Những ngày đầu thành lập trường Đại học Ngân hàng cơ bao nhiêu khoa

Chiều 16/12, Trường Đại học Ngân hàng TP Hồ Chí Minh tổ chức Lễ kỷ niệm 40 năm thành lập, xây dựng và phát triển. Tham dự có: Phó Chủ tịch nước Đặng Thị Ngọc Thịnh; lãnh đạo các bộ, ngành Trung ương, Ngân hàng Nhà nước cùng tập thể lãnh đạo, cán bộ giảng viên, các thế hệ sinh viên nhà trường.

PGS.TS Lý Hoàng Ánh, Hiệu trưởng Trường Đại học Ngân hàng Thành phố Hồ Chí Minh, cho biết: Trong 40 năm qua, các thế hệ cán bộ, viên chức, người lao động của trường đã có nhiều nỗ lực trong sự nghiệp phát triển giáo dục, đào tạo và phát triển ngành Tài chính - Ngân hàng. Tính đến thời điểm hiện tại, trường đã đào tạo hơn 60.000 sinh viên, học viên, nghiên cứu sinh liên quan đến chuyên ngành Tài chính - Ngân hàng và nhiều chuyên ngành khác.

Theo PGS.TS Lý Hoàng Ánh, cùng với xu thế đổi mới toàn diện, nâng cao chất lượng giáo dục và đào tạo, hoạt động giảng dạy, học tập của trường đã và đang từng bước được đổi mới, nâng cao chất lượng chuyên môn. Hiện nay, đội ngũ nhân sự của trường là 481 người, trong đó có 10 Phó Giáo sư, 70 Tiến sĩ, 235 Thạc sĩ. Trong giai đoạn từ nay đến năm 2030, trường sẽ triển khai kế hoạch đào tạo đa ngành kinh doanh và quản lý, có năng lực nghiên cứu và ứng dụng, với ngành Tài chính - Ngân hàng là mũi nhọn. Bên cạnh đó, đẩy mạnh đào tạo theo mô hình hiện đại và chuẩn quốc tế, đồng thời liên kết với các quốc gia như Hoa Kỳ, Thụy Sỹ... để nâng cao công tác đào tạo, học tập. Đánh giá cao những thành tựu của Trường Đại học Ngân hàng Thành phố Hồ Chí Minh đạt được, ông Đào Minh Tú, Phó Thống đốc Ngân hàng Nhà nước cho biết: Đảng và Nhà nước luôn khẳng định lĩnh vực giáo dục, đào tạo là quốc sách ưu tiên hàng đầu, Ngân hàng Nhà nước luôn tin tưởng Ban Lãnh đạo Nhà trường tiếp tục phát huy những kết quả đạt được, góp phần cung cấp nguồn nhân lực chất lượng cao để xây dựng kinh tế - xã hội đất nước. Đặc biệt, Nhà trường cần liên kết hiệu quả với hệ thống ngân hàng thương mại, đáp ứng nguồn nhân lực theo nhu cầu thị trường và phát triển ngành Tài chính - Ngân hàng.

Ông Đào Minh Tú cho rằng: Trong thời gian tới, Ban Lãnh đạo Trường Đại học Ngân hàng Thành phố Hồ Chí Minh, cần tập trung triển khai hiệu quả Chương trình đào tạo từng năm với những giải pháp cụ thể; có chính sách thu hút nhân tài và đề án đào tạo giảng viên, quản lý chất lượng và giữ vững phẩm chất đạo đức. Mặt khác, trường nên đẩy mạnh hoạt động đầu tư cơ sở hạ tầng hiện đại, đổi mới cơ chế quản lý và quản trị, nghiên cứu khoa học gắn với nhu cầu phát triển và thị trường, đẩy mạnh xây dựng và phản biện chính sách xây dựng đất nước, tiếp tục duy trì và phát huy truyền thống đoàn kết, xây dựng nền giáo dục tiến bộ và hiện đại.

Nhân dịp này, thừa ủy quyền của Chủ tịch nước, Phó Chủ tịch nước Đặng Thị Ngọc Thịnh đã trao tặng Huân chương Độc lập hạng Nhì cho Trường Đại học Ngân hàng Thành phố Hồ Chí Minh .



Mỹ Phương (TTXVN)

Những ngày đầu thành lập trường Đại học Ngân hàng cơ bao nhiêu khoa

Đại học Ngân hàng TP Hồ Chí Minh xét tuyển chương trình cử nhân quốc tế

Trường Đại học Ngân hàng TP Hồ Chí Minh với gần 40 năm xây dựng và phát triển, là một trong những cơ sở hàng đầu về đào tạo, nghiên cứu khoa học trong lĩnh vực kinh tế, tài chính - ngân hàng, kinh doanh, quản lý.

Chia sẻ:

Từ khóa:

  • Phó Chủ tịch nước Đặng Thị Ngọc Thịnh,
  • 40 năm thành lập,
  • Trường Đại học Ngân hàng,
  • TPHồ Chí Minh,

Ngày 01/01/2021     16,639 lượt xem

Những ngày đầu thành lập trường Đại học Ngân hàng cơ bao nhiêu khoa

Giai đoạn 1961-1975:

Trường Cao cấp nghiệp vụ Ngân hàng được thành lập theo Quyết định số 3072-VG ngày 13/9/1961 của Thủ tướng Chính phủ với nhiệm vụ chủ yếu là đào tạo học sinh phổ thông trở thành cán bộ trung cấp ngân hàng, bổ túc cán bộ sơ cấp, trung cấp nghiệp vụ thành cán bộ có trình độ Cao cấp nghiệp vụ Ngân hàng và trình độ đại học chuyên tu, tại chức cho đội ngũ cán bộ ngân hàng.

Giai đoạn 1976-1992:

Tổng Giám đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam đã ký quyết định số 1229/NH-TCCB ngày 16/12/1976 về việc thành lập cơ sở II Trường Cao cấp nghiệp vụ Ngân hàng mở cơ sở hai đặt tại Thành phố Hồ Chí Minh để đào tạo hệ chuyên tu và tại chức cho cán bộ trong ngành ở các tỉnh phía Nam.

Ngày 18/10/1978, Thủ tướng Chính phủ thay mặt Hội đồng Chính phủ ký Quyết định số 264/CP cho phép Ngân hàng Nhà nước Việt Nam mở hệ cao đẳng trong Trường chuyên tu cao cấp Ngân hàng, bắt đầu từ năm học 1978-1979, để đào tạo cán bộ đại học thực hành Ngân hàng phục vụ yêu cầu xây dựng và phát triển đất nước.

Ngày 03/5/1980, Thủ tướng Chính phủ ký Quyết định số 149/TTg cho phép Ngân hàng Nhà nước Việt Nam mở một lớp Đại học nghiệp vụ Ngân hàng tại Thành phố Hồ Chí Minh, để đào tạo cán bộ nghiệp vụ Ngân hàng cho các tỉnh phía Nam.

Giai đoạn 1993-1997:

Trung tâm Đào tạo và Nghiên cứu Khoa học Ngân hàng được thành lập theo Quyết định số 112- TTg ngày 23/3/1993 của Thủ tướng Chính phủ trên cơ sở tổ chức lại Viện tiền tệ - Tín dụng, Trường Cao cấp nghiệp vụ Ngân hàng Hà Nội, Trường Cao cấp nghiệp vụ Ngân hàng Thành phố Hồ Chí Minh, Trường Trung học Ngân hàng I, Trường Trung học Ngân hàng II, Trường Trung học Ngân hàng III, Trường Trung học Ngân hàng IV.

Ngày 8/3/1996, Thủ tướng Chính phủ đã ký Quyết định số 143-TTg giao nhiệm vụ đào tạo trên đại học cho Viện Khoa học Ngân hàng (Ngân hàng Nhà nước).

Giai đoạn từ 1998 đến nay:

Học viện Ngân hàng (HVNH) được thành lập theo Quyết định số 30/1998/QĐ-TTg ngày 09/02/1998 của Thủ tướng Chính phủ trên cơ sở tổ chức lại Trung tâm Đào tạo và Nghiên cứu khoa học Ngân hàng. Theo đó, HVNH là tổ chức đào tạo và Nghiên cứu khoa học của Nhà nước về lĩnh vực ngân hàng. HVNH có nhiệm vụ: i) Đào tạo cán bộ ở bậc giáo dục chuyên nghiệp, bậc đại học và trên đại học về lĩnh vực tiền tệ - tín dụng và ngân hàng; ii) Bồi dưỡng nghiệp vụ và công nghệ ngân hàng; iii) Tổ chức nghiên cứu khoa học và công nghệ ngân hàng; iv) Thực hiện hợp tác về đào tạo và nghiên cứu khoa học ngân hàng với các tổ chức trong và ngoài nước theo quy định chung của Nhà nước (Phân viện thành phố Hồ Chí Minh thuộc Học viện Ngân hàng được Thủ tướng Chính phủ quyết định thành lập Trường Đại học Ngân hàng thành phố Hồ Chí Minh theo Quyết định số 174/2003/QĐ-TTg ngày 20/8/2003).

Ngày 24/03/1998, Thống đốc Ngân hàng Nhà nước (NHNN) đã ký ban hành Quyết định số 107/1998/QĐ-NHNN9 quy định Quy chế tổ chức và hoạt động của HVNH đã quy định HVNH là đơn vị sự nghiệp có tư cách pháp nhân, có tài khoản và con dấu riêng, có trụ sở đặt tại thành phố Hà Nội và các cơ sở tại Thành phố Hồ Chí Minh, các tỉnh Phú yên, Bắc Ninh, Hà Tây. Học viện chịu sự lãnh đạo và quản lý trực tiếp của NHNN theo chức năng của Bộ Giáo dục và Đào tạo, Bộ Khoa - Công nghệ và môi trường, các bộ, ngành khác có liên quan; đồng thời chịu sự quản lý theo lãnh thổ của chính quyền địa phương nơi có cơ sở của Học viện.

Ngày 12 /01/2004 Thống đốc NHNN đã ký ban hành Quyết định số 48/2004/QĐ-NHNN thay thế Quyết định số 107/1998/QĐ-NHNN9, HVNH là đơn vị sự nghiệp có tư cách pháp nhân, có tài khoản và con dấu riêng, có trụ sở chính tại thành phố Hà Nội và các Phân viện Bắc Ninh, Phú Yên; HVNH chịu sự lãnh đạo và quản lý trực tiếp của NHNN; chịu sự quản lý nhà nước về giáo dục của Bộ Giáo dục và Đào tạo; chịu sự quản lý nhà nước thuộc thẩm quyền của các Bộ, Ngành khác có liên quan; chịu sự quản lý hành chính theo lãnh thổ của chính quyền địa phương nơi có cơ sở của Học viện theo các quy định của pháp luật.

Ngày 29/4/2009, Thống đốc NHNH đã ký ban hành Quyết định số 1009/QĐ-NHNN quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của HVNH thay thế Quyết định số 48/2004/QĐ-NHNN.

Ngày 16/3/2012, Thống đốc NHNN đã ký ban hành Quyết định số 433/QĐ-NHNN về việc quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và mô hình tổ chức, cơ cấu của HVNH thay thế Quyết định số 1009/QĐ-NHNN ngày 29/4/2009.

Ngày 26/02/2014, Thống đốc NHNN đã ký ban hành Quyết định số 327/QĐ-NHNN về việc quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và mô hình tổ chức, cơ cấu của HVNH thay thế Quyết định số 433/QĐ-NHNN nhằm kiện toàn bộ máy tổ chức và hoạt động của HVNH cho phù hợp điều kiện phát triển kinh tế trong tình hình mới.

Ngày 20/7/2017, Thống đốc NHNN đã ký ban hành Quyết định số 1518/QĐ-NHNN về việc quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của HVNH thay thế Quyết định số 327/QĐ-NHNN ngày 26/02/2014 nhằm kiện toàn bộ máy tổ chức và hoạt động của HVNH cho phù hợp điều kiện phát triển kinh tế trong điều kiện hội nhập.

Ngày 27/05/2020, Thống đốc NHNN đã ký ban hành Quyết định số 997/QĐ-NHNN về việc quyết định công nhận Hội đồng trường Học viện Ngân hàng nhiệm kỳ 2020-2025 gồm 17 thành viên và quyết định bổ nhiệm PGS.TS. Đào Minh Phúc giữ chức vụ Chủ tịch Hội đồng Học viện nhiệm kỳ 2020-2025.

Ngày 30/12/2021, Thống đốc NHNN đã ký ban hành Quyết định số 2090/QĐ-NHNN về việc quyết định công nhận TS. Bùi Hữu Toàn giữ chức vụ Chủ tịch Hội đồng HVNH nhiệm kỳ 2020-2025.

Trong suốt quá trình xây dựng và trưởng thành, HVNH đã phát triển không ngừng. Từ một cơ sở đào tạo chuyên về lĩnh vực tài chính ngân hàng đến nay HVNH đã mở rộng đào tạo theo hướng đa ngành. Trình độ và tính chuyên nghiệp của đội ngũ giảng viên ngày càng được nâng cao. Sinh viên tốt nghiệp đáp ứng tốt các yêu cầu của nhà tuyển dụng và xã hội, góp phần khẳng định vị thế của HVNH là một trong những cơ sở đào tạo về kinh tế hàng đầu của Việt Nam. Những năm gần đây HVNH phát triển mạnh các hoạt động hợp tác đào tạo hợp tác quốc tế thông qua các chương trình trao đổi giảng viên, sinh viên, liên kết đào tạo với nhiều trường đại học có uy tín trên thế giới. Các hoạt động nghiên cứu khoa học, tư vấn chính sách và chuyển giao công nghệ của HVNH đã tạo động lực thúc đầy nâng cao chất lượng đào tạo và đóng góp có hiệu quả cho nền kinh tế.

Với những đóng góp to lớn vào sự nghiệp giáo dục đào tạo, HVNH đã được Đảng và Nhà nước, ghi nhận và trao tặng nhiều phần thưởng, danh hiệu cao quý:

- Huân chương Lao động Hạng Nhất, Hạng Nhì, Hạng Ba; Huân chương Độc lập Hạng Nhất, Hạng Nhì, Hạng Ba cho Học viện Ngân hàng.

- Huân chương Lao động Hạng Hạng Nhất, Hạng Nhì cho Phân viện Bắc Ninh

- Huân chương Lao động Hạng Hạng Nhì, Hạng Ba cho Phân viện Phú Yên

- Huân chương Lao động Hạng Nhì cho Cơ sỏ đào tạo Sơn Tây

- 18 Huân chương Lao động các hạng cho các cán bộ lãnh đạo, quản lý và giảng viên của Học viện qua các thời kỳ công tác.

Ngoài ra, Nhà nước nước CHDCND Lào cũng đã trao tặng: Huân chương Ixala (Huân chương Độc lập) Hạng Nhất cho Học viện Ngân hàng; Huân chương Ixala Hạng Nhất cho CSĐT Sơn Tây; Huân chương Ixala các hạng cho hơn 100 cán bộ lãnh đạo, quản lý và giảng viên của HVNH qua các thời kỳ công tác.