Tại sao Thủ tướng phải là đại biểu Quốc hội

Không chỉ “soán chỗ” của đại biểu chuyên trách mà thành viên Chính phủ khi làm đại biểu phải đóng “hai vai” rất khó xử thế.

Một quan điểm liên quan đến việc sửa Luật tổ chức Quốc hội đang thu hút sự quan tâm của dư luận đó là phát biểu của Bộ trưởng Tài nguyên - Môi trường Trần Hồng Hà cho rằng, thành viên Chính phủ, kể cả Chủ tịch tỉnh không nên làm đại biểu Quốc hội mà dành vị trí đó cho đại biểu chuyên trách.


Đại biểu phải đóng “hai vai” rất khó xử thế

Tại sao Thủ tướng phải là đại biểu Quốc hội
Ông Lê Như Tiến phát biểu trên diễn đàn Quốc hội khóa XIII

Nguyên Phó Chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa, giáo dục, thanh, thiếu niên, nhi đồng của Quốc hội, ông Lê Như Tiến, người từng làm đại biểu chuyên trách tới 2 nhiệm kỳ, cho rằng, quan điểm đó là phù hợp bởi khi đưa cán bộ khối hành pháp vào Quốc hội không chỉ “soán chỗ” của đại biểu chuyên trách mà khi đó đại biểu sẽ phải đóng “hai vai” rất khó xử thế.

Trên diễn đàn Quốc hội, anh sẽ là đại biểu Quốc hay cán bộ khối hành pháp, phải chịu sự chất vấn của đại biểu Quốc hội, như vậy liệu anh có dám chất vấn lại chính mình hay chất vấn lại Chính phủ, Thủ tướng. Chắc chắn là không khi anh là cấp dưới của Chính phủ, của Thủ tướng. Trong hoạt động giám sát cũng thế. Trong công tác xây dựng pháp luật, liệu anh có không nghĩ tới cơ chế chính sách có lợi cho ngành của mình. 

Ông Tiến bày tỏ như trên và cho rằng, ý kiến của Bộ trường Trần Hồng Hà là đúng. Các cơ quan hành pháp không nên tham gia vào cơ quan lập pháp, dẫn đến chồng chéo chức năng, rất khó tách bạch đâu là hành pháp, lập pháp. Theo ông Tiến, đã hoạt động bên khối hành pháp, đã làm Bộ trưởng, nếu sang Quốc hội nên thôi vị trí Bộ trưởng. Kể cả nếu anh đã làm tư pháp thì cũng không nên tham gia vào bên lập pháp nữa. Rành rọt như thế để dễ giám sát và kiểm soát quyền lực.


Từng là thành viên Ban soạn thảo nhiều dự án luật, trong đó có Luật Tổ chức Quốc hội, Nguyên Phó Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội Nguyễn Sỹ Dũng lại cho rằng, Quốc hội là một thể chế chính trị, phải có chính khách ở đó tranh luận với nhau để ban hành chính sách. Bộ trưởng cũng là chính khách, như thế Bộ trưởng phải là đại biểu Quốc hội. Thứ trưởng trở xuống mới không nhất thiết là đại biểu, vì anh không phải chính khách, chỉ là công chức. Quốc hội có chức năng quyết chính sách, còn Bộ trưởng là người tham gia dẫn dắt chính sách.


Và Chủ tịch tỉnh có cần làm đại biểu Quốc hội không? Nếu quyền lực phân chia cho địa phương như ở các nước thì Chủ tịch tỉnh không nhất thiết phải là đại biểu Quốc hội. Một xã hội quyền lực đều tập trung ở trên cả mà Chủ tịch không ngồi ở Quốc hội nữa như vậy sẽ thiếu mất đại diện địa phương để cùng với đại diện các cấp, ngành “đóng dấu” để các quy định, yêu cầu của Đảng trở thành pháp luật. Theo chuẩn mô hình Xô Viết, không thể thiếu đại diện của địa phương ở Quốc hội. “Tuy nhiên như vậy thì phải họp ít thôi, chứ Chủ tịch tỉnh ngồi 3 tháng ở Quốc hội thì gay go”, ông Nguyễn Sỹ Dũng chia sẻ.

Tại sao Thủ tướng phải là đại biểu Quốc hội
TS Nguyễn Sỹ Dũng - Nguyên Phó Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội

“Tiến vi bộ, thoái vi ban, tiến thoái lưỡng nan về Quốc hội”


Thảo luận về dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tổ chức Quốc hội, nhiều ý kiến cũng đề xuất tăng đại biểu Quốc hội chuyên trách từ 35% lên 40 thậm chí 50%. Điều đó chứng tỏ đại biểu chuyên trách có vai trò rất quan trọng nhưng Quốc hội lại đang rất thiếu. Ngược với thực tế đó, chia sẻ trên nghị trường, có ý kiến đại biểu cho thấy có những cán bộ được quy hoạch làm đại biểu chuyên trách thì lại “sợ”, lại ngại. 


“Lý giải” về tình trạng khó thu hút cán bộ về công tác tại các cơ quan của Quốc hội, hoạt động chuyên trách, ông Lê Như Tiến, cho rằng, lý do đầu tiên là áp lực công việc, áp lực rất nặng nhưng chế độ, chính sách lại rất hạn chế. Thực tế thời ông làm, đã có câu cửa miệng “tiến vi bộ, thoái vi ban, tiến thoái lưỡng nan về Quốc hội”. 


“Hình như người ta chỉ muốn hướng về các cơ quan hành pháp, bởi làm ở những cơ quan chỉ đạo điều hành cụ thể sẽ thuận lợi về nhiều mặt, điều kiện thăng tiến, điều kiện kinh tế. Ở Quốc hội, cơ quan chỉ chuyên về xây dựng pháp luật, điều kiện thăng tiến, hay kinh tế rất hạn chế. Ngoài lương cơ bản hầu như không có gì, ngoại trừ mỗi lần đóng góp ý kiến xây dựng luật được trả thù lao 50.000 đồng/buổi, bây giờ hình như có tăng lên một chút. Trong khi ở các nước, lương và phụ cấp trách nhiệm đối với nghị sĩ rất cao. Vị trí của đại biểu Quốc hội hay nghị sĩ tương đương với vị trí của Bộ trưởng, Thứ trưởng bên khối cơ quan hành pháp; đi kèm với lương bổng còn có các chế độ đãi ngộ về phương tiện, điều kiện làm việc”, nguyên đại biểu Quốc hội bày tỏ. 


Bên cạnh rào cản là lương và chế độ đãi ngộ, theo ông Tiến, lý do khiến công chức, quan chức ngại về Quốc hội bởi áp lực rất lớn, nào là xây dựng pháp luật, giám sát tối cao, quyết định các vấn đề quan trọng của đất nước… đại biểu chuyên trách mà không có năng lực, không am hiểu pháp luật thì khó có thể đáp ứng được yêu cầu công việc.


Qua thảo luận của đại biểu Quốc hội, có thể thấy thực tế các Uỷ ban của Quốc hội đang rất thiếu đại biểu hoạt động chuyên trách. Nhưng nếu mời những người công tác ở các tổ chức xã hội, không trong biên chế, có kinh nghiệm và kiến thức pháp luật làm đại biểu chuyên trách thì lại vướng cơ chế. 


Đồng tình với những ý kiến này, ông Lê Như Tiến cho biết, trên diễn đàn Quốc hội khóa XIII ông đã từng nêu vấn đề tại sao không giới thiệu cán bộ là những người đã hoàn thành nhiệm vụ ở các cơ quan hành pháp hay cán bộ quản lý ở các bộ, ngành, các tỉnh, thành để làm đại biểu chuyên trách. Thực tế quá trình rèn luyện trở thành cán bộ quản lý cho thấy họ có đủ điều kiện thuận lợi để làm nhiệm vụ của đại biểu Quốc hội. Để thu hút những cán bộ như thế nên nới rộng độ tuổi chứ không quy định cứng như cán bộ công chức. Theo ông Tiến, hầu như tất cả các nước trên thế giới cũng đều không quy định tuổi của nghị sĩ Quốc hội. Những người có uy tín, có năng lực được cử tri tín nhiệm thì đều được bầu và phần lớn nghị sĩ ở các nước tuổi cũng khá cao.


Tuy nhiên, theo quan điểm của Nguyên Phó Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội Nguyễn Sỹ Dũng, đại biểu chuyên trách hay không chuyên trách phụ thuộc vào mô hình thể chế. Nếu chuyển sang mô hình nhà nước phân chia quyền lực, nhà nước hiện đại như các nước, lúc ấy, một Quốc hội chuyên trách, chuyên nghiệp là cần thiết, thậm chí tất cả các đại biểu đều phải hoạt động chuyên nghiệp, chuyên trách./. 

Theo VOV.VN

14 tháng 6 2021

Tại sao Thủ tướng phải là đại biểu Quốc hội
Tại sao Thủ tướng phải là đại biểu Quốc hội

Nguồn hình ảnh, Getty Images

Chụp lại hình ảnh,

Các ông Nguyễn Xuân Phúc (trái) và Phạm Minh Chính vừa nhậm chức tân Chủ tịch nước và tân Thủ tướng Chính phủ Việt Nam vào tháng Tư năm 2021

Tại kỳ họp Quốc hội vào tháng 7/2021, cơ quan lập pháp của Việt Nam do đảng Cộng sản lãnh đạo sẽ tái bầu các chức danh Chủ tịch nước và Thủ tướng Chính phủ.

Nếu việc này diễn ra theo kế hoạch, Chủ tịch nước và Thủ tướng Chính phủ Việt Nam sẽ lại tuyên thệ thêm một lần nữa, chỉ cách lần tuyên thệ trước vài tháng và đây được cho là một điều 'lạ lùng, trái khoáy', 'gây lãng phí thời gian' cho người dân và cả nước, ý kiến từ trong giới quan sát tại Việt Nam nói với BBC.

Hôm14/6/2021, báo Tiền Phong online đưa tin từ cuộc họp của Ủy ban Thường vụ Quốc Hội Việt Nam chuẩn bị nội dung và chương trình làm việc cho kỳ họp thứ nhất của Quốc hội khóa XV của nước này, cho hay:

Việt Nam: Bầu Quốc hội đã xong, tới lúc vào cuộc thực sự?

Tiền thưởng của Chủ tịch Phúc cho tuyển VN gây tranh luận

Bầu cử Quốc hội Việt Nam: Tỉ lệ phiếu cho các ủy viên Bộ Chính trị

VN: 'Đốt lò' chống tham nhũng còn mang tính 'lặt vặt'?

"Quốc hội Việt Nam sẽ bầu Chủ tịch nước, Thủ tướng Chính phủ tại kỳ họp tháng Bảy, Thời gian xem xét, tiến hành bầu Chủ tịch nước, Thủ tướng Chính phủ sẽ được điều chỉnh cho phù hợp với lịch công tác."

Cũng hôm thứ Hai, báo mạng VnExpress dẫn lời tân Chủ tịch Quốc hội Việt Nam, ông Vương Đình Huệ, cho biết thêm kỳ họp vào tháng Bảy sẽ bầu, phê chuẩn nhân sự cấp cao, gồm Chủ tịch nước, Chủ tịch Quốc hội, Thủ tướng; các phó Chủ tịch Quốc hội, Phó chủ tịch nước, Phó thủ tướng, thành viên Chính phủ, Ủy viên Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Chủ nhiệm các Ủy ban...

"Phải tính toán thời gian họp thật kỹ, thống nhất làm công tác nhân sự xong rồi mới làm đến nội dung khác", ông Vương Đình Huệ được VnExpress dẫn lời nói.

'Lạ lùng và gây lãng phí thời gian, tiền của'

Cùng ngày, từ Việt Nam, một số nhà hoạt động nêu quan điểm trái với dòng thông tin chính thống:

"Tôi cho rằng điều này là một điều lạ lùng, trái khoáy và gây lãng phí thời gian của người dân một cách không cần thiết, bởi vì các vị trí đó đã được đảng lãnh đạo xác định trước kỳ bầu cử rồi, bây giờ lại tiếp tục bầu ra, thì tôi không hiểu là bầu ra để làm gì và theo kiểu gì nữa," từ Hà Nội, kỹ sư Nguyễn Lân Thắng nói với BBC.

Chụp lại hình ảnh,

Cảnh bên ngoài toà nhà QH VN ở HN

"Hay là chỉ để hợp thức hóa kết quả mà đảng đã quyết định từ lâu trước khi bầu cử,, mà rõ ràng làm như thế chỉ tổn phí thời gian của nhân dân, tiền của của công quỹ cho các cuộc họp, bầu bán và rõ ràng việc đặt ra các chức danh cấp cao đó, như Chủ tịch Nước, kể cả Chủ tịch Quốc hội nữa, là những chức danh không thực chất.

"Tôi cho rằng việc bầu lại lần nữa này là việc làm ngược, chẳng nơi nào trên thế giới văn minh mà người ta lại bầu đi, bầu lại, rồi tuyên thệ chỉ trong vài tháng cùng những con người, nhân sự như mấy chức vụ cao cấp ấy, bởi vì rõ ràng là nếu theo đúng luật bầu cử, việc bầu ra những chức danh đó phải dựa trên kết quả của việc bầu cử Quốc hội và phải có được các lá phiếu của người dân bầu nên Quốc hội, từ đó Quốc hội mới bầu lên các chức danh cao cấp đó, trong khi đó mấy tháng trước người ta đã làm ngược, nay lại tiếp tục làm ngược thêm các nguyên tắc dân chủ và dân chủ đại diện đích thực."

Từ Sài Gòn, bà Sương Quỳnh, nhà báo độc lập nói với BBC:

"Từ trước tới nay Quốc Hội Việt Nam theo tôi chưa bầu Chủ Tịch Nước hay Thủ tướng Chính phủ thì dân đã biết là ai sẽ đảm nhiệm chức vụ này hay nọ. Nên việc bầu theo tôi chỉ là cho hợp thức hoá và chưa có gì để gọi là thay đổi hay khác các nhiệm kỳ trước cả.

"Tôi chưa thấy nước nào mà chỉ vài tháng lãnh đạo cấp cao tuyên thệ đi, tuyên thệ lại như ở Việt Nam cả. Có lẽ đảng Cộng sản Việt Nam cho đó là tính ưu việt và khách biệt của đảng này ở Việt Nam hay không thì tôi không thể biết."

Còn từ Nha Trang, nhà báo tự do Võ Văn Tạo bình luận:

"Hiện tượng Quốc hội Việt Nam, mới hồi đầu tháng 4/2021 đã bầu Chủ tịch nước, Thủ tướng chính phủ, Chủ tịch Quốc hội, rồi chỉ tới tháng 7/2021 này, lại bầu lại mấy chức danh ấy cho thấy chuyện bầu cử ở Việt Nam khá rối rắm, luộm thuộm, khó hiểu.

"Người dân thì thừa biết lá phiếu của họ chỉ là hình thức và ông bà nào trúng cử thì cũng do Đảng sắp đặt, cũng cơ bản chấp hành nguyên tắc chịu sự lãnh đạo của Đảng, mà Đảng thì lãnh đạo theo nghị quyết tập thể, vẫn đường lối xưa cũ như mấy chục năm qua, nên theo tôi sẽ không mấy cử tri quan tâm."

Còn chuyện chỉ có 499 đại biểu ngay sau kỳ bầu cử

Nhân dịp này, các nhà hoạt động và quan sát thời sự Việt Nam cũng đưa ra bình luận của mình về việc Quốc hội Việt Nam mới đây công bố trong tổng số 500 Đại biểu Quốc hội ở Việt Nam, 499 người được bầu và trúng cử cho khóa mới.

Về trường hợp dẫn đến khuyết giảm một ví trí này và qua đó có thể thấy điều gì, các nhà bình luận và quan sát nói:

Chụp lại hình ảnh,

Ông Trần Văn Nam bỏ phiếu tại Đại hội Đảng bộ ĐCSVN tỉnh Bình Dương hồi cuối năm 2020

"Việc Bí thư Tỉnh ủy tỉnh Bình Dương, ông Trần Văn Nam vừa rồi tự làm đơn xin rút không làm Đại Biểu Quốc Hội Việt Nam khóa XV 'vì lý do sức khỏe' khi Hội đồng bầu cử quốc gia chưa công bố danh sách người trúng cử và chưa có nghị quyết xác nhận tư cách đại biểu Quốc hội, theo tôi đây có khả năng liên quan một đợt thanh của chính phủ về đất đai ở tỉnh Bình Dương mà có thể ông Trần Văn Nam có "dính" hay liên quan.

"Do đó, việc này dẫn đến chỗ ông Nam phải làm đơn trước khi vụ việc chính thức được đưa ra pháp luật. Nhưng động thái này, mà báo chí nhà nước đăng khá rộng rãi, cũng có thể là 'đường rút đẹp' để cho Quốc Hội đỡ mang tiếng "đảng cử dân bầu" một người mất uy tín."

Từ Hà Nội, nhà hoạt động bất đồng chính kiến Nguyễn Lân Thắng nói:

"Việc Quốc hội Việt Nam đang trong quá trình bầu cử Quốc hội Khóa XV, mà ông Trần Văn Nam tuyên bố rằng ông không đủ sức khỏe, để rồi Quốc hội Việt Nam phải tuyên bố chỉ có 499 mà không phải là 500 Đại biểu Quốc hội khóa XV trúng cử, tôi cho rằng đó là việc bất thường.

"Bất thường ở chỗ khi những vòng đầu tiên để ra bầu cử Quốc hội với các ứng cử viên, thì sức khỏe là một trong những yếu tố quan trọng mà kể cả người trong cuộc, lẫn các Hội đồng bầu cử đều sẵn sàng xét đến.

"Trong lúc có thể phải chờ một thời gian nữa để sự việc được làm rõ hơn, tôi có phỏng đoán dựa trên quan sát cá nhân rằng sự việc này có thể là do ông Nam đã nhận được các tín hiệu từ các cuộc điều tra của Ủy ban điều tra Trung ương đảng, cũng như là của các cơ quan chức năng của ngành an ninh, vì các thông tin liên quan tới địa phương này cho thấy đã đang có điều tra về các vụ việc và dường như đã có sự bắt đầu siết chặt và kiểm tra những sai phạm của lãnh đạo tỉnh này, trong đó có liên quan tới ông Trần Văn Nam, từ những giải đoạn trước đây.

"Trong việc siết chặt như vậy, có thể ông Bí thư Tỉnh ủy cảm thấy rằng 'cuộc chơi' của ông có thể phải kết thúc, nên ông ấy đã tìm một lối ra trong danh dự, tức là ông tuyên bố không đủ điều kiện 'sức khỏe' và xin phép để nghỉ, nhưng tôi nghĩ đây không phải là vấn đề đó, mà là vấn đề kia, trong khi một vấn đề khác là nếu ông có vấn đề sức khỏe, thì vì sao lại lọt qua nhiều vòng quy hoạch, hiệp thương, đề cử như thế được."

Từ Nhà Trang, ông Võ Văn Tạo nói thêm:

"Số lượng đại biểu Quốc hội được ấn định là 500 người, nhưng không cứng nhắc là 500. Các kỳ trước, có một số đại biểu bị tước tư cách đại biểu hoặc qua đời, không thấy bầu bổ sung. Do vậy, việc mới đây ông Trần Văn Nam là Bí thư Tỉnh ủy Bình Dương bị loại khỏi Quốc hội sau khi trúng cử sẽ không dẫn tới việc phải bầu bổ sung.

Tại sao Thủ tướng phải là đại biểu Quốc hội
Tại sao Thủ tướng phải là đại biểu Quốc hội

Nguồn hình ảnh, Getty Images

Chụp lại hình ảnh,

Người dân xếp hàng chờ bỏ phiếu tại một địa điểm ở Hà Nội trong cuộc bầu cử Quốc hội và Hội đồng Nhân dân các cấp hôm 23/5/2021

"Như tôi đã nói, việc một số đại biểu bị tước tư cách không dẫn đến phải bầu bổ sung. Còn nói về giá trị lá phiếu của cử tri ư? Bản chất bầu cử ở Việt Nam là "Đảng cử, dân bầu", như giới lãnh đạo chóp bu của Đảng Cộng sản Việt Nam từng tuyên bố không giấu diếm, thì lá phiếu cử tri đâu có chút giá trị gì đâu, nên bầu bổ sung, hay đôn người có số phiếu gần kề lên, hay chỉ định cũng chỉ là hình thức và như nhau mà thôi."

"Tôi nghĩ, chỉ khi nào Việt Nam có bầu cử thực chất, chứ không phải hình thức như lâu nay, thì bầu cử mới đúng là cần thiết và rất quan trọng. Khi ấy, chỉ cần học theo cách các nước dân chủ xử lý tình huống khuyết số lượng đại biểu.

"Còn hiện nay, bầu cử chỉ là hình thức, là giả vờ thì suy nghĩ, tìm tòi, đề xuất cách bổ khuyết số lượng đại biểu làm gì cho lãng phí thời gian, công sức?," ông Võ Văn Tạo nói với BBC News Tiếng Việt cũng trên quan điểm riêng.