Tại sao sinh viên việt nam phải học tập nghiên cứu triết học mác lênin

TRƯỜNG ĐẠI HỌC LAO ĐỘNG – Xà HỘI (CSII)KHOA LÝ LUẬN CHÍNH TRỊBÀI THAM LUẬN“ẢNH HƯỞNG CỦA TRIẾT HỌC MÁC-LÊNIN ĐỐI VỚI VẤN ĐỀ TỰ HỌCCỦA SINH VIÊN HIỆN NAY”Người thực hiện: Nguyễn Mỹ DuyênLớp: D16NL4I)Đặt vấn đềLênin đã từng nói về sự học rằng: “Học, học nữa, học mãi”. Câu nói luôn có giá trị ởmọi thời đại, đặc biệt trong xã hội ngày nay đang hướng tới nền kinh tế tri thức, nó đòihỏi mọi người phải vận động để bắt kịp đà phát triển của xã hội hiện đại. Để đáp ứngđược nhu cầu học vấn của thời đại, mỗi sinh viên cần phải tìm cho mình phương pháphọc tập phù hợp. Trong đó, điều quan trọng hơn hết là chọn lựa phương pháp tự học. Vậyhiểu như thế nào tự học?Tự học là tự giác và chủ động trong học tập nhằm vươn lên nắm bắt tri thức. Tự họckhông chỉ đơn thuần là tiếp nhận kiến thức từ thầy cô mà là còn học hỏi ở bạn bè, tìm tòinghiên cứu sách vở hay học hỏi, quan sát từ thực tế. Tự học đóng một vai trò rất quantrọng trên con đường học vấn của mỗi người nhất là trong hệ thống giáo dục tín chỉ nhưhiện nay. Tuy nhiên, để phát triển năng lực tự học cho sinh viên ngoài những cố gắng họctập của sinh viên thì đòi hỏi cần phải có sự nỗ lực của nhiều bộ môn khoa học khác nhaubổ trợ và là nền tảng, trong đó, triết học – môn khoa học của các môn khoa học, đóng vaitrò đặc biệt quan trọng. Dạy học triết học Mác - Lênin có vai trò quan trọng trong việchình thành thế giới quan duy vật khoa học và phương pháp luận biện chứng - cơ sở đểphát triển năng lực tự học ở sinh viên. Vì vậy, vấn đề phát triển năng lực tự học cho sinhviên trong việc ứng dụng dạy học triết học Mác - Lênin ở trường đại học là hết sức cầnthiết nhằm đào tạo sinh viên thành những người trí thức có phẩm chất và năng lực trongtương lai đáp ứng nhu cầu của xã hội đặt ra.II)Thực trạng của vấn đề1Việt nam là một nước có nền văn hiến lâu đời với truyền thống hiếu học quý báu, vìvậy từ xa xưa cha ông cha ta đã chú trọng vào việc học. Sau khi văn miếu Quốc Tử Giámra đời vào thời Lý – Trần (1070), vua Lý Thánh Tông đã đưa giáo dục Việt Nam sang giaiđoạn mới. Kể từ đó, truyền thống giáo dục ở nước ta đã được duy trì và có những bướctiến mạnh mẽ. Cho tới ngày nay, hệ thống giáo dục Việt Nam đã đạt được nhiều thànhtích to lớn trong sự nghiệp xây dựng nguồn nhân lực tương lai và phát triển đất nước.Nắm vững những nguyên lý cơ bản của triết học, áp dụng chính xác các quy luật, các cặpphạm trù cùng sự lãnh đạo sáng suốt của Đảng với quan điểm “Đầu tư cho giáo dục làquốc sách”, Đảng và Nhà nước đã đưa ra nhiều nghị quyết về phát triển giáo dục, đào tạokhoa học và công nghệ khẳng định tầm quan trọng, định hướng cũng như xác định mụctiêu, nhằm không ngừng nâng cao chất lượng đào tạo sinh viên và phát triển năng lực tưduy, khả năng tự học của sinh viên. Thực hiện nghị quyết của Đảng, Chính phủ và Bộgiáo dục đào tạo đã đưa ra nhiều mô hình giảng dạy lấy sinh viên làm trung tâm, sinhviên có thể tự học ở nhà (hệ thống đào tạo tín chỉ). Do vậy, tốc độ tăng của giáo dục vàđào tạo tăng nhanh. Lực lượng giảng viên không ngừng nâng cao về chất lượng và quymô, số lượng sinh viên tăng đáng kể (tăng khoảng 15 lần so với 20 năm trước). Nhữngđiều đó đã làm trình độ dân trí tăng lên rõ rệt góp phần đưa đất nước phát triển hơnTuy nhiên mặc dù có truyền thống hiếu học lâu đời và nhiều hệ thống giáo dục khoahọc, xong, hệ thống giáo dục ở Việt Nam vẫn chưa theo kịp so với sự đổi mới của thếgiới. Hiện nay, nhiều trường đại học đang đào tạo sinh viên theo hướng “hàn lâm”. Chỉđào tạo chuyên sâu về mặt lý thuyết nhưng kinh nghiệm thực tế thì chưa có. Những mônhọc đại cương và có ảnh hưởng sâu rộng tới việc học tập và làm việc của sinh viên nhưtriết học vẫn chưa được phát triển và ứng dụng thực tế cho sinh viên nắm vững. Ngoài ra,cách diễn đạt và trình bày bài giảng của giảng viên có ảnh hưởng không nhỏ đến mức độtiếp thu bài của sinh viên. Hơn hết qua nhiều năm, chất lượng giáo dục đang dần bịbuông lỏng, giảm sút, nhất là giáo dục đạo đức, lối sống; giáo dục mới quan tâm nhiềuđến dạy “chữ”, còn dạy “người” và dạy “nghề” vẫn yếu kém; yếu về giáo dục tư tưởng,đạo đức, lối sống, lịch sử dân tộc, tư duy sáng tạo, kỹ năng thực hành, kỹ năng sống. Bởilẽ, các nhà giáo dục chưa thực sự hiểu về môn “khoa học của các khoa học”. Năm 1968,khi làm việc với Ban Tuyên huấn Trung Ương về việc xuất bản sách, Hồ Chí Minh đã cócâu nói nổi tiếng: “Hiểu chủ nghĩa Mác – Lênin để sống với nhau có tình có nghĩa”. Vì2vậy, từ câu nói của Bác ta thấy được giáo dục kiến thức còn phải đi đôi với giáo dục đạođức tu dưỡng con người. Có như vậy, nền giáo dục mới phát triển và người Việt Nam mớicó thể sánh ngang với các bạn bè quốc tế.Nền giáo dục của nước ta hiện nay vẫn còn những hạn chế một phần là ở ý thức họctập của sinh viên hiện nay. Theo hệ thống đào tạo giáo dục tính chỉ, khả năng tự học củasinh viên được chú trọng hơn. Nhưng nếu ý thức tự học của sinh viên chưa cao thì sẽ ảnhhưởng tới nền giáo dục rất lớn. Hiện nay, sinh viên vẫn chưa nắm được phương pháp tựhọc và cách học ở bậc đại học, nhất là bước chuẩn bị nội dung ở nhà cho lần lên lớp kếtiếp. Ngoài ra họ chỉ học những gì giáo viên nêu ở lớp, nếu giáo viên tóm tắt vấn đề thìsinh viên mới nắm được, đây là kiểu học ở bậc phổ thông, mang tính từ chương. Một bộphận sinh viên vẫn đang chạy theo lối sống xô bồ và thực dụng trong thời đại công nghệsố. Họ vẫn chưa nhận ra tầm quan trọng của việc học và tự học. Một số sinh viên cònchưa xem trọng những môn học Đại cương như Triết học. Họ vẫn chưa thực sự hiểu đượctầm ảnh hưởng của Triết học đến năng lực tự học của chính mình. Học triết học Mác Lênin để hình thành tư tưởng và nhận thức vấn đề một cách khoa học, xem xét và xử lýtình huống trên mọi mặt của vấn đề nhằm phát triển năng lực tự học ở sinh viên. Việc họctập, nghiên cứu triết học để nắm vững và vận dụng nó vào cuộc sống là điều kiện hàngđầu để rèn luyện và phát triển năng lực tự học đối với con người nói chung và sinh viênnói riêng. Trong thời buổi hội nhập quốc tế, sinh viên Việt Nam vẫn còn thụ động trongcách học, khả năng tự học còn gò bó. Việc này góp phần làm cho giáo dục Việt Nam vẫnchưa thực sự phát triển như thế giới. Bởi sinh viên chưa áp dụng được kiến thức vềnguyên lý của triết học (nguyên lý về mối liên hệ phổ biến và nguyên lý về sự phát triển)vào vấn đề tự học vì “nguyên lý về mối liên hệ phổ biến” giúp ta có cái nhìn sâu rộng vàomọi mặt của vấn đề còn “nguyên lý về sự phát triển” là cơ sở lý luận khoa học để địnhhướng việc nhận thức thế giới và cải tạo thế giới. Theo nguyên lý này, trong mọi nhậnthức và thực tiễn cần phải có quan điểm phát triển. Theo V.I.Lênin, "... Lôgích biệnchứng đòi hỏi phải xét sự vật trong sự phát triển, trong "sự tự vận động"..., trong sự biểnđổi của nó". Quan điểm phát triển đòi hỏi phải khắc phục tư tưởng bảo thủ, trì trệ, địnhkiến, đối lập với sự phát triểnIII)Kiến nghị và giải pháp3Mục tiêu giáo dục của ta hiện nay là “Nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực, bồi dưỡngnhân tài”. Theo công bố của chương trình phát triển Liên hiệp quốc (UNDP) năm 1993về chỉ tiêu quy mô phát triển giáo dục, nước ta so với quốc tế đều thấp hơn về chỉ tiêuphát triển giáo dục ở các bậc học. Về giáo dục phổ thông, chúng ta chưa đạt mức trungbình. Về cao đẳng và đại học, chúng ta còn thấp hơn nước phát triển chậm. Vì vậy, muốnthực hiện được mục tiêu giáo dục đề ra chúng ta cần tích cực thực hiện các biện pháp đểnâng cao chất lượng giáo dục:1) Kiến nghị về phương pháp giảng dạy đối với các môn học liên quan đến Triết HọcCác môn học về Triết học sẽ rất khô khan nếu chỉ có những bài giảng trong giáo trình.Giảng viên nên kết hợp các phương pháp dạy và học hợp lý. Trong quá trình học, ngườidạy có thể áp dụng một số cách thức để sinh viên hiểu bài hơn, qua đó có thể tạo cảmhứng cho sinh viên học tập. Giảng viên có thể sử dụng phương pháp “Học theo dự án” đểtạo sự tương tác giữa giảng viên và giáo viên. Phương pháp này áp dụng theo “quanđiểm toàn diện” của triết học yêu cầu các hoạt động học tập phải được thiết kế một cáchcẩn thận, mang tính lâu dài và liên quan đến nhiều lĩnh vực học thuật. Đây là mô hìnhlấy người học làm trung tâm, người học có thời gian tự học nhiều hơn và hòa nhập vớinhững vấn đề thực tiễn của thế giới thực tại. Sinh viên có thể học nhiều hơn về một chủđề chứ không phải là tìm ra những câu trả lời đúng cho những câu hỏi được giáo viên đưara. Phương pháp này yêu cầu sinh viên cộng tác với các bạn trong lớp trong một khoảngthời gian nhất định để giải quyết những vấn đề và cuối cùng trình bày công việc mình đãlàm trước giảng viên và các học viên khác. Phương pháp cũng đòi hỏi các sinh viên phảiđặt câu hỏi, đồng thời tìm kiếm những mối liên hệ và tìm ra giải pháp để giải quyết vấnđề. Việc áp dụng phương pháp giảng dạy này sẽ làm thay đổi môi trường học của sinhviên từ chỗ nghe giảng viên nói sang môi trường làm việc, tư duy và nâng cao khả năngtự học.Phương pháp học theo dự án mang đến cho sinh viên rất nhiều lợi ích, nó tạo cho sinhviên khả năng kết hợp kiến thức từ nhiều lĩnh vực, tạo nên công cụ hỗ trợ liên ngành đểgiải quyết vấn đề. Đối với những vấn đề khó, phức tạp, phương pháp này tạo cho sinhviên khả năng khám phá, đánh giá, giải thích và tổng hợp thông tin một cách khoa học.4Thông qua các hoạt động thực tế trên lớp, phương pháp này tạo cho sinh viên sự thíchthú, hứng thú với việc học.Vai trò của giáo viên trong phương pháp học theo dự án có rất nhiều thay đổi so vớiphương pháp truyền thống. Giáo viên không đóng vai trò là người điều khiển tư duy sinhviên mà là người hướng dẫn, người huấn luyện, người tư vấn và bạn cùng học. Giảngviên phải tập trung vào việc hướng dẫn cho sinh viên, tạo cơ hội để học viên phát huy hếtkhả năng học tập và sáng tạo, đẩy mạnh tinh thần đồng đội làm việc theo nhóm của cácsinh viên. Có như vậy, cả giáo viên lẫn sinh viên mới có thể học tập được tốt được Triếthọc.2) Giải pháp 1: Thay đổi nhận thức về Triết học và tư tưởng tự họcỞ bất cứ thời đại nào nguồn lực con người luôn là vị trí trung tâm, là động lực của sựphát triển xã hội. Trong đó thế giới quan khoa học và năng lực tư duy của con người làyếu tố cơ bản của sự nghiệp giáo dục. Ph.Ăng ghen nhận định: “Một dân tộc muốn đứngvững trên đỉnh cao của khoa học thì không thể không có tư duy lý luận”. Điều đó chothấy tầm quan trọng hàng đầu trong sự giáo dục và đào tạo sinh viên về các mặt chính trị,tư tưởng, đạo đức lối sống và phát triển năng lực tư duy lý luận ở nước ta hiện nay. Vớitư cách là thế giới quan và phương pháp luận cho các khoa học, triết học Mác – Lênin cóvị trí, vai trò đặc biệt quan trọng trong quá trình xác lập các phẩm chất đó cũng như lýtưởng sống của mỗi sinh viên. Vì vậy, để có thể học và tự học một cách hiệu quả Triếthọc và các môn liên quan đến triết học, sinh viên cần có nhận thức một cách đúng đắn vềmôn học để có thể sắp xếp thời gian tự học một cách hợp lý. Hiện nay, sinh viên vẫn chưahiểu được Triết học có tác dụng gì và nó ảnh hưởng như thế nào đến đời sống vật chất vàtinh thần của chúng ta. Bước vào môn học “Những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác– Lê nin”, đầu tiên chúng ta cần có một sự khái quát chung, trả lời câu hỏi: Học cái gì?Học như thế nào? Học để làm gì? Trước khi bàn tới học như thế nào? Chúng ta cần biếtnội dung của môn học, bao quát các lĩnh vực tri thức hết sức rộng lớn, nhưng trong đó cóba bộ phận lý luận cơ bản có mối quan hệ thống nhất với nhau, đó là: triết học Mác –Lênin (được gọi là Nguyên lý I), Kinh tế chính trị học Mác – Lênin và Chủ nghĩa xã hộikhoa học (được gọi là Nguyên lý II). Riêng đối tượng của triết học Mác – Lênin nghiêncứu những quy luật vận động, phát triển chung nhất của tự nhiên, xã hội và tư duy; xây5dựng thế giới quan, phương pháp luận phổ biến của nhận thức khoa học và thực tiễn cáchmạng. Là cơ sở để hình thành niềm tin khoa học và những phẩm chất cao quý của ngườicách mạng. Trang bị cho các ngành khoa học khác thế giới quan và phương pháp luậnkhoa học đi sâu khám phá bản chất và quy luật của sự vật và hiện tượng. Là cơ sở khoahọc chống lại ảnh hưởng của chủ nghĩa duy tâm, hệ tư tưởng tư sản xuyên tạc những phátminh khoa học. Bản chất của Triết học Mác không chỉ giải thích thế giới mà vấn đề ở chỗlà cải tạo thế giới, các kết luận của triết học không chỉ đơn thuần là lời giải đáp lý luận vềcác sự vật, hiện tượng, sự kiện nào đó mà nó là cơ sở lý luận có giá trị định hướng choviệc xác định, giải quyết những vấn đề ở mọi lĩnh vực khác nhau. Khi nắm vững được nósinh viên có thể áp dụng vào việc tự học của mình. Nâng cao trình độ tư duy và học tậptốt hơn.3) Giải pháp 2: Hướng tới phương pháp tự học tiến bộ đi đôi với Triết họcKhi đã hiểu được những lợi ích mà Triết học đem lại, sinh viên có thể đề ra cácphương pháp để tự học hiệu quả.Đầu tiên, sinh viên cần xác định đúng đắn và rõ ràng động cơ học tập, nghĩa là xáclập cho được sự hài hoà giữa nhu cầu của bản thân với mục đích, yêu cầu của xã hội.Động cơ học tập đúng đắn lúc này là: học cho bản thân, cho gia đình và cho xã hội. Họcđể lập thân, lập nghiệp, có khả năng đáp ứng sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá củađất nước.Ngoài ra, tinh thần thái độ học tập phải lạc quan và tích cực. Đầu tiên phải tự tin trongviệc tự học. Vì khi tự học, con người dễ sinh ra cảm giác chán nản, lười biếng. Sau đó,chúng ta phải tự học để hiểu kiến thức mới bởi “con đường giáo dục là tập tự sử dụngnhững khả năng của mình, tự sử dụng cái đầu của mình” (Kant). Thầy và bạn (dù quantrọng tới đâu) cũng chỉ dừng ở mức tạo điều kiện cho mình học tập mà thôi. Muốn vậy,sinh viên cần tự học để nghiên cứu vầ triết học, phải rèn óc hoài nghi khoa học, lật đi lậtlại vấn đề. Cố gắng học phong cách tư duy của Marx: “K.Marx là con người mà sự sửachữa đến nhanh hơn sự hình thành. Chưa kịp hình thành đã sửa chữa, bổ sung”. Quantrọng nhất để tự học thành công sinh viên cần phải chịu khó. Khổng Tử dạy: “Học nhi bấtyếm, hối nhân bất quyện” (học không biết chán, dạy người không mỏi). Điều này tưởngchừng đơn giản song khi hành động mới thấy không dễ dàng chút nào.6Cuối cùng chính là phương châm học tập, bởi nếu không có phương châm đúng thì tấtcả quá trình tự học của chúng ta sẽ hoàn toàn sụp đổ. Đối với Triết học, phương châmHọc đi đôi với Hành áp dụng cho mọi môn học, một phương châm khác cực kỳ quantrọng trong việc học Những nguyên lý của chủ nghĩa Mác – Lênin là: Lý luận liên hệ vớiThực tiễn. “Lý luận là sự tổng kết những kinh nghiệm của loài người, là tổng hợp nhữngtri thức về tự nhiên và xã hội tích trữ lại trong quá trình lịch sử” (Hồ Chí Minh toàn tập –tập 7- NXB Sự Thật- Hà Nội - 1987 - tr 789). Thực tiễn là toàn bộ những hoạt động vậtchất có tính lịch sử - xã hội của con người nhằm cải biến tự nhiên và xã hội. Chính vìvậy, Bác Hồ đã dạy “thống nhất giữa lý luận và thực tiễn là một nguyên tắc căn bản củachủ nghĩa Mác-Lênin.Thực tiễn không có lý luận hướng dẫn thì thành thực tiễn mùquáng. Lý luận mà không liên hệ với thực tiễn là lý luận suông”. Sinh viên cần áp dụngnhững lý luận vào thực tiễn và ngược lại để có cái nhìn tổng quát vào cuộc sống và đề racác phương pháp tự học hiệu quả hơn.4) Giải pháp 3: Nâng cao tầm quan trọng và sự phổ biến của Triết học trong môitrường Đại học, cao đẳngHiện nay, các môn học về Triết học vẫn chưa thực sự phổ biến và quan trọng ở cáctrường Đại học, Cao đẳng. Mặc dù là môn đại cương nhưng vẫn bị nhiều sinh viên bỏqua. Chính vì vậy, Nhà trường cần có các chủ trương để nâng cao nhận thức không chỉcủa sinh viên mà còn của cả mọi người biết sâu rộng hơn về môn học. Vì những nguyênlý của chủ nghĩa Mác – Lênin có liên quan với nhiều môn khoa học khác. Mặt khác, ngaychính môn học này đã bao gồm nhiều môn khoa học Mác - Lênin, sự quan hệ giữa chúngcàng chặt chẽ. Học tốt Triết học sẽ giúp sinh viên rất nhiều trong những môn học sau,ngoài ra còn nâng cao khả năng tư duy để tự học hiệu quả. Muốn vậy nhà trường cần xâydựng đội ngủ giảng viên giỏi có kinh nghiệm lâu năm, tạo động lực cho sinh viên.Khuyến khích và tạo điều kiện để sinh viên có thể học tập tốt hơn, xây dựng các cơ sở vậtchất kĩ thuật đáp ứng nhu cầu tự học của sinh viên. Ngoài ra, cần có các điều kiện đầy đủ,thái độ hướng dẫn sinh viên của các bộ phận chuyên trách và các chính sách hổ trợ hợp lýtạo môi trường học tập tốt nhất để cả giảng viên và sinh viên cùng phấn đấu dạy và học.IV) Kinh nghiệm của bản thân7Mỗi người trong chúng ta đều có những cách học riêng, học như thế nào và cách họcra sao là một điều vô cùng quan trọng. Phương pháp đúng sẽ giúp chúng ta đạt hiệu quảcao trong quá trình học tập. Là một thành viên trong đội tuyển ôn thi “Tầm nhìn xuyênthế kỷ”, bản thân xin chia sẻ một số phương pháp học của mình.Trong quá trình học trên giảng đường và học tập ở đội tuyển, khi thầy cô giảng bài emsẽ chú ý lắng nghe kĩ. Có thể dùng bút đánh dấu những chổ chưa hiểu lại sao đó hỏi lạigiảng viên ngay tại lúc ấy hoặc cuối giờ. Đối với các môn học như Triết học, đầu tiên sẽtạo hứng thú cho viêc học bằng cách liên hệ vào thực tế, tìm các ví dụ để nhanh hiểu bàihơn. Ngoài ra, để giờ học hiệu quả hơn, chúng ta sẽ phát biểu ý kiến xây dựng bài giúpcho buổi học thêm sinh động và khi chính mình nói ra ý kiến, điều này sẽ nhớ bài lâuhơn.Tuy nhiên, nghe giảng và học trên lớp không phải là điều quan trọng nhất. Bản thân tựhọc mới là quan trọng nhất khiến mình thành công và tiếp thu kiến thức tốt hơn. Do đượcrèn luyện từ nhỏ, bản thân đã ý thức cho mình khả năng tự học để học tâp có hiệu quả.Ngoài giờ lên lớp, em sẽ về nhà để tự học, khi tự học là lúc tập trung nhất để tìm cáchgiải quyết vấn đề. Em cũng vận dụng những gì đã học từ Triết học để học và tự học tốthơn. Trong học tập, chúng ta sẽ tích lũy về lượng (tri thức) để biến đổi về chất (kết quảhọc tập). Đọc giáo trình và tài liệu tham khảo có liên quan là một hoạt động không thểthiếu trong việc tự học nhưng biết ứng dụng điều đang tìm hiểu vào cuộc sống thườngngày mới là mục tiêu chính của quá trình học không chỉ riêng Triết học mà còn ở cácmôn học khác.Trên đây là những ý kiến của cá nhân về cách học hiệu quả, rất mong nhận được sựgóp ý của thầy cô và các bạn. Em xin chân thành cám ơn!V)Kết luậnNhững điều trên đã cho ta thấy rõ tầm quan trọng của Triết học đối với vấn đề học tậpđặc biệt là tự học của sinh viên ngày nay. Qua bài tham luận này, mọi người sẽ hiểu hơnnhững lợi ích của việc học triết học và có cách tự học nó một cách hiệu quả hơn bởi lẽTriết học là “môn khoa học của những khoa học". Từ việc hiểu rõ về Triết học, mỗi sinhviên sẽ xây dựng cho mình ý thức tự học và có ý chí khắc phục khó khăn trong quá trìnhtự học. Nhờ đó, nâng cao khả năng học tập, phát triển nguồn lực con người và giúp đất8nước phát triển với nguồn nhân lực chất lượng cao. Người Việt Nam sẽ vươn xa, sánh vaivới bạn bè quốc tế và tự hào rằng: “Tôi là người Việt Nam”VI)Tài liệu tham khảo1) TS Nguyễn Đức Luận - Phó trưởng Khoa Triết học, Học viện Báo chí và Tuyêntruyền (25/9/2013) “Học giỏi môn triết học sẽ dễ dàng học tốt các môn học khác”được download tại địa chỉ http://ajc.hcma.vn/Doi-song-sinh-vien/TS-Nguyen-DucLuan-Hoc-gioi-mon-Triet-hoc-se-de-dang-hoc-tot-cac-mon-hoc-khac/13680.ajc2) TS Trần Đình Phụng (10/4/2017) “Quy trình dạy học triết học nhằm phát triểnnăng lực tư duy lý luận cho sinh viên” được download tại địa chỉhttp://khoagdct.vinhuni.edu.vn/nghien-cuu-khoa-hoc/seo/quy-trinh-day-hoc-triethoc-nham-phat-trien-nang-luc-tu-duy-ly-luan-cho-sinh-vien-758913) Sưu tầm Kênh sinh viên (5/8/2015) “Phương pháp học tốt những nguyên lý cơ bảncủa chủ nghĩa Mác – Lê nin” được download tại địa chỉhttp://kenhsinhvien.vn/topic/phuong-phap-hoc-tot-nhung-nguyen-ly-cua-chunghia-mac-le-nin.423203/4) Th.S Trần Thị Bình – Bộ môn lý luận chính trị (2013) “Những biện pháp cơ bảnnâng cao chất lượng học tập học phần triết học Mác – Lê nin (nguyên lý I)” đượcdownload tại địa chỉ http://dhktna.edu.vn/Images/userfiles/33/files/11_6.pdf5) Sưu tầm Luận văn (3/2015) “Thực trạng chất lượng Việt Nam hiện nay” đượcdownload tại địa chỉhttp://luanvanaz.com/thuc-trang-chat-luong-giao-duc-viet-nam-hien-nay.html9