Sự khác biệt văn hóa ăn uống Việt Nam và Hàn Quốc bằng tiếng Hàn

[Đọc – Dịch] 한국과 베트남의 음식 문화 – Văn hóa ẩm thực của Hàn Quốc và Việt Nam

0
3330
Facebook
Twitter
Pinterest
WhatsApp
Linkedin
LINE
Naver

한국과 베트남의 음식 문화 Văn hóa ẩm thực của Hàn Quốc và Việt Nam

한국과 베트남은 같은 유교 문화권으로 음식의 문화도 비슷한 점이 많습니다. 한국 음식 문화의 특징은 주식이 밥이고, 부식으로 반찬을 곁들이는데 준비된 음식을 한상에 모두 차려놓고 먹습니다. 베트남도 쌀이 주식이며 채소를 많이 먹습니다.

Hàn Quốc và Việt Nam có nhiều điểm tương đồng trong văn hóa ẩm thực do có chung nền văn hóa Nho giáo. Điểm đặc trưng của văn hóa ẩm thực Hàn Quốc là cơm luôn là món chính, các món ăn mặn được thêm vào làm món phụ, người ta ăn tất cả những thức ăn được chuẩn bị sẵn và bày lên bàn ăn. Việt Nam cũng dùng gạo làm thức ăn chính, người Việt Nam ăn nhiều rau xanh.

특히 다양한 허브 종류인 향채를 즐겨 먹는데 이 향채는 베트남 사람들이 더위와 모기를 견디는 요인입니다. 베트남 사람들은 가족 전체가 함께 먹을 음식을 중앙에 놓고 밥은 큰 그릇에 떠와서 각 개인마다 작은 사발에 담아 먹습니다.

Đặc biệt, người Việt Nam thích ăn các loại rau thơm với nhiều chủng loại thảo mộc đa dạng và những loại rau thơm này là nguyên nhân khiến người Việt có thể chịu đựng được cái nóng và các loại côn trùng như muỗi. Người Việt Nam thường đặt món ăn mà cả gia đình sẽ cùng nhau ăn ở giữa, cơm thì được xới vào một bát to rồi xới ra từng bát nhỏ cho từng người.

Sự khác biệt văn hóa ăn uống Việt Nam và Hàn Quốc bằng tiếng Hàn

한국반찬의 조리법으로는 찜, 전골, 구이, 전, 조림, 볶음, 젓갈, 장아찌 등이 있습니다. 각종 조미료와 향신료를 음식에 사용하는데 음식재료를 잘게 썰거나 다져서 한입에 먹기 좋은 형태로 만듭니다. 베트남의 음식은 각종 재료인 육류, 해산물, 야채의 균형이 잘 어우러져 한국인의 입맛에도 잘 맞습니다. 한국이 숟가락을 이용하여 음식을 먹는 문화라면 베트남은 음식을 먹을 때 젓가락을 사용합니다.

Với cách chế biến các món ăn mặn của Hàn Quốc, chúng ta có món hấp, món hầm, món nướng, bánh bột chiên, món kho, món xào, mắm, dưa chua… Người Hàn sử dụng các loại bột nêm và gia vị để làm thức ăn, thức ăn được thái hoặc cắt nhỏ thành hình dạng vừa miệng ăn. Các món ăn Việt Nam được làm từ những loại nguyên liệu như thịt, hải sản, rau xanh, cân bằng dinh dưỡng tốt nên rất hợp khẩu vị của người Hàn Quốc. Nếu Hàn Quốc có văn hóa dùng muỗng để ăn thức ăn thì Việt Nam lại dùng đũa.

한국은 웃어른이 먼저 앉으신 후 그 다음에 자리에 앉고 밥을 먹습니다. 그리고 어른이 먼저 수저를 드신 후에 식사를 합니다. 베트남에서는 식사 전 부모나 윗사람이 자식이나 아랫사람에게 ‘자, 식사하자’이라 합니다. 한국과 달리 베트남 사람들은 식사 때에 밥사발을 들고 먹습니다. 쌀이 찰기가 없어 흩어지므로 밥사발과 젓가락을 입에 대고 밥을 쓸어 넣듯이 먹습니다. 만약 밥사발을 식탁에 놓아둔 체 로 먹으면 게으르다고 합니다.

Ở Hàn Quốc, sau khi người lớn đã ngồi vào bàn ăn, người nhỏ mới ngồi vào bàn và dùng cơm. Và họ dùng bữa sau khi người lớn cầm đũa lên trước. Ở Việt Nam, trước bữa ăn, bố mẹ hoặc người lớn nói với con cái hoặc người nhỏ hơn ‘Chúng ta ăn cơm thôi’.

Khác với người Hàn Quốc, người Việt Nam cầm chén cơm trong bữa ăn. Do gạo không có độ kết dính và hạt cơm tơi nên người Việt Nam kề chén và đũa vào miệng, lùa cơm vào miệng để ăn. Nếu để chén cơm lên bàn để ăn thì sẽ bị cho là lười biếng.

Gia vị ở đất nước Hàn Quốc

Ở Hàn Quốc có rất nhiều loại gia vị, đặc biệt, họthường sử dụng bột ớt và có loại nước tương "kan chang". Ở Việt Nam,gia vị không thật nhiều nhưng có một loại nước chấm đặc biệt là nước mắm và để cho món ăn có hương vị thơm ngon hơn, khi nấu ăn có nhiều loại rau, củ, quả cho thêm vào như: hành, nghệ, cà chua, dứa, chuối...Ở Hàn, kim chi có nhiều loại đa dạng và thường ăn cùng trong bữa cơm. Còn ở Việt Nam, trong bữa ăn nhất định phải có rau tươi, có thể chế biến nhiều món như: rau luộc, rau xào, canh rau... và cũng có một sốmón tương tự như kim chi: dưa muối, cà muối, hành muối...

Sự khác biệt văn hóa ăn uống Việt Nam và Hàn Quốc bằng tiếng Hàn

Gia vị ở đất nước Hàn Quốc

Vào mùa hè, khi ăn cả người Hàn và người Việt đều uống nước nhưng cách thức cũng khác nhau. Người Hàn vừa ăn vừa cầm cốc nước lạnh và uống. Người Việt thì thường chan nước rau luộc hoặc canh vào bát và ăn cùng với cơm, hoặc sau khi ăn sẽ chan nước canh vào bát, uống riêng.

Người Hàn sử dụng cả đũa và thìa nên không cần cầm bát lên. Người Việt mình thì thường chỉ sử dụng đũa nên dù ăn cơm hay canh cũng cầm bát lên ăn. Vì vậy, cái trôn bát của mình thường cao để người ăn không bị nóng. Cũng vì việc sử dụng thìa, đũa mà người Hàn thường để thức ăn lên bàn, trong khi người Việt mình thương để thức ăn vào mâm rồi có thể đặt trên bàn, trên chiếu, kể cả trên sàn nhà và ngồi ăn. Vẫn còn chuyện liênquan đến thìa, đũa nữa là khi ăn, người Hàn thường có cái để đặt thìa đũa lên, gọi là "sut ka rak bat schim" (숟가락 받침) còn người Việt thường để đũa trên mâm hoặc trên bát.

Sự khác biệt văn hóa ăn uống Việt Nam và Hàn Quốc bằng tiếng Hàn

Kimbap của Hàn Quốc

Sau khi ăn, người Hàn không bao giờ bỏ đi thức ăn thừa mà cất cẩn thận để sau đó ăn tiếp. Tại sao lại như vậy ? mấy chục năm trước người Hàn còn rất khó khăn, vì vậy họ đã hình thành tính tiết kiệm. Mặt khác, vì người Hàn thường ăn sáng ở nhà nên thức ăn còn lại hôm trước thường để ăn sáng hôm sau. Hiện nay, với cuộc sống hiện đại, người Hàn thường không đi chợ nhiều, họ thường đi một lần, mua rất nhiều thứ và để vào tủ lạnh nên tủ lạnh của họ thường rất to. Người Việt mình thì thường chỉ cất một số món vào trong tủ lạnh, các món rau hay canh thường ăn hết hoặc cho chó, mèo, hoặc bỏ đi. Có vẻ người Việt Nam mình lãng phí hơn người Hàn. Người Việt Nam thường hôm nào cũng đi chợ, mua những đồ tươi sống để nấu và không thích những thức ăn để lâu trong tủ lạnh. Và người Việt mình còn có cả thói quen ăn sáng ở ngoài nữa.

Sau khi ăn xong, cả người Hàn và người Việt thường có thói quen ăn hoa quả, gọi là tráng miệng. Sau đó, người Hàn thường uống một loại nước quế, hoặc cà phê còn người Việt mình lại hay uống trà.

Văn hóa ăn uống thường ngày không phải là vấn đề lớn nhưng nếu tìm hiểu một chút cũng thấy có nhiều thú vị. Nó cũng phần nào phản ánh những nét độc đáo của văn hóa hai nước Việt - Hàn.

Trước hết chúng ta cùng đi tìm hiểu sự giống nhau về nền văn hóa ăn uống của 2 quốc gia này

1. Giống nhau:

  • Cả người Hàn và người Việt đều sử dụng cơm làm bữa chính.
  • Nấu được cơm tất cả đều sử dụng gạo để nấu. (Đối với phương Tây họ thường sử dụng bột mì vào trong bữa ăn chính).
  • Khi ăn cơm cả người Hàn và người Việt đều có thói quen sử dụng đũa (Người phương Tây sử dụng dao và dĩa khi ăn).
  • Trước khi ăn đều mời những người lớn tuổi trước
  • Cả người Hàn và người Việt sau khi ăn xong thường uống trà hay cà phê và ăn hoa quả tráng miệng

2. Khác nhau:

a. Nấu cơm: Trong quá trình nấu cơm, người Hàn thường hay trộn cả gạo nếp lẫn gạo tẻ. Mục đích để cho cơm thơm và dẻo hơn. Còn người Việt chúng ta thường nấu gạo tẻ riêng và gạo nếp riêng. Trong bữa ăn bình thường hàng ngày chủ yếu là nấu cơm bằng gạo tẻ và nấu hơi khô để dễ chan canh. Chỉ có ngày đặc biệt như rằm, giỗ, lễ tết… thì mới nấu gạo nếp.
Ngoài ra, người Hàn còn ăn cơm ngũ cốc. Cơm ngũ cốc là loại cơm được trộn 5 loại ngũ cốc vào với nhau để nấu thành cơm.

b. Sử dung Gia vị: Có thể nói, gia vị là linh hồn trong các bữa ăn của người Hàn. Do đó, người Hàn sử dụng rất nhiều gia vị khi nấu ăn.

Cụ thể: Chỉ là món kim chi thôi. Kim chi thực chất là dưa muối của Hàn Quốc mà cũng rất cầu kỳ trong việc sử dụng gia vị. Để làm được kim chi người Hàn dùng rất nhiều gia vị như: Mắm, muối, gừng, tiêu, tỏi, mì chính, hành lá, hẹ, ớt bột, củ cải, đường và cả táo nữa. Còn với dưa muối của Việt Nam chúng ta thì gia vị giảm đi rất nhiều, chỉ cần muối, đường và nước là có thể ok.

c. Trong bữa ăn: Người Việt chúng ta thường xếp bầy thức ăn ra mâm và đặt đũa xuống mâm khi không sử dụng. Nhưng người Hàn thì thường bày biện ra bàn và có kệ đũa riêng. Lý do, người Hàn khi ăn sử dụng cả thìa và bát.
Đối với người Hàn, mỗi bữa ăn thì không thể thiếu món kim chi. Còn người Việt chúng ta thì đều cần có rau như: Rau muống, rau cải… rau ăn củ, rau ăn quả. Việc có thêm những món dưa muối thì tùy, không nhất thiết lúc nào cùng phải có.

Đặc biệt, trong những bữa ăn mùa hè của người Việt thì thường sử dụng canh để chan cơm hoặc uống. Còn người Hàn họ không dùng canh mà thay vào đó là cốc nước lọc.

Bên cạnh đó là việc sử dụng bát: Do người Việt chúng ta thường sử dụng đũa là chính và cầm bát lên khi ăn. Vì thế, bát ăn cơm của chúng ta thường sâu lòng để cho bớt nóng. Còn người Hàn thì họ sử dụng cả thìa và bát. Đặc biệt, là họ không cầm bát lên ăn. Do vậy, mà trôn bát của họ thường nông hơn.

Trong mâm cơm của người Việt thì thức ăn thường để ra đĩa hoặc bát để phân biệt món này món kia. Khi người nào ăn thì tự gắp về bát của mình. Còn đối với người Hàn thì khác, mỗi người ăn sẽ được chia thức ăn ra từng bát nhỏ hoặc đĩa nhỏ.

Ví dụ: Bữa ăn có 4 món, đồng nghĩa 1 người sẽ có 4 cái bát hoặc đĩa đựng đủ các loại món ăn đó riêng ra (kể cả nước chấm cũng chấm riêng). Vì thế, mà việc rửa bát đũa sau khi ăn xong của người Hàn thường rất nhiều và mất thời gian.

d. Người Hàn tiết kiệm hơn người Việt khi ăn uống: Là một quốc gia giàu có nhưng người Hàn vốn rất tiết kiệm. Có lẽ, tính tiết kiệm này do bị ảnh hưởng từ chính sách thắt lưng buộc bụng của chính phủ những năm 70. Do vậy người Hàn ăn rất ít khi thừa (dù ăn ở nhà hay ở quán) và thức ăn thừa người Hàn rất ít khi đổ đi. Thay vào đó, mà họ cất đi để mai ăn tiếp. Thức ăn buổi tối thừa sẽ được dùng cho bữa sáng hôm sau.

Còn người Việt chúng ta thì rất lãng phí trong việc ăn uống. Lãng phí như thế nào chắc bạn cũng biết. Nhiều khi, ăn không hết nhưng cứ gọi và thừa đầy ra để rồi đổ đi mà tiền vẫn phải trả… Nói chung, văn hóa ăn uống của mỗi quốc gia mỗi dân tộc đều có sự khác biệt. Nhưng đối với người Hàn và người Việt cũng có sự hấp dẫn riêng mang tính dân tộc mỗi quốc gia đó.

Với bài viết, sự giống và khác nhau trong văn hóa ăn uống của người Hàn và Việt sẽ giúp cho bạn khám phá cuộc hành trình văn hóa tại xứ Hàn dễ dàng hơn. Nhất là những bạn du học sinh đi du học Hàn Quốc, sẽ nhanh chóng hòa mình với nền văn hóa đó.

korea.net.vn - Website Tư vấn Du học Hàn Quốc uy tín số 1 tại Việt Nam

Văn hóa ăn uống Hàn-Việt giống và khác nhau như thế nào?

June Noodle2019-10-04T17:29:59+00:00
Mỳ cay, mỳ cay 7 cấp độ, mỳ cay cấp độ, mỳ cay hàn quốc, mỳ cay June Noodle House

Việt Nam và Hàn Quốc đều là những quốc gia thuộc nền văn hóa Á Đông. Nhưng trong nền văn hóa ẩm thực truyền thống của mỗi nước lại có một số nét tương đồng cũng như sự khác biệt. Bởi sự chi phối của nhiều nguyên nhân như: khi hậu, vị trí đía lí, cuộc sống hiện đại và hội nhập. Và bài viết này sẽ giúp bạn hiểu một cách rõ ràng nhất về Văn hóa ăn uống Hàn-Việt giống và khác nhau như thế nào?

  1. Giống nhau

  • Cơm là món không thể thiếu trong tất cả các bữa ăn. Nói cách khác là cả người Hàn và người Việt đều sử dụng cơm làm bữa chính.
  • Dụng cụ trong bữa ăn là đũa và muỗng, còn người phương Tây dùng dao và nĩa
  • Văn hóa mời cơm: việc mời cơm tất cả mọi người và những người nhỏ tuổi mời cơm người lớn.
  • Sau khi ăn thường uống trà, cà phê hoặc ăn hoa quả. Nhằm để cùng trò chuyện sau bữa ăn, giúp gắng và tăng tình cảm gia đình.
  1. Khác nhau

  • Trong cơm của người Hàn có sự pha trộn giữ gạo nếp và gạo tẻ. Nhằm tạo nên độ dẻo cho cơm. Còn ở Việt Nam thì thường chỉ dùng một loại gạo tẻ. Vì Việt Nam là một trong những quốc gia có sản lượng gạo thuộc top hàng đầu thế giới.
  • Trong bữa ăn: món ăn không thể thiếu của người Hàn là móm “kim chi” trong những bữa ăn. Còn người Việt thường thì không có món bắt buộc trong bữa ăn. Mà chỉ phụ thuộc và thực đơn mà người phụ nữ lên cho cả gia đình. Người Hàn ăn cơm sẽ không bao giờ cầm chén bát lên mà chỉ bỏ ở dưới bàn. Vì họ dùng cả thìa và đũa để ăn.
  • Trong mâm cơm của người việt thường được bỏ riêng ra đĩa hoặc bát riêng để phân biệt từng món. Khi người nào thích ăn gì thì tự gắp về cho mình. Còn ở người Hàn thì mỗi người ăn được chia thức ăn ra từng bát; hay đĩa nhỏ giống như cơm phần công nhân như ở Việt Nam.
  • Gia vị trong các món ăn: ta thường thấy những món ăn của người Hàn trên tivi hay báo đài; tuy nhìn đơn giản nhưng họ sử dụng rất nhiều gia vị để tạo ra món ăn. Còn đối với người Việt, chúng ta luôn muốn tối giản và giảm lượng gia vị trong từng món ăn.
  • Người Hàn tiết kiệm hơn người Việt khi ăn uống; việc ăn uống của người Hàn họ thường chuẩn bị(ở nhà) hay gọi món (ở ngoài) với lượng thức ăn vừa đủ cho mình. Lúc ăn họ thường không để lại thức ăn thừa trên đĩa. Nếu vào một số trường hợp còn thừa thức ăn thì họ thừa bảo quản lại cho bữa ăn sau. Còn người Việt chúng ta thì rất lãng phí trong việc ăn uống. Lãng phí như thế nào chắc bạn cũng biết.

Nói chung, Văn hóa ăn uống mỗi một quốc gia điều có sự khác biệt. Nhưng cũng có những điểm nổi bậc để lấy làm nét riêng cho đất nước đó.

> Xem thêm:

Cách làm kim chi cải thảo

3 Món Hàn với 59K

Và dưới đây làm một số món ăn mang nét ẩm thực của người Hàn tại nhà của June:

Sự khác biệt văn hóa ăn uống Việt Nam và Hàn Quốc bằng tiếng Hàn

MỲ XÀO HẢI SẢN

Sự khác biệt văn hóa ăn uống Việt Nam và Hàn Quốc bằng tiếng Hàn

MỲ XÀO PHÔMAI

Sự khác biệt văn hóa ăn uống Việt Nam và Hàn Quốc bằng tiếng Hàn

MỲ CAY KIM CHI BÒ

Sự khác biệt văn hóa ăn uống Việt Nam và Hàn Quốc bằng tiếng Hàn

Lẫu 2 ngăn

Điểm giống và khác trong văn hóa ăn uống của người Việt và người Hàn

Điểm giống nhau


Sự khác biệt văn hóa ăn uống Việt Nam và Hàn Quốc bằng tiếng Hàn

Trong bữa cơm của người Hàn và người Việt đều sử dụng cơm và có sự kính trên rõ rệt

Người Việt và người Hàn đều sử dụng đều sử dụng cơm để làm bữa chính và đều sử dụng đũa để ăn cơm (trong khi người phương Tây chủ yếu dùng dao và dĩa). Trong bữa cơm sẽ mời người lớn tuổi trước và kết thúc bữa ăn bằng việc uống trà, cà phê hay là ăn hoa quả để tráng miệng.

Điểm khác biệt

Nấu cơm

Khi nấu cơm người Hàn thường trộn lẫn gạo tẻ và gạo nếp để nấu cùng nhau, như vậy sẽ cho hương vị thơm và dẻo hơn rất nhiều.

Còn với người Việt, thì thường không nấu chung như vậy, chủ yếu nấu bằng gạo tẻ và chỉ khi có ngày đặc biệt như giỗ, lễ Tết hay là ngày rằm thì mới sử dụng gạo nếp để nấu.

Sự khác biệt văn hóa ăn uống Việt Nam và Hàn Quốc bằng tiếng Hàn

Người Việt dùng gạo tẻ để nấu trong những bữa ăn hàng ngày

Ngoài ra người Hàn cũng sử dụng ngũ cốc để nấu cơm, thường trộn 5 loại ngũ cốc với nhau để nấu thành cơm.

Dùng gia vị

Sự khác biệt văn hóa ăn uống Việt Nam và Hàn Quốc bằng tiếng Hàn

Món kim chi của người Hàn sử dụng rất là nhiều gia vị để nêm nếm

Người Hàn sử dụng gia vị rất nhiều khi nấu ăn, điển hình như món kim chi chẳng hạn, khi muối họ sử dụng rất nhiều gia vị như mắm, muối, gừng, tỏi, tiêu, mì chính, hành lá, ớt bột, củ cải, đường...

Sự khác biệt văn hóa ăn uống Việt Nam và Hàn Quốc bằng tiếng Hàn

Còn với dưa muối Việt Nam, thì đơn giản hơn rất nhiều, chỉ cần muối, đường và nước là đủ rồi

Còn với người Việt khi nêm nếm sẽ ít hơn nhiều, như khi muối dưa chẳng hạn chủ yếu chỉ là muối, đường, nước là đã đủ rồi.

Một vài nguyên tắc trong bữa cơm

Nhìn chung, khi dùng bữa, người Hàn sẽ có khá là nhiều nguyên tắc hơn là người Việt.

Sự khác biệt văn hóa ăn uống Việt Nam và Hàn Quốc bằng tiếng Hàn

Khi dọn cơm, người Việt sẽ đặt hết thức ăn trên mâm, khi ăn mọi người sẽ cùng gắp thức ăn vào bát của mình

Xem thêm: Tour Du Lịch Hàn Quốc Giá Rẻ

Thông thường khi dọn cơm, người Việt sẽ bày biện thức ăn ra mâm và đặt đũa xuống khi không sử dụng. Còn với người Hàn thì họ sẽ bày biện ra bàn ăn và tránh việc đặt đũa xuống bàn mà có một kệ để đũa riêng.

Sự khác biệt văn hóa ăn uống Việt Nam và Hàn Quốc bằng tiếng Hàn

Với người Hàn sẽ cầu kỳ hơn khi thức ăn sẽ chia thành những bát nhỏ đặt trước mặt mọi người, như vậy bàn ăn sẽ thật đầy là đầy

Người Việt sử dụng đũa và cầm bát lên khi ăn, nên bát cơm thường sâu để không bị nóng. Với người Hàn họ dùng cả thìa và đũa, bát cơm thường nông hơn, khi ăn họ sẽ đặt bát trên bàn mà không cầm lên.

Với người Việt, những món ăn trên bàn thường được để chung, khi ăn mọi người sẽ gắp thức ăn về bát của mình. Còn với người Hàn, họ thường chia ra thành những bát thức ăn nhỏ và đặt trước mặt mọi người. Do vậy khi nhìn bàn ăn của người Hàn, dù ít người thì cũng cảm thấy bàn ăn của họ thật là đầy, nhiều đĩa thức ăn hơn rất nhiều. Vậy nên khi bày biện và rửa bát họ cũng sẽ mất nhiều thời gian hơn mình đấy!

Sự khác biệt văn hóa ăn uống Việt Nam và Hàn Quốc bằng tiếng Hàn

Còn đũa sẽ đặt trên một kệ để đũa riêng

Thêm nữa, người Hàn thường rất tiết kiệm trong bữa ăn, đối với họ rất ít khi để lại thức ăn thừa và đổ thức ăn đi. Đức tính cần kiệm này có thể bắt nguồn từ chính sách thắt lưng buộc bụng trong thời gian khó.

Người Việt thường có chút lãng phí hơn, đôi khi vào nhà hàng chúng ta thường gọi nhiều đồ hơn khả năng chúng ta có thể ăn được, và tất nhiên kha khá thức ăn thừa phải bỏ đi.

Trên đây là một vài điểm giống và khác nhau về nguyên tắc ăn uống của hai nước Việt - Hàn, hy vọng sẽ là những thông tin bổ ích dành cho bạn để không còn lúng túng khi hòa nhập văn hóa của nước bạn khi đi du lịch.

Chúc các bạn có một kỳ nghỉ thật trọn niềm vui và nhiều trải nghiệm thú vị nhé!

So sánh văn hóa Hàn Quốc và Việt Nam

Có một xu hướng hiện nay mà chắc hẳn ai trong chúng ta cũng đều nhận thấy đó chính là người Việt Nam sang Hàn Quốc ngày càng nhiều. Nền văn hóa Hàn Quốc là một nền văn hóa vô cùng đa dạng và phong phú, đây cũng là một nền văn hóa độc đáo kích thích sự tò mò và khám phá của những du khách nước ngoài. Chúng ta hãy cùng nhau đi so sánh văn hóa Hàn Quốc và Việt Nam để thấy những điểm khác biệt trong những nét văn hóa tương đồng giữa hai quốc gia.

Sự khác biệt văn hóa ăn uống Việt Nam và Hàn Quốc bằng tiếng Hàn

Ngoài những thức ăn nổi tiếng khác thì thịt nướng là món không thể thiếu trong cuộc nhậu của người Hàn

Người Hàn Quốc có rất nhiều những quy tắc trên bàn ăn và rất coi trọng chúng. Kim chi là một món ăn tượng trưng cho tình cảm nồng hậu của người Hàn Quốc. Chúng tôixin cùng các bạn Khám phá văn hóa ăn uống của người Hàn Quốc để các bạn có thể hiểu rõ hơn về Văn hóa đất nước Hàn Quốc.

Giống như hầu hết những quốc gia Đông Á khác, lương thực chính ở Hàn Quốc là gạo. Một món ăn khác cũng luôn có mặt trong mỗi bữa ăn, đó là kim chi. Có tới 200 loại kim chi và người Hàn có câu: “Ăn một bữa không có kim chi giống như đi bộ mà không có chân vậy”. Món ăn này giờ đã nổi tiếng và trở nên phổ biến trên toàn thế giới.

>>> Xem thêm: Phương pháp để bắt đầu học tiếng hàn cơ bản

Ngoài những điểm chung chung ở trên thì cũng có rất nhiều điểm khác biệt trong văn hóa ăn uống thường ngày của hai nước. Ở Hàn, người ta thường ăn cơm nấu từ gạo nếp trộn với gạo tẻ nên cơm rất dẻo, họ còn có cơm ngũ cốc “okok bap” (cơm nấu từ 5 loại ngũ cốc). Trong khi đó, người Việt thường chỉ ăn cơm nấu bằng gạo tẻ và cơm khô hơn một chút, thường vào những ngày đặc biệt thì mới nấu cơm nếp.

Ở Hàn Quốc có rất nhiều loại gia vị, họ thường sử dụng bột ớt và có thêm là nước tương “kan chang”. Ở Việt Nam, gia vị không thật nhiều nhưng có một loại nước chấm đặc biệt là nước mắm và để cho món ăn có hương vị thơm ngon hơn, khi nấu ăn có nhiều loại rau, củ, quả cho thêm vào như: hành, nghệ, cà chua, dứa, chuối… Ở Hàn, kim chi có nhiều loại đa dạng và thường ăn cùng trong bữa cơm. Còn ở Việt Nam, trong bữa ăn nhất định phải có rau tươi, có thể chế biến nhiều món như: rau luộc, rau xào, canh rau… và cũng có một số món tương tự như kim chi: dưa muối, cà muối, hành muối...

Vào mùa hè, khi ăn cả người Hàn và người Việt đều uống nước nhưng cách thức cũng khác nhau. Người Hàn vừa ăn vừa cầm cốc nước lạnh và uống. Người Việt thì thường chan canh vào bát hoặc nước rau luộc vào bát và ăn cùng với cơm, hoặc sau khi ăn sẽ chan nước canh vào bát, uống riêng.
Sự khác biệt văn hóa ăn uống Việt Nam và Hàn Quốc bằng tiếng Hàn

Món canh là không thể thiếu trong bữa ăn của người Hàn

Có nhiều nét chung trong cách ăn uống ở Hàn Quốc so với cách ăn uống ở Việt Nam như đều ăn cơm, ăn theo gia đình, đều có những lễ nghĩa kính cẩn trước, trong và sau khi ăn, trong bữa ăn đều sử dụng bát, đũa và thìa, các nguyên liệu và gia vị có nhiều nét tương đồng, các loại món ăn cần thiết trong một mâm cơm giống với mâm cơm truyền thống Việt Nam... Chính vì thế, món ăn Hàn Quốc được người Việt Nam hưởng ứng và đón nhận khi các chiến dịch quảng bá ẩm thực Hàn đến với Việt Nam, có cái gì đó gần gũi, thân thiết với người Việt.

Người Hàn sử dụng cả thìa và đũa nên không cầm bát lên. Người Việt thì thường hay sử dụng đũa nên dù ăn canh hay cơm là cầm bát lên ăn. Vì vậy, cái vành bát ở nước ta thường cao để người ăn không bị nóng. Cũng vì việc sử dụng đũa, thìaở Hàn người ta thường để thức ăn lên trên bàn, trong khi người Việt mình thương để thức ăn vào mâm rồi có thể đặt trên bàn, trên chiếu, kể cả trên sàn nhà và ngồi ăn.

Đến tận ngày nay, nhiều người dân Hàn Quốc vẫn rất chú trọng những quy tắc ứng xử khi dùng bữa. Có rất nhiều điều CÓ và KHÔNG cần ghi nhớ. Danh sách sau đây là một bản chỉ dẫn hữu ích để giúp chúng ta hiểu thêm về văn hóa ẩm thực của xứ sở kim chi.
Sự khác biệt văn hóa ăn uống Việt Nam và Hàn Quốc bằng tiếng Hàn

Người dân Hàn Quốc vẫn rất chú trọng những quy tắckhi dùng bữa

Ăn, mặc và ở là ba yếu tố quan trọng của đời sống con người. Bạn đã biết gì về lối sống của người Hàn Quốc. Có nhiều giả thuyết cho rằng con người ở Thời kỳ đồ đá cũ bắt đầu định cư trên bán đảo Triều Tiên cách đây khoảng từ 40.000 đến 50.000 năm, tuy nhiên vẫn cần phải xác định xem họ có phải là tổ tiên của người Hàn Quốc ngày nay hay không. Một số người Thời kỳ đồ đá cũ sống trong hang động, số khác xây chỗ ở trên mặt đất bằng. Họ sống bằng hoa quả và các loại rễ cây có thể ăn được và bằng săn bắt, câu cá....

>>> Xem thêm: Học tiếng Hàn giao tiếp bao lâu để giỏi như người bản xứ

Con người ở Thời kỳ đồ đá mới xuất hiện trên bán đảo Triều Tiên khoảng năm 4000 trước công nguyên. Người ta tìm thấy dấu vết về hoạt động của họ trên khắp bán đảo vào khoảng năm 3000 trước công nguyên. Người ta tin rằng người ở Thời kỳ đồ đá mới đã hình thành nên chủng tộc người Triều Tiên. Người ở Thời kỳ đồ đá mới sống ở gần bờ biển, bờ sông trước khi tiến sâu vào đất liền. Biển là nguồn cung cấp thức ăn chính. Họ sử dụng lưới, móc câu và cần câu để bắt cá và đánh bắt các động vật biển có vỏ. Săn bắt cũng là một cách để có thức ăn. Nhiều đầu mũi tên và giáo mác nhọn đã được tìm thấy ở các khu vực người ở Thời kỳ đồ đá mới sống. Về sau, họ bắt đầu làm việc trồng trọt với cuốc đá, liềm đá và cối xay.

Nhà ở truyền thống ở Hàn Quốc vẫn gần như không thay đổi từ thời kỳ Ba Vương quốc cho đến thời đại Joseon (1392- 1910). Ondol, hệ thống lò sưởi dưới sàn nhà rất độc đáo của người Hàn Quốc đã được sử dụng đầu tiên ở miền bắc. Khói và hơi nóng được dẫn qua các ống xây dưới sàn nhà. Ở miền nam ấm áp hơn, ondol được dùng kết hợp với sàn nhà bằng gỗ. Vật liệu chính dùng để dựng nên những căn nhà truyền thống này là đất sét và gỗ. Giwa, có nghĩa là nhà có lợp mái ngói màu đen được làm từ đất, thường bằng đất sét đỏ. Ngày nay, toà nhà làm việc của Tổng thống gọi là Cheong Wa Dae hay Nhà Xanh, vì ngói lợp lên mái nhà có màu xanh.

Nhà truyền thống thường được xây mà không cần sử dụng một chiếc đinh vít nào vì được ghép với nhau bằng các chốt gỗ. Nhà dành cho tầng lớp thượng lưu bao gồm một số kiến trúc tách biệt: một phòng dành cho phụ nữ và trẻ nhỏ, một phòng dành cho những người đàn ông trong gia đình và các vị khách của họ và một phòng khác cho những người giúp việc, tất cả các phòng đều có tường bao quanh khép kín. Điện thờ tổ tiên của gia đình được xây ở phía sau ngôi nhà. Thỉnh thoảng chúng ta có thể gặp một ao sen được xây ở trước ngôi nhà phía ngoài bức tường.

Hình dáng ngôi nhà cũng có thể rất khác biệt giữa miền Bắc lạnh lẽo và miền Nam ấm áp. Những ngôi nhà đơn giản ở miền Nam thường có hình chữ nhật, có một bếp, một phòng ở bên cạnh tạo cho toàn bộ khu nhà có hình chữ L; nhưng ở miền Bắc nhà có hình chữ U hoặc hình vuông với sân ở giữa.

>>> Xem thêm: Học tiếng Hàn giúp gì cho bạn sau này?

Một trong những nét đẹp và đáng quý trong văn hóa ẩm thực của người Hàn phải kể đến là tính tiết kiệm, với người Hàn, thức ăn thừa họ sẽ tận dụng bằng cách để tủ lạnh và dùng lại ở bữa sau mà không đổ đi lãng phí giúp họ tiết kiệm được một khoản đáng kể và bảo vệ môi trường. Đây cũng được coi là một nét đẹp trong văn hóa ẩm thực Hàn Quốc đáng phải học hỏi.

Hãy cùng chúng tôi trải nghiệm cảm giác trên một bàn ăn theo phong cách Hàn qua tour du lịch Hàn Quốc 6 ngày 5 đêm nhé!

Tin liên quan