Sốt mọc răng bao nhiêu độ

Trẻ sốt mọc răng khi nướu răng bị sưng đỏ và răng sắp nhú ra, đây là triệu chứng rất phổ biến và không quá nguy hiểm. Tuy nhiên, nhiều bậc phụ huynh bị nhầm lẫn giữa dấu hiệu sốt mọc răng ở trẻ sơ sinh và sốt do bệnh, dẫn đến việc không có phương pháp điều trị kịp thời, ảnh hưởng sức khỏe của trẻ.



1. Khi nào trẻ bắt đầu mọc răng?
Trẻ thường bắt đầu có dấu hiệu mọc răng trong giai đoạn từ 4 – 7 tháng tuổi. Một số trường hợp trẻ có thể mọc răng sớm hơn khi mới 3 tháng tuổi. Thông thường, thứ tự mọc răng của trẻ như sau: Hai răng cửa dưới -> Hai răng cửa trên -> Hai răng cửa bên hàm trên -> Hai răng cửa bên hàm dưới -> Răng hàm -> Răng nanh.

Những điều chưa kể về cấy ghép implant có đau không?

Đa phần trẻ sẽ mọc khoảng 20 răng sữa trước 3 tuổi. Do đó, nếu khi đã được 3 tuổi mà chưa mọc đủ răng cha mẹ nên cho bé đi khám để biết rõ về tình trạng sức khỏe răng miệng của trẻ. Ngoài ra, cha mẹ cũng cần theo dõi sát những vấn đề răng miệng của trẻ như sâu răng, sún răng… để có hướng xử điều trị kịp thời.

Một số trường hợp trẻ mới chào đời đã mọc sẵn 1 – 2 răng ( được gọi là răng sơ sinh) hoặc trẻ mọc răng quá sớm (chỉ vài tuần sau sinh). Việc mọc răng quá sớm có thể ảnh hưởng đến quá trình bú sữa hoặc răng lung lay khiến trẻ có nguy cơ bị nghẹt thể. Khi đó, cha mẹ nên đưa trẻ đi khám để được bác sĩ hướng dẫn xử lý đúng cách.

Sốt mọc răng bao nhiêu độ

Trẻ sơ sinh 13 tuần tuổi
Trẻ thường bắt đầu có dấu hiệu mọc răng trong giai đoạn từ 4 – 7 tháng tuổi
2. Những dấu hiệu sốt mọc răng ở trẻ sơ sinh cha mẹ cần biết?
Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng sốt cao ở trẻ sơ sinh trong đó mọc răng là một trong những nguyên nhân phổ biến. Tuy nhiên, dấu hiệu sốt mọc răng ở trẻ sơ sinh rất dễ bị nhầm lẫn với những trường hợp sốt do bệnh. Dưới đây là một số dấu hiệu sốt mọc răng ở trẻ sơ sinh cha mẹ cần lưu ý:

Dấu hiệu sốt ở trẻ sơ sinh do mọc răng
Khi mọc răng, trẻ thường bị sốt nhẹ từ 38 – 38,5 độ C. Trường hợp nướu răng bị sưng viêm có thể khiến trẻ bị sốt cao hơn. Trẻ thường bị sốt khi nướu răng bị sưng đỏ và răng sắp nhú ra.

Trẻ mọc răng thường chỉ sốt nhẹ chứ không sốt quá cao và không bị tiêu chảy. Do đó, nếu trẻ sốt cao trên 38 độ kèm theo tình trạng tiêu chảy rất có thể trẻ đang bị một bệnh nào khác chứ không phải sốt do mọc răng. Khi đó, cha mẹ nên đưa bé đến cơ sở y tế để được theo dõi kịp thời.

Một số dấu hiệu khác
Ngoài dấu hiệu sốt, trẻ khi mọc răng cũng thường bị: chảy nước mũi, ngứa nướu, nhai núm vú, sưng đau nướu khiến trẻ sợ bú, hay đưa đồ vật vào miệng cắn, nghẹt mũi, hắt hơi, ho, nôn, phát ban…

Trẻ sốt mọc răng cũng thường lười ăn hơn. Do đó, bố mẹ không nên ép trẻ ăn mà thay vào đó hãy chia thành các bữa nhỏ để trẻ ăn từng ít một.

Tuy nhiên, nếu trẻ sốt mọc răng 39 độ kèm theo những biểu hiện nghiêm trọng khác, như co giật, nôn mửa, tiêu chảy, phát ban, ho hoặc hắt hơi, ngủ li bì… thì đây là tình trạng nguy hiểm, phụ huynh cần đưa trẻ đi bệnh viện ngay để được chẩn đoán và điều trị kịp thời.

>>> Bạn có thể xem thêm: Dấu hiệu trẻ sốt mọc răng là gì? Bật mí mẹo trị sốt mọc răng cho bé

Nên làm gì khi trẻ sốt mọc răng 39 độ trở lên?

Tùy thuộc vào nhiệt độ của cơn sốt, thời gian cơn sốt kéo dài trong bao lâu và mức độ nghiêm trọng của những triệu chứng đi kèm mà có cách chăm sóc khác nhau đối với tình trạng trẻ sốt mọc răng 39 độ. Một số trẻ có thể được chăm sóc tại nhà và hạ sốt sau vài ngày, trong khi một vài trường hợp cần phải nhập viện để điều trị. Nếu bạn không chắc liệu trẻ sốt mọc răng 39 độ có cần phải nhập viện để điều trị hay không, hãy đưa trẻ đi khám để được hướng dẫn cụ thể. Sau đây là những lời khuyên dành cho bạn khi phát hiện trẻ sốt mọc răng 39 độ:

1. Bé sốt 39 độ không kèm những triệu chứng nguy hiểm khác

Sốt mọc răng bao nhiêu độ

Trẻ sốt mọc răng 39 độ, cha mẹ nên làm gì? Bởi vì sốt là một dấu hiệu cho thấy cơ thể đang chống lại nhiễm trùng hoặc bệnh tật, nên bản thân cơn sốt không cần điều trị mà điều quan trọng là cần xác định rõ nguyên nhân gây sốt và điều trị dứt điểm. Mặc dù vậy, đối với trẻ nhỏ, sốt có thể gây khó chịu, mệt mỏi và ảnh hưởng đến sức khỏe của bé. Do đó, bên cạnh việc điều trị nguyên nhân gây bệnh theo chỉ định của bác sĩ, bạn có thể chăm sóc trẻ sốt mọc răng 39 độ tại nhà bằng những biện pháp sau:

  • Đảm bảo bé nhận được đủ lượng chất lỏng: Sốt có thể gây mất nước, vì vậy điều quan trọng là phải đảm bảo rằng trẻ được cung cấp đủ lượng chất lỏng cần thiết trong ngày. Sữa mẹ, sữa công thức hoặc nước lọc là những sự lựa chọn phù hợp. Lưu ý là với trẻ dưới 6 tháng hay chưa bước vào giai đoạn ăn dặm, mẹ nên tăng cữ bú cho bé, tránh cho bé uống nước để giảm thiểu nguy cơ ngộ độc nước.
  • Đo nhiệt độ cơ thể bé thường xuyên để theo dõi sự tăng giảm thân nhiệt. Nếu trẻ sốt mọc răng 39 độ nhưng nhiệt độ cơ thể sau đó lại tăng cao hơn 39 độ C, hãy đưa trẻ đi bệnh viện ngay.
  • Để bé được nghỉ ngơi: Trẻ sốt mọc răng 39 độ cần được nghỉ ngơi để cơ thể có thể hồi phục, đặc biệt là khi đang bị sốt.
  • Cho trẻ mặc quần áo mỏng nhẹ, rộng rãi, thoáng mát để trẻ không bị quá nóng và tránh giữ nhiệt cơ thể quá mức.
  • Vệ sinh răng miệng sạch sẽ và thường xuyên cho bé: Vì trẻ sốt mọc răng 39 độ có thể kéo dài từ 3 – 4 ngày, và sau đó 1 tuần hoặc 1 tháng thì bé lại sốt do một chiếc răng mới mọc khác, nên cần chú ý vệ sinh răng miệng cho bé để tránh tái nhiễm trùng hoặc nhiễm trùng nặng hơn.
  • Cho trẻ sốt mọc răng 39 độ uống thuốc hạ sốt hoặc thuốc giảm đau phù hợp với lứa tuổi và cân nặng của bé, nhưng cần tham khảo ý kiến của bác sĩ trước khi tự ý cho bé dùng thuốc.

>>> Bạn có thể xem thêm: Cẩm nang chăm sóc trẻ sơ sinh bị sốt mà cha mẹ nào cũng cần bỏ túi

2. Bé sốt 39 độ có biểu hiện nguy hiểm

Mặc dù hầu hết các trường hợp sốt mọc răng có thể được kiểm soát tại nhà, nhưng nếu bé quấy khóc, khó chịu một cách bất thường hoặc có những triệu chứng nghiêm trọng kèm theo cơn sốt, bạn cần đưa trẻ đi bệnh viện ngay lập tức. Một số biểu hiện bất thường và nguy hiểm có thể kể đến như:

  • Quấy khóc liên tục không thể dỗ
  • Ngủ li bì không thể đánh thức, hôn mê
  • Phát ban không rõ nguyên nhân
  • Nôn mửa hoặc tiêu chảy nghiêm trọng
  • Co giật
  • Sốt liên tục tăng đến 40 độ C hoặc cao hơn
  • Ho, hắt hơi
  • Trông ốm yếu
  • Thở khò khè hoặc khó thở
  • Bỏ bú.

Trong những trường hợp này, bạn không nên tự ý cho trẻ sốt mọc răng 39 độ uống bất kỳ loại thuốc nào, hãy đưa bé đi khám bệnh ngay để được chẩn đoán và điều trị kịp thời.

>>> Bạn có thể xem thêm: 8 cách hạ sốt cho trẻ khẩn cấp cha mẹ nhất định phải nhớ

Hy vọng những thông tin trên đã giúp bạn biết được trẻ sốt mọc răng 39 độ có nguy hiểm không, do đâu và nên làm gì.