Roic nghĩa là gì

Hệ số thu nhập trên vốn đầu tư (Return of Invested Capital - ROIC) phản ánh khả năng sử dụng vốn đầu tư để tạo ra lợi nhuận của doanh nghiệp. Công thức tính hệ số thu nhập trên vốn đầu tư như sau: ROIC = EBIT * (1- Thuế suất) / Vốn đầu tư Trong đó Vốn đầu tư = Tổng tài sản - (tiền và các khoản tương đương tiền) - các khoản nợ không phải trả lãi Tuy nhiên tính theo công thức này không đơn giản vì rất khó xác định đâu là các khoản nợ không phải trả lãi, do các báo cáo tài chính do các doanh nghiệp Việt Nam rất ít khi báo cáo đầy đủ, ngay cả khi họ cung cấp thuyết minh báo cáo tài chính. Vì vậy công thức trên được thay bằng công thức gần đúng, trong đó vốn đầu tư được coi là bằng vốn sử dụng (Capital Employed): Vốn đầu tư = Vốn sử dụng = Tổng tài sản - Tổng nợ ngắn hạn.

  • Return On Invested Capital là Hệ Số Thu Nhập Trên Vốn Đầu Tư.
  • Đây là thuật ngữ được sử dụng trong lĩnh vực Kinh tế .

Thuật ngữ tương tự - liên quan

Danh sách các thuật ngữ liên quan Return On Invested Capital

Tổng kết

Trên đây là thông tin giúp bạn hiểu rõ hơn về thuật ngữ Kinh tế Return On Invested Capital là gì? (hay Hệ Số Thu Nhập Trên Vốn Đầu Tư nghĩa là gì?) Định nghĩa Return On Invested Capital là gì? Ý nghĩa, ví dụ mẫu, phân biệt và hướng dẫn cách sử dụng Return On Invested Capital / Hệ Số Thu Nhập Trên Vốn Đầu Tư. Truy cập sotaydoanhtri.com để tra cứu thông tin các thuật ngữ kinh tế, IT được cập nhật liên tục

ROIC là gì? Tại sao nhà đầu tư huyền thoại Warren Buffett lại xem ROIC là công cụ tuyệt vời để đánh giá một doanh nghiệp tiềm năng?

Tỷ phú Warren Buffett từng đưa ra nhận xét “Một doanh nghiệp lý tưởng phải tạo ra lợi nhuận trên vốn đầu tư (Return on Invested Capital) cao, đồng thời có thể tái đầu tư vốn vào doanh nghiệp đó với lợi nhuận tương đương. Bạn hãy thử tưởng tượng, một công ty A với 100 triệu USD có khả năng tạo lợi nhuận 20%/năm. Sau đó lại tái đầu tư 20 triệu USD và tiếp tục kiếm lời 20% từ 120 triệu USD đó.”

Vậy chính xác chỉ số ROIC là gì? Công thức tính, ý nghĩa của chỉ số ROIC là gì? Hãy cùng Sinvest tìm hiểu ngay sau đây.

ROIC là gì? ROIC (Return on Invested Capital) có nghĩa là tỷ suất lợi nhuận trên vốn đầu tư. ROIC là một chỉ số trong phân tích tài chính cho biết tỷ suất lợi nhuận được tạo ra là bao nhiêu trên mỗi đồng vốn đầu tư của doanh nghiệp.

ROIC là gì?

Về mặt bản chất, chỉ số ROIC chỉ cho biết tiềm năng sinh lời đơn thuần chứ không xem xét đến nguồn gốc vốn đầu tư đó xuất phát từ đâu. Trong báo cáo tài chính định kỳ của mỗi doanh nghiệp, ROIC sẽ cho nhà đầu tư biết lợi nhuận đã thu về bao nhiêu so với tỷ lệ vốn đầu tư đã bỏ ra.

Giả dụ: Bạn đầu tư 100 triệu đồng vào công ty A, chỉ số ROIC đạt 10%. Như vậy từ 100 triệu đồng đầu tư ban đầu, bạn đã thu về 10 triệu đồng tiền lãi.

Nếu đã hiểu rõ ROIC là gì, bạn hẳn đã thấy tầm quan trọng của nó khi khi đánh giá quyết định một khoản đầu tư nào đó. Trong quá trình phân tích đầu tư, chỉ số này sẽ cho bạn biết nhiều điều về tình hình hoạt động của doanh nghiệp.

Ý nghĩa của ROIC là gì?

Hầu hết doanh nghiệp hiện nay đều đi vay ngân hàng để phục vụ sản xuất, đẩy mạnh tốc độ tăng trưởng. Tuy nhiên, không ít doanh nghiệp lại gặp phải tình trạng lãi chi trả ngân hàng lớn hơn mức lợi nhuận thu về. Điều này cho thấy giá trị thực tế của doanh nghiệp đã giảm.

Trong trường hợp cả hai doanh nghiệp cùng hoạt động trong cùng một ngành nghề từng bỏ ra khoản tiền đầu tư ngang nhau chỉ số này lại không giống nhau. Khi đó, doanh nghiệp nào tạo ra mức ROIC lớn hơn sẽ có tổng lợi nhuận EBIT cao hơn. Để cải thiện tốc độ tăng trưởng, doanh nghiệp có thể phải ta tăng vốn đầu tư.

Thực tế những doanh nghiệp chỉ số ROIC cao thường lựa chọn chi trả dòng tiền của họ thông qua cổ tức thay vì phải tái đầu tư. Điều này cho biết, doanh nghiệp chưa tìm ra cơ hội đầu tư như trong dài hạn. Đây là một yếu kém trong khâu bảo quản lý, sử dụng đồng tiền.

Công thức tính ROIC là gì? Công thức phổ biến nhất để tính toán ROIC sẽ yêu cầu ba yếu tố. Cụ thể là lợi nhuận sau thuế, vốn của chủ sở hữu và tổng nợ vay ròng.

Công thức tính ROIC là gì?

Mặc dù vậy nếu như loại bỏ tiền mặt ra khỏi nợ vay thì có vẻ như không thực tế lắm. Bởi cho dù hoạt động trong lĩnh vực nào doanh nghiệp cũng cần phải sử dụng đến tiền mặt.

Mặt khác, tiền mặt của doanh nghiệp còn có thể đến từ một số nguồn như chủ đầu tư, ngân hàng, vốn chiếm dụng,.. Do vậy nếu loại trừ tiền mặt, kết quả không thể chính xác tuyệt đối.

Chẳng hạn như với doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực bất động sản, tiền mặt luôn chiếm một tỷ lệ lớn trong tổng nguồn vốn. Trường hợp tiền mặt lớn hơn vốn của chủ sở hữu và vay nợ, kết quả ROIC chắc chắn là một số âm.

Ngoài ra khi doanh nghiệp sử dụng đòn bẩy, phần lớn tiền mặt sẽ đến từ vay nợ. Vì thế nếu loại trừ đi tiền mặt, nguồn vốn còn lại gần như chỉ là của chủ sở hữu (ROIC = ROE).

Ngoài công thức trên chỉ số ROIC còn được xác định theo một công thức khác.

Công thức tính ROIC là gì? Cách tính ROIC theo nợ dài hạn 

Thực tế tính toán ROIC theo nợ dài hạn thay thế cho tổng nợ có thể cho ra kết quả chính xác hơn khi áp dụng với một vài lĩnh vực, ngành nghề kinh doanh.

Ví dụ: Doanh nghiệp A sở hữu nợ dài hạn / tổng nợ cực nhỏ. Từ đó có thể suy ra, tăng trưởng ROIC cốt yếu đến từ nợ vay trong ngắn hạn. Do đó nếu như sử dụng nợ dài hạn, ROIC sẽ không sát với thực tế. Thế nhưng công thức trên vẫn chính xác nếu đối tượng doanh nghiệp và tác dụng không quan trọng nợ ngắn hạn.

Vẫn còn một công thức tính chỉ số ROIC. Với công thức này, người tính cần dùng đến vốn chủ sở hữu, nợ vay ngắn hạn và dài hạn.

Công thức tính ROIC là gì? Cách tính ROIC theo vốn chủ sở hữu, nợ vay ngắn hạn và dài hạn

Công thức này phù hợp để tính toán ROIC khi phân tích doanh nghiệp sử dụng đòn bẩy cao. Tuy nhiên loại trừ doanh nghiệp trong ngành ngân hàng vì cơ cấu vốn của doanh nghiệp ngành ngân hàng có đôi chút đặc thù.

Mọi người thường có xu hướng so sánh chỉ số lợi nhuận trên vốn đầu tư ROIC và chỉ số chi phí sử dụng vốn bình quân WACC. Trường hợp ROIC lớn hơn WACC có nghĩa doanh nghiệp đang sử dụng vốn đầu tư hiệu quả.

Ngoài ra, bạn hãy xem xét chỉ số ROIC so với 10%. Nếu như ROIC lớn hơn 10%, bạn mới tiếp tục xét đến cơ cấu vốn đầu tư, mức độ rủi ro cho vay nợ.

Sự khác nhau giữa chỉ số ROE và ROIC là gì? ROE chính là tỷ suất lợi nhuận trên số vốn sở hữu. Còn ROIC lại là tỷ suất lợi nhuận trên số vốn đầu tư. Xét về bản chất, ROIC mang tính phổ quát hơn so với chỉ số ROE. Bởi ROE toán dựa trên số vốn của chủ sở hữu, chưa tính đến vốn vay nợ.

Khi một doanh nghiệp nào đó đi vay nợ quá nhiều, ROE đương nhiên tăng cao. Và nếu như doanh nghiệp sử dụng vốn vay nhiều lớn sẽ dẫn đến vốn của chủ sở hữu bị kéo xuống. Khi đó, chỉ số ROIC thường hỗ trợ nhà đầu tư phân tích hiệu quả hơn.

Không chỉ cần hiểu rõ bản chất ROIC mà trong quá trình tính toán, bạn cũng cần phải lưu ý một vài điểm, chúng là gì?

Lưu ý trong quá trình phân tích ROIC là gì?

ROIC đóng vai trò như một phần nhỏ trong toàn cảnh hoạt động của doanh nghiệp. Một doanh nghiệp mặc dù có chỉ số thật ở hiện tại hoặc trong quá khứ nhưng trong tương lai có khả năng đạt bước tăng trưởng mạnh mẽ.

Trong kế toán, Return hay LNST có khả năng bị tác động bởi một số thủ thuật kế toán hoặc lợi nhuận bất thường đến từ việc thanh lý tài sản hoặc thoái vốn.

Trong đó doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực bất động sản thuộc ngành nghề rất dễ bị ảnh hưởng bởi LNST. Do đó khi tính toán ROIC, bạn hãy chú ý các khoản lợi nhuận bất thường.

Mẫu số của biểu thức đại diện cho cơ cấu vốn đầu tư. Bạn cần so sánh giữa tỷ lệ vốn của chủ sở hữu và tổng vốn của nợ ngắn hạn + dài hạn để xem xét mức độ rủi ro. Thông thường, cơ cấu vốn quyết định bởi lĩnh vực hoạt động của doanh nghiệp. 

Những doanh nghiệp hoạt động trong ngành bán lẻ có xu hướng sử dụng vốn vay trong ngắn hạn, vì thế áp lực trả nợ tương đối lớn. Còn với doanh nghiệp kinh doanh bất động sản nợ chủ yếu lại là nợ dài hạn, áp lực trả nợ không quá lớn.

ROIC cao hay thấp luân phụ thuộc rất lớn vào lĩnh vực hoạt động của từng doanh nghiệp. Chẳng hạn cổ phiếu của các công ty bán lẻ thường rất cao. Do đó bạn không nên so sánh ROIC của 2 doanh nghiệp hoạt động khác ngành nghề với nhau.

CTCP vàng bạc đá quý Phú Nhuận có mã chứng khoán PNJ sở hữu ROIC tương đối ấn tượng trong nhiều năm. Mặc dù trong giai đoạn từ năm 2017 đến năm 2020 giảm đôi chút nhưng vẫn trên mức 15%.

Thống kê phát triển của công ty vàng bạc đá quý Phú Nhuận giai đoạn năm 2017 – 2020

Khi phân tích cổ phiếu PNJ, bạn cần nhìn vào tình hình vay lợi của công ty này. Theo đó giai đoạn từ năm 2018 đến năm 2019, nguồn tiền thu vào luôn nhỏ hơn nguồn tiền chi ra. Vì trong giai đoạn này, PNJ liên tục xây dựng thêm hệ thống cửa hàng bán lẻ, đầu tư cho nguồn hàng lưu trữ. Chính vì vậy công ty phải vay nợ để thực hiện các hoạt động này.

Không may mắn thay 2020 lại là năm nền kinh tế bị ảnh hưởng nặng nề bởi dịch bệnh. Phần đông khách hàng đều chi tiêu theo hướng thắt lưng buộc bụng, ít mua sắm trang sức hơn trước.

Vậy nên, khoản nợ thông tin này đã vay để phục vụ hoạt động trong năm 2020 đã không thành công. Thậm chí, LNTS trong năm 2020 còn thấp hơn so với năm 2019. Công ty phải đối mặt với áp lực trả nợ đã vay trước đó.

Mặt khác, PNJ còn phải đối mặt với vòng quay hàng tồn kho có xu hướng giảm nhanh, từ 2.07 giảm xuống chỉ còn 2.91, chúng chiếm đến trên 75% tài sản. Mà hàng tồn kho ở đây hầu như tư sản phẩm có giá trị cao như vàng bạc, đá quý. PNJ phải đối mặt với thách thức lớn về rủi ro mất giá trước biến động thị trường và thanh khoản thấp.

Mặc dù vậy, ROIC không phản ánh tất cả năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp mà nó chỉ cho biết một phần trong toàn cảnh phát triển. Xét về tổng thể, PNJ sở hữu lợi thế cạnh tranh lớn so với khi các đối thủ hoạt động trong cùng ngành. 

Chẳng hạn như những lợi thế sau:

  • Sở hữu mạng lưới bán lẻ rộng khắp.
  • Chủ động được nguồn cung do có thể để tự sản xuất trang sức và phân phối trực tiếp đến hệ thống bán lẻ.
  • Thương hiệu đã có 30 năm lịch sử phát triển trong ngành kim hoàn nước nhà.
  • Sản phẩm được đầu tư cho khâu chế tác giúp nâng giá bán thuận lợi hơn so với đối thủ.
  • PNJ đang tích cực đầu tư cho kênh phân phối Online.
  • Đội ngũ ban lãnh đạo của PNJ đều là những người khó tâm và năng lực khát khao đưa doanh nghiệp phát triển mạnh mẽ hơn.

Chỉ số ROIC là một trong những công cụ phân tích ưa thích của nhiều đầu tư cổ phiếu. Tuy nhiên nếu muốn kết quả phân tích chính xác hơn, bạn cần kết hợp với một vài chỉ số khác như WACC, ROE. Hy vọng bài viết của Sinvest hình nào giúp mọi người hiểu hơn về bản chất của chỉ số ROIC là gì