Tại sao bánh bông lan bị cũng

Những lỗi thường gặp khi làm bánh bông lan và cách khắc phục

Bánh bông lan là loại bánh khá phổ biến và rất dễ làm. Tuy nhiên, nhiều chị em nội trợ cũng gặp không ít thất bại khi làm loại bánh này. Tham khảo bài viết sau đây, để biết những thất bại đó là gì và cách khắc phục như thế nào nhé!

Những lỗi thường gặp khi làm bánh bông lan
  1. Bánh bị xẹp, lõm đáy
  2. Bánh không nở trong lò hoặc nở kém
  3. Bánh còn sống, bột còn ướt
  4. Bánh bị chai cứng không đông xốp
  5. Bánh bị cháy, mặt bánh bị nứt

1. Bánh bị xẹp, lõm đáy

Nguyên nhân:

  • Nhiệt độ trong lò nướng quá cao, dẫn đến bánh nở nhanh nhưng bên trong chưa kịp chín, thành bánh còn yếu dẫn đến bánh xẹp ngay trong lò hoặc xẹp sau khi lấy ra khỏi lò.
  • Bánh nướng chưa đủ thời gian dẫn đến bị xẹp sau khi lấy ra khỏi lò.

Tại sao bánh bông lan bị cũng

Hình ảnh bánh bông lan khi nướng bị lõm hay xẹp đáy

Cách khắc phục:

  • Để bánh ở rãnh thấp nhất của lò nướng, nên có một chiếc nhiệt kế lò nướng (có thể mua ở các tiệm bán đồ làm bánh) để canh chỉnh nhiệt độ cho chính xác.
  • Nướng bánh đảm bảo đủ thời gian theo công thức, có thể thử bánh chín bằng cách xiên tăm qua bánh, rút tăm ra mà tăm khô là bánh đã chín.

2. Bánh không nở trong lò hoặc nở kém

Nguyên nhân:

  • Do bạn đánh trứng chưa đúng cách và trứng không đủ bông để làm cho bánh nở được.
  • Lúc trộn trứng với bột bạn trộn mạnh tay, khuấy quậy nhiều dẫn đến những bọt khí bên trong lòng trắng trứng đánh bông bị vỡ, dẫn đến khi nướng bánh không thể nở được.
  • Để bột bánh ở ngoài quá lâu không đem nướng ngay cũng là một nguyên nhân làm bánh không nở được.

Tại sao bánh bông lan bị cũng

Bánh bông lan không nở hay kém nở là lỗi rất hay gặp đối với những người làm bánh không chuyên

Cách khắc phục:

  • Khi đánh trứng làm bánh phải đảm bảo độ bông của trứng, khi bạn nhấc máy đánh trứng lên thấy tạo thành chóp là đạt.
  • Hạn chế trộn bột quá nhiều, quá lâu. Khi trộn bột với lòng trắng trứng đánh bông phải trộn thật nhẹ nhàng, dứt khoát.
  • Sau khi trộn bột xong phải đem nướng ngay, tránh để bột bên ngoài quá lâu ảnh hưởng tới chất lượng của bánh cũng như bánh không nở được.

3. Bánh còn sống, bột còn ướt

Nguyên nhân:

  • Nhiệt độ nướng bánh không đủ, nhiệt độ quá thấp do không làm nóng lò nướng trước khi nướng.
  • Nướng bánh chưa đủ thời gian, lấy bánh ra quá sớm.
  • Công thức có quá nhiều chất lỏng như sữa, nước cam... dẫn tới nướng bánh không nở và bị bết dính, ẩm ướt bên trong.

Tại sao bánh bông lan bị cũng

Bánh còn sống và bị ướt là một lỗi bạn chỉ cần điều chỉnh nhiệt độ lò nướng sẽ khắc phục được

Cách khắc phục:

  • Luôn làm nóng lò nướng trước khi nướng khoảng 10 - 15 phút, để lò đạt đúng nhiệt độ yêu cầu.
  • Nướng bánh đúng thời gian quy định, hạn chế mở cửa lò nướng nhiều lần.
  • Cân đo đúng nguyên liệu trước khi làm bánh, hạn chế tình trạng áng chừng nguyên liệu rất dễ thất bại.

4. Bánh bị chai cứng không đông xốp

Nguyên nhân:

  • Do trộn bột quá nhiều, dẫn đến bánh nở kém, chai cứng không bông xốp.
  • Chất lượng bột nở quá kém (đối với những công thức bánh có dùng bột nở).
  • Nướng quá thời gian quy định.

Tại sao bánh bông lan bị cũng

Không có điều gì tồi tệ hơn chiếc bánh bị chai cứng và không đông xốp sau khi bạn nướng

Cách khắc phục:

  • Trộn bột theo 1 chiều và không trộn quá kỹ.
  • Sử dụng bột nở còn hạn sử dụng, mua ở những cửa hàng uy tín, có nhãn hiệu rõ ràng.
  • Nướng bánh đúng thời gian quy định, tránh nướng bánh quá lâu.

5. Bánh bị cháy, mặt bánh bị nứt

Nguyên nhân:

  • Nhiệt độ lò nướng quá cao, làm cho bề mặt của bánh nhanh chóng bị nướng chín. Trong khi đó, ruột bánh vẫn chưa chín và tiếp tục nở, nên nó sẽ làm nứt phần mặt bánh và làm cho mặt bánh dễ bị cháy khét.
  • Khuôn bánh không được đặt ở rãnh giữa lò.
  • Khuôn bánh màu quá sậm dẫn đến hấp thụ nhiệt nhiều dẫn đến cháy bánh.

Tại sao bánh bông lan bị cũng

Một chiếc bánh bị cháy và bị nứt thật sự không hấp dẫn chút nào

Cách khắc phục:

  • Tốt nhất là nên có 1 chiếc đồng hồ đo nhiệt độ đặt vào chính giữa lò, nhìn đồng hồ là biết lò đã đạt nhiệt độ chưa, bởi vì những lò nướng thông dụng phổ biến trong gia đình thường bị một vấn đề là nhiệt độ thực tế cao hoặc thấp hơn mức nhiệt chuẩn.
  • Luôn đặt khay bánh đúng vị trí giữa lò, trừ một số loại bánh yêu cầu để phía gần lửa trên... Khi bánh nở quá cao có thể dùng một tấm giấy bạc che phía trên mặt bánh để hạn chế bánh bị cháy đen.
  • Hạn chế dùng khuôn quá sẫm màu để nướng bánh.

>> Tham khảo một số mặt hàng đồ dùng nhà bếp hỗ trợ làm bánh:

Hy vọng rằng, với những thông tin trên đây, bạn sẽ tự tin để làm ra những chiếc bánh bông lan ngon, đẹp mắt tặng cho gia đình, tránh được những sự cố hi hữu làm ảnh hưởng đến chất lượng bánh. Nếu Quý khách có nhu cầu mua các sản phẩm đồ dùng nhà bếp để thỏa đam mê làm bánh thì hãy nhanh tay truy cập META.vn hoặc gọi đến số hotline để được tư vấn chi tiết và hỗ trợ đặt hàng online nhanh chóng nhé!

Tại sao bánh bông lan bị cũng
Tại Hà Nội:
56 Duy Tân, Dịch Vọng Hậu, Cầu Giấy
Điện thoại: 024.3568.6969
Tại TP. HCM:
716-718 Điện Biên Phủ, Phường 10, Quận 10
Điện thoại: 028.3833.6666
303 Hùng Vương, Phường 9, Quận 5
Điện thoại: 028.3833.6666

>> Xem thêm các bài viết cùng chủ đề:

  • Cách làm bánh bông lan bằng nồi cơm điện
  • Làm bánh bông lan trà xanh bằng nồi cơm điện cực dễ
  • Cách làm bánh bông lan trứng muối bằng nồi cơm điện
  • Hướng dẫn cách làm bánh bông lan bằng lò nướng thủy tinh
  • Cách làm bánh bông lan cà rốt đơn giản nhất
Xem thêm: bánh bông lan, cách làm bánh bông lan, những lỗi khi làm bánh bông lan, cách làm bánh bông lan ngon