Sóng điện từ la gì

  • Sóng điện từ la gì
    Tải app VietJack. Xem lời giải nhanh hơn!

I. Sóng điện từ:

Quảng cáo

Sóng điện từ là điện từ trường lan truyền trong không gian.

II. Các đặc điểm của sóng điện từ:

* Sóng điện từ lan truyền được trong chân không. Vận tốc lan truyền của sóng điện từ trong chân không bằng vận tốc ánh sáng (c ≈ 3.108m/s). Sóng điện từ lan truyền được trong các điện môi. Tốc độ lan truyền của sóng điện từ trong các điện môi nhỏ hơn trong chân không và phụ thuộc vào hằng số điện môi.

Trong chân không, sóng điện từ tần số f thì có bước sóng là

* Sóng điện từ là sóng ngang. Trong quá trình lan truyền E ⃗ và B ⃗ luôn luôn vuông góc với nhau và vuông góc với phương truyền sóng. Tại mỗi điểm dao động của điện trường và từ trường trong sóng điện từ luôn cùng pha với nhau.

III. Tính chất của sóng điện từ:

* Khi sóng điện từ gặp mặt phân cách giữa hai môi trường thì nó cũng bị phản xạ và khúc xạ như ánh sáng. Ngoài ra cũng có hiện tượng giao thoa, nhiễu xạ... sóng điện từ.

* Sóng điện từ mang năng lượng. Nhờ có năng lượng mà khi sóng điện từ truyền đến một anten, nó sẽ làm cho các electron tự do trong anten dao động.

* Nguồn phát sóng điện từ rất đa dạng, có thể là bất cứ vật thể nào có thể tạo ra một điện trường hoặc một từ trường biến thiên, như tia lửa điện, dây dẫn dòng điện xoay chiều, cầu dao đóng, ngắt mạch điện ... .

IV. Tương tác với vật chất

Trong tương tác với các nguyên tử, phân tử và các hạt cơ bản, các tính chất sóng điện từ phụ thuộc ít nhiều vào bước sóng (hay năng lượng của các photon).

a) Radio

Radio có ít tương tác với vật chất vì năng lượng của photon nhỏ. Nó có thể đi vượt qua khoảng cách dài mà không mất năng lượng cho tương tác, do vậy được sử dụng để truyền thông tin, như trong kỹ thuật truyền thanh.

Khi thu nạp radio bằng ăng-ten, người ta tận dụng tương tác giữa điện trường của sóng với các vật dẫn điện. Các dòng điện sẽ dao động qua lại trong vật dẫn điện dưới ảnh hưởng của dao động điện trong sóng radio.

b) Vi sóng

Quảng cáo

Tần số dao động của vi sóng trùng với tần số cộng hưởng của nhiều phân tử hữu cơ có trong sinh vật và trong thức ăn. Do vậy vi sóng bị hấp thụ mạnh bởi các phân tử hữu cơ và làm chúng nóng lên khi năng lượng sóng được chuyển sang năng lượng nhiệt của các phân tử. Tính chất này được sử dụng để làm lò vi sóng.

Điều này cũng nói lên rằng sử dụng thiết bị hay lò vi sóng thì cần đứng xa vùng có tác động của sóng lúc phát sóng, cỡ 1 m trở lên, vì các màn chắn không chắn hết được sóng.

Vi sóng dư tác động lên mô của ta theo hai mức độ:

* Mức nhẹ là làm biến tính một số phân tử protein trong tế bào, tức là gây sai lệch một chút cấu trúc phân tử, nó không "chết" và vẫn tham gia được vào hoạt động sống của tế bào. Nếu sai lệch này xảy ra trong phân tử ADN là nơi chứa mã di truyền, thì gọi là biến dị, và quá trình phân bào sau đó sẽ cho ra loạt các tế bào lỗi di truyền. Khi đó nếu hệ bạch huyết không đủ mạnh để loại bỏ được những tế bào lỗi này thì chúng phát triển thành ung thư.

* Mức nặng là biến tính mạnh, phân tử không còn tham dự được vào hoạt động sống. Nếu lượng phân tử bị biến tính lớn thì tế bào chết.

Khi có nhiều tế bào chết thì được gọi là "bỏng vi sóng". Số tế bào chết nằm xen với tế bào sống, và giảm dần từ mặt da vào đến bề dày skin, của sóng 2450 MHz là đến 17 mm. Hiện tượng này có thể xảy ra khi đặt laptop làm việc lên đùi, do quá gần vi sóng dư do laptop phát ra. Tổn thương vi sóng không hiện ra thành vùng rõ như bỏng nhiệt truyền thống, và nhiều người không nhận ra. Thông thường thì bạch cầu dọn được các tế bào chết, nhưng việc dọn các tế bào lỗi di truyền thì tùy thuộc vào khả năng của hệ thống bạch huyết của từng cá thể, để lại nguy cơ phát sinh ung thư.

c) Ánh sáng

Các dao động của điện trường trong ánh sáng tác động mạnh đến các tế bào cảm thụ ánh sáng trong mắt người. Có ba loại tế bào cảm thụ ánh sáng trong mắt người, cảm nhận 3 vùng quang phổ khác nhau (tức ba màu sắc khác nhau). Sự kết hợp cùng lúc 3 tín hiệu từ ba loại tế bào này tạo nên những phổ màu sắc phong phú. Để tạo ra hình ảnh màu trên màn hình, người ta cũng sử dụng ba loại đèn phát sáng ở 3 vùng quang phổ nhạy cảm của người.

Xem thêm Tóm tắt lý thuyết Vật Lí lớp 12 ngắn gọn, chi tiết khác:

  • Lý thuyết Dao động điện từ là gì, ngắn gọn, chi tiết, đầy đủ
  • Lý thuyết Điện từ trường là gì, ngắn gọn, chi tiết, đầy đủ
  • Lý thuyết Truyền thông bằng sóng điện từ là gì, ngắn gọn, chi tiết, đầy đủ

Giới thiệu kênh Youtube VietJack

Ngân hàng trắc nghiệm miễn phí ôn thi THPT Quốc Gia tại khoahoc.vietjack.com

  • Hơn 75.000 câu trắc nghiệm Toán có đáp án
  • Hơn 50.000 câu trắc nghiệm Hóa có đáp án chi tiết
  • Gần 40.000 câu trắc nghiệm Vật lý có đáp án
  • Hơn 50.000 câu trắc nghiệm Tiếng Anh có đáp án
  • Kho trắc nghiệm các môn khác

CHỈ CÒN 250K 1 KHÓA HỌC BẤT KÌ, VIETJACK HỖ TRỢ DỊCH COVID

Tổng hợp các video dạy học từ các giáo viên giỏi nhất - CHỈ TỪ 399K tại khoahoc.vietjack.com

Tổng đài hỗ trợ đăng ký khóa học: 084 283 45 85

dao-dong-va-song-dien-tu.jsp


Các loạt bài lớp 12 khác

  • Soạn Văn 12
  • Soạn Văn 12 (bản ngắn nhất)
  • Văn mẫu lớp 12
  • Giải bài tập Toán 12
  • Giải BT Toán 12 nâng cao (250 bài)
  • Bài tập trắc nghiệm Giải tích 12 (100 đề)
  • Bài tập trắc nghiệm Hình học 12 (100 đề)
  • Giải bài tập Vật lý 12
  • Giải BT Vật Lí 12 nâng cao (360 bài)
  • Chuyên đề: Lý thuyết - Bài tập Vật Lý 12 (có đáp án)
  • Bài tập trắc nghiệm Vật Lí 12 (70 đề)
  • Luyện thi đại học trắc nghiệm môn Lí (18 đề)
  • Giải bài tập Hóa học 12
  • Giải bài tập Hóa học 12 nâng cao
  • Bài tập trắc nghiệm Hóa 12 (80 đề)
  • Luyện thi đại học trắc nghiệm môn Hóa (18 đề)
  • Giải bài tập Sinh học 12
  • Giải bài tập Sinh 12 (ngắn nhất)
  • Chuyên đề Sinh học 12
  • Đề kiểm tra Sinh 12 (có đáp án)(hay nhất)
  • Ôn thi đại học môn Sinh (theo chuyên đề)
  • Luyện thi đại học trắc nghiệm môn Sinh (18 đề)
  • Giải bài tập Địa Lí 12
  • Giải bài tập Địa Lí 12 (ngắn nhất)
  • Giải Tập bản đồ và bài tập thực hành Địa Lí 12
  • Bài tập trắc nghiệm Địa Lí 12 (70 đề)
  • Luyện thi đại học trắc nghiệm môn Địa (20 đề)
  • Giải bài tập Tiếng anh 12
  • Giải bài tập Tiếng anh 12 thí điểm
  • Giải bài tập Lịch sử 12
  • Giải tập bản đồ Lịch sử 12
  • Bài tập trắc nghiệm Lịch Sử 12
  • Luyện thi đại học trắc nghiệm môn Sử (20 đề)
  • Giải bài tập Tin học 12
  • Giải bài tập GDCD 12
  • Giải bài tập GDCD 12 (ngắn nhất)
  • Bài tập trắc nghiệm GDCD 12 (37 đề)
  • Luyện thi đại học trắc nghiệm môn GDCD (20 đề)
  • Giải bài tập Công nghệ 12