Suy nghĩ về tính trung thực trong học tập, thi cử

Bộ tài liệu luyện thi Ngữ Văn được biên soạn theo cấu trúc đề thi mới nhất của Bộ Giáo dục và Đào tạo; dành cho học sinh THPT ôn luyện, chuẩn bị cho các kỳ thi Quốc Gia. HOC360.NET xin giới thiệu đến bạn đọc tài liệu ôn tập những kiến thức cần ghi nhớ về tác giả – tác phẩm, được trình bày dưới dạng các câu hỏi tổng hợp. Hy vọng bộ tài liệu sẽ giúp ích cho các bạn học sinh lớp 12 ôn tập tốt và đạt kết quả thi cao!

Đề bài chi tiết:

Trong thư của một người cha gửi thầy hiệu trưởng của con trai mình, ông viết: “Xin thầy hãy dạy cho cháu biết chấp nhận thi rớt còn vinh dự hơn gian lận khi thi”.

Từ ý kiến trên, hãy trình bày suy nghĩ của anh, chị về đức tính trung thực trong khi thi và trong cuộc sống.

—–~~~—–

I. Yêu cầu của đề

  • Nội dung: Bàn về đức tính trung thực trong thi cử và trong cuộc sống.
  • Phương pháp lập luận: Giải thích, bình luận kết hợp chứng minh.
  • Tư liệu: Thực tế đời sống.

II. Lập dàn ý

Mở bài

Không một đất nước nào phát triển giàu mạnh mà không có nhân tài. Không một sản phẩm nào uy tín, chất lượng lại hàm chứa điều giả dối. Không một dối trá nào lại không có những tác hại. Chính vì thế, người ta luôn tôn trọng sự trung thực, thực chất, thực tài. Một người cha đã viết thư gửi thầy hiệu trưởng của con trai mình: “Xin thầy hãy dạy cho cháu biết chấp nhận thi rớt còn vinh dự hơn gian lận khi thi”. Ý kiến của người cha mong nhà trường rèn cho con trẻ đức tính trung thực. Trung thực trong học hành, thi cử cũng như trong cuộc sống là một đức tính tốt đẹp.

Thân bài

*Trung thực

  • Trung thực là không giả dối, gian dối, dối trá. Trung thành, thành thật với những gì mình thực có.
  • Trung thực trong thi cử là trung thực với đúng khả năng, thực tài của mình, không quay cóp, gian lận.
  • Trung thực là một đức tính, một phẩm chất tốt của con người. Trẻ em cần được giáo dục điều đó ngay từ khi ngồi trên ghế nhà trường và bắt đầu từ việc học hành, thi cử. Thi cử phải có đỗ có trượt, biết chấp nhận thi trượt nêu mình chưa đủ tài, hoặc vì một lí do nào đó. Điều ấy còn vinh dự hơn là gian lận, quay cóp, ăn cắp của người khác để biến thành của mình, vinh quang đó là giả tạo. Thói ăn cắp nếu thường xuyên lặp lại sẽ trở thành bản chất xấu xa, tồi tệ và còn kéo theo bao điều tồi tệ khác nữa trong cuộc đời.

*Thực trạng của việc thi cử

  • Thực trạng gian lận trong thi cử không phải vài thập kỉ nay mới có, mà là một căn bệnh thâm căn cố đế đã có lúc trở nên trầm trọng, khiến xã hội bức xúc, bất bình.
  • Hình thức gian lận diễn ra đa phương cách: quay cóp của nhau, dùng “phao”, qua phương tiện nghe nhìn, thi hộ, thầy làm trò chép .v.v…
  • Có những người trong ngành không thể chấp nhận sự giả dối ấy đã dũng cảm phơi bày thực trạng ra ánh sáng như thầy Đỗ Việt Khoa và một số thầy cô khác, được xã hội rất quan tâm và ủng hộ.
  • Mấy năm gần đây đã có sự chấn chỉnh, song vẫn không triệt để và hình thức ngày càng tinh vi hơn.

*Nguyên nhân nào dẫn đến thực trạng ấy?

  • Học sinh lười học, học dốt, ỷ lại…
  • Cha mẹ háo danh.
  • Nhà trường vì bệnh thành tích, vì khoán chỉ tiêu.
  • Chưa có sự sao sát, nghiêm minh từ các cấp lãnh đạo.

*Hậu quả

  • Chất lượng “ra lò” những lứa học sinh ngu dốt, bất tài, trở thành gánh nặng cho gia đình và xã hội.
  • Gây rối loạn, làm đổ vỡ niềm tin của con người vào những giá trị tốt đẹp của cuộc sống, làm cản trở sự phát triển vững bền của đất nước. Đất nước giàu mạnh là nhờ có hiền tài.

*Từ thiếu trung thực trong thi cử sẽ dẫn đến thiếu trung thực trong cuộc sống.

  • Con người cũng như vạn vật đều có gốc. Gốc của bản chất thiếu trung thực thì lớn lên khó có thể thay đổi.
  • Con người là tổng hòa các mối quan hệ xã hội: gia đình, nhà trường, công việc, bạn bè… đều đòi hỏi một chữ tín. Biết trọng chữ tín nghĩa là biết trung thực. Trung thực sẽ đem lại nhiều điều lợi cho chính bản thân mình và được mọi người quý trọng, cổ nhân có câu: “Thật thà là cha quỷ quái”.

*Giáo dục đức tính trung thực trong thi cử và trong cuộc sống cho học sinh là điều cần thiết, quan trọng.

  • Học hành, thi .đỗ là khát vọng của mỗi học sinh. Song phải xác định thi thố phải có đỗ có trượt, biết chấp nhận, thất bại khi mình chưa đủ tài để làm lại, có câu: “Thất bại là mẹ thành công”. Trung thực, thẳng thắn với trình độ, năng lực của mình sẽ cảm thấy tự hào hơn là tận hưởng niềm vui chiến thắng trong giả tạo, trên công sức của người khác.
  • Kết quả thi cử trung thực cũng sẽ giúp cho người dạy, người học và các cơ quan quản lí kịp thời điều chỉnh biện pháp giáo dục cho phù hợp.
  • Trung thực trong các mối quan hệ xã hội sẽ tạo ra uy tín cho chính bản thân và được mọi người quý trọng. Trung thực cũng là gốc của xã hội văn minh, tiến bộ.
  • Muốn đạt được điều đó
  • Mỗi học sinh, mỗi gia đình và nhà trường đều phải ý thức được tác hại của việc thi cử gian dối.
  • Cần xử lí nghiêm minh đối với những biểu hiện thiếu trung thực.
  • Trân trọng, khuyến khích thực tài và nghiêm khắc với những kẻ giả

dối, háo danh, bất tài.                                        

Kết bài

  • Đức tính trung thực là nhân cách của mỗi người, cần nghiêm khắc với bản thân trong rèn luyện.
  • Luôn coi trọng vấn đề thực học để trở thành những con người thực tài

» Xem thêm : Suy nghĩ về danh và thực trong cuộc sống hiện nay tại đây. 

Hướng dẫn làm bài:1. Giới thiệu– Thòi gian gần đây, dư luận xã hội và báo chí đã có không ít phản ứng trước một thực trạng trong đời sống xã hội: đó là tình trạng bằng cấp giả, ngồi nhầm lớp, tiêu cực trong thi cử… Sự tồn tại của hiện tượng này vừa gây mất niềm tin, vừa tạo đà cho sự xuống cấp của chất lượng giáo dục.– Vấn đề trung thực trong học tập và thi cử không chỉ còn là vấn đề của riêng ngành giáo dục mà đã trở thành vấn đề chung của cả cộng đồng.

2. Triển khai


a. Cắt nghĩa
– Trung thực: ngay thẳng, thật thà, tôn trọng sự thật, không làm sai lạc sự thật
– Trung thực trong học tập và thi cử:
+ Hướng tới tiếp thu, nắm vững kiến thức tạo thực lực cho bản thân (học thật)
+ Làm bài thi bằng những kiến thức mình có, không gian lận hòng đạt kết quả cao hơn khả năng thật (thi thật).
b. Lí giải
b.1. Vì sao cần học thật?
– Học thật là con đường duy nhất để tiếp thu kiến thức, là giàu vốn tri thức cho bản thân
– Học thật là cách duy nhất để có kiến thức thật – những kiến thức có thể vận dụng một cách có ích trong mọi hoạt động sống cũng như lao động, nghiên cứu.
– Học thật cùng là cơ sở tạo nên ý nghĩa chân chính của các hoạt động học tập và thi cử.
b.2. Vì sao cần thi thật?
– Để đánh giá chính xác kết quả học tập, năng lực của bản thân người học. Trên cơ sở đó, người học mới có thể xác định chính xác mục tiêu, hướng đi cho tương lai.
– Để tạo sự công bằng giữa các cá nhân tham gia các hoạt động học tập và thi cử.
-> Là động lực thúc đẩy hoạt động học để học là học thật chứ không phải là học giả.
b.3. Làm thế nào để trung thực trong học tập và thi cử?
• Trong học tập: người học phải có năng lực tiếp thu kiến thức và bản lĩnh để đối mặt vói những khó khăn trở ngại (cũng có nghĩa là không nên ngồi nhầm lớp); có định hướng về mục tiêu phấn đấu và tự biết mình, dám nhìn thẳng vào sự thật để phát huy điểm mạnh, khắc phục điểm yếu.
– Trong thi cử: có trình độ kiến thức thật sự, có ý thức nghiêm túc về ý nghĩa kỳ thi, sẵn sàng đón nhận thành công song cũng dám đối mặt với thất bại, biết vượt qua những áp lực không có ý nghĩa tích cực.
c . Đề xuất ý kiến
– Phê phán căn bệnh thành tích và tình trạng học giả, thi giả, bằng cấp thật hiện nay.
– Điều kiện để tính trung thực trong học tập và thi cử được đảm bảo: sự chung tay góp sức của toàn xã hội. Trung thực trong học tập và thi cử không phải là câu chuyện riêng của ngành giáo dục mà là câu chuyện của mỗi cá nhân, mỗi gia đình và cả cộng đồng. Chừng nào áp lực về bằng cấp, về chuyện đỗ – trượt giảm đi, chừng ấy tính trung thực trong học tập và thi cử mới được đảm bảo.
3. Kết luận
– Kể vắn tắt câu chuyện về thái độ của người cha đối với việc đỗ – trượt của con trong văn bản Cha tôi của Đặng Huy Trứ.