Tại sao sông hương chảy chậm

Tại sao sông hương chảy chậm

Dòng nước trong xanh tĩnh lặng, thành quách, lầu xá hai bên bờ in bóng xuống dòng sông như là tranh vẽ. Chiếc cầu Trường Tiền màu trắng bạc bắc qua sông Hương, duyên dáng như cô gái Huế trong chiếc áo dài tím rất Huế…

Tại sao sông hương chảy chậm

Cầu Trường Tiền bắc qua sông Hương Huế

Nhiều người nghĩ rằng sở dĩ Huế có được cái êm đềm, dịu dàng, yên tĩnh phần lớn là nhờ sông Hương, dòng sông xanh đã đem lại cho thành phố cái chất thơ trầm lắng, cái trong sáng hài hoà toả ra từ vùng đất có chiều sâu văn hiến.

Tại sao sông hương chảy chậm

Sông Hương như một dải lụa hiền hoà miên man chảy rồi như một người dẫn đường xuôi dòng nước đưa du khách đến miệt vườn Vỹ Dạ với vườn hoa thảm cỏ xanh mướt, ngược lên Thiên Mụ để thả mình theo tiếng chuông chùa văng vẳng, rồi đột ngột rẽ vào sông Bạch Yến tới bến Huyền Không để phiêu diêu cùng với gió mây, với thế giới của hoa trơm trái ngọt và thiền giữa một không gian cổ kính…

Tại sao sông hương chảy chậm

Nét dịu dàng của Sông Hương Huế

Phát triển dịch vụ du lịch trên dòng sông Hương Huế

Bên 2 bờ sông Hương nhiều công viên và cảnh quan được tạo dựng lên không chỉ là điểm vui chơi giải trí cho người dân thành phố Huế mà còn là làm điểm dừng chân cho du khách gần xa và quanh 2 bờ sông Hương cũng là địa điểm thường tổ chức các sự kiện, lễ hội lớn của thành phố Huế

Tại sao sông hương chảy chậm

Cảnh quan 2 bờ sông được cải tạo là điểm dừng chân nghỉ mát, tản bộ chụp ảnh của nhiều khách du lịch

Đặc biệt loại hình dân ca xứ Huế rất phát triển ở trên dòng sông Hương, những con thuyền du lịch trở khách ra neo đậu giữa dòng sông và các ca sĩ sẽ hát các điệu dân ca Huế rất sâu lắng. Ði chơi bằng thuyền để được ngắm cảnh sông Hương thơ mộng, được nghe những điệu hò, dân ca xứ Huế lúc trời về đêm là thú vui của rất nhiều du khách trong và người nước mỗi khi đến Huế.

Tại sao sông hương chảy chậm

Nghe Ca Huế trên dòng sông Hương

Sông Hương hay Hương Giang (Hán Nôm 香江) là con sông chảy qua thành phố Huế thuộc tỉnh Thừa Thiên Huế, miền Trung Việt Nam.

Tại sao sông hương chảy chậm
Sông Hương

Sông Hương, đoạn ở trước chùa Thiên Mụ

Vị tríQuốc giaViệt NamĐặc điểm địa lýThượng nguồnTả Trạch, Hữu Trạch • cao độđộ dốc bình quân lòng sông 11,7m/km. Cửa sôngCửa Thuận An, Biển ĐôngĐộ dài30 km (kể từ ngã ba Bằng Lãng)Diện tích lưu vực2.830km²Lưu lượng222m³/s

 

Hệ thống Sông Hương

Sông Hương có hai nguồn chính đều bắt nguồn từ dãy núi Trường Sơn.Dòng chính của Tả Trạch dài khoảng 67 km, bắt nguồn từ dãy Trường Sơn Đông, ven khu vực vườn quốc gia Bạch Mã chảy theo hướng tây bắc với 55 thác nước hùng vĩ, qua thị trấn Nam Đông rồi sau đó hợp lưu với dòng Hữu Trạch tại ngã ba Tuần (khoảng 3 km về phía bắc khu vực lăng Minh Mạng). Hữu Trạch dài khoảng 60 km là nhánh phụ, chảy theo hướng bắc, qua 14 thác và vượt qua phà Tuần để tới ngã ba Tuần, nơi hai dòng này gặp nhau và tạo nên sông Hương.

 

Cồn Hến ở giữa sông Hương

 

Sông Hương ở Huế, với cầu Phú Xuân (trước) và cầu Dã Viên (sau)

Từ ngã ba Tuần đến cửa Thuận An, sông Hương dài 33 km và chảy rất chậm (do chênh lệch độ cao giữa điểm đầu và cửa sông nhỏ). Khi chảy quanh dọc chân núi Ngọc Trản, sắc nước sông Hương xanh hơn – đây là địa điểm Điện Hòn Chén. Tại đây có một vực rất sâu.

Sông Hương được cho là rất đẹp khi chiêm ngưỡng nó từ nguồn và khi nó chảy quanh các chân núi, xuyên qua các cánh rừng rậm của hệ thực vật nhiệt đới. Con sông chảy chậm qua các làng mạc như Kim Long, Nguyệt Biều, Vỹ Dạ, Đông Ba, Gia Hội, chợ Dinh, Nam Phổ, Bao Vinh. Nó từng là nguồn cảm xúc của du khách khi họ đi thuyền dọc theo dòng sông để nhìn ngắm phong cảnh và lắng nghe những điệu ca Huế truyền thống.

Các công trình kiến trúc hai bên bờ sông gồm thành quách, thị tứ, vườn tược, chùa chiền, tháp và đền đài... ánh phản chiếu của chúng trên dòng nước khiến con sông mang theo nhiều chất thơ và tính nhạc. Nhiều người luôn gắn liền sự thanh bình, thanh lịch và cảnh vật đẹp đẽ của Huế với dòng Sông Hương.

Giữa sông Hương có cồn Hến.

Những cây cầu bắc qua sông Hương

  • Cầu Đập Đá
  • Cầu Dã Viên (bên cạnh có cầu đường sắt được gọi là Bạch Hổ)
  • Cầu Phú Xuân
  • Cầu Trường Tiền
  • Cầu Chợ Dinh
  • Cầu Kim Long

Theo các sách cổ, trước khi mang tên sông Hương, con sông này tuỳ theo thời gian có nhiều tên khác nhau.

Sách "Dư địa chí" của Nguyễn Trãi (1435), viết là sông Linh.

Sách "Ô châu cận lục" do Dương Văn An nhuận sắc vào năm 1555, viết sông cái Kim Trà (Kim Trà đại giang).

Sách "Phủ biên tạp lục" của Lê Quý Đôn gọi là sông Hương Trà (Hương Trà nguyên).

Từ nhiều tài liệu khác cho biết cho biết sông Hương đã từng mang tên sông Lô Dung, sông Dinh, sông Yên Lục.

Từ năm 1469 dưới thời Lê Thánh Tông, Kim Trà là tên của một huyện ở phủ Triệu Phong thuộc Thừa tuyên Thuận Hoá. Đến khi Đoan Quốc công Nguyễn Hoàng vào trấn phủ Thuận Hoá (1558), huyện Kim Trà được đổi tên là Hương Trà.

 

Sông Hương ở Huế

 

Hoàng hôn trên sông Hương

Từ lâu, dòng Hương giang êm đềm đã tạo nên những cảm hứng cho các tác giả, nhất là thi sĩ và nhạc sĩ.

Nhạc sĩ Phạm Duy có những câu hát nổi tiếng về sông Hương:

Tôi yêu những sông Trường Sơn Biết ái tình ở dòng sông Hương… (Tình ca, 1953)

hay

Người về chưa ghé sông Hương Đã nghe tiếng gọi đôi đường đắng cay (Trường ca Con đường Cái quan)

Bên cạnh đó sông Hương cũng là cảm hứng cho Phạm Duy khi viết những ca khúc Hẹn hò, Khối tình Trương Chi.

Nhạc sĩ Phạm Đình Chương chọn sông Hương để đại diện cho miền Trung (ca khúc Tiếng sông Hương) trong trường ca Hội trùng dương rất nổi tiếng của mình.

Sông Hương và núi Ngự Bình được nhắc đến trong lời bài hát Ai ra xứ Huế sáng tác bởi nhạc sĩ Duy Khánh:

Ai ra xứ Huế thì ra Ai về là về núi Ngự Ai về là về sông Hương Nước sông Hương còn vương chưa cạn Chim núi Ngự tìm bạn bay về Người tình quê ơi người tình quê thương nhớ xin trở về

Nhà thơ Nguyễn Trọng Tạo thì viết

Sông Hương hóa rượu ta đến uống Ta tỉnh, đền đài ngả nghiêng say...

"Tiếng hát sông Hương" của Tố Hữu:

Trên dòng Hương Giang Em buông mái chèo Trời trong veo Nước trong veo... Trăng lên trăng đứng trăng tàn Đời em ôm chiếc thuyền nan xuôi dòng

Diễm xưa của Trịnh Công Sơn:

Thuở ấy có một người con gái rất mong manh, đi qua những hàng cây long não lá li ti xanh mướt để đến Trường Đại học Văn khoa ở Huế. Nhiều ngày, nhiều tháng của thuở ấy, người con gái ấy vẫn đi qua dưới những vòm cây long não. Có rất nhiều mùa nắng và mùa mưa cũng theo qua. Những mùa nắng, ve râm ran mở ra khúc hát mùa hè trong lá. Mùa mưa Huế, người con gái ấy đi qua nhạt nhòa trong mưa giữa hai hàng cây long não mờ mịt...

Và Diễm Đi để được những con mắt chung quanh nhìn ngắm nhưng đồng thời cũng tự mình có thì giờ nhìn ngắm trời đất, sông nước và hoa lá thiên nhiên. Long não, bàng, phượng đỏ, muối, mù u và một dòng sông Hương chảy quanh thành phố đã phả vào tâm hồn thời con gái một lớp sương khói lãng mạn thanh khiết. Huế nhờ vậy không bao giờ cạn nguồn thi hứng.

Năm 2020, nhà hát ở Huế được khánh thành, lấy tên sông Hương đặt: nhà hát Sông Hương.

Hằng năm, vào mùa lụt, nước sông Hương dâng cao có thể gây ngập úng cho thành phố Huế và các vùng lân cận. Nhưng nhờ phù sa sau mỗi trận lụt, các miệt vườn như Nguyệt Biểu với đặc sản là quả Thanh Trà; Kim Long với măng cụt, các triền ven sông với bắp... sẽ tốt tươi hơn.

  Phương tiện liên quan tới Perfume River tại Wikimedia Commons

Lấy từ “https://vi.wikipedia.org/w/index.php?title=Sông_Hương&oldid=68283752”