Tập fitness là gì

  • Fitness là gì ?
  • Sự thật về fitness
  • Các yếu tố của fitness
  • Lợi ích của việc tập fitness

Hiện nay, phong trào tập luyện thể hình đang ngày càng phát triển một cách mạnh mẽ và nhận được sự quan tâm của rất nhiều người. Nhất là với những người đang bị thừa cân hoặc quá gầy yếu. Tuy nhiên, bộ môn thể hình lại được chia thành nhiều trường phái tập luyện khác nhau, một trong số đó chính là fitness. Vậy fitness là gì và chúng khác biệt như thế nào so với bodybuilding ? Theo từ điển Oxford, fitness là trạng thái cơ thể có thể lực tốt và sức khỏe lành mạnh. Mặt khác, theo dữ liệu của Google dịch (định nghĩa tiếng Anh), fitness là trạng thái có vóc dáng cân đối (physically fit) và sức khỏe tốt (healthy).

Tập fitness là gì

Tuy nhiên, những định nghĩa này không cụ thể và chưa làm rõ được khái niệm fitness trong thể hình. Đối với những người tập gym, fitness có thể được xem là một mục tiêu (trạng thái cơ thể) hoặc một trường phái tập luyện. Như vậy, "body fitness" có nghĩa là một vóc dáng thỏa mãn được mục tiêu "fitness" mà người tập mong muốn. Còn việc "tập fitness" có nghĩa là cách tập luyện để đạt được body fitness. Có một vài "chiên da fitness" cho rằng, fitness "không đặt nặng kích thước cơ bắp" hoặc một thân hình fitness sẽ "không quá to". Tuy nhiên, những điều này hoàn toàn không chính xác. Để được công nhận là sở hữu một body fitness thì bạn cần đạt được một lượng cơ bắp tương đối (sẽ đề cập trong các phần nội dung bên dưới). Và so với người bình thường thì lượng cơ bắp này là rất to. Chứ không phải "không quá to" như một số trang web lá cải thường định nghĩa. Ví dụ, nếu một người sở hữu cơ bụng 6 múi nhưng anh ta hơi gầy (ví dụ như các idol Hàn Quốc) thì đây vẫn chưa được gọi là body fitness. Bởi vì xét trên tổng thể thì cơ bắp của người này còn quá ít và chưa cân đối. Đã bao giờ bạn nghe qua câu "trai gầy 6 múi cũng giống như nữ béo có ngực" hay chưa? Mặc dù họ có 6 múi và ngực nở, thế nhưng đó có được xem là cái đẹp? Chính vì những định nghĩa sai lệch về "độ to" nên nhiều người mới tập gym thường có suy nghĩ rằng, chỉ muốn có body fitness thôi chứ không muốn quá to (vì họ sợ thô). Tuy nhiên, đây là một điều vô cùng hài hước. Bởi vì, để đạt được body fitness thì chúng ta phải mất nhiều năm cùng quá trình tập luyện gian khổ. Còn để đạt được body "quá to" như các vận động viên thể hình thế giới thì thời gian và mức độ khó khăn sẽ tăng lên rất nhiều lần. Thậm chí có rất nhiều người tập gym lâu năm nhưng vẫn không thể chạm đến ngưỡng body fitness, chứ chưa nói đến mức độ "quá to" của các vận động viên. Nếu việc tăng kích thước cơ bắp quá dễ dàng như vậy... Thì nhiều người đã không phải tốn hàng triệu đồng mỗi tháng để mua thực phẩm bổ sung và thuê PT hướng dẫn tập luyện. Hội chứng "sợ to" của những người mới tập gym... Có thể ví như việc chưa kinh doanh nhưng đã lo sợ trở thành tỷ phú. Nhưng họ đâu biết rằng, trở thành tỷ phú là một việc vô cùng khó khăn. Không chỉ dừng lại ở đó, các "chiên da fitness" còn định nghĩa rằng, fitness "là những bài tập". Tuy nhiên, điều này là không chính xác. Như đã đề cập bên trên, fitness có thể được xem là một trường phái tập luyện. Khi đó, cho dù tập luyện với trường phái nào thì chúng ta cũng vẫn sử dụng các bài tập như nhau để phát triển cơ bắp. Ngoài ra, một số trang web còn cho rằng "fitness bao gồm: gym / thể hình, yoga, aerobic". Tuy nhiên, trên thực tế thì fitness chỉ là một trường phái trong bộ môn thể hình. Và thể hình (gym) là một khái niệm rộng hơn fitness rất nhiều. Mặt khác, đối với các khái niệm như yoga, aerobic thì chúng không thể được xem là một cách tập fitness. Bởi vì cường độ của chúng quá nhẹ và không đáp ứng được các nguyên lý phát triển cơ bắp. Theo một số nguồn nước ngoài trên internet, fitness bao gồm nhiều yếu tố khác nhau. Tuy nhiên, nếu xét trên góc độ của những người tập luyện thể hình thì các yếu tố này dường như không có sự liên quan. Ví dụ, để đánh giá body fitness của một người, liệu chúng ta có cần kiểm tra tốc độ chạy của anh ta? Câu trả lời là không. Trên thực tế, các "yếu tố fitness" này dường như được xây dựng... Cho các hoạt động "physical fitness" (thể dục thể chất) chứ không dành cho khái niệm fitness của những người tập luyện thể hình. Theo trung tâm Centers for Disease Control and Prevention (CDC)... Physical fitness là khả năng thực hiện các công việc hàng ngày với sự mạnh mẽ, tỉnh táo và không mệt mỏi quá mức. Đồng thời có nguồn năng lượng dồi dào để tận hưởng thời gian rảnh rỗi... Và ứng phó với các tình huống khẩn cấp. Như vậy nếu mục tiêu là sở hữu một body fitness thì bạn có thể bỏ qua các yếu tố này. Tuy nhiên, trong trường hợp bạn vẫn muốn biết về chúng. Thì các yếu tố này là: cardiorespiratory endurance (sức chịu đựng của hệ hô hấp và tim mạch), muscular endurance (sức chịu đựng của cơ bắp), muscular strength (sức mạnh của cơ bắp / mức tạ có thể nâng)...
  • Cardiorespiratory endurance
  • Muscular endurance
  • Muscular strength
  • Muscular power
  • Flexibility
  • Balance
  • Speed
  • Body composition

Muscular power (khả năng phát lực), flexibility (sự linh hoạt), balance (khả năng thăng bằng), speed (tốc độ), body composition. Đối với yếu tố cuối cùng, bạn có thể tìm hiểu chi tiết hơn trong bài viết body composition là gì của Thể Hình Vip. Như đã đề cập bên trên, khi tập luyện fitness thì chúng ta cũng vẫn sử dụng các thiết bị và bài tập như khi tập gym bình thường. Về bản chất thì fitness cũng chỉ là một trường phái / kiểu tập luyện trong gym.

Vì vậy, khi tập fitness thì bạn sẽ nhận được tất cả những lợi ích từ việc tập gym. Trong trường hợp chưa biết được những lợi ích mà gym mang lại thì bạn hãy tham khảo bài viết tập gym có tác dụng gì của Thể Hình Vip.

Copyright © thehinhvip.com

Fitness là gì? Chúng được biết đến là tên gọi chung cho các dụng cụ thể hình, bài tập thể hình,... Để tìm hiểu từ này một cách cụ thể hơn, hãy đọc bài viết bên dưới, rất nhiều những thông tin hữu ích đang đợi bạn khám phá.

Bộ môn thể hình ngày càng được nhiều người quan tâm và theo đuổi trong một lối sống hiện đại lành mạnh. Chắc hẳn bạn đã đôi lần nghe thấy từ fitness như trong tên của rất nhiều câu lạc bộ thể dục thể thao hay loại hình luyện tập mà ai đó đang theo đuổi. Vậy cụ thể Fitness là gì. Cùng tìm hiểu về khái niệm, các yếu tố trong Fitness, tác dụng của nó đối với sức khỏe,...ngay trong bài viết sau đây. Chúng tôi hứa hẹn sẽ mang đến cho bạn những thông tin vô cùng hữu ích, cùng khám phá nào!

Tập fitness là gì

Tìm hiểu Fitness là gì

1. Fitness là gì?

Fitness theo nghĩa gốc được dịch sang tiếng Việt là sự phù hợp, sung sức hay cân đối. Theo định nghĩa trong từ điển, từ Fitness thường được dùng để chỉ người nào đó sở hữu được thể trạng cân đối, khỏe khoắn cũng như có lối sống lành mạnh.

Xét theo khía cạnh thể hình, Fitness là bộ môn thể dục thẩm mỹ. Bộ môn thể dục thẩm mỹ bao gồm các hoạt động của tim mạch, được cải thiện bằng các hoạt động aerobic giúp tim và phổi hoạt động nhanh hơn. Nó cũng bao gồm sức mạnh cơ bắp, tính linh hoạt và sự cân bằng thông qua các bài tập gym. Đồng thời giúp nâng cao thể trạng, gia tăng hệ miễn dịch, hỗ trợ trị bệnh,...

Cũng vì vậy mà nhiều trung tâm huấn luyện thể hình có quy mô từ nhỏ đến lớn, từ bình dân đến cao cấp đang được mở ra tại nhiều nơi ở nước ta được đặt tên như: Trung tâm thể thao California Fitness & Yoga Centers, trung tâm Elite Fitness, Fit24 Fitness And Yoga Center,... Đặt tên như vậy để thấy được rằng, tại đây có rất nhiều thiết bị, máy tập, dịch vụ phục vụ cho mục đích tập sức mạnh, sức bền, sự dẻo dai,... Tất cả chúng giúp bạn có được 1 cơ thể cân đối, đầy đặn, hoàn hảo, đạt độ thẩm mỹ cao.

Tập fitness là gì

Giải đáp Fitness là gì?

2. Các yếu tố huấn luyện trong Fitness

Một số trung tâm nổi tiếng điển hình hiện nay được đông đảo người dân yêu thích đều có chữ "Fitness" trong tên. Điểm chung của những phòng tập thể hình chất lượng này chính là bao gồm rất nhiều hình thức tập luyện với nhiều bộ môn khác nhau dựa trên những yếu tố huấn luyện quan trọng trong Fitness như sau.

2.1. Tập sức bền Cardio

Yếu tố tập sức bền Cardio (Cardiorespiratory Endurance) trong Fitness là gì? Chúng là tập hợp các bài tập có tác dụng hiệu quả trong việc giúp người tập sở hữu được 1 trái tim khỏe mạnh, cải thiện cũng như nâng cao thêm sức khỏe cho hệ hô hấp - hệ tim mạch,...

Với những bài tập phù hợp, thể trạng của con người sẽ tăng lên, ổn định nhịp tim và nâng cao sức khỏe cho tim mạch. Kết hợp cùng những bài tập nâng cao sẽ cho nhịp tim được tăng cường lên giới hạn chịu đựng cao hơn nữa. Tất cả chúng giúp người tập tránh được hiện tượng khó thở khi hoạt động mạnh. Đồng thời, còn giúp giảm thiểu những căng thẳng, áp lực đè nặng từ công việc, học tập, cuộc sống,...

Một trong những hình thức tập luyện nâng độ bền thông dụng là chạy bộ, đi bộ, đạp xe đạp, nhảy dây thể thao,... hoặc áp dụng ngay các bài tập Tabata, bài tập HIIT,...

2.2. Tập luyện cơ bắp

Một yếu tố quan trọng cấu thành nên Fitness là gì chính là tập luyện cơ bắp. Tập luyện cơ bắp lại chia thành 3 hình thức tập luyện bao gồm: 

  • Sức bền cơ bắp (Muscular Endurance): Sức bền được đo lường dựa trên số lần lặp (reps) mỗi khi chúng ta thực hiện 1 bài tập cụ thể nào đó. Các bài kiểm tra thông thường dùng để xác định được sức bền của cơ bắp được áp dụng thông dụng nhất hiện nay đó chính là hít đất (Push - up), hít xà đơn (Chin - up), tập đứng lên ngồi xuống (Sit-up).
  • Sức mạnh cơ bắp (Muscular Strength): Sức mạnh của cơ bắp thường được đo lường bởi trọng lượng của tạ mà những người tập có thể áp dụng vào trong mỗi bài tập, cùng với đó là số lần lặp lại những động tác của bài tập (bao nhiêu reps/set). Các bài tập được dùng để đo sức mạnh được dùng phổ biến là: Đẩy ngực (Bench Press), Squat cùng tạ đòn (Barbell Squat),...
  • Sức lực cơ bắp (Muscular Power): Sức lực của cơ bắp sẽ được đo bởi số lực có thể tạo ra trong 1 hoạt động nhất định. Thường thì để đo được chỉ số này, người tập cần được hỗ trợ bởi những thiết bị hoặc máy đo tiên tiến, hiện đại.

2.3. Luyện khả năng dẻo dai và linh hoạt

Yếu tố thứ 3 trong 5 yếu tố huấn luyện để giải đáp thắc mắc Fitness là gì chính là khả năng linh hoạt, dẻo dai của cơ thể. Khả năng dẻo dai và linh hoạt được gọi là Flexibility & Balance cụ thể như sau:

  • Sự dẻo dai, linh hoạt (Flexibility): Sự dẻo dai sẽ được đo bằng cách xem 1 nhóm cơ trên cơ thể kéo dài được đến đâu. Hoặc khớp có thể di chuyển được linh hoạt được không. Cách kiểm tra được dùng nhiều nhất dựa vào cơ đùi sau - cơ vai.
  • Khả năng giữ thăng bằng (Balance): Được đo bởi cách thực hiện 1 động tác đặc biệt như giữ thăng bằng cơ thể bằng 1 chân. Việc giữ thăng bằng tốt cũng đồng nghĩa với việc điều khiển tư thế và giữ ổn định các khớp. Đồng thời, giúp giảm thiểu chấn thương, gia tăng sự lưu thông khí huyết đến các nhóm,...
  • Các bài tập Yoga, ballet, các bài tập giãn cơ,...sẽ giúp cơ thể tăng cường sự dẻo dai, linh hoạt, thăng bằng tốt. 

Tập fitness là gì

Tập luyện fitness

2.4. Tập luyện tốc độ

Tập luyện tốc độ (Speed) sẽ giúp cho cơ thể được linh hoạt hơn, nhanh nhẹn hơn và giúp ích rất nhiều cho các hoạt động trong đời sống hàng ngày. Tập luyện với tốc độ thường được đo bởi tốc độ cá nhân người tập có thể di chuyển từ vị trí - vị trí khác. Cách luyện tập tốc độ chính là việc áp dụng các bài tập hợp lý nhằm giúp cải thiện cũng như phát triển tốc độ của cả cơ thể hay cho 1 nhóm cơ cụ thể nào đó. Các bài tập chạy hay bật nhảy sẽ luôn được ưu tiên hàng đầu khi tập luyện tốc độ.

2.5. Kết hợp dinh dưỡng và lối sống lành mạnh 

Để đạt được thân hình theo tiêu chuẩn Fitness, bạn cần kết hợp việc tập luyện với 1 chế độ ăn uống - ngủ nghỉ lành mạnh. Uống đủ nước, cung cấp đủ protein, các vitamin, khoáng chất cùng chất béo rất cần thiết cho cơ thể. Điều này giúp cho bạn có được tỷ lệ thành phần cơ thể chuẩn. 

Thành phần cơ thể (Body Composition) được biết đến là tỉ lệ lượng chất béo có trên cơ thể so với các mô khác như: cơ, xương, da. Theo các chuyên gia về thể dục nhận định rằng 2 người có chung 1 trọng lượng không đồng nghĩa với việc họ cũng có cùng 1 tỷ trọng cơ thể. Trong thực tế, người nào có nhiều cơ bắp hơn, cơ thể sẽ gọn gàng cũng như săn chắc hơn.

3. Sự khác nhau giữa tập thể dục, Bodybuilding và fitness là gì?

Mặc dù trên đây là định nghĩa fitness là gì, nhưng chắc hẳn rất nhiều bạn vẫn còn băn khoăn, tập thể dục khác thể dục thẩm mỹ chỗ nào? Và người tập fitness khác người tập bodybuilding như thế nào? Để bạn hiểu rõ hơn về loại hình thể dục thẩm mỹ thì cùng đi làm một bài so sánh như sau.

3.1. Sự khác nhau giữa thể dục và thể dục thẩm mỹ

Tập thể dục (exersice) và thể dục thẩm mỹ (fitness) đều là các hoạt động thể chất và chúng đều cần được thực hiện theo một kế hoạch lâu dài, có cấu trúc, lặp đi lặp lại. Nhưng tập thể dục mang ý nghĩa lớn hơn thể dục thẩm mỹ. Tập thể dục có mục đích cải thiện hoặc duy trì một hoặc nhiều thành phần của thể chất. Ví dụ, một người tập thể dục như chạy bộ để duy trì cơ xương khỏe mạnh. Hay một người đạp xe để phục hồi chức năng của khớp. Một người tập thể dục cũng có thể để thay đổi vóc dáng. 

Còn thể dục thẩm mỹ lại mang ý nghĩa nhỏ hơn, tức là những người theo đuổi bộ môn fitness thường có mục đích để có được một vóc dáng cân đối hơn, thẩm mỹ hơn. 

Cũng chính vì ý nghĩa khác nhau này mà cách tập luyện cũng khác nhau. Một người được coi là tập thể dục có thể chỉ đơn giản là họ thực hiện việc đi dạo, làm việc nhà hay họ cũng có thể tập nâng tạ, nhảy dây,...

Thế nhưng, để thay đổi vóc dáng theo hướng fitness thì người đó bắt buộc phải tập gym với các bài tập trọng lượng cơ thể hoặc nâng tạ để xây dựng cơ bắp mới. Đồng thời kết hợp cả các bài tập tim mạch (cardio) để đốt cháy mỡ thừa, bài tập kéo giãn (Stretching) để thư giãn cơ trước và sau khi luyện tập. 

3.2. Sự khác nhau giữa bodybuilding và fitness là gì?

Bodybuilding và fitness là 2 thể loại thể hình được nhiều người lựa chọn nhất hiện nay. Cả 2 đều yêu cầu người tập thực hiện các bài cardio, nâng tạ, kéo giãn. Thế nhưng mục đích tập bodybuilding là hướng tới thân hình vạm vỡ với những múi cơ nổi rõ trên từng bộ phận. Và làm sao để có được càng nhiều cơ bắp càng tốt. Thậm chí, nhiều người tập bodybuilding còn có mục tiêu tập luyện cho gân nổi rõ dưới da.

Trái lại, những người tập fitness lại chỉ hướng tới mục tiêu thân hình cân đối. Do đó, họ quan tâm tới hai bên cơ thể trái - phải có cơ bắp đồng đều. Và tỷ lệ vai phải cân đối với eo, mông, đùi. Tất cả các bộ phận phải đạt được sự săn chắc và cơ bắp không cần quá lớn. 

Tập bodybuilding bắt buộc phải có những loại máy tập tạ, máy kéo cáp nặng mới giúp lên cơ như ý. Còn tập fitness thì bạn có thể thực hiện ngay tại nhà, không cần dụng cụ với các bài tập trọng lượng cơ thể. Ví dụ như chống đẩy, plank, squat, lunge, nâng hông (bài tập cây cầu), bước lên cầu thang, nhón gót chân,...

Do đó, mà bodybuilding thường phù hợp với nam giới. Bạn có thể ngắm nhìn thân hình của diễn viên The Rock, Chris Hemsworth, Vin Diesel để thấy được những người theo bodybuidling với cơ bắp, gân nổi cuồn cuộn.

Còn hình thức tập luyện fitness phù hợp cho cả nam và nữ. Bạn có thể xem thêm hình ảnh của diễn viên Tom Hiddleston, Benedict Cumberbatch hay Scarlett Johansson để thấy được những người tập fitness sở hữu thân hình cân đối, săn chắc. 

Tập fitness là gì

Sự khác nhau giữa bodybuilding và fitness

4. Tác dụng của tập fitness là gì?

Để quyết định có đầu tư vào việc tập luyện Fitness hay không, chắc chắn bạn cần phải tìm hiểu những lợi ích mà nó mang lại. Đây quả thật là một hình thức tập luyện mang lại rất nhiều tác dụng tốt cho sức khỏe của chúng ta, cụ thể gồm:

4.1. Tập Fitness giúp nâng cao sức khỏe

Lợi ích đầu tiên mà bộ môn này mang lại chính là nâng cao sức khỏe toàn bộ cơ thể. Tham gia tập luyện bộ môn này, cơ thể bạn sẽ trở nên dẻo dai hơn, các khớp cơ cũng trở nên linh hoạt hơn. Bên cạnh đó, tập luyện thường xuyên còn giúp nâng cao hệ miễn dịch của cơ thể, đồng thời cung cấp nguồn năng lượng tích cực vô cùng dồi dào cho các hoạt động học tập, làm việc,...

Bạn sẽ dễ dàng nhận thấy được sự thay đổi tích cực của sức khỏe sau khi tập luyện bộ môn này một thời gian nhất định.

4.2. Fitness giúp xây dựng hình thể đẹp

Lợi ích Fitness là gì đối với vóc dáng. Một trong những cách giúp bạn có được thân hình đẹp chính là tập luyện Fitness. Bộ môn này sẽ hỗ trợ bạn đốt cháy năng lượng, giảm nhanh lượng mỡ dư thừa tích tụ thời gian dài trong cơ thể. Các bài tập của bộ môn này được chia thành rất nhiều loại, tác động vào hầu hết các bộ phận trên cơ thể từ chân đến đầu. 

Nhiều người nghĩ rằng các bài tập của bộ môn này chỉ thích hợp để giảm cân. Tuy nhiên, không hẳn là như vậy, nhiều bài tập có tác dụng hỗ trợ tăng cân vô cùng hiệu quả. Chúng sẽ giúp bạn tăng về khối lượng cơ bắp cũng như kích thích ăn uống. Kết hợp với 1 chế độ ăn uống, nghỉ ngơi hợp lý sẽ giúp bạn tăng cân nhanh và an toàn.

Tác dụng của bộ môn này còn giúp những người đã tăng cân hoặc giảm cân để có được 1 thân hình hoàn hảo được kiểm soát cân nặng ở mức ổn định. Tập luyện đều đặn và duy trì chế độ tập luyện phù sẽ khiến cơ thể bạn ngày càng đẹp hơn, từng bước hướng đến 1 thân hình hoàn mỹ.

Tập fitness là gì

Hình thể đẹp là một tác dụng hàng đầu của Fitness

4.3. Tập Fitness giúp phòng tránh bệnh tật

Tập luyện bộ môn này sẽ giúp cho hệ miễn dịch của cơ thể tăng lên. Một hệ miễn dịch hoàn hảo sẽ giúp cơ thể tránh xa được những loại virus, vi khuẩn gây bệnh thường gặp như bệnh cảm cúm, đau đầu, sổ mũi, ho,...

Hơn nữa, việc tập luyện sẽ giúp cơ thể dẻo dai hơn, hệ xương khớp phát triển, đồng thời hệ thống máu được lưu thông hoàn hảo sẽ giúp các bệnh về xương khớp cũng giảm bớt. Các căn bệnh về tim mạch, ung thư, huyết áp,...cũng được giảm tỷ lệ mắc phải xuống mức thấp nhất.

4.4. Fitness giúp giảm stress hiệu quả

Mỗi ngày, chúng ta phải đối mặt với biết bao nhiêu xô bồ của cuộc sống. Những lúc thế này, việc tập luyện cho mình 1 bộ môn thể dục, thể thao là vô cùng cần thiết. Đối với ai đang băn khoăn tác dụng của Fitness là gì thì tập luyện bộ môn này, bạn sẽ cảm thấy cơ thể như được giải phóng khỏi những áp lực, vứt bỏ những lo toan của cuộc sống,...

Những bài tập sẽ giúp bạn thoải mái đầu óc nhờ việc cơ thể được thúc đẩy tiết ra những hormone làm não bộ được thư giãn, giải tỏa căng thẳng, mệt mỏi,...

4.5. Fitness giúp ăn - ngủ ngon hơn

Khi căng thẳng đã được giũ bỏ nhờ tập luyện bộ môn này, việc có được giấc ngủ ngon lành là việc hiển nhiên có được. Sau khi tập luyện các bài tập này, cơ thể bạn đã được đốt cháy một lượng lớn calo. Đồng thời, sự trao đổi chất - khí bên trong cơ thể được diễn ra mạnh mẽ hơn giúp bạn có được 1 giấc ngủ ngon lành, không mộng mị.

Bên cạnh đó, sau mỗi buổi tập luyện, cơ thể bạn sẽ cảm thấy đói dần, giúp kích thích ăn ngon miệng hơn. Tuy nhiên, với những ai đang trong quá trình giảm cân thì chớ nên ăn quá nhiều. Hãy xây dựng 1 chế độ ăn phù hợp và tuân thủ theo nó để đạt được hiệu quả cao.

Fitness là gì? đã được giải đáp qua những thông tin trên bài viết. Tập luyện Fitness mang đến cho bạn vô vàn những lợi ích về sức khỏe. Hãy kiên trì tập luyện nó và bạn sẽ có được một thân hình đẹp như mơ. Chúc bạn thành công, luôn khỏe mạnh và xinh đẹp!

Cải thiện sức mạnh, tăng cường cơ bắp, tinh thần sảng khoái là những gì bạn có được khi tập gym đều đặn. Hãy cùng Elipsport xây dựng thân hình như ý với những bài tập gym đúng cách. Kết hợp chạy bộ cùng máy chạy bộ tại nhà Elip chất lượng cao Elipsport. Ngoài ra, luyện tập cùng xe đạp tập ELip cũng là lựa chọn đáng cân nhắc nhé.

Tập fitness là gì

Elipsport - Thương hiệu thể thao tại nhà với các dòng sản phẩm như: Máy chạy bộ, xe đạp tập, ghế massage… được khách hàng tin dùng hàng đầu hiện nay. Hệ thống cửa hàng tại 63 tỉnh trên toàn quốc. CEO Elipsport với phương châm: “Sức khoẻ cho người Việt là mục tiêu của cuộc đời tôi.”

Fitness là bộ môn thể dục thẩm mỹ, bao gồm các hoạt động của tim mạch, được cải thiện bằng các hoạt động aerobic giúp tim và phổi hoạt động nhanh hơn. Nó cũng bao gồm sức mạnh cơ bắp, tính linh hoạt và sự cân bằng thông qua các bài tập gym. Đồng thời giúp nâng cao thể trạng, gia tăng hệ miễn dịch, hỗ trợ trị bệnh,...

Bất kỳ ai mong muốn cải thiện sức khỏe, sức bền, vóc dáng cơ thể săn chắc hơn, đẹp hơn thì đều có thể tập fitness.

Câu trả lời là có nếu bạn tập đều đặn và kết hợp với chế độ dinh dưỡng lành mạnh.

Hoàn toàn có, Fitness là bộ môn thể dục thẩm mỹ hướng tới thân hình cân đối thông qua việc tập tim mạch cardio, gym, kéo giãn stretching nên chị em hoàn toàn an tâm luyện tập.

Tập fitness là loại hình tốt nhất để giảm cân và thay đổi vóc dáng. Các bài tập tim mạch sẽ giúp bạn đốt mỡ thừa, và các bài tập gym sẽ giúp bạn săn chắc cơ bắp để cơ thể không bị lỏng hậu giảm cân.