Tại sao không ăn gừng vào buổi tối

Các sách y học cổ có truyền lại câu nói: Sáng sớm ăn gừng, tốt hơn cả uống nước sâm. Buổi tối ăn gừng, ngang với ăn thạch tín.

  • Phụ nữ thiếu âm dễ ốm yếu, già nhanh: Khuyến cáo "3 món không ăn - 3 điều nên làm" để điều hòa ngũ tạng, tăng cường sức khỏe
  • Khi hệ miễn dịch "xuống cấp" quá nhanh, cơ thể sẽ có 5 dấu hiệu lạ: Không sớm khắc phục bạn sẽ dễ mắc bệnh và nhiễm virus hơn người khác
  • Đây là 5 kiểu uống nước "thông minh" giúp phụ nữ "hút mỡ bụng" cực nhanh, xuống cân mà vẫn dồi dào năng lượng

Trong ẩm thực Việt từ xưa đến nay, củ gừng luôn là một loại gia vị quen thuộc trong nhiều món ăn, từ món cá kho, món gà rang, thịt nướng... Không những thế, củ gừng còn được biết đến với nhiều bài thuốc trị ho đờm vô cùng hiệu quả, lại rất lành tính.

Trong Đông y, gừng tươi còn có tên gọi là Sinh Khương, có vị cay, tính ấm. Có tác dụng tán hàn, long đờm, thường được sử dụng để chữa các chứng phong hàn và kích thích tiêu hóa. Dù bổ dưỡng và tiện dụng đến thế, nhưng nhiều chuyên gia Đông y nhận định gừng là thực phẩm không được dùng tùy tiện,

Thời điểm "độc" không nên dùng gừng trong ngày

Các sách y học cổ có truyền lại câu nói: Sáng sớm ăn gừng, tốt hơn cả uống nước sâm. Buổi tối ăn gừng, ngang với ăn thạch tín.

Theo lương y Bùi Đắc Sáng (Viện hàn lâm KH&CN Việt Nam, Hội Đông y Hà Nội): Củ gừng vừa có lợi lại vừa có hại. Gừng tốt nhất chỉ nên dùng vào ban ngày, lúc này khí trong dạ dày nhiều, ăn một chút gừng vào sẽ kiện tì ôn vị, khích lệ cho dương khí bốc lên, đem lại tác dụng tăng cường và thúc đẩy tuần hoàn máu, tốt cho tiêu hóa.

Tại sao không ăn gừng vào buổi tối

Ngược lại, dương khí trong người thu lại vào buổi tối, âm khí trong cơ thể nhiều hơn, tính nóng của củ gừng sẽ phát huy tác hại, gây ra đau bụng, khó ngủ, nóng trong.

Lương y Bùi Đắc Sáng cho biết, thay vì dùng gừng, chúng ta nên tăng cường ăn củ cải vào buổi tối. Củ cải là thực phẩm tính lạnh, có tác dụng hạ hỏa thanh nhiệt, làm hết đầy bụng, tốt cho họng trợ giúp tiêu hóa, có lợi cho quá trình nghỉ ngơi.

Dùng gừng đúng cách, cả phụ nữ lẫn nam giới sẽ nhận được những lợi ích sau

Lương y Vũ Quốc Trung (Hội Đông Y Hà Nội) cho biết, củ gừng có tác dụng chữa bệnh nhờ chứa thành phần tinh dầu, tinh bột, chất cay. Gừng có tác dụng làm ấm, hồi dương, chống lạnh... nhờ những công dụng tuyệt vời của nó mà có đến 70% các đơn thuốc Đông y đều có vị gừng.

Tại sao không ăn gừng vào buổi tối

Gừng có tác dụng làm ấm, hồi dương, chống lạnh...

Một số bài thuốc từ củ gừng mà lương y Vũ Quốc Trung chia sẻ như sau:

- Điều trị cảm cúm: Dùng gừng tươi 20g, kinh giới 20 - 30g, tử tô diệp 20 - 30g, trà 30g. Đem tất cả các vị sắc lấy nước, thêm đường đỏ khuấy đều, uống. Dùng rất tốt cho người bị ngoại cảm phong hàn (cảm cúm).

- Chống nôn, tốt cho người say tàu xe: Trước khi lên xe, nếu ăn một lát gừng tươi nhỏ, bạn có thể hạn chế được tình trạng nôn mửa do say xe.

- Tăng cường bản lĩnh quý ông: Hãm gừng với nước nóng, sau đó thêm ít chanh và mật ong để có cốc trà thơm nồng. Loại nước này tốt cho đàn ông bị yếu sinh lý.

- Trị viêm đường hô hấp: Những người bị ho hen, viêm họng... nên ăn một bát cháo nóng nấu với gừng hoặc ly trà gừng nóng.

Tại sao không ăn gừng vào buổi tối

Hãm gừng với nước nóng, sau đó thêm ít chanh và mật ong để có cốc trà thơm nồng. Loại nước này tốt cho đàn ông bị yếu sinh lý.

- Trị trúng gió: Dùng gừng để đánh gió cũng có tác dụng bởi gừng tính ấm, việc đánh gió bằng gừng giúp người bệnh gia tăng sức đề kháng, mau hết bệnh.

- Bong gân, sưng đau do ngã: Lấy gừng tươi giã nát với ít muối bó vào chỗ đau, để qua đêm sẽ giảm.

Lưu ý khi dùng:

Lương y Bùi Đắc Sáng cho biết gừng là loại gia vị tốt nhưng không nên dùng nhiều vì có thể sinh toét mắt, chảy nước mắt sống. Người có tạng nóng, hay lở miệng, táo bón… cũng không nên tiêu thụ gừng vì có thể khiến tình trạng nặng hơn. Ngoài ra, gừng hư thối cũng có thể tạo ra độc tố vì vậy không nên dùng. Đặc biệt, không nên gọt vỏ củ gừng mà chỉ nên rửa sạch dưới nước kẻo làm mất tác dụng quý báu của nó.

Không phải mọi người ăn gừng vào buổi tối đều có hại

Theo lương y Nguyễn Hữu Toàn, Hội Đông y Hải phòng, dân gian vẫn quan niệm: "Buổi sáng ăn gừng, tốt hơn cả nhân sâm, buổi tối ăn gừng độc hơn thạch tín" hay “mùa thu ăn gừng độc hơn ăn thạch tín”. Dược vương Tôn Tư Mạo cũng nói: Đến tháng 8, tháng 9 nếu ăn nhiều gừng thì đến mùa xuân dễ mắc bệnh về mắt, giảm thọ, giảm sức mạnh của gân cơ. Đối với  phụ nữ đang mang thai mà ăn gừng nhiều, làm cho thai nhi phát triển không thuận lợi.

Còn theo tác giả Lý Thời Chân, sau khi trải nghiệm ăn gừng, ông đã đúc kết rằng: Ăn gừng nhiều vào mùa thu sẽ tích nhiệt vào mắt, mắt sẽ nảy sinh ra bệnh. Đối với người bị trĩ, ăn gừng nhiều kèm uống rượu sẽ làm cho bệnh trĩ dễ tái phát. Nếu người nào đã có ung nhọt rồi mà vào mùa thu lại ăn gừng thì ung nhọt sẽ càng phát triển.

Lương y Nguyễn Hữu Toàn phân tích, nhìn sâu hơn về lý luận Đông y ta thấy: gừng vị cay tính nóng, thuộc nhiệt tính. Ăn gừng thì dễ nóng, dễ bốc hỏa. Mùa thu thời tiết khô hanh, táo khí (không khí khô) tổn thương phế, cộng thêm ăn gừng cay vào lại càng dễ làm tổn thương phổi hơn, gây tăng mất nước, khô khan trong cơ thể, càng hại phế. Vì thế mùa thu không nên ăn gừng.

Tuy nhiên, theo lương y Nguyễn Hữu Toàn không phải tất cả mọi người ăn gừng vào mùa thu, ăn gừng vào buổi tối đều hại cho sức khỏe. Riêng đối với người có thể chất dễ bị lạnh, hoặc bệnh nhân bị lạnh thì dù có là buổi tối hay mùa thu thì dùng gừng chữa bệnh cũng không có tác hại gì, do đó không cần phải kiêng gừng.

Cần xem thể chất để ăn cho đúng

Lương y Vũ Quốc Trung, Hội Đông y Việt Nam cho biết, gừng là loại gia vị quen thuộc. Gừng cũng là thức uống tuyệt vời giúp chữa cảm lạnh và là vị thuốc được sử dụng rất phổ biến trong Đông y. Gừng có tác dụng đối với các kinh phế, tỳ, vị, thận và đại tràng, có tác dụng làm ấm, chống lạnh, hồi dương, thông lạch.

Thông thường, gừng được dùng để chữa những căn bệnh về tiêu hóa như đau bụng, đầy bụng, thổ tả... hay những bệnh do lạnh như cảm lạnh, ho, thấp khớp do lạnh, chân tay lạnh... Khoảng 70% đơn thuốc Đông y có vị gừng để thấy rằng gừng có vị trí cực kỳ quan trọng trong hỗ trợ chữa bệnh.

Theo phân tích của y học hiện đại, gừng có chứa tinh dầu 2 – 3%, chất nhựa 5%, chất béo 3%, tinh bột và các chất cay như zingeron, shogaola. Gừng được cho là có nhiều công dụng tốt với sức khỏe....

Việc mọi người nói kiêng ăn gừng vào buổi tối là do trong gừng có chứa chất Cineole giúp giải tỏa stress, trị bệnh nhức nửa đầu, giúp tinh thần sảng khoái. Tuy nhiên nếu uống hoặc ăn gừng vào bữa tối, hoặc sau bữa tối sẽ khiến tinh thần sảng khoái, gây mất ngủ...

Các chuyên gia cho biết, từ kinh nghiệm chữa bệnh và dùng thuốc cho thấy, công dụng chữa bệnh của gừng rất lớn, còn tác dụng phụ thì khi phối hợp dùng thuốc là không đáng kể. 

Còn nếu bệnh nhân thuộc nhiệt tính thì dù là buổi sáng hay các mùa khác cũng không nên ăn nhiều gừng. Những người huyết áp cao, mặt hay đỏ, mồm miệng hay bị nhiệt, hay bị chảy máu chân răng thì không nên ăn gừng. Những người dễ bị lạnh, hàn tính, buổi tối mùa thu mà có ho do lạnh, đau bụng do lạnh, nôn mửa do lạnh, uống nước gừng nóng vào có thể giảm ho, giảm đau bụng, nôn mửa.

Cách dùng gừng để phân biệt cơ thể hàn nhiệt: Mẹo nhỏ để  bạn phân biệt cơ thể của mình là hàn hay nhiệt bằng  cách: Nếu như hôm trước bạn ăn gừng mà sáng hôm sau bạn thấy rỉ mắt của mình nhiều hơn, mồm miệng thấy khô hơn thì cơ thể bạn thuộc nhiệt tính. Còn nếu không thấy các biểu hiện trên thì cơ thể bạn thuộc hàn tính.