Tại sao muốn ngáp mà không ngáp được

Một người trung bình ngáp khoảng 20 lần/ngày. Hiện tượng ngáp lây lan dường như lại chỉ xuất hiện ở những động vật có tính xã hội cao, theo New Scientist.

Có nhiều lời giải thích cho hành động ngáp ở con người. Lời giải thích thường gặp nhất là ngáp để hấp thụ thêm ô xy vào trong cơ thể. Tuy nhiên, một số nghiên cứu sau này phát hiện không có mối tương quan nào giữa ngáp và tình trạng thiếu ô xy của cơ thể.

Trên thực tế, khi chúng ta đang cảm thấy mệt mỏi hay đang phải chờ đợi một điều gì đó nhàm chán, cơ thể thường sẽ ngáp. Đây giống như một cách để cơ thể cảm thấy tỉnh táo hơn.

Ngáp khiến nhịp tim tăng cao trong khoảng 10 đến 15 giây sau đó. Hiệu quả tỉnh táo có thể tương đương một ít caffeine với cơ thể.

Khi thấy người khác ngáp, chúng ta có xu hướng muốn ngáp theo. Nguyên dân là do tác động của yếu tố tâm lý xã hội và thần kinh. Hiện tượng này gọi là echophenomena, miêu tả một nhóm các hành động mà chúng ta tự động bắt chước người khác mà không có chủ đích.

\n

Không chỉ ngáp theo, echophenomena còn ghi nhận những kiểu bắt chước khác như bắt chước lời nói, động tác khi thấy ai đó thực hiện chúng. Trên thực tế, hiện tượng này còn xuất hiện ở động vật. Các nhà khoa học phát hiện chó và tinh tinh cũng ngáp khi thấy đồng loại ngáp.

Trẻ em là đối tượng mà các cơ chế thần kinh chưa hoàn thiện và vẫn đang phát triển. Khi nghiên cứu trên nhóm đối tượng này, các nhà khoa học không phát hiện các bé ngáp khi thấy người khác ngáp. Hiện tượng ngáp lây lan chỉ xuất hiện khi trẻ được 4 hay 5 tuổi, theo New Scientist.

Tương tự, những người trưởng thành mắc bệnh tự kỷ hoặc tâm thần phân liệt cũng không bắt chước hành động ngáp khi thấy người khác ngáp. Họ đều là những nhóm có sự phát triển tâm lý xã hội khác người bình thường.

Ngoài ra, các chuyên gia cũng cho biết mức độ gần gũi về mặt tình cảm cũng quyết định hành động ngáp có lây lan hay không. Nếu người ngáp là người thân trong gia đình thì chúng ta có xu hướng sẽ ngáp theo nhiều hơn so với người lạ.

Tin liên quan

TPO - Ngáp vốn được xem là một hiện tượng tự nhiên của cơ thể. Nhưng nếu ngáp quá nhiều lần trong ngày mà bạn không hề cảm thấy buồn ngủ thì bạn nên đi kiểm tra sức khỏe vì có thể bạn đã mắc phải 10 căn bệnh nguy hiểm này.

Theo các nhà khoa học Mỹ, chúng ta thường sẽ ngáp từ khoảng 5 - 15 lần/ngày. Ngáp là một biểu hiện hoàn toàn tự nhiên của cơ thể. Tuy nhiên, nếu ngáp liên tục, quá 20 lần/ngày dù đã ngủ đủ giấc, có thể bạn đang gặp một số vấn đề.

Rối loạn đường huyết

Nếu bạn ngáp liên tục sau bữa ăn thì đó là dấu hiệu cảnh báo của việc bị rối loạn đường huyết.

Chuyên ra chỉ ra rằng, nếu tiêu thụ quá nhiều glucose thì tuyến tụy sẽ tiết ra một lượng lớn insulin. Khi cơ thể sản xuất quá nhiều insulin sẽ dẫn đến hiện tượng ức chế thần kinh, gây mệt mỏi, buồn ngủ và ngáp liên tục trong ngày.

Thiếu oxy lên não

Khi mức CO2 trong cơ thể tăng hoặc nồng độ oxy lên não bị sụt giảm thì bạn sẽ gặp phải hiện tượng ngáp liên tục. Lúc này, ngáp là một phản xạ tự nhiên của cơ thể giúp oxy vào phổi và cung cấp vào máu để duy trì hoạt động của các tế bào.

Tại sao muốn ngáp mà không ngáp được
Thiếu ngủ có thể khiến bạn ngáp liên tục, ngay cả khi ban đang thấy rất tỉnh táo, đây là tín hiệu của não nói rằng cơ thể của bạn đang cần được nghỉ ngơi. Ảnh minh họa: Internet

Rối loạn đường huyết

Cơ thể bị rối loạn đường huyết cũng thường xuyên buồn ngủ, mãnh liệt nhất là sau bữa ăn. Glucose trong thức ăn đi vào máu và phát tín hiệu cho tuyến tụy tiết ra insulin - hormone giúp đưa glucose vào tế bào. Quy trình này bị rối loạn khi lượng đường ăn vào quá nhiều, tế bào từ chối tiếp nhận insulin, trong khi tuyến tụy vẫn tiếp tục tiết insulin. Tình trạng quá tải này gây ức chế hệ thần kinh, dẫn tới cảm giác mệt mỏi và buồn ngủ.

Tổn thương não

Các nhà khoa học cho biết ngáp nhiều có thể là triệu chứng ở những bệnh nhân đang bị tổn thương ở thân não.

Bệnh động kinh

Bệnh động kinh kích thích não bộ phát ra một số tín hiệu gây ra những triệu chứng bất thường và ngáp quá nhiều là một trong số đó.

Rối loạn giấc ngủ

Thiếu ngủ có thể khiến bạn ngáp liên tục, ngay cả khi ban đang thấy rất tỉnh táo, đây là tín hiệu của não nói rằng cơ thể của bạn đang cần được nghỉ ngơi.

Tại sao muốn ngáp mà không ngáp được
Các nhà khoa học cho biết ngáp nhiều có thể là triệu chứng ở những bệnh nhân đang bị tổn thương ở thân não. Ảnh minh họa: Internet

Kiểm tra gan của bạn

Nếu xảy ra tình trạng ngáp liên tục trong thời gian dài mà không cảm thấy mệt mỏi, tốt nhất bạn nên đi kiểm tra gan.

Bị bệnh đa xơ cứng

Đa xơ cứng (Multiple Sclerosis - MS) là một chứng rối loạn não bộ và tủy sống có thể làm giảm chức năng hệ thần kinh, từ đó gây mất kiểm soát nhiệt độ, dẫn tới tình trạng ngáp liên tục trong ngày.

Suy giảm tuyến giáp

Khi tuyến giáp gặp vấn đề, bạn có thể rơi vào trạng thái buồn ngủ cả ngày. Vì vậy, khi chức năng tuyến giáp suy giảm, cơ thể sẽ trì trệ, ì ạch và buồn ngủ liên miên.

Tại sao muốn ngáp mà không ngáp được
Thoái hóa mỗi đoạn đốt sống ở cổ sẽ gây nên một triệu chứng khác nhau. Nếu thoái hóa ở đoạn cổ bốn sẽ liên quan đến vận động cơ hoành, gây hiện tượng ngáp thường xuyên, nấc, chóng mặt. Ảnh minh họa: Internet

Thoái hóa thần kinh vận động cột sống, nhiễm phóng xạ

Thoái hóa mỗi đoạn đốt sống ở cổ sẽ gây nên một triệu chứng khác nhau. Nếu thoái hóa ở đoạn cổ bốn sẽ liên quan đến vận động cơ hoành, gây hiện tượng ngáp thường xuyên, nấc, chóng mặt.

Khi bị xơ cứng động mạch não, các mạch máu bị thu hẹp làm cho việc lưu thông máu chậm lại, gây thiếu máu, thiếu oxy cho não. Chức năng của não bị ảnh hưởng gây hiện tượng ngáp. Parkinson là bệnh rối loạn thoái hóa hệ thần kinh trung ương. Một trong những triệu chứng của bệnh là gây rối loạn giấc ngủ nghiêm trọng. Có thể ban ngày ngáp liên tục, buồn ngủ không cưỡng lại được.

Ngoài ra, nhiễm phóng xạ cũng có thể khiến bạn ngáp thường xuyên. Chất phóng xạ có trong đất, năng lượng mặt trời hoặc thậm chí xuất phát từ các nguồn nhân tạo như máy chụp X-quang, các máy móc y tế dùng phóng xạ để chẩn đoán và điều trị, các thiết bị thăm dò. Bệnh nhân bị nhiễm phóng xạ có thể có biểu hiện như say sóng, và biểu hiện đầu tiên là ngáp.

Ngoài ra, buồn ngủ nhiều có thể là một trong những dấu hiệu của bệnh trầm cảm, nhiễm trùng, huyết áp giảm...

Đã bao giờ bạn cảm thấy mình không thể hít thở đủ không khí? Nếu có, bạn đã gặp phải một tình trạng được y khoa gọi là hiện tượng khó thở. Đó có thể là dấu hiệu của các bệnh lý về tim hoặc phổi, cần phải được chẩn đoán và can thiệp sớm.

Tại sao muốn ngáp mà không ngáp được

Chớ coi thường chứng khó thở – dấu hiệu cảnh báo nhiều bệnh lý nghiêm trọng về tim, phổi

Khó thở, đôi khi được mô tả là “đói không khí” hoặc hụt hơi (Shortness of Breath)  là một vấn đề về hô hấp khá phổ biến. Trung bình cứ 4 người đến khám bệnh về hô hấp thì có 1 người mắc chứng khó thở. Triệu chứng này khiến người bệnh luôn trong tình trạng thiếu oxy, mệt mỏi, tức ngực, hô hấp khó khăn, hơi thở đứt quãng.  

Theo Giáo sư Ngô Quý Châu tình trạng hụt hơi, không thể hô hấp bình thường có thể xảy ra từ nhẹ đến nặng, từ tạm thời đến kéo dài. Việc chẩn đoán và điều trị cần phải xác định đúng nguyên nhân dẫn đến hiện tượng này.

Một người lớn khỏe mạnh có nhịp hít vào và thở ra ở trạng thái bình thường là 20 lần/phút (khoảng 30.000 lần/ngày). Trong trường hợp vận động mạnh hoặc bị cảm lạnh, nhịp hít thở sẽ nhanh hoặc chậm hơn nhưng bạn sẽ không cảm thấy cảm giác hụt hơi. (1)

Hãy cảnh giác nếu bạn thấy mình liên tục xuất hiện những biểu hiện sau:

  • Cảm thấy ngột ngạt hoặc ngạt thở;
  • Thở gấp;
  • Tức ngực;
  • Thở nhanh, nông;
  • Tim đập nhanh;
  • Thở khò khè;
  • Ho.

Trong một số trường hợp, khó thở được coi là hiện tượng bình thường. Đó là lúc bạn tập thể dục quá sức, leo núi/leo cầu thang quá nhiều hoặc làm việc nặng trong thời gian dài mà không nghỉ ngơi. Tình trạng này sẽ tự hết sau khi bạn ngưng các hoạt động thể chất kể trên. Tuy nhiên, nếu tình trạng xảy ra với tần suất liên tục mà không phải do vận động gắng sức, rất có thể bạn đang bị một bệnh lý nào đó.

Nếu triệu chứng xuất hiện một cách đột ngột, được gọi là khó thở cấp tính. Nguyên nhân thường là:

  • Lo lắng, căng thẳng quá độ
  • Viêm phổi
  • Nghẹt thở hoặc hít phải dị vật cản trở đường hô hấp
  • Dị ứng
  • Thiếu máu
  • Tiếp xúc với carbon monoxide nồng độ cao
  • Hạ huyết áp (huyết áp thấp)
  • Thuyên tắc phổi (một cục máu đông tồn tại trong động mạch đến phổi)
  • Vỡ phổi
  • Thoát vị gián đoạn
  • Bệnh nan y giai đoạn cuối

Nếu một người gặp tình trạng khó hô hấp so với bình thường kéo dài hơn một tháng, tình trạng này sẽ được xếp vào loại mãn tính. Nguyên nhân có thể do:

Ngoài ra, một số bệnh lý về phổi và tim khác cũng có thể dẫn đến hiện tượng hụt hơi. Các căn bệnh này bao gồm:

Bên cạnh những người đang mắc các bệnh lý về tim và phổi, các đối tượng sau đây dễ có nguy cơ mắc bệnh: 

Khó thở nhẹ là triệu chứng rất thường gặp khi mang thai (2). Có nhiều nguyên nhân dẫn đến hiện tượng này: thai phụ thở nhanh hơn do sự gia tăng của hormone progesterone (loại hormone chỉ tiết ra trong thai kỳ), tim phải làm việc nhiều hơn khiến mẹ cảm thấy khó thở mệt mỏi, thể tích phổi giảm đi vào cuối thai kỳ… 

Tại sao muốn ngáp mà không ngáp được

Phụ nữ mang thai những tháng cuối nên nghỉ ngơi nhiều

Chứng khó thở có thể ghé thăm khi bệnh nhân đang trải qua giai đoạn phát triển của một số bệnh lý, chẳng hạn như ung thư, đái tháo đường, bệnh về gan, thận… 

Các bệnh lý đường hô hấp trên gây ra trạng thái khó thở cấp tính là một cấp cứu nhi khoa tương đối phổ biến. Ngoài ra, dị tật đường thở, hít phải dị vật và viêm nắp thanh quản cũng là các nguyên nhân phổ biến gây khó thở ở trẻ sơ sinh.

Ghi chú:

Nhịp thở của trẻ sơ sinh thường nhanh hơn người trưởng thành. Thông thường, trẻ sơ sinh hít thở từ 30 – 60 lần/phút, và chậm lại 20 lần/phút khi ngủ. Trẻ 6 tháng tuổi thì nhịp thở bình thường sẽ giảm xuống còn 25 – 40 lần/phút. (3)

GS.TS.BS Ngô Quý Châu cho biết, bác sĩ có thể chẩn đoán dựa trên việc khám sức khỏe toàn diện cho người bệnh, cùng với mô tả đầy đủ về các triệu chứng mà họ gặp phải. Bạn cần cho bác sĩ biết về tần suất xuất hiện chứng khó thở, mỗi lần kéo dài bao lâu và mức độ.

Bên cạnh việc thăm khám, bác sĩ sẽ chỉ định bạn thực hiện một số kiểm tra cận lâm sàng sau nhằm tìm ra nguyên nhân gây bệnh:

  • Chụp X-quang ngực và chụp cắt lớp (CT scanner): để chẩn đoán cụ thể hơn về tình trạng bệnh, đồng thời đánh giá sức khỏe tim, phổi và các hệ thống liên quan.
  • Điện tâm đồ (ECG): nhằm xác định bất kỳ dấu hiệu nào của cơn đau tim hoặc các vấn đề về tim khác.
  • Xét nghiệm đo xoắn ốc: để đo luồng không khí và dung tích phổi của bệnh nhân, từ đó xác định các vấn đề về hô hấp. 
  • Xét nghiệm máu: giúp xem xét mức độ oxy trong máu cũng như khả năng vận chuyển oxy của máu.

Tại sao muốn ngáp mà không ngáp được

Xét nghiệm máu là bước quan trọng trong quá trình thăm khám, chẩn đoán cho bệnh nhân

Đôi khi, khó thở có thể là dấu hiệu cảnh báo bệnh lý nguy hiểm. Vì thế, bạn cần đi khám ngay khi gặp phải bất kỳ triệu chứng nào sau đây:

  • Tình trạng xảy ra trong thời gian dài không rõ nguyên nhân;
  • Khó thở khởi phát đột ngột nhưng rất nghiêm trọng;
  • Mất khả năng hoạt động do khó hô hấp;
  • Đau tức ngực;
  • Buồn nôn;
  • Khó hoặc không thở được khi nằm;
  • Sưng bàn chân và mắt cá chân;
  • Sốt, ớn lạnh và ho;
  • Thở khò khè.

Khó thở là kết quả của tình trạng thiếu oxy hoặc giảm oxy trong máu, tức là mức oxy trong máu thấp. Vì thế, nếu bạn chủ quan với tình trạng này mà không có biện pháp điều trị nào, não sẽ không được  cung cấp đủ oxy để hoạt động trong thời gian dài, dẫn đến hiện tượng suy giảm nhận thức tạm thời hoặc vĩnh viễn. Cùng với đó là một loạt biến chứng nguy hiểm khác như tổn thương não, hoại tử não, đột quỵ… 

Để điều trị dứt điểm, bạn cần điều chỉnh lối sống, trước khi tiến hành các biện pháp can thiệp y khoa. Cụ thể:

Nếu thừa cân – béo phì và lười vận động là nguyên nhân khiến bạn khó thở, hãy hướng đến thực đơn ăn uống lành mạnh hơn và tập thể dục thường xuyên nhằm đưa cân nặng trở về giới hạn bình thường. Trong trường hợp bạn đang bị một bệnh lý mạn tính, cần tham khảo ý kiến bác sĩ để được tư vấn về chế độ dinh dưỡng – vận động phù hợp.

Nếu bị bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính (COPD) và các vấn đề về phổi khác, bạn cần được chăm sóc bởi các bác sĩ chuyên khoa phổi. Có thể bạn phải thở oxy để cải thiện; hoặc tiến hành liệu trình “Phục hồi chức năng phổi”. Đây là chương trình “tập thể dục cho phổi”, qua đó chuyên gia sẽ hướng dẫn bạn về kỹ thuật thở nhằm giúp phổi hoạt động hiệu quả hơn.

Nếu nguyên nhân dẫn tới khó thở liên quan đến tim mạch, nghĩa là tim của bạn quá yếu, không thể bơm đủ lượng máu mang oxy cung cấp cho các bộ phận trong cơ thể. Khi đó, phục hồi chức năng tim có thể giúp bạn kiểm soát chứng suy tim và các bệnh lý tim mạch khác. Trong những trường hợp suy tim nghiêm trọng, bác sĩ sẽ chỉ định bạn sử dụng máy bơm nhân tạo để đảm nhận nhiệm vụ bơm máu của tim bị suy yếu.

Để ngăn ngừa tình trạng khó thở, bạn cần điều chỉnh lối sống và tập luyện các thói quen có lợi như: 

  • Không hút thuốc lá: Nếu bạn không hút thuốc, đừng bao giờ đụng đến nó. Nếu đã hút thuốc nhiều năm, hãy lập tức cai thuốc lá ngay. Không bao giờ là quá muộn, sức khỏe phổi và tim của bạn sẽ bắt đầu cải thiện trong vòng vài giờ sau khi bạn hút điếu thuốc cuối cùng.
  • Ô nhiễm môi trường và các hóa chất độc hại trong không khí cũng có thể dẫn đến các vấn đề về hô hấp. Vì vậy, bạn nên tập thói quen đeo khẩu trang mỗi khi ra đường. Ngoài ra, nếu bạn làm việc trong môi trường có chất lượng không khí kém, hãy sử dụng khẩu trang để lọc các chất gây kích ứng phổi, và đảm bảo nơi làm việc của bạn luôn sạch sẽ, thông thoáng.
  • Duy trì cân nặng hợp lý sẽ giúp bạn tránh được một số vấn đề sức khỏe ở đường hô hấp

Tại sao muốn ngáp mà không ngáp được

Duy trì cân nặng hợp lý bằng chế độ dinh dưỡng – tập luyện khoa học để phòng ngừa các bệnh lý tim và phổi

Khoa Nội hô hấp BVĐK Tâm Anh còn phối hợp chặt chẽ với các khoa lâm sàng (Hô Hấp, Phẫu thuật, Hồi sức tích cực, Tim mạch, Nội tiết, Cơ xương khớp, cấp cứu…) và các khoa cận lâm sàng như khoa xét nghiệm (sinh hóa, huyết học, vi sinh), khoa Chẩn đoán hình ảnh, trung tâm giải phẫu bệnh tế bào học… tạo nên một quy trình khép kín, giúp chẩn đoán chính xác bệnh trạng nhằm xây dựng phác đồ điều trị hợp lý, rút ngắn thời gian hồi phục cho bệnh nhân.

Để được tư vấn và đặt lịch khám các bệnh lý hô hấp – phổi tại khoa Nội hô hấp, Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh, quý khách có thể liên hệ qua:

Khó thở, hụt hơi có thể là dấu hiệu của rất nhiều bệnh lý liên quan đến hệ hô hấp và tim mạch. Vì vậy nếu bạn đang gặp phải tình trạng khó thở bất thường và kéo dài thì cần đến ngay bệnh viện để thăm khám. Có một chế độ sinh hoạt khoa học, ăn uống hợp lý sẽ giúp giảm thiểu hiện tượng này và nguy cơ mắc các bệnh nguy hiểm khác.