Tại sao vàng lên giá

Khương Duy   -   Chủ nhật, 19/12/2021 15:49 (GMT+7)

Vàng thế giới tăng mạnh, thị trường trong nước trầm lắng

Tính đến 14h30' ngày 19.12, giá vàng thế giới niêm yết trên Kitco ở ngưỡng 1.859 USD/oz. Như vậy chỉ trong vòng 1 tháng qua, giá vàng thế giới đã tăng đến hơn 60 USD/oz.

Tại sao vàng lên giá
Vàng đặc biệt tăng mạnh trong một số phiên gần đây trong bối cảnh Cục dự trữ liên bang Mỹ (Fed) thừa nhận lạm phát gia tăng. Ảnh minh họa: Phan Anh

Mặt khác, đồng USD suy yếu cũng giúp đẩy giá mặt hàng kim loại quý đi lên. Đồng USD quay đầu giảm sau khi những tín hiệu chính sách của Fed trở nên rõ ràng hơn cho dù theo hướng thắt chặt tiền tệ.

Giá vàng tăng còn do sức cầu đối với vàng vật chất tăng mạnh khi một số nước vào cao điểm tiêu thụ vàng.

Trong khi giá vàng thế giới tăng bứt tốc, nhà đầu tư chắc chắn có lãi thì tại thị trường trong nước, người mua vàng vẫn chịu cảnh lỗ nặng.

Cụ thể, nếu mua vàng tại Tập đoàn DOJI vào phiên ngày 19.11 với mức giá 61,70 triệu đồng/lượng và bán ra vào phiên hôm nay (19.12) với giá 60,9 triệu đồng/lượng, nhà đầu tư lỗ khoảng 800.000 đồng/lượng.

Giá vàng trong nước 1 tháng qua trải qua nhiều thăng trầm nhưng không có nhiều thay đổi. Tại phiên giao dịch ngày 19.11, Tập đoàn DOJI niêm yết giá vàng ở mức 60,90 – 61,70 triệu đồng/lượng (mua vào - bán ra) thì đến phiên 19.12, mức giá này được giữ nguyên.

Thực tế, mức thua lỗ của nhà đầu tư đến từ mức chênh lệch mua vào - bán ra bị đẩy lên quá cao. Mức chênh lệch an toàn được chuyên gia khuyến nghị ở mức dưới 300.000 đồng/lượng.

Tương lai nào cho giá vàng tuần tới?

Theo giới chuyên gia, giá kim loại quý có thể tiếp tục tăng khi lạm phát vẫn là mối lo hàng đầu của nhà đầu tư. Thêm vào đó căng thẳng địa chính trị và sự lây lan của biến chủng Omicron cũng thúc đẩy vàng tăng giá.

Tuần này, trong số 16 nhà phân tích Phố Wall tham gia cuộc khảo sát của Kitco, 11 người (69%) dự báo giá vàng tăng tuần tới. Hai nhà phân tích (13%) đánh giá ngược lại và ba người giữ quan điểm thị trường đi ngang.

Trong khi đó, trong số hơn 1.000 nhà đầu tư nhỏ lẻ tham gia các cuộc thăm dò trực tuyến, 58% dự báo kim loại quý sẽ chốt tuần tới ở mức cao hơn. 26% số người được hỏi dự báo vàng giảm giá, còn 17% giữ quan điểm trung lập.

Tại sao vàng lên giá
Nhiều nhà đầu tư lỗ nặng sau 1 tháng mua vàng. Ảnh: Phan Anh

Nhận định về giá vàng thời gian đó trên Kitco, trưởng bộ phận chiến lược thị trường tại SIA Wealth Management - Colin Cieszynski cho rằng, vàng đang được hưởng lợi từ tâm lý e ngại rủi ro gia tăng trên thị trường tài chính và mối đe dọa lạm phát ngày càng tăng.

"Lạm phát vẫn là điều quan tâm hàng đầu đối với các nhà đầu tư, đặc biệt là hiện nay nó đã đủ cao để gây áp lực lên các ngân hàng Trung ương, khiến họ phải thực hiện các chính sách kinh tế ủng hộ việc tăng lãi suất để chống lạm phát trong tuần này" - Cieszynski cho biết.

Tại sao vàng lên giá

Giá vàng miếng SJC neo ở mức cao suốt nhiều tháng qua - Ảnh: NGỌC PHƯỢNG

Như vậy so với giá vàng thế giới quy đổi, giá vàng miếng SJC đang cao hơn đến 11,46 triệu đồng/lượng.

Tại Công ty PNJ, giá bán vàng miếng SJC chiều nay cũng ngang ngửa với giá niêm yết tại Công ty SJC, ở mức 61,7 triệu đồng/lượng. Chênh lệch giá mua - bán lên đến 700.000 đồng/lượng.

Còn tại một số tiệm vàng lớn, giá bán vàng miếng SJC cũng lên đến 61,6 triệu đồng/lượng, mua vào 61,25 triệu đồng/lượng.

Ông Nguyễn Ngọc Trọng, giám đốc Công ty vàng Đối tác mới (NPJ), cho hay dù ở thời điểm cuối năm nhưng sức mua trên thị trường vàng rất chậm. Tuy nhiên giá vàng trong nước vẫn neo cao do nguồn cung không dồi dào. Giá vàng sau dịch cũng thiết lập một mặt bằng giá mới với mức tăng 3-4 triệu đồng/lượng so với trước.

Một trong những yếu tố khác cũng khiến giá vàng trong nước bị đẩy lên là do giá vàng thế giới trở lại ngưỡng 1.800 USD/ounce và giá USD tự do bị đẩy lên mức 23.700 đồng/USD (bán ra) và 23.200 đồng/USD (mua vào).

Tuần trước, Cục Dự trữ liên bang Mỹ (FED) tuyên bố sẽ đẩy nhanh tiến độ cắt giảm chương trình mua tài sản và dự định tăng lãi suất 3 lần trong năm 2022. Tuy nhiên giá vàng thế giới vẫn tái lập ngưỡng 1.800 USD/ounce chứ không lao dốc như dự báo trước đó do nhiều nguyên nhân.

Theo các phân tích, hiện có nhiều hoài nghi về việc liệu FED có thể thực hiện được dự tính tăng lãi suất 3 lần trong năm 2022 hay không. Thêm vào đó tâm lý phòng ngừa rủi ro tăng lên khi biến chủng Omicron lây lan nhanh ở nhiều quốc gia.

Nhiều nhà đầu tư cũng lo ngại về triển vọng phục hồi kinh tế khi lãi suất tăng và biến chủng Omicron lây lan. Chính yếu tố này đã hỗ trợ giá vàng phát huy vai trò kênh đầu tư an toàn.

A.HỒNG

Tại sao vàng lên giá

Giá vàng thế giới chiều nay sập mạnh từ 2.060 USD/ounce về 2.009 USD/ounce - Ảnh chụp màn hình

Trước khi giảm xuống mức giá này, giá vàng thế giới neo rất lâu ở mức 2.046 USD/ounce nhưng giá bán vàng miếng SJC lại giảm đến 1,4 triệu đồng/lượng so với mức giá cuối ngày hôm qua, bán ra ở mức 70,6 triệu đồng/lượng.

Từ khoảng 16h hôm nay, giá vàng thế giới bắt đầu lao dốc không phanh. So với đầu giờ chiều nay, giá vàng thế giới đã bốc hơi khoảng 37 USD/ounce (1,02 triệu đồng/lượng) nhưng giá bán vàng miếng theo niêm yết tại Công ty SJC chỉ giảm 400.000 đồng/lượng, bán ra ở mức 70,4 triệu đồng/lượng.

Tại Công ty PNJ, giá bán vàng miếng SJC cuối ngày hôm nay ở mức 70,2 triệu đồng/lượng, giảm đến 2,1 triệu đồng/lượng so với giá bán cuối ngày hôm qua. Tại các tiệm vàng lớn, giá bán vàng miếng SJC chiều nay chỉ còn 70,1 triệu đồng/lượng. 

Nhưng giảm mạnh nhất là ở chiều mua vào. Chiều nay, giá mua vào vàng miếng tại Công ty SJC chỉ còn 68,6 triệu đồng/lượng. Tại Công ty PNJ giá mua vào thấp hơn Công ty SJC 200.000 đồng/lượng, ở mức 68,4 triệu đồng/lượng, còn tại các tiệm vàng lớn giá mua vào vàng miếng SJC còn 68,3 triệu đồng/lượng.

So với mức giá mua vào cao nhất ở ngày 8-3 là 72,8 triệu đồng/lượng, giá mua vào vàng miếng SJC đã giảm đến 4,5 triệu đồng/lượng. 

Đáng lưu ý ở thời điểm giá vàng trong nước đạt đỉnh 74,4 triệu đồng/lượng vào hôm qua, giá vàng thế giới chỉ quanh ngưỡng mức 1.988 USD/ounce, thấp hơn nhiều so với mức giá hiện nay. 

Ở những thời điểm trước, mỗi khi giá vàng thế giới nhích lên trên ngưỡng 2.000 USD/ounce, giá vàng trong nước thường phản ứng rất mạnh. Nhưng hiện nay vì sao giá vàng miếng SJC lại "xì hơi" dù giá vàng thế giới tăng vượt 2.000 USD/ounce? 

Tại sao vàng lên giá

Từ khi giá vàng đạt đỉnh 74,4 triệu đồng/lượng, người nắm giữ vàng đổ ra bán rất mạnh - Ảnh: NGỌC PHƯỢNG

Theo chuyên gia Nguyễn Ngọc Trọng, nguyên nhân dẫn đến giá vàng miếng SJC không thể tăng mạnh như những ngày trước là do trên thị trường lực bán đang lấn át lực mua. 

"Do dung lượng thị trường hiện rất nhỏ, chỉ cần có làn sóng bán, giá vàng đổ dốc. Trên thực tế sau khi giá vàng đạt đỉnh 74,4 triệu đồng/lượng vào hôm qua, đã xuất hiện làn sóng chốt lời ồ ạt, kéo dài đến hôm nay. Do vậy các "nhà vàng" phải hạ nhanh giá mua - bán vàng miếng", ông Trọng nói.

Nếu quan sát, có thể thấy hiện giá mua vào vàng miếng tại các tiệm vàng đang thấp hơn đáng kể so với giá mua vào tại Công ty SJC, vì hiện nay mua xong các tiệm vàng cũng phải chốt bán lại cho Công ty SJC. Còn về phía người dân, dù giá vàng trong nước đã giảm khá sâu so với mức đỉnh nhưng giao dịch hầu như chỉ có một chiều chốt lời chứ không ai mua.

Bình thường, các tiệm vàng có thể thu hẹp chênh lệch giá mua - bán để kích sức mua. Nhưng hiện tại, mức chênh lệch này luôn chốt cứng ở mức 2 triệu đồng/lượng. Còn ở các công ty vàng lớn, mức chênh là 1,8 triệu đồng/lượng.

Giá vàng nhẫn 9999 SJC hôm nay lại diễn biến cùng chiều với giá vàng thế giới khi tăng lên ngưỡng 57,75 triệu đồng/lượng. Giá mua vào thấp hơn 1 triệu đồng/lượng, ở mức 56,5 triệu đồng/lượng. 

So với giá vàng thế giới quy đổi, giá bán vàng miếng SJC đang cao hơn 14,52 triệu đồng/lượng, còn giá vàng nhẫn 9999 cao hơn 1,77 triệu đồng/lượng.

Tại sao vàng lên giá
Giá vàng tăng kỷ lục, dân Hà Nội ùn ùn xếp hàng mua, bán

A.HỒNG