Tại sao nghén lại nôn

Các biện pháp điều trị buồn nôn khi mang thai bao gồm:

♥ Nôn mửa thường dẫn đến mất nước. Vì vậy, bạn sẽ được truyền các chất lỏng bằng cách tiêm tĩnh mạch để duy trì sự cân bằng trong cơ thể.

♥ Ngoài ra, bạn cần được cung cấp chất dinh dưỡng bằng cách đặt ống thông dạ dày qua mũi. Với phương pháp này, một cái ống sẽ được luồn vào lỗ mũi xuống dạ dày để truyền chất dinh dưỡng.

♥ Phương pháp nuôi ăn tĩnh mạch hoàn toàn được dùng để điều trị cho những người bị ốm nghén nặng.

♥ Châm cứu có thể giúp giảm bớt chứng ốm nghén.

♥ Thuật thôi miên giúp trị bệnh cũng có thể hữu ích trong trường hợp này.

♥ Trước khi tiêm tĩnh mạch và chất dinh dưỡng, bác sĩ sẽ cho bạn uống các loại thuốc để điều trị.

Có thể bạn quan tâm: Nghén nặng nhất vào tuần thứ mấy? Ốm nghén bao lâu thì hết?

Bí quyết giảm buồn nôn khi mang thai

Buồn nôn và nôn có thể xảy ra bất cứ lúc nào trong ngày. Nó có thể được kích hoạt bởi một mùi đặc biệt nào đó hoặc do thức ăn, mệt mỏi, lượng đường trong máu thấp và chất kích thích như rượu bia. Dưới đây là một số bí quyết giúp bạn giảm bớt tình trạng này:

Chia nhỏ các bữa ăn mỗi 2 giờ/lần để giúp hệ tiêu hóa hoạt động tốt hơn vì không phải xử lý quá nhiều thức ăn cùng một lúc.

Ăn nhiều các thực phẩm giàu carbohydrate như bánh mì, ngũ cốc và gạo. Các thực phẩm giàu protein như đậu Hà Lan, đậu lăng và thịt nạc cũng giúp giảm chứng buồn nôn.

Nhai bánh quy vì bánh quy rất giàu carbohydrate. Khi thức dậy mỗi buổi sáng, hãy nhai một ít bánh quy và nghỉ ngơi khoảng nửa giờ.

Ăn những món ít có mùi và không quá nóng để giảm cảm giác buồn nôn. Tránh ăn những món chiên, cay, chua và béo.

Ăn các loại trái cây như chuối, kiwi, dưa hấu, táo… để bổ sung chất xơ. Ngoài ra, ăn nhiều các loại rau củ như cà rốt, cần tây, dưa, chanh và súp lơ cũng giúp bổ sung nước và giảm táo bón.

Cung cấp đủ nước cho cơ thể. Uống ít nhất hai lít nước mỗi ngày. Không uống trong hoặc ngay sau bữa ăn. Điều này sẽ giúp hạn chế tình trạng trào ngược dạ dày và đầy hơi.

Đồ uống lạnh cũng giúp giảm cảm giác nôn. Bạn cũng có thể uống trà thảo dược, trà gừng, soda, nước chanh và nước khoáng. Trong trường hợp nôn quá nhiều, bạn có thể dùng các loại nước có chứa natri và kali để bổ sung các khoáng bị mất.

Tránh những điều khiến bạn cảm thấy buồn nôn khi mang thai như đi xe hơi, mùi nước hoa quá nồng hoặc kích thích thị giác.

Mở cửa sổ để không khí thông thoáng.

Nghỉ ngơi nhiều.

Buổi sáng, đừng rời giường ngay mà hãy ngồi vài phút rồi mới rời giường.

Có thể bạn quan tâm: Các loại thức uống giúp trị ốm nghén hiệu quả mà bà bầu nên thử

Những loại thuốc điều trị chứng nôn nghén nặng

Những loại thuốc này phải được dùng theo đúng toa của bác sĩ:

  1. Vitamin B6 và doxylamine là những loại thuốc được bán tự do. Bạn có thể uống chung hoặc uống riêng từng loại tùy thuộc vào tình trạng cơ thể bạn. Dùng 10 – 25mg vitamin B6 giúp giảm nôn. Doxylamine giúp bạn ngủ ngon hơn, nên giảm cảm giác khó chịu. Sự kết hợp giữa vitamin B6 và doxylamine giúp giảm các triệu chứng buồn nôn đến 70% và hoàn toàn an toàn khi sử dụng trong 3 tháng đầu thai kỳ.
  2. Thuốc chống nôn sẽ được sử dụng nếu vitamin B6 và doxylamine không hiệu quả. Thông thường, bác sĩ sẽ cho bạn sử dụng thuốc chống nôn chlorpromazine và prochlorperazine. Ngoài ra, còn có một số loại thuốc chống nôn khác như promethazine, metoclopramide (Maxolon), cyclizine (valoid), ondansetron (Zofran), domperidone (Motilium) và prednisolone (một steroid).
  3. Thuốc kháng histamine cũng được sử dụng để điều trị tình trạng này. Một số loại thuốc thường được kê toa: meclizine (Antivert), diphenhydramine (Benadryl) và dimenhydrinat.
  4. Thuốc hỗ trợ nhu động như metoclopramide (Reglan) thường được sử dụng riêng biệt hoặc kết hợp với vitamin B6. Thuốc này làm tăng quá trình tiêu hóa, ngăn không cho axít ở lại trong dạ dày quá lâu và làm mạnh thêm cơ thắt thực quản dưới, do đó kiểm soát nôn.
  5. Các loại thuốc giảm axít cũng sẽ được kê toa nếu bạn bị trào ngược dạ dày thực quản. Bác sĩ kê toa cho bạn thuốc chống histamine H2 và thuốc ức chế bơm proton.

Những loại thực phẩm cần tránh nếu buồn nôn khi mang thai

  • Tránh các món ăn có mùi
  • Tránh các món chiên, nhiều chất béo vì những món này khó tiêu hóa
  • Tránh thức ăn có tính axít
  • Tránh các loại thức uống có carbonate, caffeine và đồ uống có cồn.

Làm thế nào để ngăn cảm giác buồn nôn sau khi ăn?

  • Tránh ngủ ngay sau khi ăn
  • Nuốt nhiều nước bọt có thể khiến bạn buồn nôn. Do đó, bạn có thể nhổ bớt nước bọt dư ra khăn giấy hoặc bồn rửa mặt
  • Đánh răng để giảm mùi hôi trong miệng: mùi hôi có thể khiến bạn buồn nôn một lần nữa.

Một số câu hỏi thường gặp

1. Có phải cảm giác buồn nôn chỉ xuất hiện vào buổi sáng không?

Câu trả lời là không. Bạn có thể cảm thấy buồn nôn ở bất kỳ thời điểm nào trong ngày, có thể là buổi sáng hoặc những buổi khác. Mặt khác, bà bầu bị nôn sau khi ăn hoặc nôn ra nước chua khi mang thai cũng là tình trạng phổ biến.

2. Nôn có ảnh hưởng đến bé không?

Buồn nôn và nôn không có ảnh hưởng gì đến sức khỏe của bé. Tuy nhiên, nó có thể ảnh hưởng đến trọng lượng của bé. Nôn quá nhiều sẽ khiến bé không đủ dinh dưỡng, dẫn đến việc trẻ sinh ra bị nhẹ cân. Ngoài ra, bạn cũng sẽ gặp phải các vấn đề về tuyến giáp, gan và sự mất nước.

3. Buồn nôn khi mang thai có thể do những bệnh khác gây ra không?

Các bệnh về tuyến giáp, viêm loét, bệnh túi mật cũng có thể dẫn đến buồn nôn và nôn trong thai kỳ.

4. Nếu bị ốm nghén trong lần mang thai đầu tiên thì những lần mang thai sau có bị lại không?

Khoảng 75 – 85% phụ nữ ốm nghén khi mang thai lần đầu sẽ bị lại trong những lần mang thai sau.

Buồn nôn là một giai đoạn thường gặp trong thai kỳ. Điều này có thể khiến những tháng đầu mang thai trở nên khó khăn nhưng đến những tháng sau thì tình trạng này sẽ giảm. Nếu bạn có bất cứ lo lắng nào, hãy đến gặp và nói chuyện với bác sĩ để được tư vấn thêm nhé.

Nôn là một trong những biểu hiện phổ biến và thường thấy nhất ở phụ nữ có thai trong giai đoạn đầu ốm nghén. Mức độ của ốm nghén là khác nhau giữa những thai phụ khác nhau và nôn cũng vậy. Một số thai phụ chỉ nôn khi ngửi thấy mùi khó chịu hoặc mùi quá nồng. Một số thai phụ khác lại nôn ở thường xuyên hơn: khi đói, khi no, khi ngửi thấy mùi thức ăn hay thậm chí là khi ngủ dậy…

Tại sao nghén lại nôn

Buồn nôn và ói mửa trong thời gian mang thai

Tại sao lại nôn nhiều trong thời gian mang thai?

Hầu hết các thai phụ sẽ trải nghiệm giai đoạn ốm nghén với mức hiện tượng nôn ói nhiều hay ít là khác nhau. Nôn ói thường bắt đầu khoảng tuần thai thứ 8 hoặc thứ 9 và giảm dần sau 12-14 tuần của thai kỳ. Tuy nhiên, hiện tượng nôn ói có thể tiếp tục sau 20 tuần và thậm chí cho đến khi sinh ở 10% thai phụ. Một số yếu tố được cho là có liên quan đến nôn ói có thể kể tới như sau:

  • Do nội tiết tố: Khi mang thai một số nội tiết tố trong cơ thể người mẹ có sự thay đổi. Hormone gonadotropin màng đệm (hCG), Hormone Estrogen  là hai loại hormone có sự thay đổi rõ rệt nhất. Một số quan sát cho thấy biểu hiện buồn nôn thường nhiều nhất khi lượng hCG, và estrogen tăng cao nhất. 
  • Do dạ dày trở nên nhạy cảm hơn: Hệ tiêu hóa – đặc biệt là dạ dày của một vài phụ nữ đơn giản là nhạy cảm hơn với những thay đổi trong thời kỳ đầu mang thai. Việc này dẫn đến sự co bóp nhiều hơn của dạ dày tạo ra những cơn cồn cào và buồn nôn khi mẹ bầu đói, no, hay sau khi ăn một loại đồ ăn nhiều dầu mỡ
  • Do mũi nhạy cảm hơn, dễ bị kích ứng với các mùi khó chịu: Mũi cảm nhận mùi một cách rõ ràng và mạnh mẽ hơn trong giai đoạn mang thai. Với một số mùi như dầu mỡ, mùi hóa mỹ phẩm,... nhiều phụ nữ cảm thấy đau đầu và gây ra cơn buồn nôn. 

Nôn nhiều có ảnh hưởng đến sức khỏe thai nhi?

Các thai phụ thường lo sợ những biểu hiện như nôn ói có thể làm cho mẹ không cung cấp đủ dưỡng chất cần thiết cho sự phát triển của thai nhi. Tuy nhiên, các mẹ không cần phải quá lo lắng về vấn đề này trong trường hợp nôn ói chỉ ở mức độ vừa phải, mẹ chỉ nôn ói với một số đồ ăn nhất định, một số khác thì vẫn có thể ăn bình thường.  Ngoài ra, giai đoạn này thai nhi cần chủ yếu là sắt và axit forlic để phát triển hệ thần kinh mà chưa cần quá nhiều những loại chất khác. Mẹ hoàn toàn có thể bổ sung sắt và axit forlic bằng một số loại viên uống do bác sĩ khuyên dùng. Mẹ bầu cần lưu ý là nếu nôn ói chiếm phần lớn thời gian ăn uống, nghỉ ngơi, nôn nhiều và nôn khan thì cần tham khảo ý kiến bác sĩ để được tư vấn và hỗ trợ kịp thời.

Các mẹo giúp bà bầu giảm buồn nôn hiệu quả

Để mẹ bầu có thể vượt qua những cơn buồn nôn trong những tuần đầu của thai kỳ dễ dàng, bạn có thể tham khảo những bí quyết như sau:

  • Chia làm nhiều bữa ăn nhỏ (có thể chia thành 6-8 bữa/1 ngày). Ăn nhiều lần trong ngày để giảm tình trạng tăng tiết dịch dạ dày, mỗi lần ăn một ít giúp dễ tiêu hóa.
  • Thêm vị gừng vào thức ăn, thức uống hằng ngày. Gừng có công dụng làm giảm co bóp dạ dày tự nhiên và giảm cảm giác buồn nôn. 
  • Bắt đầu bữa ăn với thức ăn đặc hoặc khô, sau đó khoảng 30 - 60 phút thì mới dùng thức ăn lỏng hoặc uống nước.
  • Chọn những thức ăn ưa thích, đặc biệt là những món ăn ưa thích từ thuở còn bé.
  • Dùng thức ăn, thức uống được làm ấm hoặc mát, tránh thức ăn nguội kém hấp dẫn dễ gây buồn nôn.
  • Thường xuyên uống nước (nước trái cây, nước đun sôi...) trong ngày, nên uống giữa các bữa ăn.
  • Nghỉ ngơi nhiều.
  • Dùng vitamin B6 mỗi ngày.
  • Dùng vitamin tổng hợp (Prenatal, Multivitamin...)
  • Tránh đánh răng vào buổi sáng khi bụng còn đói (nên ăn một cái bánh quy chẳng hạn, ngay sau khi thức dậy), hoặc sau khi ăn no.
  • Tránh những thức ăn có nhiều gia vị, đặc biệt có mùi nồng.
  • Tránh dùng chất béo nhiều vì gây khó tiêu và dễ nôn.

Nếu áp dụng chế độ ăn như trên mà vẫn không bớt nôn ói, thai phụ nên đến gặp bác sĩ để được dùng thuốc chống nôn. Có những loại thuốc điều trị nôn ói không ảnh hưởng đến thai nhi. Tuy nhiên, việc dùng thuốc cần thực hiện theo chỉ định và hướng dẫn của bác sĩ.

Thay lời kết:  Trong giai đoạn đầu thai kỳ, điều cần thiết nhất mẹ bầu nên làm là giữ cho tin thần luôn vui vẻ, thoải mái. Đồng thời, có chế độ ăn uống, làm việc và nghỉ ngơi hợp lý thì mẹ bầu có thể sớm vượt qua giai đoạn khó khăn này. Hãy luôn nhớ chăm sóc tốt cho bản thân mình chính là cách tốt nhất chăm sóc cho thai nhi.

Nguồn: Trung tâm sàng lọc trước sinh Bionet Việt Nam

Tài liệu tham khảo:

1.    http://tudu.com.vn/vn/tin-tuc-su-kien/thong-tin-thuoc/dieu-tri-buon-non-o-phu-nu-mang-thai/

2.    http://home.thainghen.net/mang-thai/vi-sao-lai-thay-buon-non-va-non-khi-mang-thai.html

3.    http://tuoitre.vn/tin/song-khoe/20130429/non-nhieu-khi-mang-thai/545573.html