Ssd hdd là gì

Để so sánh ổ cứng SSD và HDD, chúng ta hãy nhau đi sơ qua về lịch sử hình thành cũng như đặc tính kỹ thuật của 2 loại ổ cứng này nhé.

So sánh ổ cứng SSD và HDD

SSD là viết tắt của Solid State Drive. Bạn có lẽ quen thuộc với các USB - ổ cứng SSD có thể được coi là một phiên bản có dung lượng lớn hơn và phức tạp hơn của bộ nhớ USB. Khác với ổ cứng HDD, không có ổ đĩa xoay vật lý nào bên trong ổ SSD.

Hình ảnh ổ cứng SSD

Thay vào đó, thông tin được lưu trữ trong vi mạch. Điều này có nghĩa là, tốc độ xử lý của SSD nhanh gấp nhiều lần so với ổ HDD. Cơ bản thì tốc độ ghi và đọc của ổ cứng HDD phụ thuộc vào tốc độ quay của ổ đĩa bên trong nó, thường được giới hạn ở mức 7200 vòng/phút.

Trong khi đó, tốc độ xử lý của ổ cứng SSD lại chính là tốc độ của các mạch điện. Do đó, về khoản ghi và đọc thì ổ SSD nhanh gấp 5 - 10 lần ổ cứng HDD cùng loại. Mặt khác, nhờ vào đặc điểm đặc biệt này mà độ bền của ổ cứng SSD cũng vượt trội hơn so với ổ cứng HDD.

Do ổ cứng HDD sử dụng ổ đĩa vật lý, nên những va chạm dù là nhỏ nhất cũng có thể ảnh hưởng đến “sinh mạng” của toàn bộ dữ liệu được lưu trữ trên này. Đó là chưa kể đến vấn đề sinh nhiệt khi bạn chạy chương trình hay ứng dụng. Bạn có để ý khi mình copy file trên ổ HDD đều nghe tiếng ổ đĩa quay kêu to lên không?

Hình ảnh HDD

So về độ bền, ổ cứng SSD có khả năng chống sốc tốt hơn nhiều so với người đồng hương HDD của mình. Vậy thì, ổ cứng SSD vượt trội quá nhiều so với ổ cứng HDD, tại sao người ta không mua ổ SSD mà dùng đi?

Câu trả lời dành cho bạn đây: ổ cứng SSD có giá thành rất cao, cao gấp nhiều lần ổ HDD khi so về cùng dung lượng lưu trữ. Đó chính là điều là cho người ta phân vân giữa việc chọn ổ cứng SSD và HDD.

Về cơ bản, ổ HDD 500GB có giá bán chỉ gần bằng một ổ SSD có dung lượng chỉ 128GB. Càng lên cao thì mức giá chênh lệch càng khủng hơn. Bởi thế người dùng sẽ ngần ngại khi mua ổ SSD nếu họ không có nhu cầu lưu trữ nhiều.

Vậy ổ cứng SSD và HDD cái nào tốt hơn?

Chọn ổ cứng SSD hay HDD

Do mỗi loại ổ cứng lại có lợi thế riêng về chức năng và giá cả, nên việc xác định ổ cứng SSD và HDD cái nào tốt hơn không có câu trả lơi chính xác tuyệt đối. Nói ngắn gọn, nếu các bạn sử dụng máy tính cho công việc văn phòng, lướt web xem phim hay giải trí thông thường, cứ chọn SSD cho nhanh. Ổ HDD rất rùa bò trong việc xử lý này. Tuy nhiên, nếu bạn có nhu cầu lưu trữ cao như phim, hình ảnh hay bạn làm công việc đồ họa, dựng phim, nên có ổ HDD 1TB trong máy.

Cách tốt nhất để dung hòa 2 sự lựa chọn này là bạn có thể có 1 ổ cứng SSD trên máy để cài chương trình và Windows lên đó. Để những chương trình này khởi chạy nhanh hơn. Còn ổ chuyên dụng để lưu trữ tài liệu thì dùng sang ổ HDD. Vậy là tiết kiệm nhất rồi đấy!

Như vậy, mình đã cùng bạn so sánh ổ cứng SSD và HDD cùng những lời khuyên về việc nên sử dụng loại này cho nhu cầu của mình hằng ngày. Hy vọng bài viết này có ích cho các bạn.

Xem thêm: Ổ cứng SSD là gì? Có những ưu điểm gì vượt trội so với ổ cứng HDD thường? 

Mỗi máy tính để bàn hoặc máy tính xách tay dạng khác thì sử dụng ổ đĩa cứng (HDD). Với công nghệ hiện nay, bạn có thể lắp đặt vào vào bất kì hệ thống một ổ cứng HDD, SSD, hoặc một số trường hợp là cả hai. Nhưng làm thế nào để bạn lựa chọn? Đầu tiên, chúng tôi sẽ giải thích sự khác biệt giữa ổ cứng SSD và HDD sau đó đưa ra ưu điểm cũng như khuyết điểm của cả hai để giúp bạn đưa ra quyết định của mình.


Định nghĩa ổ cứng HDD và SSD


Ssd hdd là gì


Ổ cứng HDD là gì?

Các ổ cứng quay truyền thống (HDD) là loại lưu trữ cơ bản và sẽ không thay đổi trên máy tính. Điều đó có nghĩa là nó không mất đi như các dữ liệu lưu trên bộ nhớ hệ thống khi bạn tắt máy tính. Ổ cứng HDD có cấu tạo cơ bản là đĩa kim loại được phủ một lớp từ tính. Đó là nơi chứa dữ liệu của bạn, từ các dữ liệu như dự báo thời tiết từ các thế kỷ trước, những bản phim độ nét cao của series Star Wars hay bộ sưu tập nhạc số. Khi ổ cứng HDD hoạt động, một đầu đọc / ghi trên một thanh kim loại sẽ truy cập vào dữ liệu trong khi phần đĩa cứng được quay trong một khay chứa đĩa.


Ổ cứng SSD là gì?

Ổ cứng SSD thực hiện nhiều công việc cùng chức năng (ví dụ lưu dữ liệu của bạn khi tắt hệ thống, khởi động hệ thống, v.v...) cũng như HDD, nhưng thay vì được phủ một lớp từ trên mặt đĩa cứng, các dữ liệu được lưu trữ trên những con chip bộ nhớ flash liên kết với nhau và giữ lại dữ liệu ngay cả khi không được cung cấp năng lượng. Những con chip này có thể được lắp đặt cố định trên bo mạch chủ của hệ thống (như trên một số máy tính xách tay nhỏ và ultrabooks), trên một card PCI / PCIe (ở một số máy trạm cao cấp), hoặc trong một chiếc hộp có kích thước, hình dạng, vừa với ổ cứng của laptop hoặc máy tính để bàn. Những con chip bộ nhớ flash này khác với bộ nhớ flash trong USB cũng như chủng loại và tốc độ ghi của bộ nhớ. Nó là các chủ đề về mặt kỹ thuật riêng biệt, nhưng đủ để nói rằng bộ nhớ flash trong ổ SSD nhanh hơn và đáng tin cậy hơn so với các bộ nhớ flash trong USB. Vì thế, các ổ cứng SSD thường đắt hơn USB trong cùng một khả năng lưu trữ.


Lịch sử của ổ cứng HDD và SSD

Công nghệ ổ cứng HDD có lịch sử tương đối lâu đời (từ khi máy tính bắt đầu xuất hiện). Có rất nhiều hình ảnh nổi tiếng của ổ cứng IBM 350 RAMAC (1956) sử dụng 50 chiếc đĩa rộng 24-inch chỉ để lưu trữ 3.75MB. Và tất nhiên, điều này có nghĩa là kích thước của một tập tin MP3 128Kbps trung bình sẽ được lưu trữ bằng một ổ cứng lớn như hai chiếc tủ lạnh. Vào thời điểm đó, IBM 350 chỉ được dùng bởi chính phủ và các doanh nghiệp nhưng đã sớm lỗi thời vào năm 1969. Sau đó, các hình thức ổ cứng PC được tiêu chuẩn hóa trong những năm đầu thập niên 1980 với các máy tính để bàn loại 5,25-inch, 3,5-inch và ổ đĩa máy tính xách tay loại 2,5-inch. Các giao diện cáp nội bộ đã thay đổi từ Serial đến IDE sau đó là SCSI và cuối cùng là SATA trong những năm qua, nhưng về cơ bản chúng đều có điểm chung là kết nối ổ cứng với bo mạch chủ của máy tính để dữ liệu của bạn có thể được xử lý. Ổ đĩa 2.5-inch và 3,5-inch hiện nay sử dụng giao diện SATA gần như độc quyền (ít nhất là trên hầu hết các máy tính cá nhân và máy tính Mac). Khả năng lưu trữ của ổ cứng từ đó cũng đã phát triển từ MB đến TB, tăng lên con số hàng triệu lần. Hiện tại ổ cứng HDD 3,5-inch có sức chứa tối đa là 10TB và các ổ cứng 2,5-inch chứa tối đa 3TB.


Trái ngược với HDD, ổ cứng SSD chỉ có lịch sử xuất hiện vài năm trở lại đây. Những bộ lưu trữ dữ liệu luôn là sự say mê với rất nhiều người dùng kể từ những ngày đầu xuất hiện máy tính cá nhân. Và bộ nhớ flash hiện tại chính là sự phát triển cao cấp của ổ cứng. Những con chip trong bộ nhớ flash này lưu trữ dữ liệu của bạn và nhưng lại không yêu cầu bạn phải cung cấp điện năng liên tục để giữ lại dữ liệu đó. Các thế hệ bộ nhớ flash đầu tiên mà chúng ta gọi là ổ cứng SSD bắt đầu nhờ vào sự nổi lên của các dòng netbook vào cuối những năm 2000. Mãi cho đến năm 2007, ổ cứng SSD dung lượng 1GB mới bắt đầu được sử dụng và tiếp theo đó là hàng loạt máy Asus Eee PC 700 sử dụng ổ cứng SSD 2GB lưu trữ chính. Các ổ SSD này khi gắn trên các thiệt bị cấu hình thấp những năm 2000 được hàn vĩnh viễn với bo mạch chủ. Theo thời gian, các loại netbook, Ultrabook, máy tính và máy tính xách tay siêu di động khác bắt đầu cần nhiều dung lượng lưu trữ hơn, vì vậy dung lượng của SSD cũng được tăng, và cuối cùng là được chuẩn hóa trên các ổ cứng 2,5-inch. Bằng cách này, bạn có thể tháo một ổ cứng 2,5-inch ra khỏi máy tính xách tay hoặc máy tính để bàn và thay thế nó dễ dàng với ổ SSD. Ngày nay, các dạng ổ cứng khác đã xuất hiện nhiều hơn, như thẻ mSATA SSD miniPCIe, M.2 SSD và ổ SSD DIMM giống với ổ cứng trong Apple MacBook Air, nhưng hiện tại nhiều ổ SSD vẫn được xây dựng dựa vào kích thước 2,5-inch. Các ổ cứng SSD 2,5-inch có dung lượng lớn nhất là 4TB, nhưng theo thời gian chắc chắn chúng sẽ có con số ngày một tăng lên.


Cả hai ổ SSD và ổ cứng HDD đều làm cùng một công việc: Khởi động hệ thống, lưu trữ các ứng dụng và các tập tin cá nhân của bạn. Tuy nhiên, mỗi loại hình lưu trữ có tính năng độc đáo của riêng mình. Và câu hỏi đặt ra là, đâu là sự khác biệt, và tại sao một người dùng nên chọn ổ cứng này thay vì ổ cứng khác?