Tập làm văn lớp 4: Luyện tập xây dựng kết bài trong bài văn miêu tả đồ vật

<span class='text_page_counter'>(1)</span><div class='page_container' data-page=1>

<b>Tập làm văn: Luyện tập xây dựng kết bài trong bài văn</b>


<b>miêu tả đồ vật</b>



<b>Câu 1 (trang 11 sgk Tiếng Việt 4): </b>Đọc bài văn Cái nón: xác định đoạn kếtbài: Theo em đó là kết bài theo cách nào?


<b>Trả lời:</b>


a) Đoạn kết bài trong bài văn Cái nón là đoạn


Má bảo: Có của phải biết giữ gìn thì mới được lâu bền. Vì vậy mỗi khi đi đâuvề, tơi đều mắc nón vào chiếc đinh đóng trên tường. Khơng khi nào tơi dùngnón để quạt vì quạt như thế nón dễ méo vành.


b) Đó là kiểu kết bài mở rộng nêu lời căn dặn của mẹ và ý thức giữ gìn bảo vệcái nón của người sử dụng.


<b>Câu 2. (trang 12 sgk Tiếng Việt 4): </b>Cho các đề:a) Tả cái thước kẻ của em.


b) Tả cái bàn học ở lớp hoặc ở nhà của em.c) Tả cái trống trường em.


Hãy viết một kết bài mở rộng cho bài văn làm theo một trong ba đề trên:a, Kết bài (Tả cái thước kẻ của em)


Cái thước đã trở thành người bạn thân u của mình từ bao giờ, mình khơngcịn nhớ nữa. Nó ln ở cạnh mình mỗi khi học bài, làm bài. Cái thước nhonhỏ, xinh xinh mà rất hữu ích. Nó giúp mình kẻ những đường lề thẳng tắp,đóng khung những đáp số, gạch dưới những câu văn hay, những từ ngữ gợihình, gợi tả…. mà mình cần chú ý để vận dụng trong viết văn. Cái thước thậtquý đối với mình.

</div>

<span class='text_page_counter'>(2)</span><div class='page_container' data-page=2>

Buổi sinh hoạt lớp lần nào, cô giáo chúng em cũng đều căn dặn: “Cần giữ gìnbảo vệ bàn ghế cho sạch đẹp. Khơng vẽ bậy, cào xước lên mặt bàn. Đó là ýthức trách nhiệm bảo vệ của công của mỗi học sinh”. Lời cơ dạy thấm sâu vàotrong mỗi chúng tơi. Chính vì vậy mà những bộ bàn ghế từ khi được trang bịcho lớp tôi đến giờ hơn một năm rồi vẫn cịn như mới. Chúng vẫn bóng đẹpnhư hồi nào.


c, Kết bài (tả cái trống trường):

</div><!--links-->

Tập làm văn lớp 4: Luyện tập xây dựng kết bài trong bài văn miêu tả đồ vật

1.Introduction - Giới thiệu:

Luyện tập xây dựng kết bài trong bài văn miêu tả đồ vật – Tiếng Việt   4 – tập 2 trang  12- Nhận biết được hai kiểu kết bài (Kết bài mở rộng và Kết bài không mở rộng) trong bài văn tả đồ vật (BT1).

- Viết được đoạn Kết bài theo kiểu mở rộng cho 1 trong 3 đề văn ở BT2.

 

Tập làm văn lớp 4: Luyện tập xây dựng kết bài trong bài văn miêu tả đồ vật

2.  Xem nhanh các slides của bài này: Preview all slides for this lecture Online

 Đây là bài giảng điện tử, Bài giảng trình chiếu tiết Tập làm văn 4 - Tuần 19 -  Luyện tập xây dựng kết bài trong bài văn miêu tả đồ vật Tiếng Việt 4 tập 2 trang 12 . Nó ở dạng video chỉ là hướng dẫn học sinh học và minh họa . Còn thầy cô muốn tải ngay dạng trình chiếu . Hãy tải link .ppt ở phía dưới.

3.  Xem trước bài tình chiếu cho giáo án điện tử này: Preview all slides for this lecture Online

Luyện tập xây dựng kết bài trong bài văn miêu tả đồ vật Tiếng Việt 4 tập 2 trang 12

1. Nội dung các bài tập:


Bài 1 trang  12: Đọc bài văn sau và trả lời câu hỏi


Cái nón
          

Phiên chợ huyện hôm trước, má mua cho tôi một cái nón. Tôi rất thích. Mệng nón rộng gần ba gang tay, tròn vành vạnh.Từ vành lên đến chóp, tôi đếm được mười lăm vòng tre, cách nhau rất đều. Càng lên đến chóp,vòng càng nhỏ đi.Lá nón được khâu vào các vòng tre bằng sợi móc. Hôm mua,má còn nhờ người bán nón quét cho một lượt dầu nên mặt nón còn trông rất bóng.           Má buộc vào nón một chiếc quai lụa hồng. Hai bên quai tết hai chiếc nơ nho nhỏ. Tôi đội nón lên đầu, quai rất vừa cằm .           Má bảo: “Có của phải biết giữ gìn thì mới được lâu bền.” Vì vậy, mỗi khi đi đâu về, tôi đều mắc nón vào chíêc đinh đóng trên tường. Không khi nào tôi dùng nón để quạt vì quạt như thế nón dễ bị méo vành .                                                                      (Theo Vân Trình)a) Xác định đoạn kết bài.Đoạn Kết bài là đoạn cuối cùng trong bài ( Đoạn 3)b) Theo em, đó là kết bài theo cách nào?là kiểu Kết bài mở rộng:+ Căn dặn của má.+ Ý thức giữ gìn cái nón của bạn nhỏ.- Có mấy cách kết bài trong bài văn miêu tả đồ vật? Đó là những cách nào?

- Có 2 cách kết bài trong bài văn miêu tả đồ vật. Đó là những cách kết bài mở rộng và kết bài không mở rộng.

- Thế nào là kết bài mở rộng, thế nào kết bài không mở rộng?+  Kết bài mở rộng là sau khi kết bài có lời bình luận thêm về đồ vật.+ Kết bài không mở rộng là kết bài không có lời bình luận gì thêm.

Bài 2 trang  12:  Cho các đề sau:


   a) Tả cái thước kẻ của em.
   b) Tả cái bàn học ở lớp hoặc ở nhà của em.
   c) Tả cái trống trường em.
       Hãy viết một kết bài mở rộng cho bài văn làm theo một trong các đề trên.

2. Gợi ý viết đoạn kết bài mở rộng:

- Em có suy nghĩ gì về đồ vật đã tả?+ Nhờ có nó đem lại cho em lợi ích gì?+ Em thầm hứa với nó điều gì? Em mong điều gì về nó?

+ Suy nghĩ thêm làm cho đồ vật đẹp thêm?

3. Minh họa đoạn kết bài mở rộng cho các đề bài trên
Ví dụ 1: Đoạn  kết bài mở rộng cho bài văn Tả cái thước kẻ của em.
Em rất yêu chiếc thước kẻ này. Nhờ có thước kẻ mà  dòng kẻ bài của em luôn thẳng thớm. Em hứa sẽ giữ gìn cẩn thận chiếc thước kẻ xinh xắn mà mẹ tặng cho như một kỉ vật của tuổi thơ.


Ví dụ 2: Đoạn  kết bài mở rộng cho bài văn Tả cái thước kẻ của em.Em rất thích cái thước đó. Ngày nào thước cũng cùng em  đến lớp, cùng em học bài và làm bài. Em coi thước như một người bạn. . Em tự nhủ sẽ giữ gìn thước cẩn thận để có thể dùng vào năm học sau.

Ví dụ 3: Đoạn  kết bài mở rộng cho bài văn Tả cái thước kẻ của em.


Em luôn luôn giữ gìn cây thước cẩn thận mồi khi dùng xong vì cây thước góp phần giúp em tiến bộ trong học tập đặc biệt là môn toán hình. Và bản thân em cũng đã coi nó như vật quan trọng nhất của mình.


Ví dụ 1: Đoạn  kết bài mở rộng cho bài văn Tả cái bàn học ở lớp hoặc ở nhà của em.
Chiếc bàn được đặt ngay ngắn cạnh cửa sổ có nắng gió hương hoa từ ngoài vườn thổi vào. Trên mặt bàn, góc phải, thường có một lọ hoa nhỏ nhỏ xinh xinh và một bông hồng nhung em hái từ ngoài vườn hoa vào cắm lên đó. Với em chiếc bàn thật gần gũi thân thương.


Ví dụ 2: Đoạn  kết bài mở rộng cho bài văn Tả cái bàn học ở lớp hoặc ở nhà của em.
Em yêu quý cái bàn này lắm bởi ngày nào nó cũng cùng em học tập miệt mài. Áp má lên mặt bàn, em nghe mát rượi như có ngọn gió nào thổi từ khu rừng xa xưa nơi cây gỗ này sinh sống. Em tưởng như nghe được lời gió thì thầm nhắc nhở: "Cô chủ ơi, gắng học lên! Chúng tôi tin tưởng nhiều ở cô đấy nhé!".


Ví dụ 3: Đoạn  kết bài mở rộng cho bài văn Tả cái bàn học ở lớp hoặc ở nhà của em.
Em rất yêu cái bàn học này, nó đã trở thành người bạn thân thíết cùng em sớm tối học hành. Mỗi khi học xong em đều lau chùi rất cẩn thận và không bao giờ vẽ bậy, bôi bẩn lên bàn.


Ví dụ 4: Đoạn  kết bài mở rộng cho bài văn Tả cái bàn học ở lớp hoặc ở nhà của em.
Em rất yêu phòng học của mình nơi có chiếc bàn đã từng gắn bó với em bao kỉ niệm buồn vui của thuở thiếu thời. Bên chiếc bàn học đơn sơ này  chính là “bệ phóng” đưa em đến với những thành công trên con đường học tập.


Ví dụ 1: Đoạn  kết bài mở rộng cho bài văn Tả cái trống trường em.
Trống trường thực sự là bạn đồng hành của đời học sinh chúng em. Mai đây, chúng em lớn lên, có thể đi bất cứ nơi nào trên Tổ quốc song mãi mãi tiếng trống trường vẫn bập bùng trong kỉ niệm.


Ví dụ 2: Đoạn  kết bài mở rộng cho bài văn Tả cái trống trường em.
Có thể sau này tôi sẽ rời xa mái trường này để lên học ở một ngôi trường to lớn hơn với tiếng chuông báo giờ hiện đại hơn. Nhưng dù vậy, tôi sẽ không bao giờ quên hình dáng cục mịch và âm thanh rộn rã của cái trống trường cùng bao kỉ niệm ấu thơ.


Ví dụ 3: Đoạn  kết bài mở rộng cho bài văn Tả cái trống trường em.Suốt những năm học, bác trống luôn là người bạn thân thiết của chúng em. Hè đã đến, xin tạm chia tay với bác trống thân yêu. Mới nghỉ vài ba bữa, chúng em lại mong chóng đến ngày được gặp bác trống, nghe cái giọng trầm ấm quen thuộc của bác và gặp lại đông đủ thầy bạn, vui biết bao nhiêu.Nhận xét đoạn văn:- Những ý đó có đạt với yêu cầu của kết bài mở rộng không?Đoạn kết  bài có đúng yêu cầu không? Cảm thấy thế nào khi nghe đọc đoạn kết  bài đó?–  Từ ngữ  trong đoạn viết thế nào – có thể hiện cảm xúc không?

– Trong đoạn viết của bạn, mình thích ý tưởng  nào ?

______________And more sections, Please download>>>>_____________

3. Author: vantieuhoc.com

4. Language: English - Vietnamese

5. Document Type: .Powerpoint - Page: 16 slides

6. Size:1.95MB

Thầy cô và các bạn tải miễn phí tài liệu này với mục đích giáo dục nhưng tuyệt đối không sao chép phát tán với mọi mục đich khác. Nếu cá nhân tổ chức nào vi phạm điều này. Chúng tôi sẽ gọi điện trực tiếp đến nơi chủ quản và truy cứu trách nhiệm hình sự theo Luật bản quyền - Luật sở hữu trí tuệ hiện hành của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.

7. Link download - Thầy cô hãy nhấn vào links phía dưới để tải : click to one of under links. Easy download, Fastly download, Free download

>>>> Tải bài giảng này từ http://vantieuhoc.com

Tập làm văn lớp 4: Luyện tập xây dựng kết bài trong bài văn miêu tả đồ vật

Tập làm văn lớp 4: Luyện tập xây dựng kết bài trong bài văn miêu tả đồ vật
>>>Luyện tập xây dựng kết bài trong bài văn miêu tả đồ vật Tiếng Việt 4 tập 2 trang 12
Tập làm văn lớp 4: Luyện tập xây dựng kết bài trong bài văn miêu tả đồ vật

Tập làm văn lớp 4: Luyện tập xây dựng kết bài trong bài văn miêu tả đồ vật
>>>Luyện tập xây dựng kết bài trong bài văn miêu tả đồ vật Tiếng Việt 4 tập 2 trang 12  
Tập làm văn lớp 4: Luyện tập xây dựng kết bài trong bài văn miêu tả đồ vật

  >>> Danh sách các bài giảng môn Tập làm văn lớp 4

Tập làm văn lớp 4: Luyện tập xây dựng kết bài trong bài văn miêu tả đồ vật

Note: This Test is quite Free for everybody. It was collected by many sources from Internet . We are have no responsibility about this sharing.

Thanks !

_____________________________Source:vantieuhoc.com___________________