Cuộc sống sẽ như thế nào nếu con người không biết gì về vũ trụ

Chúng ta có bị thế lực nào điều khiển không?

Trong bài Chúng ta sống thật hay sống ảo?, chúng ta đã đề cập tới các cách nhìn nhận vũ trụ quanh ta và bản thân con người chúng nữa.

Có một số nhà vật lý, thiên văn học và kỹ sư công nghệ nay đang hào hứng với ý tưởng cho rằng chúng ta thực ra đang sống trong một cỗ máy giả lập khổng lồ, kiểu như thế giới ảo trong phim Ma trận (Matrix), nhưng mọi người đều ngỡ đó là đời thực.

Họ đưa ra ít nhất là hai giả thiết để thuyết phục mọi người tin rằng vũ trụ quanh ta không phải là thật.

Phát hiện sóng radio lạ ngoài vũ trụ

Nasa muốn 'ném thiên thạch' về phía Trái Đất

Sóng sát thủ nuốt chửng tàu thuyền trên đại dương

Giả thiết thứ nhất cho rằng chúng ta là một dạng thử nghiệm, còn giả thiết thứ hai cho rằng chúng ta tồn tại theo sự sai khiến của một thế lực siêu nhiên nào đó.

Trong lúc giả thiết thứ nhất dường như không làm thay đổi điều gì, thì giả thiết thứ hai lại đặt ra nhiều câu hỏi, tình huống thú vị.

Với giả thiết thứ hai, thì cũng sẽ hợp lý nếu như có bất kỳ chủ thể biết suy nghĩ nào cho rằng thực ra chúng ta đang sống trong một môi trường giả lập chứ không phải là trong một thế giới mà các thực tế ảo đang hoạt động theo sự điều khiển nào đó.

Nhà triết học Nick Bostrom từ Đại học Oxford, Anh Quốc, đã phân giả thiết thứ hai ra thành ba khả năng:

(1) các nền văn minh chưa bao giờ đạt tới độ có thể tạo ra được những môi trường giả lập, có lẽ bởi điều đó sẽ khiến chính các nền văn minh đó bị xóa sổ đầu tiên; hoặc

(2) các nền văn minh đã đạt tới mức đó, nhưng vì một số lý do đã quyết định không tạo ra các môi trường giả lập; hoặc

(3) chúng ta nhiều khả năng chính là sản phẩm được tạo ra.

Câu hỏi đặt ra ở đây là trong những khả năng trên, cái nào dễ xảy ra nhất?

Nhà vật lý thiên văn từng đoạt giải Nobel George Smoot lập luận rằng không có lý do thuyết phục nào để chấp nhận phương án (1) hoặc (2).

Cuộc sống sẽ như thế nào nếu con người không biết gì về vũ trụ
Cuộc sống sẽ như thế nào nếu con người không biết gì về vũ trụ

Nguồn hình ảnh, Science Photo Library

Chụp lại hình ảnh,

Liệu có phải chúng ta chỉ là sản phẩm do máy tính tạo nên không?

Nhân loại đang tự gây cho mình đủ những vấn đề rắc rối, như chuyện thay đổi khí hậu, vũ khí hạt nhân và nguy cơ tuyệt chủng hàng loạt đối với một số giống loài. Nhưng những điều đó không nhất thiết sẽ đẩy nhân loại vào chỗ tuyệt diệt.

Hơn nữa, việc tạo ra những môi trường giả lập chi tiết, hoàn hảo tới mức các chủ thể sống trong đó ngỡ rằng mình đang tồn tại thực sự không phải là điều không thể, nếu xét về mặt lý thuyết.

Khi đàn sói xám làm bá chủ rừng Yellowstone

Bọ hung, từ huyền thoại đến đời thực

Lịch sử nhân loại dưới tán cây bồ đề

Smoot nói thêm rằng theo những kiến thức phổ quát mà chúng ta đã biết về các hành tinh khác thì sẽ là quá kiêu căng nếu cho rằng chúng ta là giống loài thông minh nhất tồn tại trong toàn Vũ trụ.

Thế tình huống (2) thì sao? Phải chăng chúng ta muốn tránh việc tạo ra những môi trường giả lập vì lý do đạo đức? Có lẽ sẽ là điều không nên nếu ta tạo ra những chủ thể giả lập mang niềm tin rằng họ tồn tại thực sự và có quyền tự trị?

Nhưng điều này khó lòng xảy ra, Smoot nói. Rốt cuộc thì một lý do then chốt khiến chúng ta tạo ra những thứ giả lập ngày nay chính là để tìm hiểu rõ hơn về thế giới thực. Điều đó giúp chúng ta xây dựng một thế giới tốt đẹp hơn, gìn giữ cuộc sống tốt hơn. Do đó, có những lý do đạo đức mạnh mẽ để tạo ra môi trường giả lập.

Và như vậy thì chỉ còn là duy nhất tình huống (3): có lẽ chính chúng ta đang sống trong một môi trường giả lập.

Nhưng điều này hoàn toàn chỉ là giả thuyết. Ta có thể tìm được bất kỳ bằng chứng nào để chứng minh điều đó không?

Nhiều nhà nghiên cứu tin rằng điều đó tùy thuộc vào việc độ bắt chước được thực hiện hoàn hảo tới mức nào. Cách tốt nhất để tìm kiếm những lỗ hổng của chương trình này, chẳng hạn như những lỗi sơ suất khiến làm lộ ra bản chất nhân tạo của "thế giới thực" trong phim Ma trận. Chẳng hạn như chúng ta đã phát hiện ra sự không phù hợp lẫn nhau trong các học thuyết vật lý.

Khoa học gia chuyên nghiên cứu trí tuệ nhân tạo (nay đã qua đời) Marvin Minsky từng cho rằng có những lỗi sai sót xảy ra do việc 'làm tròn' các con số xấp xỉ trong các chương trình máy tính.

Cuộc sống sẽ như thế nào nếu con người không biết gì về vũ trụ
Cuộc sống sẽ như thế nào nếu con người không biết gì về vũ trụ

Nguồn hình ảnh, Volker Springel/Max Planck for Astrophysics/Scienc

Chụp lại hình ảnh,

Chúng ta nay đã có thể giả lập ra các cụm dải ngân hà

Một số khoa học gia lập luận rằng có những lý do thích đáng để cho rằng chúng ta đang sống trong một môi trường giả lập. Một trong những lý do đó là Vũ trụ của chúng ta trông như được thiết kế có chủ đích.

Những tính bất biến của tự nhiên, chẳng hạn như cường độ các lực căn bản, thì có những giá trị giống như được chọn lựa, tính toán để sự sống có thể tồn tại được.

Những nơi nguy hiểm chết người nhất trên Trái Đất

Các trận lở đất khủng khiếp không phải luôn chỉ gây hại?

Giải mã các quái vật trong Thần Thoại Hy Lạp

Ngay cả những thay đổi nhỏ nhất, nếu xảy ra, cũng sẽ khiến cho các nguyên tử không còn ổn định nữa, hoặc sẽ khiến cho các vì sao không thể được tạo thành. Câu hỏi 'tại sao' vẫn là những bí ẩn sâu kín nhất của ngành vũ trụ học.

Có thể có tình trạng dư thừa các vũ trụ, mà tất cả đều được tạo thành trong những sự kiện giống như Vụ Nổ Lớn, và tất cả đề có những định luật vật lý khác nhau.

Có thể do tình cờ mà một số vũ trụ trong đó được "tinh chỉnh" để thích nghi với sự tồn tại của sự sống, và nếu như chúng ta không phải là nằm trong một vũ trụ có khả năng duy trì sự sống đó, thì chúng ta đã không đặt câu hỏi về sự 'tinh chỉnh' bởi lẽ khi đó chúng ta đã không tồn tại.

Tuy nhiên, các vũ trụ song song lại là một ý tưởng khá là mang tính suy đoán. Ít nhất ta có thể suy đoán rằng Vũ trụ của chúng ta là một vũ trụ giả lập với các thông số đã được tinh chỉnh để tạo ra những kết quả thú vị như các vì sao, các dải ngân hà và con người.

Châu Âu, ngôi nhà một thời của loài rùa khổng lồ

Tê tê, loài vật bị săn lùng nhất thế giới

Cua dừa: 'Tên cướp cạn' trên biển

Trong khi đây là điều có thể xảy ra, thì lý do khiến điều đó xảy ra vẫn là thứ mà chúng ta chưa hiểu được.

Bởi xét cho cùng, nếu vậy thì Vũ trụ "thực sự" của những đấng tạo hóa ra chúng ta cũng phải được "tinh chỉnh" để các đấng tạo hóa đó có thể tồn tại được.

Mà trong trường hợp đó, việc thừa nhận rằng chúng ta đang sống trong một môi trường giả lập vẫn không giải thích được sự bí ẩn về độ "tinh chỉnh" của vũ trụ chúng ta.

Một số người đã chỉ ra những kết quả mâu thuẫn, kỳ quặc trong ngành vật lý hiện đại, và đó là những bằng chứng cho thấy có cái gì đó không ổn.

Cơ học lượng tử, một lý thuyết vật lý cơ học căn bản, đã nêu ra nhiều điểm mâu thuẫn. Chẳng hạn như cả vật chất và năng lượng có vẻ như đều là dạng hạt. Hơn nữa, có những giới hạn đối với với việc chúng ta quan sát Vũ trụ.

Smoot nói rằng những đặc tính rắc rối của vật lý lượng tử chỉ là thứ mà chúng ta có thể nhận thấy trong một môi trường giả lập. Chúng giống như những điểm chấm trên màn hình khi ta nhìn quá sát.

Liệu có lý thể giải được sự tồn tại của Vũ trụ của chúng ta bằng các định luật, nguyên lý khoa học không?

Mời quý vị đón xem phần tiếp theo, Cuộc sống chỉ là sản phẩm của toán học?

Bài tiếng Anh đã đăng trên BBC Earth.

Đây là phần 2 trong bài nghiên cứu gồm 3 phần của tác giả Philip Ball.

Xem đầy đủ:

Phần 1: Chúng ta sống thật hay sống ảo?

Phần 2: Chúng ta có bị thế lực nào điều khiển không?

Phần 3: Cuộc sống chỉ là sản phẩm của toán học?

Vũ trụ sẽ diệt vong như thế nào?

Trái Đất của chúng ta rồi sẽ đến hồi tiêu vong. Nhưng là khi nào?

Rất có thể sẽ là vào khoảng sáu tỷ năm nữa, Mặt Trời trong cơn hấp hối sẽ phình to ra thành một khối Đỏ khổng lồ và nuốt trọn Trái Đất.

Thế nhưng Trái Đất chỉ là một hành tinh trong hệ Mặt Trời, Mặt Trời chỉ là một trong số hàng trăm tỷ ngôi sao trong một dải ngân hà, và có đến hàng trăm tỷ dải ngân hà trong vũ trụ, mà đó là chỉ mới tính đến những phần vũ trụ ta có thể quan sát được.

Vậy sự diệt vong của vũ trụ sẽ diễn ra như thế nào? Đây là câu hỏi mà khoa học đến nay vẫn chưa tìm được câu trả lời rõ ràng.

Tuy nhiên, dựa trên những kiến thức vật lý mà con người đã có được cho tới nay thì có một số kịch bản có thể dẫn đến sự diệt vong của vũ trụ, gồm Vụ Băng Giá Lớn (Big Freeze), Vụ Co Lớn (Big Crunch), Vụ Thay Đổi Lớn (Big Change), và Vụ Xé Lớn (Big Rip).

Mục lục

  • 1 Từ nguyên
  • 2 Định nghĩa
  • 3 Các tiến trình và Vụ Nổ Lớn
  • 4 Tính chất
    • 4.1 Hình dạng
    • 4.2 Kích thước và các khu vực
    • 4.3 Tuổi và sự giãn nở
    • 4.4 Không thời gian
  • 5 Thành phần
    • 5.1 Năng lượng tối
    • 5.2 Vật chất tối
    • 5.3 Vật chất thường
    • 5.4 Hạt sơ cấp
      • 5.4.1 Hadron
      • 5.4.2 Lepton
      • 5.4.3 Photon
  • 6 Các mô hình vũ trụ học
    • 6.1 Mô hình dựa trên thuyết tương đối tổng quát
  • 7 Xem thêm
  • 8 Tham khảo
  • 9 Đọc thêm
  • 10 Liên kết ngoài

Từ nguyênSửa đổi

Từ "vũ trụ" trong tiếng Việt được vay mượn từ tiếng Hán "宇宙". Vũ "宇" trong vũ trụ "宇宙" có nghĩa là không gian, còn trụ "宙" có nghĩa là thời gian. Vũ trụ nghĩa mặt chữ là không gian và thời gian.[21]

Định nghĩaSửa đổi

Vũ trụ có thể được định nghĩa là mọi thứ đang tồn tại, mọi thứ đã tồn tại, và mọi thứ sẽ tồn tại.[22][23][24] Theo như hiểu biết hiện tại, Vũ trụ chứa các thành phần: không thời gian, các dạng năng lượng (bao gồm bức xạ điện từ và vật chất), và các định luật vật lý liên hệ giữa chúng. Vũ trụ bao hàm mọi dạng sống, mọi lịch sử, và thậm chí một số nhà triết học và khoa học gợi ý rằng nó bao hàm các ý tưởng như toán học và logic.[25][26][27]

Các tiến trình và Vụ Nổ LớnSửa đổi

Mô hình được chấp nhận rộng rãi về nguồn gốc của Vũ trụ đó là lý thuyết Vụ Nổ Lớn.[28][29] Mô hình Vụ Nổ Lớn miêu tả trạng thái sớm nhất của Vũ trụ có mật độ và nhiệt độ cực kỳ lớn và sau đó trạng thái này giãn nở tại mọi điểm trong không gian. Mô hình dựa trên thuyết tương đối rộng và những giả thiết cơ bản như tính đồng nhất và đẳng hướng của không gian. Phiên bản của mô hình với hằng số vũ trụ học (Lambda) và vật chất tối lạnh, gọi là mô hình Lambda-CDM, là mô hình đơn giản nhất cung cấp cách giải thích hợp lý cho nhiều quan sát khác nhau trong Vũ trụ. Mô hình Vụ Nổ Lớn giải thích cho những quan sát như sự tương quan giữa khoảng cách và dịch chuyển đỏ của các thiên hà, tỉ lệ giữa số lượng nguyên tử hiđrô với nguyên tử heli, và bức xạ nền vi sóng vũ trụ.

Tiến trình của Vũ trụ
Trong biểu đồ này, thời gian truyền từ trái sang phải, vì vậy tại bất kỳ thời điểm nào, Vũ trụ được biểu diễn bằng một "lát" hình đĩa của biểu đồ.

Trạng thái nóng, đặc ban đầu được gọi là kỷ nguyên Planck, một giai đoạn ngắn kéo dài từ lúc thời gian bằng 0 cho tới một đơn vị thời gian Planck xấp xỉ bằng 10−43 giây. Trong kỷ nguyên Planck, mọi loại vật chất và mọi loại năng lượng đều tập trung trong một trạng thái đặc, nơi lực hấp dẫn được cho là trở lên mạnh ngang với các lực cơ bản khác, và tất cả các lực này có thể đã thống nhất làm một. Từ kỷ nguyên Planck, Vũ trụ đã giãn nở cho tới hình dạng hiện tại, mà có khả năng nó đã trải qua một giai đoạn lạm phát rất ngắn khiến cho kích thước của Vũ trụ đạt tới kích thước lớn hơn nhiều chỉ trong ít hơn 10−32 giây.[30] Giai đoạn này làm đều đặn đi các khối cục vật chất nguyên sơ của Vũ trụ và để lại nó trong trạng thái đồng đều và đẳng hướng như chúng ta quan sát thấy ngày nay. Các thăng giáng cơ học lượng tử trong suốt quá trình này để lại các thăng giáng mật độ trong Vũ trụ, mà sau đó trở thành mầm mống cho sự hình thành các cấu trúc trong Vũ trụ.[31]

Sau kỷ nguyên Planck và lạm phát tới các kỷ nguyên quark, hadron, và lepton. Theo Steven Weinberg, ba kỷ nguyên này kéo dài khoảng 13,82 giây sau thời điểm Vụ Nổ Lớn.[32] Sự xuất hiện của các nguyên tố nhẹ có thể được giải thích bằng lý thuyết dựa trên sự giãn nở của không gian kết hợp với vật lý hạt nhân và vật lý nguyên tử.[33] Khi Vũ trụ giãn nở, mật độ năng lượng của bức xạ điện từ giảm nhanh hơn so với mật độ của vật chất bởi vì năng lượng của một photon giảm theo bước sóng của nó. Cùng với Vũ trụ giãn nở và nhiệt độ giảm đi, các hạt cơ bản kết hợp lại thành những hạt tổ hợp lớn hơn và ổn định hơn. Do vậy, chỉ vài giây sau Vụ Nổ Lớn, hình thành các hạt proton và neutron ổn định và rồi hình thành lên các hạt nhân nguyên tử thông qua các phản ứng hạt nhân.[34][35] Quá trình này, gọi là tổng hợp hạt nhân Vụ Nổ Lớn, dẫn tới sự có mặt hiện nay của các hạt nhân nhẹ, bao gồm hiđrô, deuteri, và heli. Tổng hợp hạt nhân Vụ Nổ Lớn kết thúc sau khoảng 20 phút, khi nhiệt độ Vũ trụ giảm xuống mức không còn đủ để xảy ra các phản ứng tổng hợp hạt nhân nữa.[36] Ở giai đoạn này, vật chất trong Vũ trụ chủ yếu là plasma nóng đặc chứa các electron mang điện tích âm, các hạt neutrino trung hòa và các hạt nhân mang điện tích dương. Các hạt và phản hạt liên tục va chạm và hủy thành cặp photon và ngược lại. Kỷ nguyên này được gọi là kỷ nguyên photon, kéo dài trong khoảng 380 nghìn năm.[37]

Với photon không còn tương tác với vật chất nữa, Vũ trụ bước vào giai đoạn vật chất chiếm đa số về mật độ (matter-dominated era; lưu ý là giai đoạn này sau khoảng 47 nghìn năm kể từ Vụ Nổ Lớn,[38] bởi Vũ trụ vẫn như màn sương mờ đục-optical thick-đối với bức xạ. Trước giai đoạn này là bức xạ chiếm đa số và động lực của Vũ trụ bị chi phối bởi bức xạ.). Đến thời điểm của kỷ nguyên tái kết hợp - sau khoảng 380 nghìn năm, electron và các hạt nhân hình thành lên các nguyên tử ổn định, cho phép Vũ trụ trở lên trong suốt với sóng điện từ. Lúc này ánh sáng có thể lan truyền tự do trong không gian, và nó vẫn còn được quan sát cho tới tận ngày nay với tên gọi bức xạ nền vi sóng vũ trụ (CMB). Sau khoảng 100 đến 300 triệu năm, những ngôi sao đầu tiên bắt đầu hình thành; đây là những ngôi sao rất lớn, sáng và chịu trách nhiệm cho quá trình tái ion hóa của Vũ trụ. Bởi không có các nguyên tố nặng hơn lithi từ giai đoạn tổng hợp hạt nhân Vụ Nổ Lớn, những ngôi sao này đã tạo ra các nguyên tố nặng đầu tiên bởi quá trình tổng hợp hạt nhân sao.[39] Vũ trụ cũng chứa một dạng năng lượng bí ẩn gọi là năng lượng tối; mật độ năng lượng của năng lượng tối không thay đổi theo thời gian. Sau khoảng 9,8 tỷ năm, Vũ trụ đã giãn nở đến mức độ khiến cho mật độ của vật chất nhỏ hơn mật độ của năng lượng tối, đánh dấu bắt đầu của giai đoạn năng lượng tối thống lĩnh Vũ trụ (dark-energy-dominated era).[40] Trong giai đoạn này, sự giãn nở gia tăng của Vũ trụ là do năng lượng tối.

Mục lục

  • 1 Vài nét về sự sống ngoài Trái Đất
  • 2 Khả năng tồn tại sự sống ngoài Trái Đất
    • 2.1 Theo sinh học vũ trụ
    • 2.2 Giả thuyết về hình thái và tiến hóa
  • 3 Niềm tin vào sự sống ngoài Trái Đất
    • 3.1 Tư tưởng cổ đại và cận đại
    • 3.2 Sinh vật ngoài Trái Đất với thời hiện đại
  • 4 Tìm kiếm sự sống ngoài Trái Đất
    • 4.1 Tìm kiếm trực tiếp
    • 4.2 Tìm kiếm gián tiếp
    • 4.3 Các hành tinh ngoài Hệ Mặt Trời
  • 5 Sự sống ngoài Trái Đất trong Hệ Mặt Trời
  • 6 Chú thích
  • 7 Liên kết ngoài

Cuộc sống con người sẽ như thế nào sau 50 năm nữa?

Thứ năm - 05/09/2019 10:56 4.790 0
Các chuyên gia đã dự báo về tương lai công nghệ của thế giới trong 50 năm nữa. Khi đó, con người sẽ di chuyển dưới nước, du lịch vũ trụ, ở nhà tự dọn dẹp…
Cuộc sống sẽ như thế nào nếu con người không biết gì về vũ trụ
Theo tờ Dailymail, báo cáo mới tập hợp các dự báo của một nhóm học giả và chuyên gia công nghệ viễn tưởng về cuộc sống con người gắn với công nghệ trong năm 2069.
Cuộc sống sẽ như thế nào nếu con người không biết gì về vũ trụ
Con người đi lại trong đường ống dưới nước. (Ảnh: Samsung).

Báo cáo được thực hiện theo đặt hàng của tập đoàn Samsung để đánh dấu sự kiện khai trương SamsungKX, cửa hàng bán lẻ và không gian trải nghiệm mới tại King’s Cross, London (Anh).

Báo cáo mang tên“Samsung KX50: The Future in Focus” (Samsung KX50: Tương lai rõ nét”.

Theo mường tượng của các chuyên gia, cuộc sống hàng ngày của con người sẽ gắn liền với công nghệ.

Sau đây là 10 dự báocông nghệhàng đầu trong tương lai.

  • Đường cao tốc dưới nước:Một hệ thống giao thôngđường ống dưới âm tốc (subsonic)sẽ được xây dựng để con người di chuyển bằng các phương tiện cá nhân (pod).
Cuộc sống sẽ như thế nào nếu con người không biết gì về vũ trụ
Xe buýt bay. (Ảnh: Samsung).
  • Tòa nhà chọc trời dưới lòng đất:Tương lai sẽ có các“tòa nhà chọc đất”,tòa nhà đảo ngược thay vì nhà chọc trời như hiện nay. Tòa nhà chọc đất sẽ có rất nhiều tầng được xây dưới đất để chống chịu được động đất.
Cuộc sống sẽ như thế nào nếu con người không biết gì về vũ trụ
"Tòa nhà chọc đất". (Ảnh: Samsung).
  • Nhà tự lau dọn:Chỉ cần bấm nút, các ngôi nhà sẽ tự làm sạch khi chủ nhân rời nhà hoặc đang ngủ.
  • Khách sạn vũ trụ:Khi con người đi du lịch trên vũ trụ, họ sẽ ở khách sạn quay quanh quỹ đạo Mặt Trăng hay các hành tinh khác. Các khách sạn này sẽ tự tạo ra trọng lực riêng.
  • In 3D nội tạng:Công nghệ in 3D có thể cung cấp nội tạng cho những người cần ghép tạng.
  • Đồ ăn nhanh kẹp côn trùng:Côn trùng sẽ là một trong các nguồn protein chính của con người trong 50 năm nữa.
  • Xe buýt và taxi bay:Chúng ta sẽ bước lên taxi bay và nó sẽ chở chúng ta bay ở phía trên luồng giao thông nhằm đưa ta tới đích nhanh hơn.
  • Cấy thiết bị vào cơ thể để theo dõi sức khỏe:Con người sẽ được cấy một người bạn kỹ thuật số vào cơ thể để thiết bị này nắm rõ cơ thể và sức khỏe của “chủ nhân” trong suốt cuộc đời. Thiết bị này còn có thể dịch các triệu chứng và tình trạng sức khỏe sang bất kỳ ngôn ngữ nào.
  • Trận đấu thể thao kiểu Quidditch trong Harry Potter:Khán giả sẽ cổ vũ các đội thể thao yêu thích thi đấu như trong truyện Harry Potter. Cầu thủ sẽ bay bằng xe cân bằng quanh sân vận động. Khán giả thưởng thức các trận đấu theo không gian bốn chiều.
Cuộc sống sẽ như thế nào nếu con người không biết gì về vũ trụ
Trận đấu thể thao như trong truyện Harry Potter. (Ảnh: Samsung).
  • Xem phim tương tác, tham gia vào phim nhờ thực tế ảo:Khi xem phim ở nhà, người xem sẽ mặc các bộ đồ tạo ra cảm giác như thật, đánh lừa cả 5 giác quan của người xem, giúp người xem có cảm giác như đang ở trong phim hoặc trò chơi điện tử.

Bà Ms de Rojas, đồng tác giả báo cáo, nói:“50 năm tới sẽ mang đến những sáng tạo và đổi mới công nghệ lớn nhất mà chúng ta từng chứng kiến trong công việc và giải trí. Cách mạng kỹ thuật số, cũng tương tự như cách mạng công nghiệp cách đây 250 năm, sẽ thay đổi mọi cách chúng ta sống trong tương lai”.

63% người Anh được hỏi cho biết dự báo dễ thành hiện thực nhất là nhà tự dọn dẹp, thiết bị cấy theo dõi sức khỏe và taxi bay.

Bà Tanya Weller, Giám đốc Samsung Showcase KX, nói: “50 năm trước, chúng ta không bao giờ đoán được những thay đổi như hiện nay trong cách chúng ta sống, làm việc, đi lại và ăn uống”.

Nguồn tin: http://khoahocthoidai.vn: (TH)

CHI TIẾT VỀ CÁCH MÀ CON NGƯỜI SẼ SỐNG Ở SAO HỎA, DỰ KIẾN TRONG 20 NĂM NỮA

Stephen Petranek, tác giả cuốn sách'Cách chúng ta sẽ sống trên sao Hỏa'(How we'll live on Mars), vừa có một bài phát biểu trên sân khấu TEDtalk chứng minh việc sinh sống trên sao Hỏa là hoàn toàn có thể.

Trái đất của chúng ta rất dễ bị tổn thương bởi những vật thể trôi nổi trong thiên hà, chỉ duy nhất một thiên thạch với kích cỡ lớn cũng đủ sức hủy diệt toàn bộ hành tinh. Vì vậy, để sống sót, con người cần tìm cách vươn ra ngoài vũ trụ.

Tính đến thời điểm này, sao Hỏa là hành tinh hứa hẹn cho con người khả năng sinh sống cao nhất trong toàn bộ hệ mặt trời.

Trước hết hãy nói một chút về sao Hỏa.

Sao Hỏa có độ lớn chưa bằng một nửa so với Trái Đất, nhưng do phần lớn bề mặt Trái Đất được bao phủ bởi nước, diện tích mà chúng ta có thể đặt chân lên tại 2 hành tinh này là tương đương nhau. Không khí trên sao Hỏa cực kỳ mỏng, mỏng hơn trên Trái Đất đến 100 lần. 96% lượng không khí ở đây là khí CO2, con người chắc chắn sẽ không thể thở được.

Cuộc sống sẽ như thế nào nếu con người không biết gì về vũ trụ

Cuộc sống sẽ như thế nào nếu con người không biết gì về vũ trụ

Nhưng đây mới là vấn đề chính: Sao Hỏa cách Trái Đất rất rất xa, xa hơn khoảng cách từ Trái Đất đến Mặt Trăng 1.000 lần (hơn 400 triệu km). Để đưa một chiếc tàu vũ trụ tới sao Hỏa phải mất đến 8 tháng, đó là nếu chúng ta xuất phát vào đúng một thời điểm duy nhất chỉ xảy ra 1 lần trong mỗi 2 năm, khi khoảng cách giữa Trái Đất và sao Hỏa là ngắn nhất.

Đã có tổng cộng 44 chiếc tàu không gian được gửi đến Sao Hỏa, nhưng hầu hết trong số đó đều bị nghiền nát hoặc mất tích, chỉ có khoảng 1/3 là thành công.

Vậy khi nào thì con người sẽ đặt chân lên đó?

NASA từng nói đó là năm 2040, nhưng Stephen Petranek tuyên bố đó sẽ là năm 2027.

Elon Musk, người tạo ra quá nhiều điều kỳ diệu trong thời gian gần đây chính là nguyên nhân khiến ông đưa ra tuyên bố này.

Nếu bạn quan tâm đếntin tứcchắc hẳn bạn không thể không biết tới SpaceX, dự án vũ trụ cực kỳ táo bạo đã và đang tạo ra bước nhảy vọt cho công cuộc khám phá vũ trụ của loài người. Người đã cách mạng hóa ngành công nghiệp tự động và tạo ra cả một công ty tên lửa trong chưa tới hơn 10 năm quyết tâm đưa con người đến sao hỏa vào năm 2027.

Nhưng liệu chúng ta có thể sống ở đó thật không?

Có thể. NASA đã tìm ra cách để chúng ta thật sự sống được trên sao hỏa.

Con người chúng ta cần những yếu tố cơ bản nào để sống trên Trái Đất?

Đó là thức ăn, nước uống, chỗ trú ẩn, và quần áo.

Còn trên sao Hỏa thì sao? Tất cả các yếu tố trên, cộng thêm khí oxy.

Yếu tố đầu tiên và quan trọng nhất: nguồn nước

Nước là thành phần cơ bản cấu tạo nên mọi sự sống.Việc mang nước từ Trái Đất lên sao Hỏa là bất khả thi, vì thế nếu muốn sống được trên sao Hỏa, chúng ta phải tìm cách tạo ra nguồn nước ngay tại đó.

Khi các bạn nhìn vào bề mặt sao Hỏa chắc hẳn sẽ có cảm giác giống như cả hành tinh là một sa mạc khổng lồ, nhưng hoàn toàn không phải như vậy. Riêng đất của sao Hỏa đã có chứa đến 60% là nước.

Một số vệ tinh của chúng ta chụp lại được rất nhiều miệng núi lửa trên sao Hỏa được phủ kín bởi băng tuyết. Các vệ tinh này cũng xác định được có một lượng nước khổng lồ nằm sâu dưới lòng đất của sao Hỏa, thậm chí có cả những dòng sông băng.

Theo tính toán, chỉ riêng lượng băng ở 2 cực của sao Hỏa tan chảy cũng đủ làm cho toàn bộ hành tinh này ngập trong nước.

Như vậylượng nước trên sao Hỏa là rất lớn, nhưng hầu hết trong số đó là tồn tại ở dạng băng hoặc ở dưới lòng đất.Việc biến chúng thành nước có thể sử dụng được đòi hỏi rất nhiều công sức, nhưng hoàn toàn có thể thực hiện được.

Cuộc sống sẽ như thế nào nếu con người không biết gì về vũ trụ

Trong hình trên là một thiết bị được chế ra tại Đại học Washington từ năm 1998. Về cơ bản đây là một loại máy hút ẩm đơn giản. Máy hút ẩm hút ngược không khí vào máy qua giàn lạnh, giàn lạnh sẽ ngưng tụ hơi ẩm lại thành nước còn phần không khí còn lại sẽ được hút ra phía sau máy. Và do không khí ở sao Hỏa thường có đổ ẩm ở mức 100% nên đó thiết bị này có thể giúp giải phóng toàn bộ lượng nước con người cần từ chính không khí của sao Hỏa.

Thứ hai, chúng ta phải tìm ra cách để thở.

NASA cũng đã sớm giải quyết được vấn đề này.

Cuộc sống sẽ như thế nào nếu con người không biết gì về vũ trụ

Chiếc máy này được gọi là Moxie, được chế ra bởi một nhà khoa học tại MIT tên Michael Hecht. Nói đơn giản thì chiếc máy náy sẽ hút không khí của sao Hỏa và nhả ra khí oxy. Chiếc tàu không gian tiếp theo mà NASA đưa tới sao Hỏa vào năm 2020 sẽ mang theo chiếc máy kỳ diệu này. Nó sẽ tạo ra khí oxy đủ cho một người sống mãi mãi.

Thứ ba, chúng ta sẽ ăn gì đây?

Chúng ta sẽ sử dụngphương pháp hydroponics (thuật trồng cây không cần đất, chỉ cần nước và chất dinh dưỡng hóa học)để tạo ra lương thực. Nhưng chúng ta sẽ không thể trồng nhiều hơn 15-20% lượng lương thực cần thiết ở đây, ít nhất là cho đến khi có dòng nước chảy trên bề mặt sao hỏa.

Cuộc sống sẽ như thế nào nếu con người không biết gì về vũ trụ

Trong tương lai gần, hầu hết thức ăn sẽ được gửi đến từ Trái Đất ở dạng khô.

Thứ tư, chúng ta cần chỗ trú ẩn.

Ban đầu người ta có thể dùng những chiếc buồng bơm hơi có khả năng điều chỉnh áp suất để làm chỗ ở.

Cuộc sống sẽ như thế nào nếu con người không biết gì về vũ trụ

Nhưng đây chỉ là giải pháp tạm thời do ở đây có quá nhiều bức xạ từ phía mặt trời và từ các tia vũ trụ. Rất may là đất ở sao Hỏa lại cực kỳ tốt để làm nguyên liệu sản xuất ra gạch. NASA sẽ bơm nhựa polyme vào trong những viên gạch này rồi cho chúng vào trong lò. Những công trình với tường dày sẽ sớm được xây dựng trên sao Hỏa.

Một giải pháp nữa là chúng ta có thể sống ở dưới lòng đất hoặc cácống nham thạch (Lava tube)có rất nhiều trên sao Hỏa.

Và cuối cùng là quần áo.

Cuộc sống sẽ như thế nào nếu con người không biết gì về vũ trụ

Dava Newman, một nhà khoa học ở MIT đã tạo ra bộ đồ vũ trụ này. Nó giúp ngăn chặn các tia phóng xạ và giữ ấm cho cơ thể.

Vậy là chúng ta đã có đủ các yếu tố cần thiết cho sự sống trên sao Hỏa rồi, điều này hoàn toàn có thể thực hiện được!

Nhưng tất nhiên tham vọng của con người chưa dừng lại ở đó. Bước tiếp theo để con người có thể thực sự làm chủ sao Hỏa là tái cấu trúc cả hành tinh, biến sao Hỏa thành giống Trái Đất. Điều này nghe có vẻ ngang tàng, nhưng sự thật là nhữngcông nghệđể làm được điều đó hiện đã tồn tại.

Vậy làm thế nào để biến đổi cả một hành tinh?

Chúng ta phải làm cả hành tinh ấm lên.

Lớp không khí cực mỏng chính là nguyên nhân khiến nhiệt độ sao Hỏa luôn duy trì ở mức thấp. Do đó, để tăng nhiệt độ sao hỏa, ta phải làm lớp dày lớp không khí này lên.

Hai cực của sao Hỏa chính là chìa khóa giải quyết vấn đề này, cả hai đều được bao phủ bởi một lượng cực lớn CO2 đông lạnh (băng khô) . Nếu chúng ta tìm ra cách tăng nhiệt độ 2 vùng này khiến băng bốc hơi, CO2 sẽ hòa vào với không khí và làm cho không khí ở đây dày hơn y như ở trên Trái Đất.

Stephen Petranek cũng đưa ra một phương pháp. Đó làdựng lên một tấm buồm năng lượng mặt trời cực kỳ lớn(hoạt động như một tấm gương phản chiếu) để tập trung năng lượng vào cực nam của sao Hỏa. Khi nhiệt độ tăng lên, băng khô sẽ tan chảy và hòa vào với không khí.

Khi lớp không khí đặc hơn, mọi yếu tố khác đều được cải thiện. Chúng ta sẽ được bảo vệ tốt hơn khỏi những tia bức xạ từ mặt trời. Không khí ấm hơn khiến dòng nước có thể chảy được trên bề mặt sao Hỏa, mùa màng sẽ sớm xuất hiện nơi đây. Và khi có nhiều hơi nước hơn trong không khí, trên sao Hỏa sẽ có mưa và thậm chí cả tuyết rơi nữa. Đến lúc đó thì chúng ta hoàn toàn có thể cởi bỏ những bộ đồ vũ trụ và đi dạo thoải mái dưới ánh mặt trời hệt như ở trên Trái Đất.

Nếu thực hiện được điều này, sẽ tốn ít hơn 20 năm để toàn bộ sao Hỏa ấm lên.
Tuy nhiên chúng ta vẫn còn một vấn đề cuối cùng để giải quyết, đó biến đổi toàn bộ không khí trên sao hỏa để con người có thể thở được, một việc tốn cả ngàn năm. Nhưng với trí thông minh và khả năng thích ứng của loài người, những gì mà chúng ta đạt được với công nghệ tương lại sẽ là không tưởng tưởng nổi.

Đưa con người lên sao Hỏa sinh sống sẽ là sự kiện vĩ đại trong lịch sử loại người. Nhưng điều quan trọng nhất là việc đó sẽ biến loài người trở thành giống loài chinh phục vũ trụ, đồng nghĩa với việc chúng ta sẽ sống sót dù cho bất cứ điều gì xảy ra với Trái Đất.

Nguồn: Mạnh Tuấn - Trang CNTT (https://www.trangcongnghe.com)

Sưu tầm: Đặng Phương Thảo - Phòng Quản lý NCKH, T39

Cuộc sống sẽ như thế nào nếu con người không biết gì về vũ trụ
Cuộc sống sẽ như thế nào nếu con người không biết gì về vũ trụ
Cuộc sống sẽ như thế nào nếu con người không biết gì về vũ trụ
Cuộc sống sẽ như thế nào nếu con người không biết gì về vũ trụ
Cuộc sống sẽ như thế nào nếu con người không biết gì về vũ trụ
Cuộc sống sẽ như thế nào nếu con người không biết gì về vũ trụ
Cuộc sống sẽ như thế nào nếu con người không biết gì về vũ trụ
Cuộc sống sẽ như thế nào nếu con người không biết gì về vũ trụ