành lập thành phố Sóc Trăng thuộc tỉnh Sóc Trăng trên cơ sở toàn bộ diện tích tự nhiên, dân số và các đơn vị hành chính trực thuộc của thị xã Sóc Trăng. Thành phố Sóc Trăng có 7.615,22 ha diện tích tự nhiên và 173.922 nhân khẩu, có 10 đơn vị hành chính trực thuộc, gồm các phường: 1, 2, 3, 4, 5, 6, 7, 8, 9, 10.

- Ngày 24-09-2008, Chính phủ Việt Nam ban hành Nghị định số 02/NĐ-CP, thành lập huyện Châu Thành, thuộc tỉnh Sóc Trăng trên cơ sở toàn bộ diện tích của các xã Thuận Hoà, Hồ Đắc Kiện, An Ninh, An Hiệp, Phú Tân, Phú Tâm, Thiện Mỹ và thị trấn Châu Thành thuộc huyện Mỹ Tú. Huyện Châu Thành có diện tích 23.632,43 ha và 103.518 nhân khẩu, gồm các xã và thị trấn nêu trên. Tỉnh Sóc Trăng có 10 đơn vị hành chính trực thuộc là: thành phố Sóc Trăng, huyện Châu Thành, huyện Long Phú, huyện Cù Lao Dung, huyện Mỹ Tú, huyện Thạnh Trị, huyện Vĩnh Châu, huyện Ngã Năm, huyện Kế Sách, huyện Mỹ Xuyên.

Ba Thắc là tên gọi Việt hoá từ tiếng Khmer là Básák - người được cho là có ông khai khẩn vùng đất Sóc Trăng. Theo truyền thuyết, ông Básák cùng vợ là công chúa nước Lèo (Lào) phạm đã phạm tội với vua Lào nên cùng đoàn tùy tùng chạy trốn về vùng sông Hậu. Đến cửa Vàm Tấn thì gặp bão, nhóm tùy tùng bị bão đánh bạt đến cửa biển Trấn Di (nay gọi là Trần Đề), không còn cách nào khác họ đành chọn đất cặm lều và định cư trở thành Sóc Lèo. Hiện nay vẫn còn lưu lại địa danh là ấp Sóc Lèo, xã Lịch Hội Thượng, huyện Long Phú.

Trong khi đó, thuyền của vợ chồng ông đi lạc vào đất Bãi Xàu (Srok Bai Chau) mà lúc này vẫn còn là khu rừng rậm hoang vu và rất ít người cư trú. Để định cư lâu dài, vợ chồng ông đã cùng với những tộc người chung quanh ra sức khai phá, đốn cây vở đất, từng bước mở mang khu vực cư trú trở thành nơi trù phú nhất so với các vùng đất chung quanh. Với đức độ và tài năng của mình, ông đã thành công trong việc thu phục nhân tâm mở rộng khối đoàn kết đối với những người tha phương nên được mọi người kính phục. Khi ông mất, hài cốt được hỏa táng theo lễ nghi và xây tháp thờ và lập miếu thờ.

Có hai cách giải thích về nguồn gốc tên gọi Ba Xuyên như sau:

- Vào cuối triều Gia Long, đầu triều Minh Mạng tại vùng đất Bãi Xàu thường xảy ra các cuộc nổi dậy chống chính quyền phong kiến của người bản địa. Triều đình phải nhiều lần đưa quân đến dẹp loạn. Lúc bấy giờ, đường bộ đi lại khó khăn nên hầu hết các cuộc tảo thanh này đều đi bằng đường thủy. Từ sông Hậu muốn vào nội địa Sóc Trăng phải qua con sông nối liền Vàm Tấn với Bãi Xàu đi qua 3 làng Đại Ngãi, Châu Khánh và Tân Thành mới đến được Bãi Xàu. Con sông này càng gần đến khu vực Bãi Xàu càng có những khúc quanh hiểm trở, nhưng với lòng can đảm với lối đi quân thần tốc nên hầu hết các cuộc tảo thanh đều thắng lợi. Để đánh dấu những chiến tích lịch sử này các vị quan chỉ huy đặt tên con sông này là Ba Xuyên 波穿 - (Ba - 波: sóng, nước; Xuyên - 穿: đi qua ).

- Ba Xuyên tức là Tam Xuyên 三 川, nghĩa là 3 con sông. Người người ủng hộ giả thuyết này giải thích rằng: 3 sông tức là 3 cửa sông Hậu gồm cửa Trấn Di (Trần Đề) cửa Định An và cửa Bassak (Ba Thắc). Ba cửa đi vào địa phận Sóc Trăng nên gọi là Ba Xuyên. Qua quá trình phù sa bồi đắp trên trăm năm, ngày nay cửa sông Ba Thắc không còn dấu tích, chỉ còn lại 2 cửa Trần Đề (Trần Di) và Định An.

Hiện chưa có tài liệu nào cho biết tên gọi Sóc Trăng có từ khi nào. Theo một số sách sử như: Khâm Định Đại Nam Hội Điển Sự Lệ, Địa Bạ Nam Kỳ Lục Tỉnh hay những quyển sách khảo cứu của Vương Hồng Sển, Sơn Nam, Lê Hương, Hứa Hoành....trước khi có tên Sóc Trăng thì "xứ Sóc Trăng" ngày xưa có tên là xứ Ba Thắc tức là ông "Bassac" (tên một vị thần người Khmer). Người ta cũng dùng tên này để để nói về nhiều địa danh, thổ sản khác của Đồng Bằng Sông Cửu Long như cửa Ba Thắc, gạo Ba Thắc... Sau đó Sóc Trăng còn có tên là Ba Xuyên do vua Minh Mạng đặt nhưng lúc đó người địa phương vẫn gọi là Sóc Trăng.

Có nhiều cách giải thích khác nhau về tên gọi Sóc Trăng:

- Học giả Lê Hương giải thích tên gọi Sóc Trăng theo 3 kiểu:

+ Sóc Trăng là do tiếng Khmer đọc trại ra từ chữ “Srok Tréang” có nghĩa là “Bãi Sậy” vì Sóc Trăng ngày xưa có nhiều bãi sậy hoang vu.

+ Sóc Trăng do từ Srok Kh’leang tiếng Khmer mà ra. Srok tức là “xứ”, “cõi”, Kh’leang là “kho”, “vựa”, “chỗ chứa bạc”. Srok Kh’leang là xứ có kho chứa bạc của nhà vua. Tiếng Việt phiên âm là “Sóc-Kha-Lang” rồi sau đó thành Sóc Trăng.

+ Sóc Trăng là kho bạc nhưng không phải là kho bạc của vua mà là kho bạc, kho chứa vũ khí, kho chứa lương thực của giặc Xà Na Téa và Xà Na Tua đóng quân ở Sóc Trăng dưới triều Nguyễn, tại ấp “Sóc Vồ” ngày nay. Do đó Sóc Trăng là do chữ “Srok Kh’leang” đọc trại mà ra.

- Theo quyển Petit Cours de Géographie de la Basse Cochinchine par Trương Vĩnh Ký thì "Sốc Trăng" (Sóc Trăng) là tên dân gian của một tỉnh hạt ở Nam Việt gọi là Nguyệt Giang (Sông Trăng). Tên này có nguồn gốc Khmer là Péam prêk sròk khlẵn (di cảo Trương Vĩnh Ký trong le Cisbassac). Vương Hồng Sển giải thích: "Péam" là vàm, "prêk" là sông, "sròk" là sốc, "khlẵn (kh'leang) là kho bạc. Nguyên đời vua Khmer có đặt một kho chứa bạc nơi đây. Đến đời vua Minh Mạng, đổi tên chữ ra Nguyệt Giang tỉnh vì triều đình đã ép chữ "sốc" biến ra chữ "sông", chữ "kh'leang" ra "trăng" và đổi thành "nguyệt".

Sóc Trăng là tỉnh có dân số thuộc mức thấp ở Đồng bằng Sông Cửu Long. Cuối năm 1991, khi tái lập tỉnh, dân số Sóc Trăng là 1.067.167 người. Năm 1995, dân số tỉnh là 1.149.485 người. Năm 2000, dân số Sóc Trăng đạt 1.191.300 người. Theo thông tin từ Tổng cục Thống kê, năm 2008, dân số tỉnh đạt 1.301.700 người, đứng thứ 7/13 ở khu vực Đồng bằng Sông Cửu Long.

Dân số tăng chủ yếu là gia tăng tự nhiên. Những năm 90 của thế kỷ XX, tỉnh lệ gia tăng tự nhiên của tỉnh khá cao, luôn đạt trên 2%/năm (năm 1992: 2,14%, năm 1993: 2,11%, năm 1994: 2,06%). Nguyên nhân chủ yếu khiến dân số tăng nhanh là mức sinh cao (năm 1992: 2,492%, năm 1993: 2,463%). Từ năm 1995 trở đi, tốc tộ gia tăng dân số giảm rõ rệt (năm 1995: 2%, năm 2000: 1,62%, năm 2003: 1,5%). Nguyên nhân chủ yếu là do tỉnh thực hiện công tác kế hoạch hoá gia đình, làm cho mức sinh giảm đi đáng kể (năm 2003: 1,89%).

Sóc Trăng có mật độ dân số thấp. Theo thông tin từ Tổng cục Thống kê, mật độ dân số của tỉnh năm 2008 là 393 người/km2, đứng thứ 9/13 ở khu vực Đồng bằng Sông Cửu Long. Dân cư tập trung đông đúc ở các vùng ven trục lộ giao thông, ven sông, ven rạch hay các giồng cát....những nơi thuận tiện về giao thông và giao lưu kinh tế. Thành phố Sóc Trăng có mật độ đông nhất, tuy chỉ chiếm khoảng 0,2% về diện tích, nhưng thành phố này là nơi tập trung 10% dân số của tỉnh. Các huyện nằm bên sông Hậu có mật độ dân số cao hơn các huyện khác. Kế Sách và Mỹ Xuyên là hai huyện có mật độ dân số cao hơn cả. Huyện Cù Lao Dung có mật độ dân số thấp nhất. Phần lớn dân cư sống ở nông thôn. Tỷ lệ dân thành thị thấp và thay đổi chậm. Điều này cho thấy tốc độ đô thị hoá ở Sóc Trăng còn chậm. Tỉnh dự kiến đến năm 2010 sẽ nâng tỷ lệ dân thành thị lên 31%, với khoảng 0,44 triệu dân sống tại thành phố Sóc Trăng và trung tâm các huyện.

- Xét theo độ tuổi, Sóc Trăng có kết cấu dân số trẻ. Nhóm người dưới 15 tuổi chiếm tỷ lệ cao, nhóm người từ 60 tuổi trở lên chiếm tỷ lệ thấp. Dân số trong độ tuổi lao động luôn chiếm khoảng 59% dân số của tỉnh.

- Xét về giới tính, dân số Sóc Trăng nghiêng về giới nữ. Tuy nhiên, xu hướng những năm qua cho thấy tỷ lệ nữ đang giảm dần, tỷ lệ nam đang tăng dần. Năm 1992, tương quan giữa nam và nữ là 48,20% và 51,80%. Năm 1995, tương quan nam nữ là: 48,41% - 51,59%. Theo thông tin từ Tổng cục Thống kê, năm 2008, dân số nam của tỉnh là 639.500 người, chiếm 49,12% dân số toàn tỉnh; dân số nữ là 662.200 người, chiếm 50,88% dân số tỉnh.

- Xét về dân tộc, Sóc Trăng là nơi sinh sống của các dân tộc Kinh, Khmer và Hoa. Ba dân tộc này chiếm khoảng 99% dân số năm 2003 của tỉnh, còn lại là các dân tộc Nùng, Thái, Chăm.

+ Người Kinh chiếm khoảng 65,28% dân số Sóc Trăng năm 2003, sinh sống ở hầu hết các huyện thị trong tỉnh, làm nghề nông là chính.

+ Người Khmer chiếm 28,85% dân số Sóc Trăng năm 2003. Sóc Trăng là tỉnh có số người Khmer đông nhất trong số các địa phương có người Khmer sinh sống, chiếm 32,1 % số người Khmer của cả nước. Người Khmer tập trung ở các huyện Vĩnh Châu, Mỹ Xuyên, Mỹ Tú và Long Phú.

+ Người Hoa chiếm 5,86% dân số Sóc Trăng năm 2003, tập trung ở huyện Vĩnh Châu và thành phố Sóc Trăng. Phần lớn người Hoa ở Sóc Trăng có nguồn gốc là những di dân người Hán ở duyên hải phía Nam Trung Quốc nhập cư vào Việt Nam qua nhiều thời kỳ và kéo dài nhiều thế kỷ. Họ là những nông dân, thợ thủ công, binh lính, thương nhân và cả một số quan lại vì nhiều lý do đã rời bỏ đất nước Trung Hoa đi tìm nẻo mưu sinh. Người Hoa giỏi buôn bán và sản xuất tiểu thủ công nghiệp.

- Về độ tuổi lao động: Sóc Trăng có dân số trẻ nên có nguồn lao động dồi dào. Số dân từ 15 tuổi trở lên của tỉnh tăng từ 795.523 người năm 2000 lên 900.220 người năm 2003. Nông - Lâm - Ngư nghiệp là ngành tập trung nhiều lao động nhất, chiếm 80,265% lao động của tỉnh năm 2003. Trong khi đó, tỷ lệ lao động trong lĩnh vực Công nghiệp - Xây dựng là 8,02%, Thương mại - Dịch vụ là 11,72%. Chất lượng lao động của tỉnh còn thấp. Năm 2003, tỷ lệ lao động có kỹ thuật qua đào tạo chỉ đạt 5,5%. Từ năm 2006 đến nay, cả tỉnh có 52.500 lao động được đào tạo nghề, nâng tỷ lệ lao động qua đào tạo nghề tăng từ 10,15% năm 2006 lên 17,67% năm 2008, trong đó có 1.550 lao động (Khmer 717 người) được tuyển chọn đi làm việc có thời hạn ở nước ngoài. Kết quả này góp phần giải quyết đáng kể tình trạng thất nghiệp, thiếu việc làm ở khu vực thành thị và nông thôn, đồng thời nâng cao tỷ lệ sử dụng thời gian lao động nông nghiệp ở nông thôn. Tuy nhiên, so với nhu cầu và thị trường lao động hiện nay thì chất lượng đào tạo nghề và chất lượng nguồn lao động của tỉnh còn thấp, chưa đáp ứng đòi hỏi ngày càng cao của nhu cầu xã hội.

Theo thông tin từ Website tỉnh, tính đến hết năm 2002, tỉnh đã phổ cập giáo dục tiểu học cho 8 huyện, thị với tổng số 102 xã, phường, thị trấn, tỷ lệ người biết chữ đạt 90%. Số học sinh năm 2002 - 2003 là 281.510 em, trong đó học sinh dân tộc thiểu số là 72.744 em, chiếm 25,84%; số giáo viên là 10.087 người, trong đó có 2.068 người là dân tộc Khmer, chiếm 20,50%.

Theo thông tin từ Tổng cục Thống kê, tại thời điểm 30-09-2008, toàn tỉnh Sóc Trăng có 422 trường học ở các cấp phổ thông, đứng thứ 4 ở khu vực Đồng bằng Sông Cửu Long. Tổng số học sinh phổ thông tại thời điểm 31-12-2008 là 206.550 em, trong đó, cấp tiểu học là 114.639 em, cấp trung học cơ sở là 64.216 em, cấp trung học phổ thông là 27.695 em. Tổng số giáo viên phổ thông trực tiếp giảng dạy tại thời điểm 31-12-2008 là 12.286 người, trong đó, giáo viên tiểu học là 6.373 người, giáo viên trung học cơ sở là 4.091 người, giáo viên trung học phổ thông là 1.822 người.

Theo Tổng cục Thống kê, tỷ lệ học sinh tốt nghiệp trung học phổ thông năm học 2007 - 2008 là 72,54%, thấp hơn so với tỷ lệ trung bình khu vực Đồng bằng Sông Cửu Long (84,41%) và cả nước (86,58%). Theo tin từ Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh Sóc Trăng, tỷ lệ học sinh đậu tốt nghiệp THPT năm học 2008 - 2009 của tỉnh đạt 63,6%, thấp hơn so với tỷ lệ chung cả nước (83,8%). Trường THPT chuyên Nguyễn Thị Minh Khai (thành phố Sóc Trăng) chiếm ưu thế nhất với trên 98% học sinh đậu tốt nghiệp và thấp nhất là Trường THPT Vĩnh Hải ở huyện Vĩnh Châu (gần 34%). Ở hệ Giáo dục Thường xuyên, tỷ lệ thí sinh tốt nghiệp chỉ có 4%.

Năm 2003, toàn tỉnh có 8 bệnh viện, 14 phòng khám đa khoa khu vực, 1 nhà hộ sinh (thuộc Trung tâm chăm sóc bà mẹ và trẻ em), 93 trạm y tế xã, phường; tổng số giường bệnh là 1.569, trong đó các bệnh viện có 830 giường. Theo thông tin từ Tổng cục Thống kê năm 2008, toàn tỉnh có 128 cơ sở khám chữa bệnh trực thuộc Sở Y tế. Trong đó có 11 bệnh viện, 12 phòng khám đa khoa khu vực và 105 trạm y tế phường xã; tổng số giường bệnh là 2.231 giường, trong đó các bệnh viện có 1.460 giường, phòng khám đa khoa khu vực có 190 giường, trạm y tế có 581 giường.

Số cán bộ y tế làm việc trong ngành năm 2003 gồm có 396 bác sĩ có trình độ đại học và trên đại học, 623 y sĩ, 412 y tá, 166 nữ hộ sinh, 27 dược sĩ có trình độ đại học trở lên, 147 dược sĩ trung cấp cà 50 dược tá. Số bác sĩ trên một vạn dân là 3,03. Theo thông tin từ Tổng cục Thống kê năm 2008, toàn tỉnh Sóc Trăng có 478 bác sĩ, 656 y sĩ, 575 y tá, 249 nữ hộ sinh, 14 dược sĩ cao cấp, 149 dược sĩ trung cấp và 41 dược tá.

Theo ước tính của các cơ quan y tế, trung bình mỗi ngày đêm, mỗi giường bệnh trên địa bàn tỉnh thải ra môi trường khoảng 2,5 kg rác thải, chất thải trong đó từ 10 - 15% là chất thải độc hại, dễ gây nguy hiểm cần được xử lý theo đúng quy định. Trung bình mỗi ngày đêm, các cơ sở y tế trên địa bà tỉnh thải gần 5 tấn rác ra môi trường, trong đó có gần 600 kg chất thải y tế độc hại. Hiện công tác hiệu quả nhất của xử lý rác y tế tại tỉnh chính là phân loại rác tại nguồn trước khi đem tái chế hoặc đốt bỏ. Hiện các cơ sở y tế của tỉnh đang gặp khó khăn trong việc xây dựng bãi chứa rác tập trung trước khi xử lý. Vì thế, rác y tế phải vận chuyển về bệnh viện đa khoa tỉnh để xử lý.

Hiện nay, ngành Y tế Sóc Trăng đang tập trung đối phó với dịch cúm A/H1N1. Theo số liệu thống kê, cho đến ngày 20-09-2009, toàn tỉnh có 187 ca nghi nhiễm bệnh, số ca có kết quả xét nghiệm dương tính với cúm A/H1N1 là 19 (trong đó chỉ riêng tại xã Đại Ngãi, huyện Long Phú, có 146 học sinh nghi ngờ nhiễm bệnh, trong đó có 25 trường hợp được điều trị bằng thuốc kháng virus). Toàn tỉnh đã có 6 huyện, thành phố có người nhiễm cúm. Theo đánh giá của ngành Y tế Sóc Trăng, dịch cúm A/H1N1 đã chuyển sang giai đoạn lây lan ra cộng đồng.

Tỉnh Sóc Trăng nằm ở cuối hạ lưu sông Hậu, tiếp giáp với Biển Ðông. Nông nghiệp được xác định là thế mạnh của tỉnh. Những năm qua, tỉnh đặc biệt chú trọng ứng dụng các tiến bộ khoa học - công nghệ và có nhiều chính sách thông thoáng để huy động các nguồn lực tham gia phát triển kinh tế. Nhìn chung, tốc độ tăng trưởng kinh tế của tỉnh khá, đạt mức trung bình 12,26%/năm trong suốt thời kỳ 1992 - 2000. Giá trị GDP của tỉnh năm 2000 cao gấp 3,69 lần so với năm 1992 và 1,85 lần so với năm 1995. Tổng sản phẩm GDP trong 5 năm 2001 - 2005 tăng bình quân 10%/năm.

Giai đoạn 2005 - 2008, GDP của Sóc Trăng tăng bình quân là 13,27%/năm, trong đó, khu vực I (Nông - Lâm - Ngư nghiệp) tăng 7,56%; khu vực II (Công nghiệp - Xây dựng) tăng 18,19%; khu vực III (Thương mại - Dịch vụ) tăng 23,22%. GDP bình quân đầu người năm 2008 (theo giá hiện hành) là 789 USD, tăng 1,71 lần so năm 2005. Cơ cấu kinh tế có sự chuyển dịch theo hướng tích cực. Năm 2005, tỷ trọng giá trị khu vực I, II, III trong GDP (theo giá hiện hành) là 57,70% - 19,76% - 22,54%; ước thực hiện năm 2008, tỷ trọng giá trị tương ứng ba khu vực là 50,03% - 21,63% - 28,34%.

Kế hoạch phát triển kinh tế của tỉnh giai đoạn 2001 - 2010 đề ra các mục tiêu sau:

- Tốc độ tăng trưởng kinh tế 10,31% giai đoạn 1996 - 2000; 9,52% giai đoạn 2001- 2005; 11,02% giai đoạn 2006 - 2010. Tăng trưởng bình quân 10,27%.
    + Khu vực I: tăng 8,16% giai đoạn 1996 - 2000; 4,87% giai đoạn 2001- 2005; 4,03% giai đoạn 2006 - 2010. Tổng hợp cả thời kỳ 2001 - 2010, khu vực I tăng 4,45%.
    + Khu vực II: độ tăng trưởng đạt 18,46% giai đoạn 1996 - 2000; 15,98% giai đoạn 2001 - 2005 và 16,80% giai đoạn 2006 - 2010. Tổng hợp cả thời kỳ 2001- 2010, khu vực II tăng 16,53%.

    + Khu vực III: độ tăng trưởng đạt 12,11% giai đoạn 1996 - 2002; 15,98% giai đoạn 2001 - 2005 và 16,85% giai đoạn 2006 - 2010. Tổng hợp cả thời kỳ 2001 - 2010, khu vực III tăng 16,42%.

- GDP/ người quy đổi USD theo tỷ giá (năm 1994) thì năm 2001 là 338 USD, năm 2005 là 480 USD và đến năm 2010 đạt 750 USD.
- Ðến năm 2010, cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo hướng giảm tỷ trọng nông, lâm thuỷ từ 63,88% năm 2000 xuống còn 40,30% năm 2010, tăng tỷ trọng công nghiệp và xây dựng từ 18,02% năm 2000 lên 31,25% và nâng cao tỷ trọng dịch vụ từ 18,10% lên 28,45% năm 2010.
- Phát triển mạnh kinh tế đối ngoại, tăng kim ngạch xuất khẩu đạt tốc độ khoảng trên 11% năm 2005 đạt 350 - 400 USD năm 2010, đạt từ 550 - 600 triệu USD.
- Ðổi mới công nghệ và thiết bị, tạo ra các sản phẩm nông, công nghiệp và mũi nhọn của tỉnh. Phấn đấu đổi mới 10 - 15%/năm các thiết bị và công nghiệp hiện có và nhập thiết bị và công nghệ tiên tiến cho cơ sở mới.

Đây là ngành kinh tế giữ vai trò trọng yếu trong nền kinh tế tỉnh Sóc Trăng. Năm 1992, khi tái lập tỉnh, Nông - Lâm - Ngư nghiệp chiếm 68,3% trong cơ cấu GDP của tỉnh. Năm 2003, ngành này chiếm 57,5% GDP toàn tỉnh; năm 2004, giảm xuống còn 53,9%. Nhìn chung, theo xu thế phát triển của tỉnh, Nông - Lâm - Ngư sẽ giảm dần tỷ trọng trong cơ cấu GDP, tuy nhiên, tốc độ chuyển dịch còn chậm (Từ khi tái lập tỉnh năm 1992 đến năm 2003, tỷ trọng Nông - Lâm - Ngư chỉ giảm khoảng 9,9%). Trong nội bộ ngành này, nông nghiệp và thủy sản là hai thế mạnh của tỉnh. Trong đó, thủy sản được xác định là ngành kinh tế mũi nhọn, khâu đột phá thúc đẩy sự chuyển dịch kinh tế nông nghiệp, nông thôn.

Năm 2008, tốc độ tăng trưởng kinh tế của Sóc Trăng ở mức 10,25%, trong đó khu vực Nông - Lâm - Ngư của tỉnh tăng tới 7,22% (chỉ tiêu 5,66%), đạt giá trị sản xuất gần 9.643 tỷ đồng, chiếm 50,44% trong cơ cấu kinh tế của tỉnh; giá trị trên mỗi ha đất sản xuất nông nghiệp của Sóc Trăng đạt 56,22 triệu đồng/ha. Năm 2009, tỉnh phấn đấu nâng giá trị sản xuất trong lĩnh vực Nông - Lâm - Ngư nghiệp đạt 10.475 tỷ đồng, tốc độ tăng trưởng ở mức 8%. Đạt mục tiêu này đồng nghĩa giá trị đất sản xuất nông nghiệp của tỉnh bình quân đạt trên 56 triệu đồng/ha/năm. Theo kế hoạch, tỉnh sẽ duy trì sản lượng lúa ở mức 1,7 triệu tấn/năm theo hướng tăng giá trị và hiệu quả kinh tế; chuyển dịch mạnh cơ cấu cây trồng, vật nuôi; ổn định và từng bước phát triển các vùng chuyên canh cây ăn quả, rau màu và đẩy mạnh phát triển chăn nuôi gia súc quy mô lớn, ứng dụng công nghệ hiện đại, có sức cạnh tranh cao. Sóc Trăng tiếp tục xác định thủy sản là ngành kinh tế mũi nhọn của địa phương cần đẩy mạnh phát triển cả nuôi trồng, khai thác biển và chế biến xuất khẩu. Đối với nuôi trồng, phát triển cả 3 vùng ngọt, lợ, mặn theo hướng bền vững, bảo vệ môi trường sinh thái; xây dựng các vùng nuôi thủy sản sạch, an toàn...

Sóc Trăng giáp với bao nhiêu tỉnh?
Thu hoạch lúa - Ảnh: Hoàng Chí Hùng

Sản xuất nông nghiệp là thế mạnh số 1 của tỉnh trong các năm qua. Năm 2003, ngành này chiếm 36,9% GDP của tỉnh và 93% GDP của khu vực I. Trong nông nghiệp, trồng trọt là ngành kinh tế chủ yếu với lúa, hoa màu, cây ăn quả và các loại cây trồng khác. Năm 2000, diện tích trồng lúa của tỉnh là 370.400 ha, năng suất đạt 43,7 tạ/ha, sản lượng đạt 1.618.000 tấn. Năm 2008, diện tích trồng lúa của tỉnh là 322.300 ha, năng suất đạt 54,1 tạ/ha, sản lượng đạt 1.743.500 tấn (Thông tin từ Tổng cục Thống kê). Như vậy, năm 2008 dù diện tích trồng lúa giảm, nhưng nhờ áp dụng tiến bộ khoa học - kỹ thuật nên năng suất và sản lượng tăng hơn năm 2000. Năm 2008, toàn tỉnh đã gieo trồng được trên 53.000 ha màu và cây công nghiệp ngắn ngày, tăng gần 5.000 ha so với năm trước, cải tạo gần 2.000 ha vườn tạp thành vườn cây ăn trái chất lượng cao; về chăn nuôi, trong khi đàn gia cầm, đàn lợn giảm nhẹ do ảnh hưởng của dịch bệnh thì đàn trâu, bò vẫn tăng mạnh (tăng khoảng 20%), đạt 36.000 con, trong đó đàn bò đạt 33.200 con.

Theo kế hoạch, tỉnh sẽ tập trung mọi nguồn lực để phát triển những vùng chuyên canh nông sản đặc sản, với năng suất, chất lượng cao. Nâng sản xuất nông nghiệp đến trình độ chuyên môn, hướng đến nền nông nghiệp an toàn, sản phẩm sạch, bảo vệ sức khỏe người tiêu dùng. Trước mắt, ưu tiên phát triển cây lúa thơm, cây màu đặc sản và vườn cây ăn trái. Ðể khai thác lợi thế này, tỉnh quy hoạch vùng chuyên canh sản xuất lúa thơm đặc sản xuất khẩu ở các huyện Ngã Năm, Thạnh Trị, Mỹ Xuyên, Vĩnh Châu, Long Phú, phấn đấu nâng diện tích lên 50 nghìn ha vào năm 2010 và 100 nghìn ha vào năm 2020. Ngoài cây lúa thơm, cây hành tím Vĩnh Châu cũng là thế mạnh nông nghiệp của tỉnh. Hằng năm, nông dân Vĩnh Châu sản xuất khoảng bốn nghìn ha hành tím, sản lượng hơn 80 nghìn tấn. Dù giá thị trường luôn biến động, nhưng người dân vùng ven biển Vĩnh Châu vẫn giữ vững cây hành tím truyền thống. Một số cây màu khác như khoai lang, đậu bắp Nhật; ớt, cà tím, nấm rơm…cũng đã bén rễ trên đồng đất Liêu Tú (Long Phú), Ba Trinh (Kế Sách), Vĩnh Biên, Vĩnh Qưới (Ngã Năm) và đang dần hình thành nên những vùng sản xuất tập trung.

Trên cơ sở quy hoạch vùng sản xuất ổn định, tỉnh sẽ đầu tư kinh phí cho chọn lọc giống, kỹ thuật canh tác, thu hoạch, bảo quản để nông dân yên tâm sản xuất. Ðồng thời, tỉnh sẽ đẩy mạnh xúc tiến thương mại để quảng bá thương hiệu sản phẩm. Ngoài ra, tỉnh tiếp tục đầu tư hoàn chỉnh hệ thống thủy lợi, đường giao thông, hỗ trợ vốn và phân vùng chuyên canh sản xuất tập trung với quy mô lớn cũng như tìm kiếm thị trường tiêu thụ cho các loại sản phẩm đặc sản khác. Nhất là đẩy mạnh cải tạo vườn tạp, phát triển các vườn cây ăn quả sử dụng giống mới, giống đặc sản có chọn lọc để nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm.

Tháng 08-2009, toàn tỉnh đã thu hoạch 96.712 ha lúa hè thu, đạt 58% diện tích gieo trồng, năng suất bình quân 5,4 tấn/ha; xuống giống 3.678 ha lúa mùa. Diện tích lúa hè thu nhiễm sâu bệnh là 56.162 ha, chủ yếu là rầy nâu và lem lép hạt. Các địa phương gieo trồng được 54.601 ha màu và cây công nghiệp ngắn ngày, đạt 101% kế hoạch; diện tích cây ăn trái năm 2009 ước 26.000 ha.

Lâm nghiệp có vai trò không đáng kể trong nền kinh tế Sóc Trăng. Năm 2003, ngành này chỉ chiếm 0,71% GDP của tỉnh và 1,8% GDP của khu vực Nông - Lâm - Ngư nghiệp. Theo thông tin từ Tổng cục Thống kê, năm 2008, tổng diện tích rừng của Sóc Trăng là 10.500 ha, trong đó, diện tích rừng tự nhiên là 1.400 ha, diện tích rừng trồng là 9.100 ha, tỷ lệ che phủ đạt 1,7%. Sản lượng gỗ khai thác sơ bộ năm 2008 của tỉnh là 35.600 m3. Giá trị sản xuất lâm nghiệp sơ bộ năm 2008 của tỉnh đạt 54,2 tỷ VNĐ (giá so sánh 1994). Trong cơ cấu giá trị sản xuất lâm nghiệp, hoạt động khai thác gỗ và lâm sản luôn giữ địa vị độc tôn, chiếm hơn 90% giá trị sản xuất lâm nghiệp. Phần còn lại thuộc về hoạt động trồng rừng và dịch vụ lâm nghiệp. Tuy giá trị kinh tế không cao, nhưng lâm nghiệp ở Sóc Trăng có vai trò đặc biệt quan trọng đối với môi trường sinh thái.

Công ty Lâm nghiệp Sóc Trăng là một doanh nghiệp nhà nước được chuyển đổi từ Lâm trường Sóc Trăng; Ngày 17-04-2008 Công ty được tiếp nhận về Tổng công ty Lâm nghiệp Việt Nam theo Quyết định số 121 HĐQT/TCLĐ/QĐ của Chủ tịch Hội đồng quản trị Tổng công ty Lâm nghiệp Việt Nam. Công ty có trụ sở chính tại số 2C, đường Hùng Vương, phường 6, thành phố Sóc Trăng; Điện thoại: 079.823543 - Fax: 079.824996. Công ty tham gia sản xuất kinh doanh trên các lĩnh vực: Trồng rừng, bảo vệ nuôi dưỡng rừng, làm giàu rừng; sản xuất, khai thác, chế biến gỗ, lâm sản; kinh doanh tổng hợp nông, lâm, thủy sản; Cung ứng các dịch vụ nông, lâm, ngư nghiệp. Công ty Lâm nghiệp Sóc Trăng hiện đang quản lý, điều hành sản xuất kinh doanh trên tổng diện tích 4.306 ha, bao gồm các đơn vị trực thuộc: phân trường Mỹ Phước, phân trường Phú Lợi, phân trường Thạnh Trị. Sản phẩm chính là Cây tràm, tên khoa học là Melaleuca cajuputi thuộc họ Sim (Myrtaceae) được trồng theo quy trình điều chế rừng lấy sản phẩm là cây cừ cung cấp cho các công trình xây dựng để làm nền móng.

Sóc Trăng giáp với bao nhiêu tỉnh?
Nuôi tôm công nghiệp - Ảnh: Hoàng Chí Hùng

Ngư nghiệp được xem là ngành kinh tế mũi nhọn của tỉnh Sóc Trăng. Tuy nhiên hiện nay, ngành này vẫn có vai trò khá khiêm tốn trong nền kinh tế của tỉnh. Năm 2003, giá trị sản xuất ngư nghiệp chiếm 2,1% GDP của tỉnh và 5,2% GDP của khu vực Nông - Lâm - Ngư nghiệp. Những năm qua, nhờ có các cơ chế và biện pháp phù hợp, thiết thực khuyến khích phát triển thuỷ sản trên tất cả các mặt, ngành thuỷ sản Sóc Trăng đã đạt được những kết quả bước đầu đáng ghi nhận, góp phần tạo việc làm, tăng thu nhập, cải thiện đời sống nhân dân và tăng kim ngạch xuất khẩu cho tỉnh.

Nếu như lúc mới tái lập tỉnh (1992) kim ngạch thủy sản xuất khẩu chỉ đạt 25,3 triệu USD, chỉ có 2 doanh nghiệp chế biến thủy sản xuất khẩu với công suất không lớn, thiết bị máy móc còn lạc hậu thì sau 15 năm, kim ngạch thủy sản Sóc Trăng đạt được 373,8 triệu USD, có 6 doanh nghiệp chế biến thủy sản xuất khẩu với dây chuyền sản xuất hiện đại, sản phẩm có giá trị tăng cao và ngày càng nhiều hơn. Các nhà máy chế biến thuỷ sản đã được chứng nhận HACCP và CODE của châu Âu…

Xuất khẩu thủy sản của Sóc Trăng dần dần đóng vai trò quan trọng trong nền kinh tế của tỉnh, không những làm chuyển dịch cơ cấu sản xuất kinh tế nông nghiệp nông thôn theo hướng chuyển đổi cơ cấu mùa vụ, phát huy tiềm năng lợi thế và nâng cao giá trị hiệu quả sản xuất trên đơn vị diện tích đất canh tác mà còn giải quyết nhiều vấn đề xã hội bức bách khác như việc làm, tăng thu nhập… Hiện nay, kim ngạch xuất khẩu thuỷ sản Sóc Trăng đứng thứ 2 cả nước sau Cà Mau.

Tháng 08-2009, sản lượng khai thác và nuôi trồng thủy, hải sản của tỉnh đạt 13.380 tấn, giảm 15,9% so với tháng trước. Tính chung 8 tháng đầu năm, sản lượng thủy, hải sản đạt 54.853 tấn; trong đó, sản lượng tôm đạt 18.750 tấn; sản lượng chế biến thủy sản đạt 31.194 tấn. Đến hết tháng 08-2009, tỉnh đã thả nuôi 60.203 ha thủy sản với 46.429 ha tôm sú; lượng tôm sú đã thu hoạch là 12.880 ha, năng suất bình quân 1,3 tấn/ha.

Năm 2006, diện tích mặt nước nuôi trồng thủy sản của tỉnh đạt 63,5 nghìn ha; sản lượng thủy sản: 113.950 tấn; giá trị sản xuất thủy sản theo giá so sánh 1994 là 2.962,1 tỷ đồng. Theo thông tin từ Tổng cục Thống kê năm 2008, diện tích mặt nước nuôi trồng thủy sản của tỉnh đạt 67,7 nghìn ha; sản lượng thủy sản: 169.500 tấn; giá trị sản xuất thủy sản theo giá so sánh 1994 là 3.623,2 tỷ đồng.

Trong những năm gần đây, nuôi trồng thủy, hải sản tiếp tục phát triển. Mô hình nuôi tôm sú thâm canh và bán thâm canh tăng mạnh. Các mô hình nuôi tôm càng xanh, cá nước ngọt, nhất là các mô hình nuôi cá da trơn ở các huyện ven sông Hậu được đầu tư phát triển khá nhanh. Lĩnh vực khai thác, đánh bắt thủy, hải sản và dịch vụ hậu cần nghề cá cũng có sự phát triển, góp phần tăng trưởng cho ngành thủy sản và khu vực I. Huyện Long Phú đi đầu trong phong trào nuôi tôm công nghiệp. Hiện nay, năng suất nuôi tôm công nghiệp của huyện đạt từ 8 đến 10 tấn/ha mặt nước, bình quân năng suất nuôi tôm công nghiệp và quảng canh trên địa bàn huyện là 3 tấn/ha. Khu công nghiệp Trần Ðề đóng trên địa bàn huyện, tập trung vào công nghiệp chế biến thủy sản sẽ gắn sản xuất với chế biến và xuất khẩu thủy sản. Vùng nuôi tôm của Long Phú được quy hoạch tới năm 2010 từ ven đê biển Ðông và ven sông Mỹ Thanh đến hết phần đất phía Nam tỉnh lộ 8, với phương châm là chuyển từng bước, đầu tư thủy lợi bài bản, không nôn nóng làm tắt, không để xảy ra những bất cập giữa kênh dẫn và kênh thoát, không để xảy ra những chồng chéo giữa hai vùng mặn - ngọt.

Tỉnh cũng đã quy hoạch vùng nuôi tôm thẻ chân trắng ở các xã từ Lai Hoà, Vĩnh Tân, Vĩnh Phước đến thị trấn Vĩnh Châu (huyện Vĩnh Châu); hình thành vùng nuôi tôm thẻ chân trắng tập trung theo công nghệ cao dọc theo tuyến sông Mỹ Thanh (các huyện Long Phú, Mỹ Xuyên, Vĩnh Châu) với hơn ba nghìn ha. Mặt khác, để bảo đảm thắng lợi vụ tôm năm 2009, Trung tâm khuyến ngư Sóc Trăng còn tích cực hướng dẫn bà con nông dân áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật vào quá trình nuôi tôm thẻ chân trắng. Tỉnh cũng yêu cầu các doanh nghiệp chế biến thủy sản thực hiện ký kết hợp đồng với người nuôi tôm, tạo sự gắn kết chặt chẽ giữa người sản xuất với doanh nghiệp chế biến xuất khẩu, đồng thời đẩy mạnh xúc tiến thương mại để mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm, giúp nông dân yên tâm sản xuất, ổn định cuộc sống.

Năm 2009, ngành thủy sản của tỉnh gặp khó khăn. Đến cuối tháng 05-2009, toàn tỉnh thả nuôi thủy sản mới đạt gần 30.000 ha, giảm 31,12% so với cùng kỳ năm ngoái. Riêng vùng nuôi tôm sú chỉ được gần 28.000 ha, giảm 26,56%. Diện tích thả nuôi thủy sản giảm mạnh so với cùng kỳ do người nuôi gặp khó khăn về vốn đầu tư và lịch thời vụ năm nay trễ hơn năm trước. Mặc khác, do thời tiết bất thường nên 5 tháng đầu năm 2009, toàn tỉnh đã có 1.050 ha tôm sú bị thiệt hại.

Năm 2005, toàn tỉnh có 4.774 phương tiện đánh bắt hải sản; trong đó, có 959 thuyền cơ giới với công suất 54.317 CV, số thuyền có khả năng hoạt động xa bờ chiếm trên 70%, tổng sản lượng hải sản khai thác biển hàng năm đạt 24.435 tấn; trong đó, tôm 2.132 tấn, hải sản khác 22.303 tấn. Ngư trường hoạt động của các tàu thuyền trong tỉnh là vùng biển tỉnh nhà và các tỉnh bạn như Bà Rịa Vũng Tàu, Cà Mau, Kiên Giang. Một số loại nghề khai thác xa bờ có năng suất cao hơn như lưới vây kết hợp, ....đang được đầu tư phát triển.

Theo thông tin từ Tổng cục Thống kê, năm 2008, sản lượng thủy sản khai thác của tỉnh đạt 31.316 tấn, số tàu đánh bắt hải sản xa bờ: 223 chiếc. Sản lượng khai thác thủy sản 5 tháng đầu năm 2009 tăng 33,56% so với cùng kỳ năm 2008, nên dù sản lượng nuôi trồng giảm 62,39% nhưng tính chung sản lượng thủy sản khai thác và nuôi trồng vẫn tăng khá so với cùng kỳ khi đạt tổng sản lượng gần 20 ngàn tấn.

Từ khi tái lập tỉnh đến nay, công nghiệp Sóc Trăng không ngừng phát triển. Tuy nhiên, trong cơ cấu GDP của tỉnh, công nghiệp còn chiếm tỷ trọng thấp, chưa cân xứng với tiềm năng hiện có. Những năm qua, tỉnh Sóc Trăng không ngừng đầu tư đẩy mạnh phát triển công nghiệp. Theo kế hoạch, cơ cấu ngành công nghiệp sẽ phát triển theo hướng đa dạng hoá về quy mô; sản phẩm công nghiệp sạch… chiếm tỷ trọng ngày càng lớn; kế hoạch phát triển công nghiệp sẽ tập trung vào nhóm ngành công nghiệp đang có lợi thế cạnh tranh như: chế biến nông, thủy sản....

Năm 2006, Sóc Trăng đầu tư cho các khu công nghiệp được 536 tỷ đồng, chiếm 20% vốn đầu tư toàn tỉnh, trong đó chủ yếu là vốn từ doanh nghiệp tư nhân và các cơ sở tiểu thủ công nghiệp (chiếm 91,7%). Tiêu biểu là khu công nghiệp An Nghiệp đã có 14 doanh nghiệp thuê với tổng diện tích là 77,23 ha chiếm 43,38% diện tích đất cho thuê. Tính đến tháng 11-2007, toàn tỉnh có 1.151 doanh nghiệp tư nhân, 289 công ty trách nhiệm hữu hạn (39 công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên), 57 công ty cổ phần, 14 hợp tác xã. Đặc biệt có 20 doanh nghiệp với 23 dự án mới đầu tư vào khu công nghiệp An Nghiệp của tỉnh, đã có 6 doanh nghiệp đi vào hoạt động sản xuất kinh doanh đạt giá trị cao, nâng tổng số doanh nghiệp đang hoạt động trên địa bàn lên gần 6.000 cơ sở.

Năm 2008, Sóc Trăng có 6.552 cơ sở sản xuất công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp, giải quyết việc làm cho 36.495 lao động chiếm 4,9% lao động toàn tỉnh. Chuyển dịch cơ cấu lao động sang lĩnh vực công nghiệp còn chậm nhưng chất lượng lao động từng bước được nâng lên rõ rệt, đáp ứng được yêu cầu phát triển sản xuất công nghiệp - tiểu thủ công ở Sóc Trăng. Sản xuất công nghiệp của tỉnh năm 2008 đạt 6.912 tỷ đồng, tăng 68% so năm 2005, mức tăng trưởng bình quân hằng năm của ba năm gần đây là 18,94%. Các doanh nghiệp đã có nhiều cố gắng đầu tư đổi mới thiết bị, công nghệ, đa dạng hoá sản phẩm, ổn định và mở rộng thị trường, nhất là các doanh nghiệp chế biến thủy sản. Tỉnh Sóc Trăng hiện có 6 doanh nghiệp chế biến thủy sản xuất khẩu với nhiều sản phẩm tôm tinh chế đạt chất lượng cao. Các nhà máy chế biến thủy sản đã được chứng nhận các tiêu chuẩn quốc tế như ISO, GMP, HACCP và CODE của châu Âu...

Theo thông tin từ website tỉnh Sóc Trăng, 9 tháng đầu năm 2009, giá trị sản xuất công nghiệp trên địa bàn tỉnh đạt 4.453,9 tỷ đồng, đạt 70% kế hoạch, tăng 8,7% so với cùng kỳ năm trước. Trong đó, khu vực kinh tế nhà nước tăng 24,5%, khu vực kinh tế ngoài nhà nước tăng 8%, khu vực có vốn đầu tư nước ngoài giảm 74,5%. Riêng trong quý 3, giá trị sản xuất công nghiệp đạt khoảng 2.285,9 tỷ đồng, tăng 86,2% so với quý 2. Các sản phẩm có mức tăng trưởng khá là: bia tăng 16,7%, đường kết tinh tăng 16%. Tuy nhiên, một số sản phẩm quan trọng khác có mức tăng thấp hoặc giảm so với cùng kỳ năm trước là: tôm đông lạnh tăng 4,6%, gạo tăng 0,3%, gạch giảm 20,6%.

Theo Sở Công thương, 6 tháng đầu năm 2009, giá trị sản xuất công nghiệp của tỉnh (theo giá cố định năm 1994) là 2.118,5 tỷ đồng. Tuy chỉ đạt 32,6% kế hoạch năm, song giá trị sản xuất đã tăng 3,9% so với cùng kỳ năm trước; trong đó, khu vực kinh tế nhà nước tăng 12,4%, khu vực ngoài nhà nước tăng 3,5%.  Tháng 08-2009, giá trị sản xuất công nghiệp của tỉnh đạt 730 tỷ đồng, giảm 15,9% so với tháng trước, các mặt hàng như gạo xay xát, bia, gạch đều tăng. 8 tháng đầu năm, giá trị sản xuất công nghiệp đạt 3.765 tỷ đồng, đạt 58,8% kế hoạch. Hiện có 23 doanh nghiệp thuê đất thực hiện 29 dự án trong Khu công nghiệp An Nghiệp với tổng diện tích 117,1 ha trong đó có 9 dự án đã đi vào hoạt động.

- Công nghiệp chế biến lương thực là ngành trọng điểm của tỉnh, trong đó quan trọng hàng đầu là xay xát lúa gạo. Ngành này đã có những thay đổi về công nghệ và nâng cao năng suất. Tháng 04-2009, Công ty Lương thực Sóc Trăng (Sotrafood), đã đi vào hoạt động. Đây là đơn vị thành viên, hạch toán phụ thuộc Tổng công ty Lương thực miền Nam, chuyên kinh doanh các mặt hàng nông sản, lương thực. Sotrafood thành lập trên cơ sở nâng cấp cơ sở vật chất của xí nghiệp chế biến gạo xuất khẩu 3/2 Sóc Trăng và xây mới thêm 2 xí nghiệp với tổng vốn đầu tư khoảng 40 tỷ đồng. Với ba dây chuyền xay xát, đánh bóng và hệ thống kho có sức chứa 45.000 tấn, dự kiến mỗi năm công ty sẽ chế biến từ 50.000 - 70.000 tấn gạo/năm để xuất khẩu và tiêu thụ nội địa.

- Chế biến thủy sản là ngành công nghiệp quan trọng thứ 2 ở Sóc Trăng. Cuối năm 2008, trên địa bàn tỉnh có khoảng 06 doanh nghiệp chế biến thủy sản xuất khẩu, trong đó có thể kể đến như: Công ty Út Xi, Công ty Sao Ta, Công ty Kim Anh, Công ty Phương Nam....Các doanh nghiệp này thu hút khoảng 13.000 lao động, công suất 78.250 tấn thành phẩm/năm. Tuy nhiên, hiện nay các doanh nghiệp chế biến thủy sản trên địa bàn tỉnh đang gặp nhiều khó khăn và nhiều mặt như: nguồn nguyên liệu, nhân công và thị trường tiêu thụ thời hội nhập. Tình trạng vào vụ thừa nguyên liệu, cuối vụ thiếu nguyên liệu, máy móc thiết bị bỏ không, công nhân mất việc làm vẫn diễn ra phổ biến. Hiện nay, với giá lao động thấp, điều kiện làm việc khắc nghiệt, nhiều công nhân không mặn mà với doanh nghiệp.

- Công nghiệp chế biến đường mía là ngành truyền thống của tỉnh Sóc Trăng. Năm 2003, toàn tỉnh có gần 300 cơ sở sản xuất thủ công nằm trong vùng nguyên liệu 21,1 vạn ha. Năm 2009, Công ty Mía đường Sóc Trăng đã nâng cấp nhà máy đường từ công suất 1.800 tấn mía/ngày lên trân 2.200 tấn mía/ngày. Nhà máy đã khởi động vụ sản xuất mới, niên vụ 2009 - 2010 từ ngày 16-09-2009. Niên vụ mía đường này, nhà máy phấn đấu tiêu thụ khoảng 1/3 sản lượng mía của tỉnh Sóc Trăng (tương đương 400 ngàn tấn), sản xuất đạt trên 40.000 tấn đường cát trắng.

- Công nghiệp cơ khí chủ yếu là sửa chữa, sản xuất công cụ lao động đơn giản phục vụ nông nghiệp. Nhìn chung ngành này chưa phát triển cả chiều rộng lẫn chiều sâu, giá trị sản xuất còn hạn chế.

- Công nghiệp sản xuất vật liệu xây dựng chủ yếu là làm gạch, ngói. Sóc Trăng đã đưa vào hoạt động nhà máy gạch hiện đại với lò nung tuynel công suất 23 triệu viên.

- Công nghiệp khai thác, hoá chất phát triển chậm, chủ yếu là khai thác cát và sản xuất một số sản phẩm thông thường như nhựa gia dụng, sợi PP.

- Tiểu thủ công nghiệp của Sóc Trăng qua nhiều thời kỳ vẫn chưa được phát triển, sản lượng chưa cao do tay nghề thấp, chưa có nhiều sản phẩm tiểu thủ công nghiệp tiêu biểu. Tiểu thủ công nghiệp phát triển chậm chạp và chỉ đáp ứng phần nào nhu cầu tiêu dùng của người dân địa phương. Ngày nay, các ngành này góp phần đáng kể trong việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông thôn, thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội ở các địa phương. Có thể kể đến nghề sản xuất bánh (bánh pía, mè láo), làm nhang, làm tương, dệt chiếu, vẽ tranh kiếng, làm muối… Các ngành nghề được xây dựng từ sự sáng tạo và khéo léo của các nghệ nhân, người thợ, mang bản sắc văn hoá địa phương một cách rõ nét.

- Khu công nghiệp (KCN) An Nghiệp: tọa lạc tại huyện Mỹ Tú, tỉnh Sóc Trăng với diện tích quy hoạch là 251,3 ha; phía Tây giáp quốc lộ 1A, phía Nam giáp tuyến tránh quốc lộ 60, phía Bắc giáp kênh Thẻ 25, phía Đông giáp kênh 30/4, cách trung tâm tỉnh khoảng 4 km, cách thành phố Cần Thơ khoảng 56 km và cách cảng Đại Ngãi khoảng 20 km. KCN được quy hoạch thành nhiều phân khu chức năng, trong đó diện tích dành cho các doanh nghiệp để đầu tư xây dựng nhà máy, xí nghiệp là 178 ha. Các ngành khuyến khích đầu tư là: chế biến nông sản, thủy sản, thực phẩm; sản xuất hàng tiêu dung, dệt, may mặc, giày da, sản xuất đồ nhựa; sản xuất thức ăn chăn nuôi gia súc - gia cầm và nuôi trồng thủy sản; cơ khí chế tạo, sản xuất máy móc, thiết bị, các sản phẩm điện, điện máy, điện tử, linh kiện điện tử, thiết bị viễn thông; công nghiệp vật liệu xây dựng; các ngành sản xuất công nghiệp khác ứng dụng công nghệ cao, công nghệ hiện đại. Đến cuối tháng 06-2009, KCN  An Nghiệp có 22 doanh nghiệp với 28 dự án đã có quyết định cho thuê đất của Chủ tịch Ủy ban Nhân dân tỉnh với diện tích 120,54 ha, đạt tỷ lệ 69,14 % so với tổng diện tích đất quy hoạch cho thuê (174,34 ha), nguồn vốn đăng ký đầu tư 2.663,874 tỷ đồng và thu hút lao động 19.199 người. Có 09 doanh nghiệp với 10 dự án sản xuất kinh doanh với diện tích là 201.925,6 m2; 08 doanh nghiệp đang triển khai xây dựng với diện tích 159.395,5 m2; 05 doanh nghiệp chưa triển khai và 6 doanh nghiệp chưa triển khai hết với diện tích là 844.112,2 m2.

- Khu công nghiệp Sóc Trăng (phường 8, thành phố Sóc Trăng): được tỉnh phê duyệt ngày 18-05-2001, với tổng diện tích là 63,5 ha, trong đó diện tích cho thuê là 50 ha. Đây là nơi tập trung các ngành công nghiệp nhẹ, cơ khí, chế biến vừa và nhỏ.

- Cụm công nghiệp Cái Côn (xã An Lạc Thôn, huyện Kế Sách), được UBND tỉnh Sóc Trăng phê duyệt, kêu gọi đầu tư từ mấy năm nay nhưng cho đến nay đang trong tình trạng khó khăn vì nhiều hộ dân không đồng ý giao đất.

- Cụm công nghiệp Tân Phú (phường 8, thành phố Sóc Trăng): Đây là cụm công nghiệp dành để di dời các cơ sở công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp gây ô nhiễm môi trường trong nội ô thành phố Sóc Trăng. Theo quy hoạch, cụm công nghiệp Tân Phú có diện tích 58 ha, được triển khai giải phóng mặt bằng từ năm 2005. Tại thời điểm tháng 07-2009, cụm công nghiệp này vẫn chưa thu hút được nhà đầu tư nào.

- Khu công nghiệp Trần Ðề (xã Đại Ân II, huyện Long Phú): diện tích quy hoạch 140 ha, nằm dọc theo sông Hậu và tuyến giao thông Nam sông Hậu. Mục tiêu chính là thu hút công nghiệp chế biến thủy hải sản xuất khẩu.

- Khu công nghiệp Ðại Ngãi (xã Long Đức, huyện Long Phú): diện tích 120 ha, nằm trong hệ thống cảng biển Việt Nam, gần Trung tâm Nhiệt điện Sóc Trăng, trong tương lai rất thích hợp để phát triển công nghiệp nặng.


Sóc Trăng giáp với bao nhiêu tỉnh?
Thành phố Sóc Trăng - Trung tâm thương mại của tỉnh - Ảnh: Hoàng Chí Hùng


Thương mại - Dịch vụ giữ vai trò hạn chế trong nền kinh tế Sóc Trăng. Năm 2004, ngành này chiếm 21,7% GDP toàn tỉnh. Những năm gần đây, Thương mại - Dịch vụ của tỉnh đã có bước phát triển đáng kể cả chiều rộng lẫn chiều sâu. Tỉnh đã quy hoạch hệ thống chợ, phố mua bán, khu thương mại tại trung tâm thành phố Sóc Trăng, các chợ đầu mối lúa, cá, tôm nguyên liệu ở các huyện. Tỉnh cũng đã quy hoạch làng nghề truyền thống sản xuất bánh pía, lạp xưởng từ ngã ba An Trạch vào thành phố Sóc Trăng, làng nghề làm cốm dẹp của bà con dân tộc Khmer ở huyện Mỹ Xuyên.

Tỉnh tập trung khai thác các thế mạnh về du lịch như: vườn cò Tân Long, khu du lịch Hồ Nước Ngọt, khu du lịch Bình An, tuyến du lịch hạ lưu sông Hậu, cồn Mỹ Phước... Ðặc biệt là việc khai thác các di tích lịch sử văn hoá trên địa bàn tỉnh Sóc Trăng tiêu biểu như chùa Dơi, chùa Ðất Sét, nhà trưng bày văn hoá dân tộc Khmer, nhà trưng bày khu di tích lịch sử đón đoàn tù chính trị Côn Ðảo năm 1945, các lễ hội truyền thống của dân tộc Khmer như lễ hội Ok Om Bok có đua ghe ngo, Tết Chol Chnam Thmay...

Nhờ công tác xúc tiến đầu tư được đẩy mạnh, với nhiều chính sách ưu đãi, kết hợp với thủ tục đầu tư tiện lợi cho nên trong những năm gần đây, Sóc Trăng đã thu hút các nhà đầu tư trong nước và nước ngoài đến địa phương làm ăn. Hoạt động tín dụng được đẩy mạnh, thương mại và dịch vụ phát triển đa dạng tạo môi trường thuận lợi cho đầu tư. Năm 2006, tổng mức bán lẻ hàng hoá và doanh thu dịch vụ tiêu dùng theo giá thực tế của tỉnh là 7018,1 tỷ đồng. Thu ngân sách Nhà nước năm 2008 của Sóc Trăng đạt khoảng 1.196 tỷ đồng, tăng 101% so với năm 2005, mức tăng bình quân trong ba năm qua là 26,34%. Giá trị kim ngạch xuất khẩu toàn tỉnh Sóc Trăng năm 2008 đạt 420 triệu USD, tăng 44%, trong đó xuất khẩu thủy sản là 390 triệu USD, tăng 37% so năm 2005, tính trong thời điểm từ năm 2005 đến 2008, kim ngạch xuất khẩu tăng bình quân 13,09%/năm và kim ngạch xuất khẩu thủy sản tăng bình quân 11,09%/năm. Sóc Trăng phấn đấu đến năm 2010 đạt kim ngạch xuất khẩu 750 triệu USD, tăng 2,5 lần so với năm 2005, phấn đấu số thu ngân sách Nhà nước đạt hơn 1.200 tỷ đồng, hơn gấp đôi số thu ngân sách của năm 2005.

Tám tháng đầu năm 2009, Sóc Trăng đẩy mạnh công tác Xúc tiến đầu tư, Thương mại và Du lịch. Đến hết tháng 08-2009, tỉnh đã tham gia 03 Hội chợ và ngày hội: Ngày hội du lịch thành phố Hồ Chí Minh 2009; Ngày hội Văn hoá, Thể thao các dân tộc tại huyện Long Phú; Hội chợ Nông nghiệp Quốc tế Bông lúa vàng Việt Nam Sóc Trăng - Expo 2009. Bốn tháng cuối năm 2009, Ban Chỉ đạo Xúc tiến Đầu tư, Thương mại và Du lịch tỉnh Sóc Trăng đã đề ra chương trình hoạt động cụ thể cho từng lĩnh vực như: thúc đẩy các chương trình hợp tác giữa tỉnh Sóc Trăng với thành phố Hồ Chí Minh các tỉnh miền Đông và Tây Nam bộ; hỗ trợ các doanh nghiệp tham gia Hội chợ Việt Nam - Campuchia tại Campuchia; tham gia Hội chợ triển lãm du lịch Quốc tế thành phố Hồ Chí Minh, Hội chợ Thương mại và Du lịch thành phố Cần thơ và lễ hội Ok Om Bok đua ghe Ngo năm 2009…

Tháng 08-2009, tổng mức lưu chuyển hàng hoá bán ra và doanh thu dịch vụ tiêu dùng xã hội của tỉnh đạt 2.035,9 tỷ đồng, tăng 4% so với tháng trước, nâng tổng giá trị 8 tháng đầu năm lên 15.495,6 tỷ đồng. Kim ngạch xuất khẩu hàng hóa trong tháng đạt 37,9 triệu USD, tăng 7% so với tháng 7; trong đó, xuất khẩu thủy sản đạt 37,7 triệu USD. Tổng kim ngạch xuất khẩu hàng hoá 8 tháng đầu năm đạt 193,5 triệu USD, trong đó kim ngạch xuất khẩu thủy hải sản 186,8 triệu USD.

Tỉnh Sóc Trăng là địa bàn cư trú của ba dân tộc: Kinh, Hoa, Khmer. Sóc Trăng là địa phương có đồng bào Khmer đông nhất cả nước. Người Khmer sống quần tụ trong các phum sóc hoặc thành xóm, thành làng ẩn mình sau những rặng cây xanh, lấy ruộng nương, rẫy bái, chăn nuôi gia súc gia cầm hoặc các ngành tiểu thủ công nghiệp truyền thống làm phương tiện sinh sống chính. Những huyện có đông đồng bào Khmer nhất: Vĩnh Châu, Mỹ Xuyên, Mỹ Tú, Thạnh Trị. Người Hoa tập trung tại các thị xã, thị tứ, thị trấn lớn và thiên về thương mại, dịch vụ, kinh doanh. Người Việt sống ở khắp nơi trong tỉnh, chuyên về nghề nông.

Ba dân tộc sống đan xen từ nhiều đời nay làm cho Sóc Trăng có những nét văn hoá riêng độc đáo. Tỉnh là nơi hội tụ của nhiều tín ngưỡng tôn giáo như: Phật, Thiên Chúa, Tin Lành, Cao Đài. Toàn tỉnh có tới 89 ngôi chùa đẹp với kiến trúc, trang trí, phối cảnh.....độc đáo. Dọc theo quốc lộ 1A hay rẽ theo các ngả đường liên tỉnh, liên huyện, du khách sẽ gặp và sẽ được thưởng ngoạn vẻ đẹp độc đáo của những ngôi chùa Khmer, chùa Việt, chùa Hoa. Riêng về kiến trúc chùa Khmer Nam Bộ thì Sóc Trăng nổi tiếng nhất vùng Đồng bằng Sông Cửu Long.

Tỉnh cũng có nhiều lễ hội dân gian truyền thống như: lễ hội Nghinh Ông ở huyện Vĩnh Châu, Tết Đoan ngọ, Thanh minh, Tết Nguyên đán, Lễ hội cúng trăng - đua ghe ngo, lễ hội Chol Chnam Thmay, lễ hội Ok om bok... luôn thu hút đông đảo người dân trong và ngoài tỉnh. Mỗi lễ hội đều mang đậm dấu ấn phong tục, tập quán, nếp sống văn hoá của cả ba dân tộc. Hai lễ hội lớn nhất tỉnh là: Tết Nguyên đán của người Việt và Tết vào năm mới (Chol Chnam Thmay vào tháng 04 dương lịch) của đồng bào Khmer. Lễ mừng tết Chol Chnam Thmay diễn ra như sau: ngày thứ nhất, khoảng 5 giờ chiều mọi người diện những bộ quần áo đẹp mang nhang đèn vào chùa làm lễ Mah sâng kran dưới sự điều khiển của vị sư Achar trụ trì; ngày thứ hai bà con làm lễ dâng cơm sớm và trưa cho các vị sư sãi, chiều đi đắp núi cát gọi là Pu Phnôm; ngày cuối mọi người dâng lễ vật cúng Phật và làm lễ cầu siêu cho người quá vãng... Bên lề Chol Chnam Thmay có nhiều hoạt động vui chơi rất đặc sắc như múa hát, thả đèn gió, thả đèn nước với ý nghĩa tống tiễn năm cũ, rước năm mới đến mang theo bao nhiêu điều tốt lành.

Sóc Trăng cũng là vùng đất có nhiều món ngon vật lạ, mang phong vị riêng, nơi khác không có được. Nếu có dịp đến Sóc Trăng, đừng bỏ qua cơ hội thưởng thức đặc sản vùng này:

- Bánh cống: là loại bánh rán có hình trụ giống như một đoạn cống, được chế biến từ bột, đậu xanh, thịt băm và tôm. Khi nếm những miếng bánh cống giòn tan, ta cứ ngỡ đó là bánh tôm Tây Hồ, nhưng lại có thêm hương vị thơm nức, đậm đà của đậu xanh, thịt băm và gia vị......

- Bánh pía (còn gọi là bánh lột da): là loại bánh được làm từ bột, sầu riêng, đường và nhân là lòng đỏ hột vịt. Ăn "bánh lột da", ta vừa được thưởng thức vị thơm ngon của sầu riêng vừa được thưởng ngoạn tài năng khéo léo của những người làm bánh đã tạo nên 5 lớp da dày mỏng, màu sắc khác nhau quanh chiếc bánh....

- Lạp xưởng Vũng Thơm: món lạp xưởng nổi tiếng khắp cả nước do người Hoa ở xã Phú Tâm, huyện Châu Thành, tỉnh Sóc Trăng làm.
- Bún gỏi dà: đến Sóc Trăng, đi thẳng về hướng huyện Mỹ Xuyên, lên Bãi Xàu cũ (gọi Bãi Xàu cũ vì từng là thương cảng nổi tiếng khắp Nam Kỳ Lục Tỉnh), ghé vào một gian quán nhỏ, có treo tấm biển “Bún gỏi dà” để thưởng thức món đặc sản này. Tô bún gồm có: thịt ba chỉ thái sợi trắng ngần, tép đất luộc vừa chín tới lột bỏ vỏ, xà lách, rau thơm. Gia vị thêm vào là tương mặn và ớt bằm. Tô bún nhìn thật hấp dẫn với màu trắng của thịt, màu đỏ của tép, màu xanh của rau, màu nâu của tương và màu đỏ của ớt. Điểm hấp dẫn và lạ lẫm của bún gỏi dà là nước lèo có vị ngọt đậm đến mức người ăn không nhận ra trong nước súp có nêm me chua. Món bún này có nhiều loại rau giá, khiến người ăn không ngán.

- Cốm giẹp: là  một món ăn dân dã gắn liền với nếp văn hoá tín ngưỡng của đồng bào Khmer Nam Bộ. Thông thường, khi người miền Nam nói tới món Cốm này thì gọi là cốm "dẹp" vì đấy là lối phát âm của người miền Nam nhưng thật ra phải gọi là cốm "giẹp" mới đúng. Để có món cốm này thì vào khoảng tháng 10 âm lịch, người nông dân Khmer phải ra đồng lựa lúa vừ mới trở mình sắp chín (dân gian gọi là dốt dốt) để làm cốm. Người ta cắt lúa này về bỏ lên chảo rang sơ rồi cho vào cối đâm (giã) cho hạt lúa tróc vỏ trấu ra lấy hạt nếp bên trong làm cốm. Vì lúa chưa chín tới, hạt nếp bên trong còn giẹp nên gọi là cốm giẹp.

Sóc Trăng là tỉnh có hệ thống giao thông thủy - bộ đa dạng và được hình thành từ rất lâu. Về đường bộ, năm 2004, Sóc Trăng có 2 tuyến quốc lộ (1A và 60) dài 83 km, 9 tuyến đường tỉnh dài 213 km, 286 tuyến đường nội bộ thị xã (gồm cả hẻm) 81 km, 34 tuyến đường huyện dài 504,7 km, gần 2000 km đường xã, ấp. Về đường thủy, tỉnh có 72 km bờ biển. Hệ thống sông, kênh, rạch phân bổ khắp toàn tỉnh với tổng chiều dài 1.554 km. Trong những năm đầu thập niên 90, mạng lưới giao thông của Tỉnh có bước phát triển đáng kể, nhất là các đường nội tỉnh, liên huyện, liên xã xe 4 bánh có thể đi lại và xe 2 bánh đi các xã, ấp, các khu đông dân cư. Đặc biệt là giao thông nông thôn có rất nhiều chuyển biến mang tính tích cực.

Năm 2009, tỉnh Sóc Trăng có kế hoạch đầu tư trên 131 tỷ đồng xây dựng các công trình giao thông đường bộ ở các xã vùng sâu, vùng xa, vùng có đông đồng bào dân tộc thiểu số. Trước mắt, tập trung xây dựng và đưa vào sử dụng 4 tuyến đường ô tô đến trung tâm xã ở các huyện Kế Sách, Cù Lao Dung và Ngã Năm. Trong quý I/2009, tỉnh Sóc Trăng đã khởi công xây dựng 5 tuyến đường ô tô đến trung tâm xã của huyện Kế Sách với tổng chiều dài trên 43,6 km, gồm các xã Phong Nẫm, Xuân Hoà, An Lạc Thôn, An Mỹ và Trinh Phú. Theo kế hoạch, các công trình sẽ hoàn thành vào cuối năm 2009.

Hệ thống giao thông đường thuỷ nội địa (ĐTNĐ) được xem là một lợi thế của tỉnh Sóc Trăng. Tuy nhiên, hệ thống giao thông đường thủy trên địa bàn tỉnh đang tìm ẩn nhiều nguy cơ tai nạn. Việc lắp đặt các biển báo trên sông còn nhiều hạn chế. Đèn chỉ dẫn cho tàu, ghe hoạt động vào ban đêm cũng còn thiếu rất nhiều, đặc biệt ở các tuyến sông trọng điểm. Mặt khác, hiện nay, việc quy hoạch các tuyến đường sông, kênh vẫn còn thiếu nhất quán và chưa có cơ chế phối hợp rõ ràng.

Năm 2008, tỉnh Sóc Trăng có gần 57 nghìn phương tiện thủy, trong đó ngành giao thông vận tải chỉ mới quản lý được 3.175 tàu thuyền và hơn hai phần ba tổng số tàu thuyền chưa đăng ký, đăng kiểm. Số liệu thống kê của Sở Giao thông vận tải Sóc Trăng cho thấy, trên địa bàn tỉnh hiện vẫn còn 33/65 bến đò không có giấy phép hoạt động, nhiều lái đò không có bằng lái, chứng chỉ chuyên môn vẫn ngang nhiên chở khách. Nhiều đò không bảo đảm an toàn kỹ thuật, không được trang bị phao cứu sinh.

Theo đề án quy hoạch phát triển giao thông vận tải đến năm 2020 đã được Ủy ban Nhân dân tỉnh Sóc Trăng phê duyệt, quỹ đất dành cho giao thông là khoảng 8,7 ngàn ha, trong đó đất giao thông ở thành phố chiếm khoảng 9,5% diện tích đất đô thị. Tổng kinh phí đầu tư là 7.733 tỷ VNĐ, phân thành các giai đoạn: 2006 - 2010 là 5.790 tỷ VNĐ, 2011 - 2015 là 1.368 tỷ VNĐ, 2016 - 2020 là 574 tỷ VNĐ.

Năm 2004, tỉnh Sóc trăng có 25 bến tàu khách, 16 bến xe và 8 doanh nghiệp vận tải với tổng số 2.451 phương tiện (988 phương tiện vận tải đường bộ, 1.463 phương tiện đường thủy). Năm 2009 toàn tỉnh đã phủ kín các tuyến xe buýt về huyện với tổng số 7 tuyến, trong đó có 6 tuyến nội tỉnh và 1 tuyến lân cận. Năm 2008, hệ thống xe buýt tỉnh vận chuyển được 1.086214 lượt hành khách, luân chuyển 17.754.199 lượt hành khách, doanh thu 7,157 tỷ đồng. Dự kiến 2009, xe buýt tỉnh sẽ vận chuyển 2.283.000 hành khách, luân chuyển 33.000.000 lượt hành khách, doanh thu 13,2 tỷ đồng. Phấn đấu đến năm 2020, toàn tỉnh Sóc Trăng sẽ có 20 tuyến xe buýt, phủ kín từ trung tâm tỉnh đến trung tâm các huyện, xã.

Nhìn chung, khối lượng vận tải của tỉnh tăng nhanh trong những năm qua. Năm 2000, ngành giao thông vận tải của tỉnh vận chuyển được 16.552.000 lượt hành khách, 2.210.000 tấn hàng hoá; luân chuyển được 297.075.000 lượt hành khách, 113.807.000 tấn hàng hoá. Năm 2003, ngành giao thông vận tải của tỉnh vận chuyển được 18.012.000 lượt hành khách, 2.456.000 tấn hàng hoá; luân chuyển được 259.324.000 lượt hành khách, 133.454.000 tấn hàng hoá.

Về cơ cấu vận tải hành khách, đường bộ chiếm ưu thế hơn so với đường thủy. Năm 2003, đường bộ chiếm 77,8% số lượng hành khách vận chuyển và 82,9% số lượng hành khách luân chuyển. Về vận tải hàng hoá, đường thủy chiếm ưu thế hơn so với đường bộ. Năm 2003, đường thủy chiếm 74,2% khối lượng hàng hoá vận chuyển và 82,4% khối lượng hàng hoá luân chuyển. Về cơ cấu vận tải phân theo thành phần kinh tế, tỷ trọng của khu vực nhà nước hầu như không đáng kể trong lĩnh vực vận tải hành khách và hàng hoá.