Tại sao gọi là phó trưởng phòng

Chức danh và chức vụ thường được sử dụng cùng nhau, rất dễ nhầm lẫn và khó phân biệt. Vậy chức danh và chức vụ là gì, phân biệt chúng ra sao?

  • Chức danh là gì? Chức vụ là gì?
  • Phân biệt chức danh và chức vụ
  • Nhân viên là chức vụ hay chức danh?
  • Hiệu trưởng là chức danh hay chức vụ?

Chức danh là gì? Chức vụ là gì?

Hiện nay, trong các văn bản pháp luật không có định nghĩa cụ thể thế nào là chức danh, thế nào là chức vụ.

Tuy nhiên, Điều 3 Nghị định 92/2009/NĐ-CP quy định các chức danh, chức vụ cấp xã như sau:

- Cán bộ cấp xã có các chức vụ sau đây: Bí thư, Phó Bí thư Đảng ủy; Chủ tịch, Phó Chủ tịch Hội đồng nhân dân; Chủ tịch, Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân; Chủ tịch Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam; Bí thư Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh; Chủ tịch Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam...

- Công chức cấp xã có các chức danh sau đây: Trưởng Công an; Chỉ huy trưởng Quân sự; Văn phòng – thống kê; Địa chính – xây dựng – đô thị và môi trường (đối với phường, thị trấn) hoặc địa chính – nông nghiệp – xây dựng và môi trường (đối với xã); Tài chính – kế toán; Tư pháp – hộ tịch; Văn hóa – xã hội.

Như vậy, có thể hiểu đơn giản:

- Chức danh là bổn phận và sự ghi nhận một vị trí được tổ chức xã hội, tổ chức nghề nghiệp, tổ chức chính trị... hợp pháp công nhận. Chức danh thường gắn với công việc.

Ví dụ: Bác sĩ, Kế toán, Cán bộ tư pháp, Bác sĩ, Phát thanh viên…

- Chức vụ gắn với quyền quản lý, là sự đảm nhiệm một vai trò, địa vị nào đó trong một tổ chức, một tập thể. Chức vụ có được là do bổ nhiệm, do bầu cử, do hợp đồng hoặc một hình thức khác.

Ví dụ: Chủ tịch, Thủ tướng, Tổng Giám đốc, Giám đốc, Trưởng phòng, Phó phòng…

Một người vừa có thể có chức danh và chức vụ hoặc chỉ có chức danh mà chưa có chức vụ hoặc có chức vụ nhưng không có chức danh. Chẳng hạn, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc là người có chức danh cử nhân kinh tế Trường Đại học Kinh tế quốc dân, đồng thời giữ chức vụ Chủ tịch nước.

Một giáo viên thì là chức danh nhưng giáo viên đó làm hiệu phó thì hiệu phó là chức vụ.

Tại sao gọi là phó trưởng phòng

Chức danh là gì? Chức vụ là gì? Chức danh và chức vụ dùng thế nào? (Ảnh minh họa)

Phân biệt chức danh và chức vụ

Tiêu chí

Chức danh

Chức vụ

Về sự công nhận

Được xã hội công nhận

Được xã hội và quan trọng hơn là cơ quan, tổ chức công nhận

Về nhiệm vụ

Thực hiện nhiệm vụ gắn với tên gọi, như giáo viên (giảng dạy), bác sĩ (khám, chữa bệnh),

Thực hiện nhiều nhiệm vụ khác nhau gắn với quyền quản lý

Về đơn vị quản lý

Có thể được quản lý bởi cơ quan, tổ chức hoặc không

Phải được quản lý bởi một cơ quan, tổ chức nhất định

Nhân viên là chức vụ hay chức danh?

Theo các tiêu chí phân biệt tại bảng trên sẽ thấy, người có chức vụ là người có vị trí, vai trò quan trọng trong cơ quan, tổ chức. Do đó, nhân viên là chức danh không phải chức vụ.
 

Hiệu trưởng là chức danh hay chức vụ?

Có thể thấy hiệu trưởng nắm giữ nhiều quyền hạn, chức năng, nhiệm vụ quản lý trong trường học, thông qua các quy trình thủ tục để được bổ nhiệm, theo đó, hiệu trưởng là chức vụ.

Người được bổ nhiệm làm hiệu trưởng phải đáp ứng đầy đủ các điều kiện theo quy định của pháp luật nhưng trước tiên người này phải là một giáo viên. Mà giáo viên là chức danh, do vậy, hiệu trưởng cũng là chức danh.

Tuy nhiên, hiệu trưởng là chức danh khi chưa có người được bổ nhiệm, còn khi đã có người được bổ nhiệm, chức danh hiệu trưởng đã có “chủ” thì đó là chức vụ. Do đó, hiệu trưởng vừa là chức danh vừa là chức vụ, việc sử dụng chức danh hay chức vụ tùy thuộc vào hoàn cảnh dùng.

Kết luận:

- Việc dùng chức danh và chức vụ vẫn chưa được quy định cụ thể, nhưng tựu chung, chức danh gắn với công việc còn chức vụ gắn với quyền quản lý.

- Trong nhiều trường hợp, cùng một vị trí nhưng khi chưa được bầu, bổ nhiệm thì là còn khi đã có người được bầu, bổ nhiệm thì là chức vụ, nói cách khác chức danh là chức vụ không gắn với một người cụ thể nào còn chức vụ là chức danh đã có “chủ” - như trường hợp Hiệu trưởng, Chủ tịch Hội đồng nhân dân các cấp...

Trên đây là thông tin chức danh là gì? Chức vụ là gì? Chức danh và chức vụ dùng ra sao? Nếu còn thắc mắc, vui lòng liên hệ
Tại sao gọi là phó trưởng phòng
 19006199 để được hỗ trợ.

16:24, 22/06/2014

L.T.S: Sau khi Báo Dak Lak Cuối tuần số ra ngày 8-6-2014 đăng bài “Trao đổi về bài Cách gọi các chức danh” của tác giả Ama Quyên, Tòa soạn nhận được bài trao đổi lại của tác giả Thân Nguyễn Luận với đầu đề “Gọi các chức danh đúng ngữ pháp Tiếng Việt”. Để rộng đường dư luận, kỳ này chúng tôi xin giới thiệu bài viết trên.

Báo Dak Lak Cuối tuần ngày 8-6-2014 có đăng bài “Về cách gọi các chức danh” của tôi. Ngày 15-6-2014, Báo Dak Lak tiếp tục đăng bài trao đổi của tác giả Ama Quyên với bài viết của tôi về cách xác định từ, cụm từ chỉ chức danh. Trước tiên, tôi xin chân thành cảm ơn sự quan tâm của quý độc giả và tác giả Ama Quyên, sự quan tâm của mọi người đối với tiếng Việt như vậy là rất có ý nghĩa, bởi trong xã hội hiện đại, ngôn ngữ giao tiếp đang ngày càng đa dạng và phức tạp. Nhân đây, chúng tôi xin trao đổi thêm với tác giả Ama Quyên và quý độc giả về cách gọi các chức danh theo đúng ngữ pháp Tiếng Việt.

Về quan điểm cá nhân, mục đích của tôi là cùng nhau trao đổi, xây dựng cho Tiếng Việt ngày càng giàu đẹp, tiến bộ, tiện ích.

Đối với bài “Về cách gọi các chức danh”, tôi muốn trao đổi với quý độc giả về cách gọi tên các chức danh sao cho vừa ngắn gọn, vừa dễ hiểu và phù hợp với ngữ pháp Tiếng Việt, vì trong phạm vi một bài viết ngắn, tôi không thể phân tích sâu vào chuyên môn ngữ pháp học.

Ngôn ngữ luôn thay đổi và không ngừng phát triển theo sự vận động của xã hội. Các nhà ngôn ngữ học luôn cập nhật các nghiên cứu mới nhất của mình. Có những quan điểm ngôn ngữ hôm nay đúng thì ngày mai đã sai. Vì vậy, việc đúng sai của việc trao đổi này chỉ là tương đối. Tính võ đoán của ngôn ngữ có lẽ cũng xuất phát tự nhiên từ yếu tố đó. Cái sai được số đông chấp nhận thì nó trở nên đúng. Tên gọi các chức danh mà tôi sẽ trao đổi sau đây cũng là một vấn đề được hiểu như vậy.

Theo ngữ pháp Hán ngữ, kết cấu đúng của các từ sẽ là: chỉ huy trưởng, chỉ huy phó, văn phòng chánh, văn phòng phó, phòng trưởng, phòng phó... Tức là từ chỉ cấp bậc đi sau. Còn theo ngữ pháp tiếng Việt thì ngược lại: Trưởng chỉ huy, phó chỉ huy, chánh văn phòng, phó văn phòng, trưởng phòng, phó phòng.... Từ chỉ cấp bậc sẽ đi trước. Nếu nói gọn các từ theo một ngữ pháp duy nhất thì có thể chấp nhận đó là một từ ghép chỉ chức danh. Tuy nhiên, hiện nay chúng ta chỉ sử dụng một số từ đúng với ngữ pháp tiếng Việt. Các từ đúng là chánh văn phòng, trưởng phòng, phó giám đốc, phó chủ tịch, phó thủ tướng... Những người soạn thảo văn bản xem trọng tiếng Việt và sử dụng như vậy là đúng. Tuy nhiên, một số người khi soạn thảo văn bản lại nhầm lẫn với ngữ pháp tiếng Hán nên diễn đạt chức danh “người đứng đầu một ban chỉ huy” thành “chỉ huy trưởng”. Từ cái sai này sinh ra cái sai khác, khi gọi cấp phó của chỉ huy trưởng lại diễn đạt bằng ngữ pháp tiếng Việt: Phó chỉ huy trưởng, vậy không sai là gì? Không thể sử dụng hai ngữ pháp trong một từ được. Bởi vậy, tôi mới tách ra thành “cụm từ chỉ chức vụ”, may ra mới có thể hiểu được. Cụm từ này chia thành từ chỉ cấp bậc và từ chỉ chức vụ: Phó/chỉ huy trưởng.

Tôi công nhận việc Từ điển Tiếng Việt của Viện Ngôn ngữ học xuất bản năm 1992 có xác định một số chức danh như trưởng phòng, chỉ huy trưởng... là từ. Tuy nhiên, trong một số cuốn từ điển chính thống khác thì hoàn toàn không có. Tôi thử tra 4 cuốn từ điển mới nhất về chức danh “Phó chỉ huy trưởng”, “Phó chánh văn phòng”, “phó trưởng phòng”, trong đó có cuốn Từ điển Tiếng Việt của Viện ngôn ngữ học, NXB Thanh niên ấn hành năm 2000, nhưng không tìm ra được. Theo tôi, đó là các cụm từ chỉ chức danh mới phù hợp. Có lẽ các nhà ngôn ngữ học khi soạn từ điển đã ý thức được các từ đó không phải là một từ hoặc sai kết cấu ngữ pháp tiếng Việt nên lưỡng lự, phân vân không đưa vào. 

Theo quan điểm cá nhân tôi, cần thống nhất cách gọi các chức danh theo đúng ngữ pháp Việt Nam: Trưởng chỉ huy, Phó Chỉ huy, Chánh Văn phòng, Phó Văn phòng, Trưởng phòng, Phó phòng, Chánh thanh tra, phó thanh tra. Nếu đã sử dụng ngữ pháp Hán ngữ thì phải thống nhất sử dụng cho đúng, đó là: chỉ huy trưởng, chỉ huy phó, văn phòng chánh, văn phòng phó, phòng trưởng, phòng phó, thanh tra chánh, thanh tra phó... Cách gọi theo ngữ pháp tiếng Việt dễ hiểu, dễ nghe và tiện lợi trong giao tiếp hơn rất nhiều. Tiếng Việt đang trong quá trình phát triển và hoàn thiện, vì vậy việc sử dụng thống nhất sẽ góp phần làm tiếng Việt phát triển ổn định và nâng cao vị thế, vai trò trong giao tiếp.

Riêng đối với từ trưởng phòng, gồm từ chỉ thức bậc: “trưởng” và từ chỉ đơn vị công tác chuyên môn, hành chính, sự nghiệp: “phòng”. Về điểm này, tác giả Ama Quyên đóng góp ý kiến đúng. Tuy nhiên, không vì vậy mà tôi đồng tình với cách xác định từ mà bạn đã nêu. Nếu đã đồng ý từ này là từ (danh từ) và đúng ngữ pháp, thì phải công nhận từ phó phòng, phó chỉ huy, phó văn phòng là đúng. Không thể bác bỏ từ phó phòng mà công nhận từ trưởng phòng được.

Văn hóa Việt Nam nói chung và ngôn ngữ Việt Nam nói riêng ít nhiều chịu ảnh hưởng của Trung Quốc. Suốt một thời gian dài người Việt đã sử dụng chữ Hán để viết, để giao tiếp. Trong tiềm thức chúng ta, đâu đó vẫn lẫn lộn từ Hán Việt với Thuần Việt, ngữ pháp Tiếng Hán với ngữ pháp Tiếng Việt. Người soạn thảo văn bản hành chính không phải là những chuyên gia về ngôn ngữ, vì vậy việc ghép từ và sử dụng ngữ pháp đôi khi chưa đúng cũng có thể thông cảm được. Việc huy động trí tuệ của cộng đồng để hoàn thiện tiếng Việt là một việc hết sức cần thiết. Đến Hiến pháp còn lấy ý kiến của toàn dân để sửa đổi, bổ sung, huống hồ là một từ dùng sai trong văn bản hành chính. Những ý kiến của tôi, của Ama Quyên và nhiều độc giả khác nữa sẽ góp phần hoàn thiện tiếng Việt theo hướng tích cực, tiến bộ.

Thân Nguyễn Luận