Tại sao không có dấu hiệu chuyển dạ

Chuyển dạ là gì?

Chuyển dạ là quá trình diễn ra trong giai đoạn cuối của thai kỳ làm cho thai nhi và bánh nhau được đưa ra khỏi buồng tử cung qua đường âm đạo của người mẹ.

Ở cuối thai kỳ, các triệu chứng báo hiệu thời điểmsắp sinhxuất hiện bao gồm: các cơ ở tử cung bắt đầu co thắt (xuất hiện các cơn gò tử cung) và khiến phần bụng trở nên cứng cổ tử cung sẽ bắt đầu mở rộng dần. Sau đó, cơn đau ngày càng tăng dần và đều đặn; giữa các cơn co thắt là lúc tử cung thư giãn và trở nên mềm mại hơn.

Lúc này, thai nhi trong tử cung vừa xoay vừa di chuyển xuống dưới vào khung chậu của mẹ từ lúc bắt đầu có cơn đau đầu tiên và kéo dài suốt khoảng thời gian khi mẹ bầu chuyển dạ. Khi cổ tử cung mở trọn 10 cm cùng với sức rặn của thai phụ, thai nhi sẽ dần lọt qua khung chậu của người mẹ.

Quá trình sắp sanhđược phân chia như sau:

  • Chuyển dạ đủ tháng khi tuổi thai từ đầu tuần thứ 38 – 42 tuần (trung bình 40 tuần, là ngày sinh dự kiến), lúc này thai nhi đã trưởng thành và có khả năng sống độc lập, khỏe mạnh mạnh ngoài tử cung.
  • Chuyển dạ non tháng khi tuổi thai từ 22 – 37 tuần.
  • Trẻ sinh già tháng khi tuổi thai lớn hơn 42 tuần.

Xem thêm: Hành trình sinh nở của mẹ bầu

1. Thai 41 tuần chưa có dấu hiệu chuyển dạ có sao không?

Thực tế, chỉ có 5% các mẹ bầu là sinh con vào đúng ngày dự sinh. Do đó, các mẹ bầu không cần phải quá lo lắng khi thai 41 tuần chưa có dấu hiệu chuyển dạ, bởi đây là một hiện tượng không hiếm gặp. Một số nguyên nhân dẫn đến hiện tượng thai 41 tuần chưa sinh bao gồm:

– Bác sĩ tính sai ngày dự sinh do từ đầu mẹ bầu cung cấp sai thông tin về ngày bắt đầu chu kỳ kinh cuối.

– Việc dự đoán ngày sinh sẽ không được chính xác nếu mẹ đi khám thai quá muộn, cụ thể là sau 3 tháng đầu của thai kỳ.

– Một số vấn đề sức khỏe của thai nhi như rốn ngắn, ngôi thai không thuận…

Tại sao không có dấu hiệu chuyển dạ

Các mẹ bầu không cần phải quá lo lắng khi thai 41 tuần chưa có dấu hiệu chuyển dạ

1. Chuyển dạ giả là gì? Nguyên nhân gây ra tình trạng chuyển dạ giả?

Chuyển dạ giả là khi các bà bầu phải đối mặt với những cơn đau co thắt tử cung, còn được gọi là Braxton Hicks. Tuy nhiên, khi xảy ra tình trạng này, tử cung của thai phụ không có biểu hiện giãn nở, những cơn đau cũng không kéo dài.

Tại sao không có dấu hiệu chuyển dạ

Cần tìm hiểu để phân biệt dấu hiệu chuyển dạ giả và thật

Những cơn chuyển dạ giả cũng mang đến những lợi ích nhất định. Đây là những cơn co thắt tử cung nhưng không làm giãn tử cung mà có tác dụng làm cơ tử cung thêm săn chắc, đồng thời kích thích lưu lượng máu đến thai. Hơn nữa, khi xảy ra những cơn chuyển dạ giả này, thai nhi cũng có cơ hội để đổi ngôi thai đến một vị trí thích hợp. Nhiều trường hợp, nhờ vào những cơn chuyển dạ giả, đầu của em bé được đẩy xuống eo dưới của khung chậu, giúp cho quá trình sinh sau này sẽ dễ dàng hơn rất nhiều.

Một số nguyên nhân gây ra những cơn đau co thắt khiến bạn dễ nhầm với dấu hiệu chuyển dạ:

Những cơn chuyển dạ giả có thể do tình trạng rối loạn tiêu hóa gây ra. Trong thời gian mang thai, thai phụ cần bổ sung nhiều chất dinh dưỡng cho cơ thể để đảm bảo sức khỏe và sự phát triển của thai nhi. Nếu không may ăn phải một số thực phẩm không tươi sạch, nhiễm khuẩn, các bà bầu cũng có nguy cơ đối mặt với tình trạng đau bụng, đôi khi kèm theo tiêu chảy, nôn. Khi tình trạng này xảy ra, cổ tử cung vẫn đóng kín và không có tình trạng giãn nở. Bác sĩ sẽ thăm khám và chẩn đoán nguyên nhân chính xác gây ra những cơn đau bụng để kê thuốc hợp lý cho mẹ bầu.

Tại sao không có dấu hiệu chuyển dạ

Chuyển dạ thật thì cường độ đau sẽ ngày càng tăng lên và khoảng cách giữa những cơn đau sẽ ngày càng gần nhau hơn

Bên cạnh đó, một số nguyên nhân khác cũng khiến chị em xuất hiện cơn gò nhẹ như đau do sỏi thận, viêm ruột thừa, viêm đại tràng,… Với những trường hợp này, bác sĩ sẽ thăm khám và cân nhắc phương pháp điều trị hợp lý cho thai phụ.

1. Xác định thai quá ngày sinh như thế nào?

Hiện nay y học sử dụng cách tính ngày sinh dự đoán dựa trên ngày bắt đầu chu kỳ kinh nguyệt cuối cùng của thai kỳ. Đây là cách tính đơn giản, giúp mẹ bầu nhớ và dễ dàng tính toán hơn. Cách tính tuổi thai thống nhất dựa theo lịch dương, vì thế nhiều mẹ bầu tính theo lịch âm có thể sai khác so với cách tính thai quá ngày sinh này.

Tại sao không có dấu hiệu chuyển dạ

Thai quá ngày sinh khiến nhiều mẹ bầu lo lắng

Thực tế, thời gian mang thai ở mỗi thai phụ là khác nhau, ngoài ra cũng khác nhau ở các lần mang thai, song hầu hết rơi vào khoảng 40 tuần thai. Thời điểm sinh có thể xê dịch từ 7 - 10 ngày ở những phụ nữ có số ngày trong chu kỳ kinh nguyệt khác nhau. Ví dụ: Phụ nữ đang mang thai có chu kỳ kinh là 3 tuần/lần thì thời gian mang thai chuẩn là 39 tuần, ngược lại nếu chu kỳ kinh dài hơn 5 tuần/lần thì thời gian mang thai sẽ dài hơn lên tới 41 tuần.

Bên cạnh đó, ngày dự sinh cũng được tính dựa vào cái chỉ số đo đạc khi siêu âm thai. Hiện nay đa phần bác sĩ siêu âm sớm, đặc biệt là tuần thai thứ 12 - 13 có thể đưa ra tương đối chính xác ngày dự sinh để thai phụ và gia đình chủ động hơn, chuẩn bị đầy đủ đón bé chào đời. Thai nhi sinh ra bình thường từ 37 - 41 tuần tuổi, nếu kéo dài lớn hơn hoặc bằng 42 tuần thì gọi là thai quá ngày sinh.

Tại sao không có dấu hiệu chuyển dạ

Thai trên 42 hoặc 43 tuần tuổi được gọi là thai quá ngày sinh

Các trường hợp này cần đặc biệt theo dõi, thai nằm quá lâu trong tử cung của người mẹ có thể dẫn tới tình trạng suy thai do bánh nhau thoái hóa, nặng hơn còn gây ngạt và tử vong do thai. Sự phát triển quá mức của thai quá ngày sinh khiến mẹ khó sinh hơn, nếu không can thiệp kịp thời có thể gây tai biến khi sinh đẻ.

Đôi khi thai quá ngày sinh do cách tính chưa chính xác, thay vì lo lắng thì người mẹ nên đi khám bác sĩ để siêu âm đánh giá sự phát triển của thai nhi cũng như đưa ra ngày sinh chính xác. Nếu chưa quá nhiều ngày và siêu âm cho kết quả thai bình thường, thai phụ có thể chờ một vài ngày để có tín hiệu chuyển dạ, sinh đẻ tự nhiên.

Nếu thai quá ngày sinh có dấu hiệu bất thường hoặc quá nhiều ngày vẫn chưa có dấu hiệu chuyển dạ thì bác sĩ sẽ xem xét các phương pháp can thiệp để đưa thai ra sớm. Khi đã đủ tuần tuổi, thai đã phát triển đầy đủ các bộ phận đủ cho khả năng sinh tồn sau khi sinh, do đó hoàn toàn có thể sinh bằng phương pháp khác.

Bà bầu đau bụng đẻ: Dấu hiệu chuyển dạ sắp sinh

Đối với mọi bà bầu, đau bụng đẻ là một trải nghiệm rất khó khăn, đau đớn và không thể nào quên. Mỗi người sẽ có cảm giác khác nhau đối với cơn đau đẻ nên không ai có thể diễn tả chính xác được cơn đau đẻ.

Dấu hiệu chuyển dạ mẹ bầu cần biết

Trong những tuần cuối của thai kỳ, mẹ bầu nên theo dõi kỹ những thay đổi của cơ thể để phát hiện sớm dấu hiệu chuyển dạ và kịp thời đến cơ sở y tế để chuẩn bị sinh bé.