Tại sao cơm nếp no lâu hơn cơm tẻ

Nhiều người cho biết ăn gạo nếp bị đầy bụng, khó tiêu, no lâu nên hạn chế, thậm chí là kiêng không ăn. Quan điểm này là rất sai lầm.

Ngâm 2 – 3 ngày hết khó tiêu, đầy bụng

PGS. TS Nguyễn Văn Hoan, nguyên Giám đốc Viện Nghiên cứu Lúa, Học viện Nông nghiệp Việt Nam cho biết, đều là gạo nên về thành phần dinh dưỡng, gạo nếp và gạo tẻ gần như tương đương nhau.

Nhiều người cho biết ăn xôi, cơm nếp… cảm thấy no lâu hơn so với ăn cơm tẻ là do đặc tính dẻo và dính của gạo nếp (do bản chất hạt dẻo, dính nên cơm nếp, xôi vô tình bị nén xuống trong khi bát cơm tẻ lại có độ rời rạc vì vậy ăn một bát cơm nếp, xôi thường no hơn so với một bát cơm tẻ).

Còn về việc ăn gạo nếp đầy bụng, khó tiêu là do cấu tạo tinh bột của gạo nếp và tinh bột gạo tẻ khác nhau. Gạo tẻ có cấu tạo tinh bột dạng sợi trong khi đó gạo nếp có cấu tạo tinh bột dạng nhánh. Tinh bột dạng nhánh thường chắc và khó chia cắt nên khi ăn chúng ta dễ có cảm thấy no lâu, khó tiêu, thậm chí nhiều người còn có hiện tượng ợ chua.

Người Thái, người Lào ăn gạo nếp quanh năm, và vì họ ăn quanh năm, ăn từ đời này sang đời khác, ăn từ trong bụng mẹ nên quen không cảm thấy đầy bụng hay ợ chua. Với người dân Việt Nam, quen ăn gạo tẻ, khi ăn gạo nếp mới cảm thấy đầy bụng, khó tiêu hơn gạo tẻ.

Để tránh việc ợ chua, khó tiêu lại vừa đảm bảo món ăn chế biến từ gạo nếp ngon có một cách rất đơn giản là trước khi chế biến, chúng ta hãy ngâm gạo trong nước từ  2 -3 ngày. Cách thực hiện rất đơn giản là một gạo chín nước (cứ một bát gạo thì ngâm với chín bát nước).

Ngâm hết ngày thứ nhất thì đãi gạo và đổ nước đi, sau đó lại cho nước mới vào. Ngâm như thế hết ngày thứ hai, ngon hơn và kiên trì hơn thì ngâm hết ngày thứ 3, sau đó để ráo nước và chế biến món ăn. “Nhiều người lo ngại ngâm gạo lâu sẽ khiến gạo bị hỏng. Bạn đừng lo điều này.

Thực tế ngâm xong hạt gạo nếp trắng, nở, thổi xôi hay gói bánh chưng đều rất ngon, hạt gạo rền, dẻo. Và đặc biệt là khiến người ăn không bị đầy bụng, khó tiêu. Làm cách này, bạn có thể ăn gạo nếp cả ngày, cả tháng, thậm chí quanh năm mà không bị khó chịu hay đầy bụng”, PGS.TS Nguyễn Văn Hoan nhấn mạnh.

PGS. TS Nguyễn Văn Hoan: “Do có thành phần dinh dưỡng tương đương như cơm tẻ nên việc ăn nhiều hay ăn ít các món ăn chế biến từ gạo nếp phụ thuộc vào thói quen, sở thích chứ không liên quan đến sức khỏe, bạn có thể ăn bao nhiêu tùy thích”.

Đừng lo gạo nếp bị “hồ”

Gạo nếp thường là gạo có mùi thơm rất dễ chịu. Tuy nhiên, nhiều người lo gạo bị ngâm tẩm hóa chất tạo mùi thơm.

Về nỗi lo này, PGS.TS Nguyễn Văn Hoan khẳng định: “Gạo mà ngâm tẩm hóa chất thì phải có người ngộ độc. Nhưng, tôi chưa thấy trường hợp nào bị ngộ độc vì gạo cả. Việc tạo ra hương liệu có mùi giống với mùi thơm thật của gạo là cực khó. Không chỉ Việt Nam mà ngay cả thế giới cũng chưa làm được.

Trong việc dùng chất tạo mùi tôi cho rằng phổ biến nhất là việc dùng cây cơm nếp giã nhỏ rồi “hồ” vào gạo.

Cách này cũng chủ yếu áp dụng với các loại gạo nếp, đặc biệt là các loại nếp đặc sản như Nếp cái Hoa vàng để làm tăng mùi thơm của hạt gạo. Việc làm giả mùi này thực tế chỉ nhằm bán gạo giá cao chứ không gây ảnh hưởng tới sức khỏe bởi lá cây cơm nếp là an toàn.”

Theo PGS.TS Nguyễn Văn Hoan, muốn nhận biết gạo nếp bị “hồ” lá cây cơm nếp có thể sử dụng biện pháp khá thủ công là lấy một cốc nước ấm, đổ gạo vào và vo. Sau khi vo, mùi thơm của gạo không còn thì đấy là gạo đã bị hồ vì hồ thơm đã tan trong nước.

Sơn Hà

<path d="M17,13.5A1.5,1.5,0,1,1,18.5,12,1.5,1.5,0,0,1,17,13.5Zm-10,0A1.5,1.5,0,1,1,8.5,12,1.5,1.5,0,0,1,7,13.5Zm5,0A1.5,1.5,0,1,1,13.5,12,1.5,1.5,0,0,1,12,13.5Z" />

Gạo nếp hay gạo tẻ nhiều chất hơn, ăn béo hơn là thắc mắc của rất nhiều người. Đa số cho rằng gạo nếp nhiều dinh dưỡng hơn, ăn tốt hơn gạo tẻ, số ít lại cho rằng gạo tẻ mới là loại gạo nhiều dinh dưỡng nhất.

Vậy thực chất, gạo nào tốt hơn?

Thực tế, theo PGS Nguyễn Thị Lâm – Nguyên Phó Viện Trưởng Viện Dinh dưỡng Quốc gia thì gạo nếp và gạo tẻ gần như tương đồng về mặt giá trị dinh dưỡng. Sự khác biệt duy nhất giữa gạo nếp và gạo tẻ là do cảm quan của chúng ta về độ dính và độ dẻo của chúng mà thôi.

Lý giải tại sao ăn gạo nếp lại no lâu và có cảm giác béo hơn là bởi khi ăn cùng một bát, cơm nếp sẽ có lượng nhiều hơn do bản chất dẻo dính nên vô tình bị nén xuống còn bát cơm tẻ lại có độ rời rạc. Còn thật ra, trong 100g gạo nếp có 344 kcal, 100g gạo tẻ có 350 kcal, hoàn toàn không có nhiều khác biệt.

Bởi vậy, nếu hiểu bản chất và ý thức được lượng cơm nạp vào thì ăn gạo nếp hay gạo tẻ cũng đều như nhau.

Tại sao cơm nếp no lâu hơn cơm tẻ

Gạo nếp hay gạo tẻ cũng đều có độ dinh dưỡng như nhau. Ảnh minh họa - nguồn internet

Còn việc tại sao cơm nếp có độ dẻo, dính và bùi thơm hơn gạo tẻ là bởi hai thành phần amilozơ và amylopectin trong mỗi hạt tinh bột, trong đó amilopectin có vai trò quyết định đến tính dẻo của hạt. Trong gạo tẻ, ngô tẻ, lượng amilopectin chiếm 80%, còn trong gạo nếp, ngô nếp, lượng amilopectin có tới 90% nên khi nấu lên thường rất dẻo và dính vào nhau.

Tuy ăn cơm nếp bị nóng, gây chướng và đầy bụng nhưng không ảnh hưởng tới sức khỏe, thậm chí còn có lợi cho sức khỏe.

Tại sao cơm nếp no lâu hơn cơm tẻ

Ảnh minh họa - nguồn internet

Còn việc gây nóng là do gạo nếp có tính ôn ấm, khuyến cáo những người có thể chất thiên nhiệt hoặc đàm nhiệt, những người đang bị bệnh có sốt, ho khạc đờm vàng, vàng da, chướng bụng… nên tránh ăn.

Còn về quan niệm ăn đồ nế khiến chỗ bị sưng viêm, vết thương mưng mủ, BS.CK I Đông Y Bùi Văn Phao giải thích: Người bệnh bị mưng mủ thường là người thể hàn, tích độc nhiều (béo, đờm dãi nhiều) do vậy thức ăn chứa nhiều đạm, có chất dẻo nhiều, khó tiêu như thịt trâu, gạo nếp, thịt chó càng làm tình trạng nặng thêm.

Ngày thu mát mẻ nhắc đến cơm nếp lại thèm các mẹ nhỉ, nhận tiện đang mùa sắn, hướng dẫn các mẹ làm món xôi sắn luôn nè, thơm ngon tuyệt cú mèo luôn ạ.

Nguyên liệu:

- 1 củ sắn (khoảng 500 gr)

- Gạo nếp

- Thịt mỡ

- Hành lá; Hành khô

- Lạp xưởng (ăn kèm nếu thích)

Tại sao cơm nếp no lâu hơn cơm tẻ

Ảnh minh họa - nguồn internet

Cách làm:

- Sắn bóc vỏ, rửa sạch, cắt dọc để bỏ phần sơ, rồi cắt thành những miếng nhỏ bằng đốt ngón tay cái để khi nấu sắn nhanh mềm.

Tại sao cơm nếp no lâu hơn cơm tẻ

Ảnh minh họa - nguồn internet

- Ngâm sắn trong nước vo gạo có thả chút muối từ 4-6 tiếng để loại bỏ bớt nhựa độc của sắn.

Tại sao cơm nếp no lâu hơn cơm tẻ

Ảnh minh họa - nguồn internet

- Ngâm gạo nếp với nước sạch từ 4-6 tiếng đề gạo đồ được ngon.

Tại sao cơm nếp no lâu hơn cơm tẻ

Ảnh minh họa - nguồn internet

- Thịt mỡ bỏ bì thái nhỏ. Lạp xưởng thái nhỏ bằng đốt ngón tay. Hành khô bóc vỏ thái lát. Hành xanh thái nhỏ để sẵn.

Tại sao cơm nếp no lâu hơn cơm tẻ

Ảnh minh họa - nguồn internet

- Sau thời gian ngâm gạo nếp và sắn. Bạn xả lại bằng nước sạch để ráo. Sau đó trộn gạo nếp với sắn thêm một thìa con muối vào xóc đều.

Tại sao cơm nếp no lâu hơn cơm tẻ

Ảnh minh họa - nguồn internet

- Cho thịt mỡ vào chảo, rán cho đến khi thành tóp mỡ thì vớt phần tóp ra, phần mỡ chảy dùng để phi hành khô.

Tại sao cơm nếp no lâu hơn cơm tẻ

Ảnh minh họa - nguồn internet

- Đảo chín lạp xưởng trên chảo mỡ rồi để riêng.

Tại sao cơm nếp no lâu hơn cơm tẻ

Ảnh minh họa - nguồn internet

- Phần mỡ còn lại đang sôi bạn cho hành lá thái nhỏ và 1 thìa nước mắm ngon, rồi trút phần tóp mỡ đảo nhanh và tắt bếp luôn.

Tại sao cơm nếp no lâu hơn cơm tẻ

Ảnh minh họa - nguồn internet

- Xôi sắn được nấu chín khi gạo và sắn chín mềm. Trong quá trình đồ xôi nếu muốn ngon hơn bạn chuẩn bị thêm 1 thìa canh nước cốt dừa rưới lên bề mặt xôi và trộn đều để xôi thêm vị cốt dừa thơm ngon.

Tại sao cơm nếp no lâu hơn cơm tẻ

Ảnh minh họa - nguồn internet

Đơm xôi ra bát, rưới mỡ hành lên bề mặt xôi, cho lạp xưởng và hành phi lên trên là bạn đã có một bát xôi sắn thơm ngon, hấp dẫn.

Tại sao cơm nếp no lâu hơn cơm tẻ

Ảnh minh họa - nguồn internet

Nguồn: Tổng hợp