Tại sao kinh doanh nhà hàng mang tính tổng hợp

Trước tiên chúng ta cùng tìm hiểu qua kinh doanh nhà hàng là gì thì mới bắt đầu có chiến lược về lĩnh vực này.

1. Kinh doanh nhà nhà là gì? Tại sao phổ biến ?

Kinh doanh nhà hàng là một trong những loại hình kinh doanh phổ biến và đang rất phát triển hiện nay, thu hút được nhiều sự quan tâm của người trẻ hay những người bắt đầu lập nghiệp. Chúng ta có thể nhìn thấy không ít các cơ sở nhà hàng kinh doanh được mọc lên như nấm trên có khu phố, khu đô thị, khu du lịch,... bất kể ở đâu có lượng người dân ở tập trung đông thì sẽ luôn có đầy đủ các cơ sở kinh doanh nhà hàng. Do nhu cầu cuộc sống hiện nay, các bạn trẻ thì luôn thích sống ảo, tụ tập ăn uống hay ngay cả những người trung tuổi cũng muốn tìm đến những nơi yên tĩnh như quán cà phê để gặp gỡ bạn bè, những nhân viên văn phòng cũng chọn nơi đây là địa hình lí tưởng cho không gian làm việc, trao đổi công việc với đối tác của mình.

Tại sao kinh doanh nhà hàng mang tính tổng hợp
Kinh doanh nhà hàng là gì?

Chính vì những nhu cầu trên mà không ít người đã có định hướng kinh doanh nhà hàng vừa phục vụ được nhu cầu của mọi người vừa trở thành nguồn thu nhập ổn định cho cuộc sống của họ. Kinh doanh nhà hàng giời đây không còn là một hình thức xã lạ với nhiều người mà đã trở nên rất phổ biến , nhưng mấy ai hiểu được các đặc điểm cũng như những chiến lược kinh doanh nhà hàng sao cho hợp lý và phù hợp với xu thế hiện nay.

Chúng ta cùng đến với khái niệm kinh doanh nhà hàng là gì nhé !

Kinh doanh nhà nhà chính là là hoạt động khá phức tạp, có sự thống nhất, liên quan tới nhiều yếu tố kể  cả về con người lẫn vật chất, cùng với đó chúng ta cần hiểu về đặc điểm của nhà hàng và đưa ra chiến lược kinh doanh.

Tại sao kinh doanh nhà hàng mang tính tổng hợp
Mục đích kinh doanh nhà hàng

Mục đích của kinh doanh nhà nhà chính là việc làm phục vụ nhu cầu của khách hàng như ăn uống, vui chơi,... và có sự liên kết chặt chẽ với các bộ phận của nhà hàng với nhau như đầu bếp, nhân viên, bartender, quản lý và thu ngân. Chính có sự liên kết này chúng ta mới tạo ra được các chiến lược kinh doanh hợp lí và phục vụ tốt nhu cầu của khách hàng đề ra.

Kinh doanh nhà hàng trở nên phổ biến vì hiện nay nhu cầu sống của con người tăng cao, nâng cao dịch vụ chăm sóc khách hàng và phát triển xã hội, có nhiều ý tưởng về dịch vụ, âm thực,... tạo nên sức hấp dẫn đến với nhiều người.

Đọc thêm: Những gì bạn cần biết trong bảng mô tả công việc quản lý nhà hàng

2. Đặc điểm của kinh doanh nhà hàng

2.1. Đặc điểm về mục đích kinh doanh

Như đã nói ở trên thì đặc điển của mục đích kinh doanh chính là đáp ứng nhu cầu của khách hàng hiện nay thông qua ẩm thực, đồ uống, dịch vụ, .... Những không chỉ có vậy mà còn thông qua những sự liên kết khác như : giữa quản lí, thu ngân, đầu bếp, nhận viên phục vụ, bartender,.... Hay chính là cách thể hiện bày trí thức ăn, đồ uống,... để nâng cao thương hiệu nhà hàng nhằm giúp cho mọi người biết đến thương hiệu đó nhiều hơn.

Kinh doanh nhà hàng cũng phải đảm bảo tuyệt đối về chất lượng sản phẩm, chất lượng phục vụ và giá cả hay vệ sinh chung của nhà hàng.

Tại sao kinh doanh nhà hàng mang tính tổng hợp
Đặc điểm kinh doanh nhà hàng

Bất kể kinh doanh trên loại hình lĩnh vực nào thì sản phẩm chính là cơ sở tạo nên giá trị phong cách nhất định cho nhà hàng đó. Chúng ta cùng tìm hiểu sâu hơn về đặc điểm này nhé

Thứ nhất, sản phẩm là thứ chính là thứ giúp cho hoạt động kinh doanh trở nên kinh hoạt hơn, khách hàng có cái nhìn tốt và ưa chuộng nhà hàng thông qua cảm nhận về sản phẩm của nhà hàng đó

Thứ hai, quá trình kinh doanh và sản xuất nhà hàng phải cùng một lúc diễn ra cùng nhau bởi khi khách hàng có nhu cầu thì nhà hàng phải bắt tay để phụ vụ có như vậy thì hoạt động nhà hàng sẽ trở nên linh động, điều phối được sản phẩm

Tại sao kinh doanh nhà hàng mang tính tổng hợp
Đặc điểm sản phẩm 

Thứ ba, kinh doanh nhà hàng sẽ mang tính tổng hợp cao: khách hàng có thể là những gần chúng ta hay là những người ở nơi xa đến bởi vậy ngoài việc có đầy đủ các sản phẩm về thực phẩm hay đồ uống thì ngoài ra nhà hàng cần có những dịch vụ hấp dẫn thu hút và đáp ứng được những nhu cầu của khách hàng , tạo cho họ một không gian phù hợp và cảm thấy hài lòng khi sử dụng dịch vụ của mình.

Qua đặc điểm về sản phẩm mà khách hàng có thể lựa chọn, đánh giá nhà hàng 5 sao hay 0 sao từ đó chúng ta lại cần nhắm tới đối tượng khách hàng của chúng ta là ai và thứ họ cần là gì? Hãy cùng chú ý đến phần sau đây.

Xem thêm: Công việc thu ngân nhà hàng cần làm những gì, lương có cao không?

2.3. Đặc điểm khách hàng

Không phải một nhà hàng nào cũng có thể thu hút được toàn bộ lượng khách hàng để đáp ứng đầy đủ nhu cầu mà cần phải phân bổ ra những phân khúc khách hàng khác nhau, nhà hàng chúng ta muốn chuyên về lĩnh vực nào thì phải làm tốt lĩnh vực đó, muốn nhắm vào khách hàng nào thì hãy nhắm chủ yếu tới phân khúc khách hàng đó.

Bởi khi nhắm được phân khúc khách hàng và nhu cầu khách hàng cần thì chúng ta sẽ đưa ra các chiến lược kinh doanh hợp lí và những sản phẩm phù hợp để giữ chân đối tượng khách hàng. Đừng quá tham trong việc lựa chọn nhiều phận khúc khách hàng.

Đọc thêm: Cách quản lý nhà hàng siêu hiệu quả bạn không nên bỏ qua

Tại sao kinh doanh nhà hàng mang tính tổng hợp
Khách hàng rất quan trọng 

Chiến lược kinh doanh nhà nhà chính là tầm quan trọng trong việc khiến kinh doanh nhà hàng trở nên thành công hay thất bại. Chúng ta hãy bỏ túi ngay những điều cần nhớ trong kinh doanh nhà nhà nhé!

Thứ nhất, về vị trí địa lí : chúng ta cần chọn địa điểm rộng rãi ( là số 1) , thoáng mát và quan trọng nhất là tầm nhìn ( view) của nhà hàng đó sẽ ở đâu, khu vực chúng ta chọn hướng tới đối tượng khách là ai, xa hay gần trung tâm.

Thứ hai, thiết kế cấu trúc cho nhà hàng : hiện nay điểm thu hút được khách hàng nhiều nhất chính là qua phong cách nhà hàng đó, đối tượng hướng đến là khách hàng như nào, độ tuổi bao nhiêu, lĩnh vực kinh doanh chính là gì để đưa ra phong cách thiết kế sao cho phù hợp và thu hút được nhiều lượng khách nhất. Không gian được thiết kế ra sao, màu sắc cũng như cách bày trí trong cửa hàng

Thứ ba, sản phẩm và dịch vụ : đây là yếu tố vô hình không thể nắm bắt hay cầm sờ được chúng mà chỉ có thể cảm nhận được chúng thông qua khách hàng. Nhờ những yếu tố này khách hàng sẽ yêu thích hay ghét bỏ nhà hàng của bạn. Dịch vụ và thái độ phục vụ ra sao cũng là một trong những yếu tốt khiến cho nhà hàng của bạn thành công hay thất bại, mặt hàng cần có chất lượng tốt vào đa dạng, giá thành hợp lí cho mọi sản phẩm, nhằm phụ vụ tốt nhất cho khách hàng.

Tại sao kinh doanh nhà hàng mang tính tổng hợp
Chiến lược kinh doanh nhà hàng

Thứ tư, để có những yếu tố sản phẩm và dịch vụ tốt thì lựa chọn nhân viên chính là một trong những điều được quan tâm đến, chúng ta cần chọn nhân viên có phong thái làm việc chăm chỉ, biết cách giao tiếp và thuyết phục khách hàng, có kinh nghiệm tư vấn cho khách hàng, thái độ cư xử tốt, yêu công việc mà mình làm. Ngược lại để có được những nhân viện ưu tú thì quản lí n hà nhà cũng phải là một con người có đầu óc, hiểu tâm lí nhân viên và nắm bắt được thị trường kinh doanh để đưa ra những chế độ và mức lương hấp dẫn thu hút nhân viên.

Trên đây chính là những điều bạn cần hiểu và nắm được sơ qua về kinh doanh nhà hàng và sự thành bại của kinh doanh cũng dựa vào những yếu tố đó. Chúc cho các bạn kinh doanh nhà hàng sẽ có được nhiều kinh nghiệm hơn trong lĩnh vực này.

  • Nêu được các đặc điểm của kinh doanh nhà hàng về sản phẩm, lao động;
  • Trình bày được những thuận lợi và khó khăn trong kinh doanh nhà hàng;
  • Quan tâm, ham thích tìm hiểu về nghiệp vụ nhà hàng;

Sản phẩm của nhà hàng được chia làm hai loại:

– Thứ nhất, là yếu tố hàng hoá như các món ăn, đồ uống do nhà hàng tự chế biến hoặc đi mua của các nhà sản xuất để phục vụ khách.

Ví dụ: Những hàng hoá do nhà hàng tự chế biến có thể là: các món ăn do nhà bếp chế biến, các đồ uống do quầy bar pha chế, còn các hàng hoá do đi mua ở nơi khác như: bơ, đường, sữa, bánh mỳ, đồ hộp, bia rượu, nước ngọt,…

– Thứ hai, là yếu tố dịch vụ thể hiện qua quá trình phục vụ các món ăn, đồ uống cho khách. Các dịch vụ cần tới con người với kỹ năng nghề nghiệp giỏi, có khả năng giao tiếp tốt, có trình độ ngoại ngữ nhất định để giao tiếp với khách hàng.

Hai yếu tố hàng hóa và dịch vụ gắn liền nhau không thể tách rời nhằm tạo nên một sản phẩm hoàn hảo.

Sản phẩm của nhà hàng mang tính tổng hợp, có đặc điểm làm thoả mãn các nhu cầu về ăn uống cho khách ở khách sạn, khách vãng lai, cư dân địa phương, bao gồm phục vụ các món ăn Âu – Á, các bữa tiệc lớn nhỏ, các hội nghị,… thông qua những hoạt động đó cung cấp cho khách các dịch vụ có chất lượng cao.

2. Đặc điểm về lao động

Lao động trong nhà hàng là lao động dịch vụ đặc thù, rất khó tự động hóa và cơ giới hóa. Trong thực tế mỗi nghiệp vụ trong nhà hàng đòi hỏi số lượng nhân viên có chuyên môn phù hợp. Theo thống kê, tại các nhà hàng hoạt động có uy tín thì chưa tính đến đội ngũ cán bộ quản lý, nhân viên phục vụ gián tiếp thì cứ 12 đến 16 khách hàng cần thiết phải có 1 nhân viên phục vụ trực tiếp. Lao động phục vụ trong nhà hàng đóng vai trò quyết định đến hiệu quả kinh doanh.

Ngoài ra, lao động trong nhà hàng thường sử dụng lực lượng lao động trẻ (độ tuổi từ 18 – 35) có sức khỏe, tác phong nhanh nhẹn, linh hoạt và đặc biệt có khả năng giao tiếp tốt.

Hoạt động nhà hàng luôn tồn tại và theo nhu cầu của khách, vì vậy, trong thực tế nhà hàng hoạt động không kể ngày và đêm, ngày lễ, ngày tết, bất kỳ khi nào khách yêu cầu thì nhà hàng phải phục vụ 24/24h. Đây là điều khác biệt so với tất cả các ngành nghề khác bởi phần lớn các nghề khác hoạt động theo giờ hành chính là chủ yếu. Do vậy, tổ chức hoạt động của nhà hàng phải chia các ca làm việc đảm bảo phục vụ khách hàng liên tục, không gián đoạn. Các ca làm việc này cũng đảm bảo 8 giờ làm việc trong một ngày, tuy nhiên, không phải là giờ hành chính, các ca làm việc có thể là ca gãy, ca tăng cường,…

Ngày nghỉ của nhân viên phục vụ trong ngành dịch vụ ăn uống thường không phải là ngày cuối tuần. Ngày nghỉ của họ tuỳ thuộc vào lịch phân công của các trưởng bộ phận, thường là những ngày vắng khách.

Dịch vụ mang đến cho khách hàng những cảm nhận khác biệt so với môi trường hàng ngày họ đang sống và một dịch vụ phục vụ hoàn hảo, tạo cho khách hàng có được cảm nhận hơn hẳn điều họ mong đợi.

3. Những thuận lợi trong kinh doanh nhà hàng

Hiện nay, không chỉ ở các nước có nền kinh tế vững mạnh, các nước đang phát triển và thậm chí các nước chậm phát triển nghề kinh doanh nhà hàng đang được thịnh hành. Tại Việt Nam, các thành phố lớn như Hà Nội, Hồ Chí Minh, Hải Phòng, Đà Nẵng,… số lượng nhà hàng, khách sạn ngày càng gia tăng ở mức cao, số lượng người tham gia nào lĩnh vực kinh doanh nhà hàng, khách sạn ngày càng nhiều với thành phần kinh tế đa dạng. Nhiều người chưa qua đào tạo bàn bản và chưa có nhiều kinh nghiệm thực tế kinh doanh cũng tích cực mở nhà hàng, khách sạn. Điều đó cho thấy kinh doanh nhà hàng là nghề vô cùng hấp dẫn bởi:

– Kinh doanh nhà hàng có thể thu được nhiều lợi nhuận:

Cơ sở đánh giá của tiêu chí này được đưa ra  khi đem so sánh kinh doanh nhà hàng với các nhóm kinh doanh khác ở nhóm dịch vụ. Trong thực tế, chúng ta thấy rất ít lĩnh vực kinh doanh bỏ số vốn không quá lớn như kinh doanh ăn uống mà mang lại lợi nhuận cao. Không những thu được lợi nhuận tương đối cao mà kinh doanh nhà hàng thực sự ổn định vì nhu cầu về dịch vụ ăn uống trong xã hội không ngừng tăng lên khi xã hội phát triển. Nhận định này được chứng minh rõ nét trong điều kiện phát triển kinh tế, xã hội Việt Nam hiện nay. Chính sự ổn định trong kinh doanh ăn uống đã giúp cho các chủ nhà hàng hạn chế được các rủi ro có thể gặp phải nếu đem so sánh với các nghề kinh doanh ở các lĩnh vực nhạy cảm.

– Nhà hàng là nơi dễ tiếp cận với các ngành kinh doanh khác:

Đặc điểm trong hoạt động kinh doanh nhà hàng là trực tiếp phục vụ khách hàng. Đây là điều kiện tốt nhất để người kinh doanh nhà hàng tiếp cận được các chủ doanh nghiệp khác. Chính vì điều kiện tiếp cận dễ dàng nên những người quản lý nhà hàng giỏi thường được các doanh nghiệp quan tâm và có cơ hội để phát triển mối quan hệ, mở rộng kinh doanh và tham gia hoạt động ở các lĩnh vực khác.

– Nhà hàng là nơi dễ giao lưu và tìm kiếm bạn hàng:

Nhà hàng là nơi các quan chức, doanh nghiệp, các nhà hoạt động xã hội và mọi người để cùng thưởng thức món ăn, đồ uống, vui chơi giải trí và thư giãn sau khi làm việc căng thẳng. Đây là cơ hội tuyệt vời cho những ai có nhu cầu giao lưu và tìm kiếm bạn hàng.

– Nhà hàng là nơi có cuộc sống vui nhộn:

So với các cơ sở dịch vụ khác thì nhà hàng là nơi dễ giãi bày tâm sự, bàn luận vì vậy, đây là môi trường để mọi người giao lưu. Khách hàng đến đây thường thoải mái hơn so với bất kỳ nơi nào khác, mọi người tụ tập không chỉ để ăn uống mà còn để tâm sự và nói chuyện vui vẻ, thoải mái.

– Nhà hàng là nơi tạo ra cho con người thêm tự tin năng động:

Được làm việc trong bầu không khí vui vẻ, được giao lưu và hiểu biết nhiều điều từ khách hàng. Vì vậy, những người trẻ tuổi phục vụ tại nhà hàng thường cảm thấy thích thú với công việc, với những kinh nghiệm đã được tích lũy trong thực tế và do khách hàng truyền lại. Những kinh nghiệm thu được thường được áp dụng ngay cho việc xử lý các tình huống hàng ngày trong nhà hàng giúp cho nhân viên phục vụ tự tin và năng động. Đây là một trong những yếu tố quan trọng trong cuộc sống con người.

– Kinh doanh nhà hàng là một công việc đầy thử thách:

Hoạt động của nhà hàng đòi hỏi phải rất năng động. Sự năng động xuất phát từ sự thay đổi không ngừng thị hiếu khách hàng và đặc biệt trong lĩnh vực kinh doanh nhà hàng có rất nhiều đối thủ cạnh tranh. Những đối thủ mới xuất hiện thường đúc rút được nhiều kinh nghiệm từ những người đi trước. Để nhà hàng tồn tại và phát triển người quản lý điều hành phải luôn đổi mới phong cách phục vụ, thay đổi trang thiết bị mới phù hợp hơn, xây dựng thực đơn, cung cấp đồ uống mới phù hợp với nhu cầu ngày càng cao của khách hàng. Bên cạnh đó, người quản lý phải không ngừng rèn luyện tư chất đạo đức, đào tạo lại nhân viên về nghiệp vụ để theo kịp và vượt các đối thủ cạnh tranh về chất lượng phục vụ.

– Nhà hàng là nơi để các nhà kinh doanh kiểm nghiệm khả năng và tự khẳng định mình:

Chủ kinh doanh nhà hàng có thể ví như nhà làm kịch. Họ cùng một lúc phải đóng nhiều vai: người viết kịch bản, nhà đạo diễn, người lựa chọn diễn viên và phân vai, nhà họa sỹ thiết kế sân khấu, nhà kỹ thuật bố trí âm thanh và ánh sáng và nhà tổ chức biểu diễn. Thị trường chính là nơi họ biểu diễn vở kịch do chính mình tạo dựng. Có thể vở kịch được công chúng hưởng ứng nhiệt liệt nếu như phù hợp và đáp ứng nhu cầu, thị hiếu của khách hàng. Nếu ngược lại nhà hàng sẽ không có khách.

4. Những trở ngại trong hoạt động kinh doanh của nhà hàng

Bên cạnh những thuận lợi trong hoạt động kinh doanh nhà hàng thì có không ít trở ngại cho những người điều hành. Để kinh doanh có hiệu quả, người điều hành hoạt động nhà hàng phải vượt qua những trở ngại sau:

– Thời gian làm việc căng thẳng:

Trong nhà hàng mọi người phải làm việc liên tục khi có khách. Điều này không chỉ áp dụng với nhân viên mà đối với cả người quản lý, điều hành công việc. Với thời gian làm việc liên tục, thậm chí không quản ngày đêm, không có ngày nghỉ và với mọi thời tiết thường gây ra cho người làm việc trong nhà hàng tương đối căng thẳng đặc biệt là về mặt thời gian.

– Tính khó khăn, phức tạp trong việc quản lý tài sản của nhà hàng:

Tài sản của nhà hàng rất đa dạng, nhiều về chủng loại và khắt khe về tiêu chuẩn, quy cách. Những tài sản này được nhiều người sử dụng cùng lúc, phần lớn các dụng cụ phải mang phục vụ để khách trực tiếp sử dụng (đồ thủy tinh, đồ sành sứ, đồ kim loại,…). Vấn đề quản lý tài sản tại các nhà hàng rất nan giải vì nó phụ thuộc vào nhiều yếu tố: trình độ tay nghề của nhân viên, điều kiện bảo quản của nhà hàng và đôi khi phụ thuộc vào ý thức của khách hàng. Nếu nhà hàng kinh doanh thuận lợi, đạt hiệu quả cao, quản lý tốt thì tài sản được duy trì và phát triển. Ngược lại, tài sản sẽ bị hao tổn, liên quan trực tiếp đến cuộc sống không chỉ người quản lý mà cả những người có liên quan (nhân viên phục vụ, những người góp vốn,…). Để quản lý tài sản có hiệu quả đòi hỏi người quản lý không những phải nắm chắc được kiến thức quản lý mà còn phải biết vận dụng linh hoạt trong việc đối nhân xử thế, đó là phải lịch sự, hòa nhã, mềm dẻo, khôn khéo nhưng cũng phải cương quyết và có nghị lực.

Người quản lý phải rất tỉ mỉ và cẩn thận trong công việc đồng thời phải vui vẻ phục vụ mọi người, phải rèn luyện tính kiên trì đồng thời rất nhạy cảm xử lý các tình huống trong quá trình điều hành.

– Yêu cầu cao về chuyên môn nghiệp vụ và năng lực điều hành:

Để kinh doanh nhà hàng tốt, trước hết người quản lý phải có chuyên môn: hiểu biết về các món ăn, pha chế đồ uống, cấu trúc các bữa ăn, các loại thực đơn của bữa ăn. Bên cạnh đó, người quản lý phải biết kỹ thuật vệ sinh, bài trí phòng ăn, các nguyên tắc và kỹ thuật phục vụ cơ bản của từng loại bữa ăn, cách thức tổ chức các loại tiệc, lễ nghi giao tiếp trong phục vụ,… Đây là trở ngại rất lớn đối với nhiều người quản lý nhà hàng.

– Yêu cầu cao về kỹ năng giao tiếp và xúc tiến bán hàng:

Nhà hàng là môi trường phục vụ nhiều đối tượng khách hàng khác nhau, do vậy, người quản lý cần phải có kỹ năng giao tiếp tốt và xử lý các tình huống một cách linh hoạt nhằm đáp ứng các yêu cầu của khách và làm hài lòng khách. Bên cạnh đó, người quản lý phải có khả năng xúc tiến việc bán hàng một cách hiệu quả.

Ngoài những yêu cầu hiểu biết nghiệp vụ, người quản lý phải có năng lực điều hành. Năng lực điều hành được thể hiện qua kỹ năng điều hành, giám sát hoạt động của nhà hàng, khả năng lập kế hoạch, khả năng sắp xếp và điều hành nhân sự, khả năng ứng xử với nhân viên, với khách hàng, khả năng xử lý các tình huống trong quá trình điều hành hoạt động,… Trong thực tế có nhiều người có tay nghề, có đạo đức tốt nhưng khi điều hành hoạt động của bộ phận được phụ trách gặp nhiều khó khăn.