Tại sao những người có quan hệ huyết thống trong từ đời thứ 4 trở đi được phép kết hôn với nhau

TTO - Em và cô ấy có quan hệ huyết thống như sau: bà ngoại em là em của ông nội cô ấy. Vậy em và cô ấy có quan hệ huyết thống 4 đời phải không? Chúng em quen nhau nhưng gia đình hai bên ngăn cản vì cho là bà con nhưng em có giải thích mà mọi người không nghe. Vậy em và cô ấy có thể lấy nhau được không?

Nếu được thì tụi em phải đăng ký kết hôn ở đâu và phải cần những gì, thủ tục như thế nào mới đầy đủ? Hộ khẩu của em ở thành phố, còn cô ấy thì ở tỉnh. Có phải sau khi đăng ký kết hôn thì tụi em là vợ chồng hợp pháp phải không? (Em và cô ấy đã đủ tuổi kết hôn và không có vấn đề gì trở ngại ngoài việc gia đình 2 bên ngăn cản). chieuhien09@...

Trả lời:

Theo quy định của Luật Hôn nhân và gia đình thì những người có họ trong phạm vi ba đời là những người cùng một gốc sinh ra: cha mẹ là đời thứ nhất; anh chị em cùng cha mẹ, cùng cha khác mẹ, cùng mẹ khác cha là đời thứ hai; anh chị em con chú con bác, con cô con cậu, con dì là đời thứ ba;

Theo cách tính như trên thì hai bạn là người có họ thuộc đời thứ 4, cụ thể như sau: hai cụ thân sinh ra bà ngoại của bạn và ông nội cô ấy là đời thứ nhất, bà ngoại của bạn và ông nội cô ấy là đời thứ hai, cha mẹ bạn, và cha mẹ cô ấy là đời thứ ba, tiếp theo, bạn và cô ấy là đời thứ tư.

Nếu bạn và cô ấy đã đủ tuổi đăng ký kết hôn và không thuộc trường hợp cấm kết hôn (Người đang có vợ hoặc có chồng; Người mất năng lực hành vi dân sự; Giữa những người cùng dòng máu trực hệ; giữa những người có họ trong phạm vi 3 đời; Giữa cha, mẹ nuôi với con nuôi; giữa những người đã từng là cha, mẹ nuôi với con nuôi, bố chồng với con dâu, mẹ vợ với con rể, bố dượng với con riêng của vợ, mẹ kế với con riêng của chồng; Giữa những người cùng giới tính) thì hai bạn hoàn được phép kết hôn với nhau mà không ai có quyền ngăn cản.

Theo quy định của pháp luật thì Nam và Nữ khi đã đăng ký kết hôn theo đúng quy định pháp luật thì được pháp luật công nhận là vợ chồng.

Theo quy định của Nghị định 158/2005/NĐ-CP về quản lý hộ tịch thì Ủy ban nhân dân cấp xã, nơi cư trú của bên nam hoặc bên nữ thực hiện việc đăng ký kết hôn; Trong trường hợp cả hai bên nam, nữ là công dân Việt Nam đang trong thời hạn công tác, học tập lao động ở nước ngoài về nước đăng ký kết hôn, đã cắt hộ khẩu thường trú ở trong nước, thì việc đăng ký kết hôn được thực hiện tại Ủy ban nhân dân cấp xã, nơi cư trú trước khi xuất cảnh của một trong hai bên nam, nữ.

Về thủ tục Thủ tục đăng ký kết hôn:

1. Khi đăng ký kết hôn, hai bên nam, nữ phải nộp Tờ khai (theo mẫu quy định) và xuất trình Giấy chứng minh nhân dân.

Trong trường hợp một người cư trú tại xã, phường, thị trấn này, nhưng đăng ký kết hôn tại xã, phường, thị trấn khác, thì phải có xác nhận của Ủy ban nhân dân cấp xã, nơi cư trú về tình trạng hôn nhân của người đó.

Đối với người đang trong thời hạn công tác, học tập, lao động ở nước ngoài về nước đăng ký kết hôn, thì phải có xác nhận của Cơ quan Ngoại giao, Lãnh sự Việt Nam tại nước sở tại về tình trạng hôn nhân của người đó.

Đối với cán bộ, chiến sĩ đang công tác trong lực lượng vũ trang, thì thủ trưởng đơn vị của người đó xác nhận tình trạng hôn nhân.

Việc xác nhận tình trạng hôn nhân nói trên có thể xác nhận trực tiếp vào Tờ khai đăng ký kết hôn hoặc bằng Giấy xác nhận tình trạng hôn nhân theo quy định tại Ủy ban nhân dân cấp xã của người có yêu cầu xác nhận tình trạng hôn nhân thực hiện việc cấp Giấy xác nhận tình trạng hôn nhân cho người đó; Công dân Việt Nam đang cư trú ở nước ngoài có yêu cầu xác nhận tình trạng hôn nhân trong thời gian ở trong nước, thì Ủy ban nhân dân cấp xã nơi người đó cư trú trước khi xuất cảnh, thực hiện việc cấp Giấy xác nhận tình trạng hôn nhân; Công dân Việt Nam đang cư trú ở nước ngoài có yêu cầu xác nhận tình trạng hôn nhân trong thời gian ở nước ngoài, thì cơ quan Ngoại giao, Lãnh sự Việt Nam ở nước mà người đó cư trú, thực hiện việc cấp Giấy xác nhận tình trạng hôn nhân.

Việc xác nhận tình trạng hôn nhân có giá trị 6 tháng, kể từ ngày xác nhận.

2. Trong thời hạn 5 ngày, kể từ ngày nhận đủ giấy tờ hợp lệ, nếu xét thấy hai bên nam, nữ có đủ điều kiện kết hôn theo quy định của Luật Hôn nhân và gia đình, thì Ủy ban nhân dân cấp xã đăng ký kết hôn cho hai bên nam, nữ.

Trong trường hợp cần phải xác minh, thì thời hạn nói trên được kéo dài thêm không quá 5 ngày.

3. Khi đăng ký kết hôn, hai bên nam, nữ phải có mặt. Đại diện Ủy ban nhân dân cấp xã yêu cầu hai bên cho biết ý muốn tự nguyện kết hôn, nếu hai bên đồng ý kết hôn, thì cán bộ Tư pháp hộ tịch ghi vào sổ đăng ký kết hôn và Giấy chứng nhận kết hôn. Hai bên nam, nữ ký vào Giấy chứng nhận kết hôn và sổ đăng ký kết hôn, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã ký và cấp cho mỗi bên vợ, chồng một bản chính Giấy chứng nhận kết hôn, giải thích cho hai bên về quyền và nghĩa vụ của vợ, chồng theo quy định của Luật Hôn nhân và gia đình. Bản sao Giấy chứng nhận kết hôn được cấp theo yêu cầu của vợ, chồng.

Hãy trả lời các câu hỏi sau

Đề bài

Hãy trả lời các câu hỏi sau:

- Tại sao kết hôn gần làm suy thoái nòi giống?

- Tại sao những người có quan hệ huyết thống từ đời thứ năm trở đi thì được Luật Hôn nhân và gia đình cho phép kết hôn với nhau?

Video hướng dẫn giải

Phương pháp giải - Xem chi tiết

Lời giải chi tiết

- Kết hôn gần tạo cơ hội cho những gen lặn gây hại có thể tổ hợp lại với nhau trong thể đồng hợp lặn => đột biến lặn, có hại được biểu hiện ở cơ thể đồng hợp, tăng tỉ lệ bệnh tật di truyền ở trẻ sơ sinh => suy thoái giống nòi.

- Vì ở đời thứ năm trở đi sự khác biệt về mặt di truyền nhiều hơn, các gen lặn có hại khó có khả năng tổ hợp lại với nhau hơn => tỉ lệ xuất hiện thể đồng hợp lặn ở đời thứ 6 là rất thấp, tránh được các bệnh tật di truyền do các gen lặn gây ra.

Loigiaihay.com

  • Tại sao những người có quan hệ huyết thống trong từ đời thứ 4 trở đi được phép kết hôn với nhau

    Dựa vào số liệu bảng 30.2 trang 87 hãy cho biết

    nên sinh con ở lứa tuổi nào để đảm bảo giảm tỉ lệ trẻ sơ sinh mắc bệnh Đao?

  • Tại sao những người có quan hệ huyết thống trong từ đời thứ 4 trở đi được phép kết hôn với nhau

    Bài 1 trang 88 SGK Sinh học 9

    Giải bài 1 trang 88 SGK Sinh học 9. Di truyền y học tư vấn là gì? Gồm những nội dung nào?

  • Tại sao những người có quan hệ huyết thống trong từ đời thứ 4 trở đi được phép kết hôn với nhau

    Bài 2 trang 88 SGK Sinh học 9

    Các quy định sau đây dựa trên các cơ sở khoa học nào: Nam giới chỉ được lấy một vợ, nữ giới chỉ được lấy một chồng...

  • Tại sao những người có quan hệ huyết thống trong từ đời thứ 4 trở đi được phép kết hôn với nhau

    Bài 3 trang 88 SGK Sinh học 9

    Giải bài 3 trang 88 SGK Sinh học 9.Tại sao phụ nữ không nên sinh con ở độ tuổi ngoài 35? Tại sao cần phải đấu tranh chống ô nhiễm môi trường?

  • Tại sao những người có quan hệ huyết thống trong từ đời thứ 4 trở đi được phép kết hôn với nhau

    Nghiên cứu các trường hợp sau người con trai và người con gái bình thường, sinh ra trong gia đình đã có người mắc chứng câm điếc bẩm sinh. Trả lời các câu hỏi sau.

    Giải bài tập câu hỏi thảo luận số 1 trang 86 SGK Sinh học 9.

Có con với em họ xa 5 đời, con dễ bị bệnh, dị tật?