Tại sao ăn mặn kéo dài dễ dân tới bệnh cao huyết áp

Tại sao ăn mặn lại tăng huyết áp?

Tại sao ăn mặn kéo dài dễ dân tới bệnh cao huyết áp

“Ăn mặn” thường dùng để nói về việc một người ăn quá nhiều muối, mà cụ thể hơn là natri trong một ngày. Nhiều nghiên cứu đã cho thấy việc tiêu thụ quá nhiều muối (hơn 5g hoặc 6g muối mỗi ngày) sẽ làm tăng huyết áp đáng kể và có liên quan đến khởi phát tăng huyết áp cũng như các biến cố tim mạch.

Tại sao ăn mặn lại tăng huyết áp thì phải kể đến những cơ chế sau đây:

  • Cơ chế chính của ăn mặn gây tăng huyết áp là do nồng độ ion natri (Na+) tăng lên khiến cho cơ thể phải giữ nước để cố gắng làm loãng nồng độ các chất, duy trì ổn định nồng độ dịch thể. Điều đó cũng khiến cho bạn có cảm giác khát nước nhiều hơn khi ăn mặn, dẫn đến thể tích tuần hoàn tăng lên. Khi đó, tim phải hoạt động mạnh hơn vì cần bơm lượng máu lớn hơn vào các mạch máu và tạo ra nhiều áp lực lên mạch máu. Theo thời gian, áp lực này dẫn đến tình trạng bệnh lý tăng huyết áp và khiến mạch máu tổn thương, xơ cứng hơn. Từ đó, nguy cơ bị đột quỵ, nhồi máu cơ tim hay suy tim cũng tăng lên. Đó là lý do người bị cao huyết áp mà ăn quá mặn dễ gặp tai biến.
  • Ăn nhiều muối kết hợp với những yếu tố sang chấn tâm lý sẽ làm tăng hoạt động hệ thần kinh giao cảm, tăng khả năng hấp thu natri ở ống thận. Lượng lớn ion Na+ đi vào trong tế bào cơ trơn gây co mạch, tăng sức cản ngoại vi và dẫn tới tăng huyết áp.
  • Muối cũng làm tăng độ nhạy của tim mạch và thận với adrenalin – một chất có khả năng làm huyết áp tăng lên.

Người dân Bắc Nhật Bản từng dùng 25-30 g muối/ngày, và 40% dân số ở đây bị cao huyết áp. Trong khi đó, dân miền Nam chỉ ăn mỗi ngày 10 g muối, tỷ lệ mắc bệnh là 20%. Người Eskimô và vài bộ lạc châu Phi rất ít bị cao huyết áp do thói quen ăn nhạt.

Tại sao ăn mặn kéo dài dễ dân tới bệnh cao huyết áp
Phóng to
Người dân Bắc Nhật Bản từng dùng 25-30 g muối/ngày, và 40% dân số ở đây bị cao huyết áp. Trong khi đó, dân miền Nam chỉ ăn mỗi ngày 10 g muối, tỷ lệ mắc bệnh là 20%. Người Eskimô và vài bộ lạc châu Phi rất ít bị cao huyết áp do thói quen ăn nhạt.

Muối ăn là một loại gia vị không thể thiếu. Nếu ai chẳng may mắc một số bệnh phải ăn nhạt hoàn toàn thì thật là khổ sở vì sẽ mất đi cảm giác ngon miệng. Thế nhưng nếu ăn nhiều muối thì lại không tốt cho sức khỏe (muối ở đây bao gồm cả muối ăn, nước mắm, bột canh).

Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra mối liên quan giữa muối ăn và bệnh cao huyết áp. Những quần thể dân cư có tập quán ăn mặn luôn có tỷ lệ người cao huyết áp lớn hơn so với các quần thể có tập quán ăn nhạt.

Ở Việt Nam, Viện dinh dưỡng từng điều tra về lượng muối mà một người tiêu thụ mỗi ngày, kết quả: người Nghệ An 14 g, người Thừa Thiên Huế 13 g; tỷ lệ cao huyết áp ở 2 địa phương này là 18%. Ở Hà Nội, người dân ăn mỗi ngày 9 g muối, tỷ lệ mắc bệnh là 11%.

Thực tế lâm sàng cũng cho thấy: một chế độ ăn nhạt, nhiều rau và quả chín có tác dụng hạ huyết áp. Những người bị cao huyết áp dùng thuốc lợi tiểu thải muối sẽ hạ được huyết áp.

Tại sao ăn nhiều muối lại bị tăng huyết áp? Vì nó làm tăng tính thấm của màng tế bào đối với natri, ion natri sẽ chuyển nhiều vào tế bào cơ trơn của thành mạch máu, gây tăng nước trong tế bào, tăng trương lực của thành mạch, gây co mạch, tăng sức cản ngoại vi, dẫn đến tăng huyết áp. Việc ăn nhiều muối cộng thêm các yếu tố stress trong cuộc sống sẽ làm tăng hoạt động của hệ thần kinh giao cảm, tăng hoạt động của hệ renin - angiotensin, dẫn đến tăng tái hấp thu natri ở ống thận. Ion natri vào nhiều trong tế bào của cơ trơn gây co mạch, tăng sức cản ngoại vi và tăng huyết áp.

Thành phần chính của muối ăn là natri. Natri trong chế độ ăn có từ 2 nguồn: nguồn có sẵn trong thực phẩm và nguồn cho thêm vào thức ăn trong quá trình chế biến (phần này phụ thuộc vào từng người). Theo một số tác giả, một chế độ ăn không cho thêm muối cũng đã cung cấp 1,6 g natri, tương đương với 4,1 g muối ăn.

Một ngày nên ăn lượng muối bao nhiêu là đủ? Đối với người bình thường không bị tăng huyết áp, không bị thừa cân, không mắc các bệnh phải kiêng mặn cũng chỉ nên ăn 6-8 g muối một ngày, mì chính không nên ăn quá 5 g/ngày. Những người từ 45 tuổi trở lên cũng nên ăn hạn chế muối.

Ngay cả đối với trẻ em từ khi bắt đầu ăn bổ sung cũng nên tập thói quen ăn nhạt, khi nấu bột có thể không cần cho thêm muối, nhất là trong những trường hợp trộn thêm sữa bột, pho mát vào bột, cháo; vì bản thân muối trong thức ăn cũng đã đủ cho nhu cầu của trẻ. Trong những trường hợp trẻ đã quen ăn muối thì cũng nên nấu nhạt hơn so với khẩu vị của người lớn. Vì chức năng thận của trẻ còn yếu nên khả năng thải muối kém, natri bị tích tụ nhiều trong cơ thể không tốt cho sức khỏe của trẻ.

Trong bữa ăn hằng ngày, không nên dùng quá nhiều thực phẩm chứa nhiều muối như: dưa cà muối mặn, mắm tôm, cá mắm, thịt cá đóng hộp, thịt hun khói, thịt sấy khô, thịt muối, các loại thức ăn chế biến sẵn, các loại rau quả đóng hộp...

Những người bị tăng huyết áp nên ăn nhạt, chỉ dùng 2-3 g muối/ngày và ăn hạn chế các loại thực phẩm chứa nhiều muối. Nên bỏ thói quen dùng thêm bát nước mắm trong bữa ăn, kể cả chấm rau luộc. Những người bệnh suy thận, suy tim phải thực hiện chế độ ăn nhạt tùy theo từng giai đoạn của bệnh; ở giai đoạn nặng phải ăn nhạt hoàn toàn, tức không được sử dụng muối và mì chính trong chế biến cũng như tại bàn ăn, không dùng các loại thức ăn chế biến sẵn có nhiều muối.

1. Vì sao ăn mặn lại tăng huyết áp?

1.1. Muối có vai trò như thế nào đối với cơ thể chúng ta?

Muối ăn là một loại gia vị không thể thiếu trong mỗi bữa ăn hàng ngày của chúng ta. Nhờ có muối mà các món ăn thêm đậm đà. Những người vì một lý do nào đó mà buộc phải ăn nhạt thì sẽ có cảm giác nhạt miệng, ăn không ngon. Nhưng ngược lại, những người có thói quen ăn mặn, ăn quá nhiều muối lại có thể gặp phải những nguy cơ về sức khỏe.

Tại sao ăn mặn kéo dài dễ dân tới bệnh cao huyết áp

Muối có vai trò quan trọng đối với cơ thể

Trong muối có Natri và Clorua - đây là hai loại khoáng chất rất tốt và quan trọng đối với cơ thể. Trong đó, Natri giúp điều chỉnh huyết áp, lượng máu, co cơ và điều chỉnh chức năng thần kinh. Clorua là chất điện giải, rất cần thiết cho các cơ quan trong cơ thể. Nếu nồng độ Clorua thấp sẽ có thể gây ra toan hô hấp, rất nguy hiểm cho cơ thể.

Tại sao ăn mặn kéo dài dễ dân tới bệnh cao huyết áp

Ăn mặn gây suy giảm chức năng thận và tăng huyết áp

Như vậy có thể nói rằng, muối rất quan trọng đối với sức khỏe. Tuy nhiên, không nên ăn quá nhiều muối. Trên thực tế, những trường hợp ăn quá nhiều muối có nguy cơ gặp phải một số vấn đề như cao huyết áp hay đầy hơi, khó chịu.

1.2. Thói quen ăn mặn có thể gây ra tình trạng tăng huyết áp

Trong cơ thể của chúng ta, thận sẽ đảm nhiệm lọc các chất lỏng dư thừa, sau đó đưa chất lỏng ngày vào bàng quang và cuối chúng chúng sẽ được thải ra ngoài thông qua đường tiểu. Để đảm bảo cho thận được hoạt động trơn tru thì thận phải thẩm thấu để lọc nước ra khỏi máu.

Vấn đề xảy ra đối với các trường hợp ăn quá nhiều muối là lượng natri tăng cao trong máu, đồng thời làm mất cân bằng giữa natri và kali, vì thế dẫn đến thận lọc nước kém hơn. Do đó, những chất lỏng không được lọc sẽ dẫn tới nguy cơ tăng huyết áp, gây áp lực cho các mạch máu, thậm chí làm tắc nghẽn động mạch. Thói quen ăn mặn cũng chính là nguyên nhân gây suy giảm chức năng thận.

Tại sao ăn mặn kéo dài dễ dân tới bệnh cao huyết áp

Thói quen ăn mặn gây hại cho sức khỏe

Những bệnh nhân mắc các bệnh tim mạch lại càng cần loại bỏ thói quen ăn quá nhiều muối. Vì khi ăn quá nhiều muối, huyết áp tăng cao có thể khiến cho bệnh thêm nghiêm trọng, làm tổn thương các động mạch dẫn tới tim và gây nguy hiểm cho người bệnh.

Thời gian đầu, thói quen ăn mặn sẽ có tác động nhất định khiến cho lưu lượng máu đến tim bị suy giảm, kèm theo một số biểu hiện như đau thắt ngực,… đặc biệt là khi bạn hoạt động mạnh. Thói quen này kéo dài, nghĩa là muối liên tục được nạp vào cơ thể quá nhiều sẽ dẫn đến tình trạng tăng huyết áp, thậm chí khiến vỡ động mạch, tắc hoàn toàn động mạch.

Ăn quá nhiều muối dẫn đến tăng huyết áp và cũng là nguyên nhân xảy ra những cơn đau tim tiềm ẩn. Chính vì thế, các bác sĩ khuyến cáo, bệnh nhân mắc bệnh tim mạch cần thực hiện chế độ ăn nhạt hơn.

Tại sao ăn mặn lại tăng huyết áp? Tác hại của việc ăn mặn

Ngày đăng : 15/03/2021 | 20:53

Lời khuyên ăn ít muối hàng ngày để giảm nguy cơ tăng huyết áp hay duy trì huyết áp ổn định ở những người đã mắc bệnh chắc hẳn không còn xa lạ với mọi người. Vậy tại sao ăn mặn lại gây tăng huyết áp? Những tác hại của việc ăn mặn đến sức khỏe tim mạch là gì?

Sự phát triển của ngành công nghiệp thức ăn nhanh cùng tốc độ đô thị hóa nhanh chóng đã ảnh hưởng không nhỏ đến lối sống và làm thay đổi thói quen ăn uống của chúng ta. Giờ đây, thực phẩm chế biến sẵn tràn ngập mọi nơi với giá cả vô cùng phải chăng. Vì thế, vô hình chung, mọi người đã tiêu thụ nhiều thực phẩm giàu năng lượng hơn với hàm lượng cao các chất béo bão hòa, chất béo chuyển hóa, đường và muối.

Đặc biệt, muối có trong rất nhiều thực phẩm chế biến sẵn như thịt xông khói, xúc xích, thịt nguội, thức ăn nhanh, mì ăn liền, bánh mì và ngũ cốc đã qua chế biến… Đó là những “nguồn cung cấp” một lượng muối không nhỏ mà bạn thường bỏ qua bên cạnh những gia vị có muối bạn thêm vào bữa ăn hàng ngày như muối i-ốt, nước mắm, nước tương. Kết quả là bạn đang ăn quá mặn và gây ra nhiều ảnh hưởng đến huyết áp, tim mạch.

Tại sao ăn mặn kéo dài dễ dân tới bệnh cao huyết áp

Tại sao ăn mặn lại tăng huyết áp?

“Ăn mặn” thường dùng để nói về việc một người ăn quá nhiều muối, mà cụ thể hơn là natri trong một ngày. Nhiều nghiên cứu đã cho thấy việc tiêu thụ quá nhiều muối (hơn 5g hoặc 6g muối mỗi ngày) sẽ làm tăng huyết áp đáng kể và có liên quan đến khởi phát tăng huyết áp cũng như các biến cố tim mạch.

Cơ chế chính của ăn mặn gây tăng huyết áp là do nồng độ ion natri (Na+) tăng lên khiến cho cơ thể phải giữ nước để cố gắng làm loãng nồng độ các chất, duy trì ổn định nồng độ dịch thể. Điều đó cũng khiến cho bạn có cảm giác khát nước nhiều hơn khi ăn mặn, dẫn đến thể tích tuần hoàn tăng lên. Khi đó, tim phải hoạt động mạnh hơn vì cần bơm lượng máu lớn hơn vào các mạch máu và tạo ra nhiều áp lực lên mạch máu. Theo thời gian, áp lực này dẫn đến tình trạng bệnh lý tăng huyết áp và khiến mạch máu tổn thương, xơ cứng hơn. Từ đó, nguy cơ bị đột quỵ, đau tim hay suy timcũng tăng lên.

Ăn nhiều muối kết hợp với những yếu tố sang chấn tâm lý sẽ làm tăng hoạt động hệ thần kinh giao cảm, tăng khả năng hấp thu natri ở ống thận. Lượng lớn ion Na+ đi vào trong tế bào cơ trơn gây co mạch, tăng sức cản ngoại vi và dẫn tới tăng huyết áp. Muối cũng làm tăng độ nhạy của tim mạch và thận với adrenalin – một chất có khả năng làm huyết áp tăng lên.

Tác hại của việc ăn mặn đến sức khỏe

Tại sao ăn mặn kéo dài dễ dân tới bệnh cao huyết áp

Muối là một chất cần thiết cho cơ thể nhưng nếu ăn quá nhiều có thể gây ra những ảnh hưởng xấu đến sức khỏe, cả ngắn hạn và dài hạn.

Tác động ngắn hạn

Ăn quá nhiều muối trong cùng một bữa hay trong một ngày có thể dẫn đến một số tác động ngắn hạn như:

- Giữ nước.Cơ thể cần đảm bảo nồng độ các chất luôn ổn định nên ăn nhiều muối sẽ khiến lượng natri tăng lên kéo theo nước cũng được giữ lại để tỷ lệ natri/ nước luôn ở mức bình thường. Tình trạng giữ nước nhiều có thể biểu hiện ra các dấu hiệu như sưng phù, thường thấy ở bàn tay, bàn chân và tăng trọng lượng cơ thể.

- Tăng huyết áp tạm thời.Như đã giải thích ở trên, ăn nhiều muối gây giữ nước và làm tăng thể tích máu trong các mạch máu sẽ làm huyết áp tăng lên tại thời điểm đó. Tuy nhiên, mức độ nhạy cảm với muối ở mỗi người không giống nhau nên không phải ai cũng bị tăng huyết áp khi ăn mặn. Trong đó, lão hóa và béo phì là hai yếu tố khiến bạn dễ tăng huyết áp hơn khi ăn nhiều muối.

- Cảm giác khát nhiều.Ăn mặn cũng khiến bạn cảm thấy khô miệng và có cảm giác khát nước. Điều này làm cho bạn phải uống nhiều nước để cơ thể duy trì được tỷ lệ giữa natri/ nước ổn định. Tuy nhiên, nếu tăng natri máunhanh có thể gây ra một số triệu chứng như bồn chồn, khó thở, khó ngủ, giảm đi tiểu.

Tác động dài hạn

Thói quen ăn nhiều muối trong thời gian dài có thể gây ra một số vấn đề về sức khỏe.

Tại sao ăn mặn kéo dài dễ dân tới bệnh cao huyết áp

- Bệnh tăng huyết áp.Nhiều nghiên cứu đã cho thấy tác hại của việc ăn mặn gây tăng huyết áp đáng kể. Ngược lại, khi cắt giảm lượng muối trong chế độ ăn, mức huyết áp có thể giảm xuống. Tác động này mạnh hơn ở những người nhạy cảm với muối như người cao tuổi.

- Làm tăng nguy cơ ung thư dạ dày.Một số nghiên cứu cho rằng có sự liên hệ giữa chế độ ăn nhiều muối với nguy cơ ung thư dạ dàycao hơn. Cơ chế gây ung thư dạ dày của muối vẫn chưa được tìm hiểu đầy đủ. Tuy nhiên, các nhà nghiên cứu nghĩ rằng chế độ ăn mặn có thể gây loét hoặc viêm niêm mạc dạ dày, từ đó dẫn đến ung thư.

- Nguy cơ mắc bệnh tim và tử vong sớm.Mối liên hệ giữa chế độ ăn nhiều muối, bệnh tim và tử vong sớm vẫn còn có nhiều tranh cãi. Tuy nhiên, bạn vẫn nên chú ý đến lượng muối trong khẩu phần ăn để hạn chế ảnh hưởng đến tim mạch.

Đối với những đối tượng có tiền sử hoặc đang bị cao huyết áp thì chỉ nên nạp khoảng 3g muối mỗi ngày. Bạn cũng nên từ bỏ thói quen chấm nước mắm với các loại thực phẩm khác trong bữa ăn, nhất là những người bịsuy thậnhoặcsuy timở giai đoạn nặng thì buộc phải ăn nhạt tuyệt đối.

Nếu bạn cảm thấy khó khăn khi thực hiện chế độ ăn ít muối, bạn có thể bắt đầu với việc giảm dần lượng muối và nêm nếm thêm các gia vị khác khi nấu ăn, chẳng hạn như cho thêm các loại rau thơm hoặc gia vị chua cay để làm tăng thêm vị ngon và giảm độ mặn cho món ăn.

BÀI VIẾT LIÊN QUAN

  • Cảnh báo F0 tự ý dùng corticoid điều trị COVID-19 tại nhà
  • Chăm sóc phổi đúng cách trong mùa dịch COVID-19
  • Mất bao lâu để mũi tiêm tăng cường vaccine phòng COVID-19 có hiệu quả?
  • Nguy hiểm khôn lường của bệnh thủy đậu khi mang thai
  • Các bài tập thở tốt cho người bệnh COVID-19
  • Chủ động phòng ngừa dịch bệnh truyền nhiễm giữa dịch COVID-19

"Ăn mặn" thủ phạm gây tăng huyết áp và bệnh tim mạch

Đối với trẻ nhỏ muối có tác dụng giúp cơ thể khỏe mạnh hơn, cải thiện trí nhớ hiệu quả. Tuy nhiên, đối với người cao tuổi nếu hàng ngày tiêu thụ 1 lượng muối bằng lượng muối của trẻ thì sẽ có nguy cơ bị cao huyết áp và các chứng bệnh về tim mạch. Do đó, tùy vào độ tuổi sẽ bổ sung một lượng muối khác nhau, đảm bảo được lượng muối cần thiết, tính vừa đủ đối với nhu cầu của cơ thể.

Người Việt Nam có thói quen ăn mặn

Theo các chuyên gia dinh dưỡng khuyến cáo, khi một người trưởng thành thì lượng muối cần thiết cho 1 ngày là khoảng từ 2,3g đến 6g, tùy theo thể trạng và sức khỏe của họ. Nhưng theo kết quả được nghiên cứu trên 170.000 người trưởng thành ở các khu vực châu Âu, châu Á và Bắc Mỹ thì có đến 70% số người bổ sung hơn 10g muối mỗi ngày.

Tại sao ăn mặn kéo dài dễ dân tới bệnh cao huyết áp

Thói quen ăn mặn của người dân Việt Nam dẫn đến bị tặng huyết áp

Theo thống kê của Viện Dinh dưỡng Quốc gia,gần 60% người Việt đangsử dụng quá nhiều muối mỗi ngày. Những người sống trong khu vực thành thịsử dụng khoảng9g muối/người/ngày,tỉ lệ mắc bệnh là 11%;còn ở khu vực nông thônngười dân tiêu thụ khoảng 13g muối/người/ngày, tỉ lệ mắc bệnh là 18%… Như vậy, lượng muối ăn hàng ngày của người Việt Namđã nhiều gấp 2 - 3 lần so với khuyến cáo. Và đây chính là một trong những nguyên nhân hàng đầu trong việc làm gia tăng tỷ lệ người bị cao huyết áp cùng các bệnh lý tim mạch ở nước ta. Theo thống kê, số người bị cao huyết áp tăng đã từ trên 25% người trưởng thành lên đếntrên 47%.

Thói quen ăn mặnvà nguy cơ bị tăng huyết áp

1. Tại sao ăn mặn lại bị tăng huyết áp?

Có rất nhiều cuộc nghiên cứu đã chỉ ra mối liên hệ giữa muối và bệnh cao huyết áp. Một cuộc khảo sát ở Nhật Bản cho thấy, người dân khu vực phía Bắc Nhật Bản sử dụng 25 - 30g muối mỗi ngày, tỉ lệ dân số bị cao huyết áp lên đến 40%. Trong khi đó, người dân ở khu vực phía Nam ăn 10g muối mỗi ngày thì tỉ lệ mắc bệnh huyết áp cao chỉ có 20%. Tỉ lệngười dân của các bộ lạc ở Châu Phi, người Eskimô bị cao huyết áp rất ít do thói quen ăn nhạt.

Cũng trong một cuộc nghiên cứu khác được trình bày tại Đại học Hoa Kỳ cho thấy những người bị cao huyết áp đã tiêu thụ lượng muối gấp đôi so với lượng muối cho phép. Đặc biệt là ở những người trong độ tuổi trung niên hay người già có thói quen ăn mặn trong nhiều năm.

Muối có tính hút nước và giữ nước cho cơ thể nên khi nạp một lượng muối nhiều thì sẽ dẫn đến làm tặng lượng chất lỏng trong mạch máu, từ đó áp lực vào mạch máu tăng cao. Cụ thể, ăn quá mặn sẽ làm tăng khả năng thẩm thấu của màng tế bào đối với các khoáng chất natri. Khiến cho các ion này chuyển tiếp vào tế bào cơ trơn của thành mạch máu, làm tồn dư nước trong tế bào và tăng sức cản, thúc đẩy lượng máu di chuyển nhanh hơn. Từ đó gây tăng huyết áp, cao huyết áp về sau.

Tiến sĩDolmatova,Trường Y khoa Rutgers, New Jersey cũng chỉ ra được mối liên kết giữa muối vàouabain nội sinh, chất này có tác dụng làm cho mạch máu bị co lại. Một nghiên cứu khác cho thấy muối còn liên quan đếnangiotensin II cũng làm co mạch máu và tặng huyết áp.

Nguy hiểmhơn, đó chính là những biến chứng của bệnh cao huyết áp nhưtai biến mạch máu não, nhồi máu cơ tim, suy tim, suy thận, một số các biến chứng khác về mắt… Nghiêm trọng hơnnhững người ăn mặn còn có nguy cơ bị đứt mạch máu não, đột quỵ và dẫn đến tử vong. Do vậy, nếu bạn và những người thân đang có thói quen ăn mặn haycó huyết áp không ổn định thì nên hạn chế sử dụng muối để có thể kiểm soát tốt cholesterol cũng như giữ huyết áp được ổn định.

Tại sao ăn mặn kéo dài dễ dân tới bệnh cao huyết áp

Lượng muối ăn phù hợp với thể trạng của từng đối tượng

2. Giải pháp thay đổi thói quen ăn mặn

Đối với những người có thói quen ăn mặn việcngay lập tức giảm lượng muối chuyển sang chế độ ăn nhạt thì thật sự là rất khó. Nó ảnh hưởng đến khẩu vị ăn uống, việc hấp thụ chất dinh dưỡng cần thiết cho cơ thế, do đó việc này cần được tiến hành từ từ và cần sử dụng một số phương pháp hỗ trợ trong việc chế biến món ăn hàng ngày.

- Nếu như việc cắt giảm lượng muối ảnh hưởng đến độ đậm đà của món ăn, vị ngon miệng cho người dùng thì có thể thay thế bằng một số gia vị thảo mộc giúp tặng hương vị, giảm cảm giác thẻm mặn như bột nghệ, húng quế, gừng, xô thơm, nhụy nghệ tây, tỏi, quế,.....

- Sử dụng các thực phẩm tươi sống để chế biến món ăn thay cho việc ăn các đồ ăn sẵn, đồ ăn đóng hộp. Vì theo khảo sát Viện Dinh dưỡng Việt Nam đưa ra, trong 100g xúc xích có chứa từ 9 - 10g muối, 100g thịt muối có đến 20g, còn trong thịt xông khói là từ 10 - 16g muối. Do đó, dù cho cuộc sống bận rộn thì cũng nên ăn những món ăn được chế biến từ đồ tươi sống.

- Nếu trong bữa ăn có nước chấm thì nên pha loãng hoặc dùng những loại nước chấm có công thức đặc biệt, giảm lượng muối.

Tại sao ăn mặn kéo dài dễ dân tới bệnh cao huyết áp
Phương pháp cân bằng ăn uống cho người bệnh cao huyết áp

Ăn mặn có thể bị cácbệnh về tim mạch

Ngoài nguy cơ cao về bệnh huyết áp thì những người ăn mặn cũng được các chuyên gia cảnh báo rằng đây làmột trong những nguyên nhân gây bệnh tim. Bởi vì khi ăn mặn lượng muối vào cơ thể sẽ nhiều hơn nêntim sẽ phải làm việc nhiều hơn so với bình thường.

Cụ thể, vào năm 2010, các nhà nghiên cứu của Đại học California (Mỹ) đã công bố một nghiên cứu về mối quan hệ giữa việc ăn nhiều muối với bệnh tim như suy tim, nhồi máu cơ tim. Trong 1 triệu bệnh nhân tử vong do thừa muối thì có tới 41% các ca là do đột quỵ, 42% do đau tim, số còn lại là do các bệnh liên quan đến tim mạch. Các bác sỹ cũng cho biết, việc điều chỉnh muối phù hợp trong các bữa ăn sẽ giúp giảm được 17% nguy cơ mắc bệnh tim mạch và 23% nguy cơ đột quỵ ở những người trên tuổi 40.

Nguyễn Phượng
Tham vấn: Nguyễn Lân Việt

Tag: Giáo sư Bác sĩ Nguyễn Lân Việt,

Gửi câu hỏi thảo luận

    Tweet

    Tin tức liên quan:

    5 Nguyên nhân gây ra bệnh cao huyết áp ai cũng nên biết

    Cách phòng ngừa bệnh cao huyết áp hiệu quả cho người cao tuổi

    "Ăn mặn" thủ phạm gây tăng huyết áp và bệnh tim mạch

    Cách đo huyết áp tại nhà và hướng dẫn đọc đúng các thông số trên máy đo

    Ăn mặn dễ bị cao huyết áp

    Có nhiều nguyên nhân gây bệnh tăng huyết áp (THA) như thừa cân, ăn mặn, hút thuốc lá, ăn nhiều chất béo,...