Tết cổ truyền ở indonesia theo đạo hồi giáo có tên là gì

"Suy nghĩ lỗi thời"

Tuy nhiên, các lãnh đạo cộng đồng người Hoa nói những lời bình luận như vậy về một dịp lễ hội truyền thống là không hợp lý và là một dấu hiệu cho thấy lối suy nghĩ lỗi thời trong một số tổ chức Hồi giáo.

"Lễ đón năm mới Âm lịch không phải là lễ hội tôn giáo và đặc biệt đó không phải là lễ hội của Phật giáo," Andrew Susanto, chủ tịch Hội Thanh niên Indonesia gốc Hoa nói.

Ông nói việc ăn mừng dịp năm mới âm lịch không khác gì với việc đón mừng năm mới của các nền văn hóa khác.

"Tôi không nghĩ rằng đó là điều hầu hết người dân Indonesia nghĩ," ông nói thêm rằng theo thời gian các lễ hội này đã trở thành một nét truyền thống ở Indonesia.

Tết cổ truyền ở indonesia theo đạo hồi giáo có tên là gì

Hàng trăm người đã tới chùa Jin De Yuan, ngôi chùa cổ nhất tại Jakarta, có từ năm 1650, trong dịp năm mới Âm lịch

Bất chấp những nhận xét của vị giáo sỹ Hồi giáo, một lễ đón năm mới Âm lịch theo cách của người Java đã được tổ chức tại Solo hồi tuần trước, với hàng ngàn người tham dự lễ rước giống như trong các dịp lễ Hồi giáo.

Các nhà sư địa phương đã thả 888 chú chim và cá - số 8 được coi là con số may mắn theo quan niệm của người Hoa - và chia bánh cho đám đông vui nhộm.

Người Indonesia gốc Hoa chiếm chừng 9 triệu người trong tổng số 240 triệu dân của Indonesia, hầu hết theo Thiên chúa giáo, Phật giáo hoặc Khổng giáo.

Suharto, người từng cầm quyền tại Indonesia với nắm đấm sắt trong suốt hơn ba thập niên, cho tới tận 1998, đã cầm dùng ngôn ngữ và biểu tượng Trung Hoa, và buộc người Indonesia gốc Hoa phải đổi tên.

Ông lên nắm quyền sau khi phong trào chống Cộng trỗi dậy hồi 1965-1966, là phong trào với ít nhất 500.000 người bị coi là cộng sản hoặc có cảm tình với cộng sản, mà đa phần là người Hoa, đã bị giết chết hoặc bị tra tấn. Các nhà hoạt động nhân quyền nói có hai triệu người đã chết.

Abdurrahman Wahid, nhà lãnh đạo Hồi giáo và cũng là một chính trị gia, người đã trở thành tổng thống được bầu đầu tiên sau khi Suharto ra đi, đã gỡ bỏ lệnh cấm văn hóa Trung Hoa hồi 2000, theo đó cho phép người thuộc các sắc dân gốc Hoa được công khai đón mừng năm mới Âm lịch.

Tại Glodok, tức khu phố Tàu tại Jakarta, nơi vốn đã bị thành đống đổ nát trong các cuộc bạo loạn hồi 1998 lúc thời trị vì của ông Suharto đi vào hồi kết, hai người phụ nữ Hồi giáo đội khăn choàng đầu đi lẫn trong bầu không khí chung, khi những người bán lẻ bán phong bao đựng tiền lì xì và dầu rắn hổ mang để đón mừng năm Tỵ.

"Tôi là người Hồi giáo, cho nên bản thân tôi không ăn mừng dịp lễ này," bà Widi Astudi, 37 tuổi, nói khi vào thăm một ngồi chùa hôm thứ Sáu.

"Nhưng Indonesia là một quốc gia dễ dung hòa, và người Hoa ở đây cũng là người Indonesia, cho nên đi thăm chùa chiền và tôn trọng việc mọi người ăn mừng dịp này thì cũng chả hại gì."

TTO - Đối với những người theo đạo Hồi, heo là con vật tượng trưng cho sự ô uế. Vậy ở những nước đông người Hồi giáo nhưng vẫn có cộng đồng người Hoa như Malaysia hoặc Indonesia, tết Kỷ Hợi được đón ra sao?

  • Malaysia nói chưa hủy dự án đường sắt với Trung Quốc
  • Bị cha mẹ nhắc lấy vợ, nam thanh niên đập phá tưng bừng
  • Múa lân dưới nước, không gì là không thể
Tết cổ truyền ở indonesia theo đạo hồi giáo có tên là gì

Các giáo viên người Hồi giáo tham gia hoạt động chào năm mới Kỷ Hợi ở Kuala Lumpur - Ảnh: REUTERS

Malaysia: cởi mở

Anh Chow Yoon Kee, người Malaysia gốc Trung Quốc sống tại thị trấn Batu Pahat ở Johor, Malaysia cho biết: "Gia đình chúng tôi trang trí nhiều hình ảnh chú heo ở nhà. Bạn bè, người thân, đồng nghiệp và hàng xóm thuộc nhiều chủng tộc và tôn giáo khác của chúng tôi sẽ đến chơi. Đây là cái tết cho mọi người".

Anh Chow không lo lắng về việc đón tết Kỷ Hợi của cộng đồng người Hoa sẽ gây ra "vấn đề" với cộng đồng người Hồi giáo. Theo anh, năm nay không hề có dấu hiệu "có vấn đề nào", khác hẳn với năm trước.

"Năm ngoái mọi việc khá là ồn ào. Đó là năm Tuất. Con chó cũng không được coi là con vật thuần khiết với người Hồi giáo".

Tết cổ truyền ở indonesia theo đạo hồi giáo có tên là gì

Hình ảnh con chó - con giáp năm Mậu Tuất đã gây "tranh cãi" ở Malaysia năm ngoái vì con chó được xem là con vật "ô uế" - Ảnh: AFP

Hồi giáo là tôn giáo chính ở Malaysia, nhiều hành động bị coi là xúc phạm đến đạo Hồi, trong đó có việc sử dụng những hình ảnh bị xem là ô uế. Năm ngoái, nhiều chủ cửa hàng đã tránh sử dụng hình ảnh con chó để tránh xúc phạm đến cộng đồng người Hồi giáo.

Mặc dù cảm thấy chính quyền địa phương dường như không quan tâm lắm đến cảm xúc của cộng đồng người Hoa, anh Chow không cảm thấy "có sự kiểm duyệt nào" xảy ra năm nay.

Đồng cảm với anh Chow, nhiều người khác cũng cho rằng năm nay họ cảm thấy "có sự nhạy cảm nào" trong việc đón tết Kỷ Hợi ở Malaysia.

Indonesia còn thận trọng

Ngày tết âm lịch là ngày lễ quốc gia ở Indonesia dù đây là một đất nước Hồi giáo. Việc trang trí và các hoạt động đón tết ở các nơi công cộng được đa số ủng hộ như: treo đèn lồng, biểu diễn văn nghệ và diễu hành.

Chị Merry Olivia ở Jakarta cho biết những người bạn Hồi giáo của mình thân thiện với hình ảnh con heo với tư cách là con giáp của năm mới.

Tết cổ truyền ở indonesia theo đạo hồi giáo có tên là gì

Đồ trang trí tết Kỷ Hợi được bán ở khu China town ở Jakarta - Ảnh: GETTY IMAGE

Chị Valeria Rita, một thợ làm bánh đã có những sáng tạo đặc biệt cho cửa hàng của mình với món bánh quy hình con heo nhân mứt dứa.

Chị cho biết: "Khách hàng rất thích loại bánh này. Nhiều người mua bánh là người đạo Hồi để tặng bạn bè, đồng nghiệp là người Hoa. Một số cũng tự mua cho mình".

Chị chia sẻ câu nói hài hước của người bạn thân theo đạo hồi của mình: "Đây (bánh quy hình heo) là những con heo đầu tiên mà người Hồi giáo được phép ăn".

Tết cổ truyền ở indonesia theo đạo hồi giáo có tên là gì

Bánh quy hình heo được cả khách hàng người Hồi giáo ở Indonesia mua - Ảnh: DAPUR MAMA LOE

Tuy nhiên, một số người gốc Hoa khác ở Indonesia vẫn thận trong trong việc trang trí bằng hình ảnh chú heo dịp tết Kỷ Hợi một cách rộng rãi. Họ cho biết cho thể trang trí hoặc mặc trang phục có hình chú heo ở nhà nhưng ngại việc trang trí hình ảnh chú heo ở nơi công cộng có thể khiến ai đó cảm thấy bị "xúc phạm".

Theo BBC, trên diễn đàn Hồi giáo Bogor (FMB), một tổ chức Hồi giáo đã kêu gọi xóa bỏ việc đón năm mới vì nó "không phù hợp" và "phá hoại đức tin vào đạo Hồi".

Đối với nhiều người Hồi giáo ở Indonesia, việc đón năm mới được xem là vấn đề tôn giáo nhiều hơn và vấn đề văn hóa.

Tết cổ truyền ở indonesia theo đạo hồi giáo có tên là gì
Các quốc gia đón Tết Nguyên đán khác Việt Nam ra sao?

TTO - Những ngày này, nhiều quốc gia ở châu Á như Trung Quốc, Hàn Quốc, Singapore, Bhutan… cũng rộn ràng đón Tết như Việt Nam. Nhưng họ có gọi lễ hội này là Tết như chúng ta?

THÔNG TIN ĐẤT NƯỚC INDONESIA

Điểm danh những lễ hội độc đáo ở Indonesia

Indonesia được biết tới là một đất nước của các lễ hội độc đáo, vì là quốc gia đa tôn giáo, nên các lễ hội nơi đây rất đa dạng, nhiều lễ hội dành cho mọi thành phần xã hội. Cùng Du Lịch Việt Nam tìm hiểu một số lễ hội nổi tiếng nhất ở Indonesia ngay nhé.
1. Lễ Tahun Baru Masehi
  • Lễ hội độc đáo ở Indonesia chào đón năm mới Tahun Baru Masehi được diễn ra khá nhộp nhịp. Vào ngày này có khá nhiều người dân của Indonesia tụ tập tại những trung tâm lớn để vui chơi giải trí hay hòa vào những hoạt động văn hóa lễ hội độc đáo ở Indonesia. Không khí lễ hội tràn ngập mọi đường phố các điểm du lịch ở Indonesia. Nếu du khách ghé thăm Indonesia vào ngày lễ này sẽ được thưởng thức các món ăn chỉ có trong ngày tết của Indonesia. Những món ăn mang đậm hương vị truyền thống được làm từ gạo là nguồn lương thực chủ yếu.
Tết cổ truyền ở indonesia theo đạo hồi giáo có tên là gì
Màn pháo hoa trong lễ Tahun Baru Masehi đón năm mới
2. Lễ hội Ramadan
  • Ramadan là dịp lễ kéo dài suốt tháng 9 theo lịch Hồi giáo (tuỳ theo từng năm nhưng thường rơi vào khoảng giữa tháng 9 đến giữa tháng 10 dương lịch). Lễ hội độc đáo ở Indonesia này được coi là tháng lễ hội để cầu nguyện và tẩy rửa tội lỗi. Trong suốt thời gian diễn ra lễ hội họ nhịn ăn, nhịn uống, nhịn hút thuốc và không quan hệ tình dục từ lúc mặt trời mọc cho tới lúc mặt trời lặn. Họ cũng đọc kinh Coran, tích cực làm điều thiện và tránh làm các điều không tốt lành như nói dối, mắng chửi… Ramadan mang ý nghĩa là tháng lễ nhịn ăn đặc biệt của người Hồi giáo trên thế giới. Người Indonesia rất coi trọng việc giữ thể diện và họ rất lịch sự. Vì vậy, khi giao tiếp du khách không được quên sử dụng chức vụ và tên khi xưng hô với người Indonesia. Du khách nên đứng dậy khi thấy người Indonesia bước vào phòng. Trang phục của người nghèo có thể được chấp nhận thiếu thốn. Nhưng những du khách ăn mặc thiếu thốn: không dép, quần sóc, áo dây… bị coi là không lịch sự. Có thể chấp nhận quần lửng, nhưng phải rộng và ít nhất là đến gối. Du khách phải luôn luôn cởi giầy trước khi vào nhà thờ Hồi giáo và thông thường phải cởi giầy trước khi vào nhà ai đó. Người indonesia khi chào người lớn thường không ngẩng cao đầu mà hạ thấp cổ hay hạ thấp vai khi đi qua để thể hiện sự tôn trọng.
Tết cổ truyền ở indonesia theo đạo hồi giáo có tên là gì
Những người tham gia lễ hội Ramadan
3. Tết Tahun Baru Hijiriah
  • Tahun Baru Hijiriah là tết của người Hồi giáo, còn được gọi là Tết Hijiriah. Ngày tết được tổ chức theo cách tính thời gian của đạo Hồi. Thông thường vào ngày này nói chung ở các thành phố lớn của Indonesia đều tổ chức bắn pháo hoa đón mừng năm mới. Các thanh thiếu niên trên xe máy hoặc ô tô đổ ra đường đi diễu hành xung quanh các thành phố. Có biểu diễn thổi kèn, đánh trống rất rộn rã. Một số hoạt động vui chơi giải trí được tổ chức tại các trung tâm lớn để mọi người cùng tham gia lễ hội độc đáo ở Indonesia này. Những sân khấu ngoài trời thường được mở cửa với hàng loạt hoạt động nghệ thuật như hát, nhảy, múa rối… Đêm Hijiriah, người dân tại Hijiriah thường đến nhà thờ Hồi giáo nghe các giáo sĩ giảng đạo, đọc và lắng nghe kinh Koran, nghe những bài hát đạo Hồi. Một số tổ chức Hồi giáo mở cửa các chợ, cung cấp thực phẩm, tiền, dịch vụ y tế miễn phí cho dân nghèo, đặc biệt là người già và trẻ em. Ngày lễ tết của người dân Indonesia theo đạo Hồi khá trầm lắng chứ không sôi động như ngày kết thúc tháng Ramadan. Khi đó, mọi người thường xin lỗi lẫn nhau vì những va chạm trong quá khứ và đi thăm cha mẹ.
Tết cổ truyền ở indonesia theo đạo hồi giáo có tên là gì
Những người phụ nữ đội trên đầu đồ lễ trong lễ hội Tahun Baru Hijiriah
4. Tết Tahun Baru Saka
  • Phần lớn người theo đạo Hindu ở Indonesia sống tại đảo Bali, hòn đảo du lịch nổi tiếng. Người dân ở đây có ngày lễ tết riêng gọi là Tahun Baru Saka. Ngày tết này còn được gọi là Nyepi. Ngày tết được tổ chức hàng năm theo cách tính thời gian của đạo Hindu. Tahun Baru Saka được xem như ngày chào đón một năm mới. Vào ngày này, tại Bali vô cùng náo nhiệt và rộn rã. Tất cả dân làng cùng tập trung ở một khu vực để ăn mừng. Thức ăn được chuẩn bị trong hai ngày để phục vụ số lượng người tham gia đông đảo. Các hoạt động vui chơi giải trí cũng được tổ chức tại các sân khấu trung tâm của đảo.
Tết cổ truyền ở indonesia theo đạo hồi giáo có tên là gì
Tết Tahun Baru Saka
5. Tết Tahun Baru Imlek Tahun
  • Baru Imlek là ngày lễ quốc gia Indonesia. Theo tết âm lịch Trung Quốc, Tahun Baru Imlek còn được gọi là Imlek. Trong những ngày này, múa lân trở thành hoạt động thường nhật tại nhiều thành phố, đặc biệt là ở các trung tâm mua sắm. Đối với người dân Indonesia, chứng kiến múa lân là một hoạt động vô cùng thú vị. Người ta cho rằng ý nghĩa của múa lân mang lại sự thịnh vượng, bình an cho cuộc sống của mọi người. Vào dịp Tết Imlek, các cuộc thi thể thao, biểu diễn thời trang liên tục diễn ra. Các khu chợ cung cấp thực phẩm, tiền cho người nghèo. Nhiều cửa hàng, trung tâm mua sắm tràn ngập màu đỏ và hình trang trí kiểu Trung Quốc. Những người gốc Trung Quốc tại Indonesia cũng hay có thói quen gửi thiếp mừng năm mới tặng du khách, bạn bè và người thân.
Tết cổ truyền ở indonesia theo đạo hồi giáo có tên là gì
Tết Tahun Baru Imlek Tahun
6. Lễ hội trèo cau bôi mỡ ở Indonesia
  • Kể từ thời Indonesia còn là thuộc địa của Hà Lan, lễ hội trèo cây cau được bôi mỡ – tiếng địa phương là Panjat Pinang – đã trở thành một trong những phong tục phổ biến nhất, lâu đời nhất ở quốc gia này. Lễ hội độc đáo ở Indonesia này thu hút lượng du khách đông đảo đến tham gia lễ hội. Panjat Pinang là một cách kỉ niệm ngày Độc lập độc đáo của Indonesia. Hàng năm, ở mọi vùng miền trên khắp cả nước, nhiều cây cau cao vút bị chặt ngọn, chỉ còn thân cây thẳng đứng, và một loạt giải thưởng treo quanh một vòng bánh xe được đặt trên ngọn cây.Trước đó thân cây bị bôi kín mỡ hoặc các chất bôi trơn khác và các thanh niên được mời tham gia lấy giải thưởng.
Tết cổ truyền ở indonesia theo đạo hồi giáo có tên là gì
Lễ hội trèo cau bôi mỡ ở Indonesia
7. Lễ hội đua bò ở Indonesia
  • Mỗi năm một lần, tộc người Minangkabau ở Tây Sumatra (Indonesia) lại tổ chức mừng mùa màng bằng lễ hội đua bò đầy kịch tính. Những con bò tham dự cuộc đua là những con khỏe mạnh, được huấn luyện và chăm sóc trước khi thi. Vào cuộc, chúng được gắn khung bằng gỗ để giữ thăng bằng. Đằng sau 2 con “bò chiến” là những nông dân địa phương. Họ sẽ không ngại mệt nhọc vì nếu chiến thắng sẽ có uy tín rất lớn trong cuộc sống và bò được bán với giá cao. Lễ hội này đã trở thành một phần trong đời sống văn hóa của tộc người Minangkabau ở Tây Sumatra vào cuối mùa vụ. Đây còn gọi là môn thể thao Pacu Jawi truyền thống của bộ tộc người Minangkabau.
Tết cổ truyền ở indonesia theo đạo hồi giáo có tên là gì
Lễ hội đua bò ở Indonesia
  • Ngoài những lễ hội ở nước Indonesia kể trên, các du khách còn có thể được chiêm ngưỡng nhiều lễ hội khác cũng độc đáo không kém. Theo kinh nghiệm du lịch Indonesia các lễ hội xuyên suốt trong năm nên bất cứ thời điểm nào bạn cũng có thể sắp xếp được chuyến đi vào đúng mùa lễ hội ở Indonesia. Giờ thì thay vì ngồi nhà tưởng tượng, sao bạn không ít nhất một lần trong đời hòa mình vào không khí náo nhiệt của các lễ hội ở Indonesia. Chắc chắn bạn sẽ không phải hối hận vì quyết định của mình.

Mục lục

  • 1 Từ nguyên
  • 2 Lịch sử
  • 3 Địa lý
    • 3.1 Sinh thái
  • 4 Nhân khẩu
  • 5 Phân cấp hành chính
  • 6 Chính phủ và chính trị
  • 7 Ngoại giao
  • 8 Quân sự
  • 9 Kinh tế
  • 10 Văn hóa
  • 11 Xem thêm
  • 12 Tham khảo
  • 13 Liên kết ngoài

Từ nguyênSửa đổi

Chữ Indonesia xuất phát từ từ Indus trong tiếng Latinh, có nghĩa "Ấn Độ", và từ nesos trong tiếng Hy Lạp, có nghĩa "hòn đảo".[13] Tên gọi này đã có từ thế kỷ XVIII, rất lâu trước khi nhà nước Indonesia độc lập hình thành.[14] Năm 1850, George Earl, một nhà phong tục học người Anh, đã đề xuất thuật ngữ Indunesians — và, từ được ông thích hơn, Malayunesians — để chỉ những người dân sống trên "Quần đảo Ấn Độ hay Quần đảo Malaya".[15] Cũng trong bài viết đó, một sinh viên của Earl là James Richardson Logan, đã sử dụng Indonesia như một từ đồng nghĩa với Quần đảo Ấn Độ.[16] Tuy nhiên, các tài liệu của viện hàn lâm Hà Lan viết về Đông Ấn đã lưỡng lự trong việc sử dụng Indonesia. Thay vào đó, họ dùng thuật ngữ Quần đảo Malay (Maleische Archipel); Đông Ấn Hà Lan (Nederlandsch Oost Indië), khái quát chung Indië; phương Đông (de Oost); và thậm chí Insulinde.[17]

Từ năm 1900, tên gọi Indonesia trở nên phổ thông hơn trong các cộng đồng hàn lâm bên ngoài Hà Lan, và các nhóm quốc gia Indonesia đã chấp nhận từ này trong cách thể hiện chính trị.[18] Adolf Bastian, thuộc Đại học Berlin, đã giúp từ này được biết đến rộng rãi hơn qua cuốn sách Indonesien oder die Inseln des Malayischen Archipels, 1884–1894 của ông. Học giả Indonesia đầu tiên sử dụng thuật ngữ này là Suwardi Suryaningrat (Ki Hajar Dewantara), khi ông thiết lập một văn phòng báo chí tại Hà Lan với tên gọi Indonesisch Pers-bureau in 1913.[14]

Lịch sửSửa đổi

Hình khắc một con tàu tại Borobudur, khoảng năm 800. Ngay từ thế kỷ thứ nhất của Công Nguyên các con tàu của Indonesia đã thực hiện các chuyến buôn tới tận Châu Phi.
Một xưởng sản xuất chè tại Jakarta khoảng thập niên 1860, thời kỳ Indonesia thuộc Hà Lan

Các di tích hoá thạch của người Homo erectus, thường được gọi là "Người Java", cho thấy quần đảo Indonesia đã có người ở từ hai triệu năm tới 500.000 năm trước.[19]Người Nam Đảo, là cộng đồng dân cư đa số hiện tại, đã di cư tới Đông Nam Á từ Đài Loan. Họ tới Indonesia từ khoảng năm 2000 trước Công Nguyên, và đẩy người Melanesia bản xứ về các vùng xa xôi phía đông khi họ mở rộng lãnh thổ.[20] Các điều kiện nông nghiệp lý tưởng, và nền văn minh lúa nước xuất hiện sớm từ thế kỷ thứ VIII trước Công Nguyên,[21] cho phép các làng mạc, thị trấn và các vương quốc nhỏ dần phát triển từ thế kỷ thứ nhất. Vị trí đường biển chiến lược của Indonesia giúp thương mại nội địa và với nước ngoài phát triển. Ví dụ, các con đường thương mại nối với cả các vương quốc Ấn Độ và Trung Quốc đã được thiết lập từ nhiều thế kỷ trước Công Nguyên.[22] Chính thương mại đã hình thành nên lịch sử Indonesia.[23]

Từ thế kỷ thứ bảy, vương quốc hàng hải Srivijaya hùng mạnh phát triển nhờ thương mại và các ảnh hưởng của Hindu giáo cùng Phật giáo được du nhập vào cùng thương mại.[24] Từ thế kỷ thứ VIII tới thế kỷ thứ X, các triều đại nông nghiệp Phật giáo Sailendra và Hindu giáo Medang phát triển và suy tàn trong vùng nội địa Java, để lại các công trình tôn giáo lớn như Borobudur của Sailendra và Prambanan của Medang. Vương quốc Hindu Majapahit được thành lập ở phía đông Java hồi cuối thế kỷ XIII, và ở thời Gajah Mada, ảnh hưởng của nó đã lan rộng tới hầu hết Indonesia; giai đoạn này thường được coi là một "Thời kỳ Huy hoàng" trong lịch sử Indonesia.[25]

Dù các thương gia Hồi giáo đã lần đầu đi qua Đông Nam Á từ đầu thời kỳ Hồi giáo, bằng chứng sớm nhất về cộng đồng dân cư Hồi giáo tại Indonesia có niên đại từ thế kỷ XIII ở phía bắc Sumatra.[26] Các vùng khác của Indonesia dần chấp nhận Hồi giáo, và nó đã là tôn giáo ưu thế tại Java và Sumatra từ cuối thế kỷ XVI. Ở hầu hết các nơi, Hồi giáo vượt lên và pha trộn với các ảnh hưởng văn hóa và tôn giáo bản địa, hình thành nên hình thức Hồi giáo hiện tại ở Indonesia, đặc biệt tại Java.[27] Những người châu Âu đầu tiên tới Indonesia năm 1512, khi các thương gia Bồ Đào Nha, do Francisco Serrão dẫn đầu tìm cách thâu tóm các nguồn tài nguyên nhục đậu khấu, đinh hương, và hạt tiêu tại Maluku.[28] Các thương gia Hà Lan và Anh nhanh chóng theo chân. Năm 1602, Hà Lan thành lập Công ty Đông Ấn Hà Lan (VOC) và trở thành một quyền lực lớn của châu Âu. Sau khi bị phá sản, Công ty Đông Ấn Hà Lan chính thức bị giải tán năm 1800, và chính phủ Hà Lan thành lập Đông Ấn Hà Lan như một thuộc địa được quốc hữu hóa.[29]

Sukarno, vị Tổng thống sáng lập Indonesia

Trong hầu hết thời gian của thời kỳ thuộc địa, Hà Lan chỉ kiểm soát vùng đất này một cách lỏng lẻo; chỉ tới đầu thế kỷ XX Hà Lan mới thực sự kiểm soát toàn bộ vùng đất lãnh thổ Indonesia hiện tại.[30] Cuộc xâm lược và chiếm đóng của Nhật Bản sau đó trong Chiến tranh thế giới thứ hai đã chấm dứt thời kỳ cai trị của Hà Lan,[31] và khuyến khích phong trào độc lập từng bị đàn áp trước đó ở Indonesia. Hai ngày sau khi Nhật Bản đầu hàng tháng 8 năm 1945, Sukarno, một lãnh đạo ảnh hưởng theo chủ nghĩa quốc gia, tuyên bố độc lập và được chỉ định làm tổng thống.[32] Người Hà Lan đã tìm cách tái lập quyền cai trị, và cuộc tranh giành ngoại giao và vũ trang đã chấm dứt vào tháng 12 năm 1949, khi đối mặt với sức ép quốc tế, Hà Lan chính thức công nhận nền độc lập của Indonesia[33] (ngoại trừ lãnh thổ Hà Lan Tây New Guinea, đã được tích hợp theo Thoả thuận New York năm 1962, và Đạo luật Tự do Lựa chọn được Liên hiệp quốc uỷ thác).

Sukarno chuyển từ dân chủ sang chủ nghĩa độc đoán, và duy trì cơ sở quyền lực bằng cách cân bằng các lực lượng đối lập trong quân đội, và Đảng Cộng sản Indonesia (PKI).[34] Quân đội âm mưu đảo chính ngày 30 tháng 9 năm 1965, dẫn tới Các vụ giết người tại Indonesia 1965-1966, một phong trào thanh trừng chống cộng trong đó Đảng Cộng sản Indonesia bị cáo buộc âm mưu đảo chính, các đảng viên Cộng sản bị săn lùng và tiêu diệt.[35] Khoảng 500 nghìn tới 1 triệu người bị cho là có liên hệ với Đảng Cộng sản Indonesia đã bị giết hại.[36] Lãnh đạo quân đội, Tướng Suharto, công khai làm suy yếu vị trí chính trị của Sukarno, và được chính thức chỉ định làm tổng thống vào tháng 3 năm 1968. Chính sách Trật tự Mới của ông[37] được chính phủ Mỹ ủng hộ,[38] và khuyến khích đầu tư nước ngoài trực tiếp vào Indonesia, đây là một yếu tố chính dẫn tới ba thập kỷ tăng trưởng kinh tế ổn định sau đó.[39] Tuy nhiên, sự độc đoán của chính sách "Trật tự Mới" bị chỉ trích rộng rãi vì tình trạng tham nhũng và đàn áp chính trị đối lập.

Năm 1997 và 1998, Indonesia là nước bị ảnh hưởng nặng nề nhất của cuộc Khủng hoảng Tài chính châu Á.[40] Điều này càng khiến sự bất mãn của dân chúng với Trật tự Mới gia tăng[41] và dẫn tới các cuộc tuần hành dân chúng. Suharto từ chức ngày 21 tháng 5 năm 1998.[42]

Xung đột sắc tộc ở Indonesia đã mang lại những vụ việc đẫm máu. Vào năm 1965, hàng chục nghìn người Hoa bị giết hại trong phong trào chống Cộng ở Indonesia. Sau sự kiện này, các trường dạy tiếng Trung Quốc bị đóng cửa, chữ viết Trung Quốc bị cấm. Chính quyền cũng cấm người Hoa tổ chức những ngày lễ, tết truyền thống, hạn chế nói tiếng Trung Quốc ở nơi công cộng. Các quan chức cho rằng ngôn ngữ Trung Quốc đối với người Indonesia cũng "nguy hiểm như vũ khí". Mãi đến thời cựu tổng thống Abdurrahman Wahid, tình hình mới dễ thở hơn cho người Hoa ở Indonesia - họ được phép sử dụng chữ viết của mình và kỷ niệm những ngày lễ, tết truyền thống. Trong cuộc biến động năm 1998, tâm lý thù ghét người Hoa khiến họ bị biến thành mục tiêu của bạo lực. Tháng 5/1998, những phần tử cực đoan đã cướp bóc, đốt tài sản của Hoa kiều, tấn công nhiều người. Gần 170 phụ nữ gốc Trung Quốc bị cưỡng hiếp, hậu quả là 20 người chết[43]

Năm 1999, Đông Timor bỏ phiếu ly khai khỏi Indonesia, sau một cuộc xâm chiếm quân sự dài 25 năm được đánh dấu bởi những lời lên án quốc tế và những vụ đàn áp thường xuyên với người Đông Timor.[44] Từ khi Suharto từ chức, một quá trình tăng cường dân chủ gồm cả một chương trình trao quyền tự trị cho các vùng, và cuộc bầu cử tổng thống trực tiếp năm 2004. Tình trạng bất ổn chính trị và kinh tế, bất ổn xã hội, tham nhũng và chủ nghĩa khủng bố đã giảm sút đáng kể. Dù các quan hệ giữa các tôn giáo và các nhóm sắc tộc phần lớn hài hòa, những vấn đề bất đồng và bạo lực tại một số khu vực vẫn thỉnh thoảng xảy ra.[45] Một cuộc dàn xếp chính trị cho cuộc xung đột vũ trang ly khai ở Aceh đã được thực hiện năm 2005.[46]

Địa lýSửa đổi

Indonesia gồm 13.487 hòn đảo, khoảng 6.000 trong số đó không có người ở.[47] Các hòn đảo nằm rải rác ở cả hai phía đường xích đạo. Năm hòn đảo lớn nhất là Java, Sumatra, Kalimantan (phần Borneo thuộc Indonesia), New Guinea (cùng chung với Papua New Guinea), và Sulawesi. Indonesia có biên giới trên bộ với Malaysia trên hòn đảo Borneo và Sebatik, Papua New Guinea trên đảo New Guinea, và Đông Timor trên đảo Timor. Indonesia cũng có chung biên giới với Singapore, Malaysia, và Philippines ở phía bắc và Australia ở phía nam bằng một dải nước hẹp. Thủ đô, Jakarta, nằm trên đảo Java là thành phố lớn nhất nước, sau đó là Surabaya, Bandung, Medan, và Semarang.[48] Với đặc điểm địa lý trên, Indonesia được mệnh danh là "Xứ sở vạn đảo".

Với diện tích 1.907.540km² (741.050 dặm vuông), Indonesia là nước đứng thứ 14 trên thế giới về diện tích đất liền.[49] Mật độ dân số trung bình là 142 người trên km² (347 trên dặm vuông), đứng thứ 80 trên thế giới,[50] dù Java, hòn đảo đông dân nhất thế giới,[51] có mật độ dân số khoảng hơn 1000 người trên km² (2.435 trên dặm vuông). Nằm ở độ cao 4.884 mét (16.024ft), Puncak Jaya tại Papua là đỉnh cao nhất Indonesia, và hồ Toba tại Sumatra là hồ lớn nhất, với diện tích 1.145km² (442 dặm vuông). Các con sông lớn nhất nước này nằm ở Kalimantan, và gồm các sông Mahakam và Barito; những con sông này là các đường giao thông quan trọng nối giữa các khu định cư trên đảo.[52]

Núi Semeru và Núi Bromo tại Đông Java. Hoạt động kiến tạo và núi lửa Indonesia ở mức cao nhất trên thế giới.

Indonesia nằm trên các rìa của các mảng Thái Bình Dương, Âu-Á, và Úc khiến nước này trở thành nơi có nhiều núi lửa và thường xảy ra các vụ động đất. Indonesia có ít nhất 150 núi lửa đang hoạt động,[53] gồm cả Krakatoa và Tambora, cả hai núi lửa này đều đã có những vụ phun trào gây phá hủy lớn trong thế kỷ XIX. Vụ phun trào siêu núi lửa Toba khoảng 70.000 năm trước, là một trong những vụ phun trào lớn nhất từng xảy ra và là một thảm họa toàn cầu. Những thảm họa gần đây liên quan tới hoạt động kiến tạo gồm vụ sóng thần năm 2004 đã giết hại tổng cộng gần 230.000 người[54] và khoảng 168.000 người tính riêng phía bắc Sumatra,[55] và trận động đất Yogyakarta năm 2006. Tuy nhiên, tro núi lửa là một yếu tố đóng góp vào sự màu mỡ của đất trong lịch sử từng giúp nuôi sống mật độ dân cư dày tại Java và Bali.[56]

Nằm dọc theo xích đạo, Indonesia có khí hậu nhiệt đới gió mùa, với hai mùa mưa và khô riêng biệt. Lượng mưa trung bình hàng năm tại các vùng đất thấp khoảng từ 1.780–3.175 milimét (70–125in), và lên tới 6.100 milimét (240in) tại các vùng núi. Các vùng đồi núi—đặc biệt ở bờ biển phía tây Sumatra, Tây Java, Kalimantan, Sulawesi, và Papua—có lượng mưa lớn nhất. Độ ẩm nói chung cao, trung bình khoảng 80%. Nhiệt độ ít thay đổi trong năm; trung bình tại Jakarta là 26–30°C (79–86°F).[57]

Rừng nhiệt đới ẩm chiếm gần 2/3 diện tích lãnh thổ. Đất canh tác 8% (3% được tưới), đồng cỏ 10%, rừng và cây bụi 67%, các đất khác 15%. Khoáng sản chính: dầu khí, thiếc, niken, bauxit, đồng, than, vàng, bạc.

Sinh tháiSửa đổi

Đười ươi Sumatra một loài linh trưởng lớn đặc hữu của Indonesia có nguy cơ tuyệt chủng cao

Diện tích, khí hậu nhiệt đới cùng với hình thế địa lý quần đảo của Indonesia khiến nước này có mức độ đa dạng sinh học đứng thứ hai thế giới—chỉ sau Brazil[58]— và hệ động thực vật của nó là sự pha trộn của các giống loài châu Á và Australasia.[59] Khi còn kết nối với lục địa châu Á, thềm Sunda (Sumatra, Java, Borneo, và Bali) có hệ động vật châu Á rất phong phú. Các loài thú lớn như hổ, tê giác, đười ươi, voi, và báo, từng hiện diện với số lượng lớn tới tận phía đông Bali, nhưng số lượng và diện tích phân bố của chúng đã giảm mạnh, đặc biệt ở Indonesia có loài Rồng komodo (Varanus komodoensis) là loài thằn lằn lớn nhất thế giới, chiều dài con lớn trung bình 2–3 m. Đây là một loại thuộc họ kỳ đà, (Varanidae), và sống trên nhiều đảo của Indonesia, năm 2011 con vật này đã được chọn làm biểu tượng linh vật của SEA Games 26. Rừng bao phủ khoảng 60% đất nước.[60] Tại Sumatra và Kalimantan, có rất nhiều loài động vật châu Á. Tuy nhiên, rừng đang suy giảm, và số lượng dân cư đông đảo tại Java càng khiến tình trạng phá rừng tăng cao lấy đất sinh sống và canh tác. Sulawesi, Nusa Tenggara, và Maluku—từng tách rời khỏi lục địa từ lâu—đã phát triển hệ động thực vật của riêng mình.[61] Papua từng là một phần của lục địa Úc, và là nơi có hệ động vật duy nhất có liên quan gần gũi với hệ động thực vật Australia, với hơn 600 loài chim.[62]

Mặc dù có mùi hôi rất nồng nặc và khủng khiếp giống như mùi thịt rữa, Rafflesia arnoldii vẫn được chọn là một trong ba quốc hoa của Indonesia

Indonesia đứng thứ hai chỉ sau Australia về mức độ loài đặc hữu, với 26% trong tổng số 1.531 loài chim và 39% trong tổng số 515 loài có vú là động vật đặc hữu.[63] Bờ biển dài 80.000 kilômét (50.000 dặm) của Indonesia được bao quanh bởi các biển nhiệt đới cũng đóng góp vào mức độ đa dạng sinh thái cao của nước này. Indonesia có nhiều hệ sinh thái biển và bờ biển, gồm các bãi biển, đụn cát, cửa sông, bãi lầy, rặng san hô, bãi cỏ biển, bãi bùn ven biển, bãi thuỷ triều, bãi tảo, và các hệ sinh thái nhỏ trong đất liền.[13] Nhà tự nhiên học người Anh, Alfred Wallace, đã mô tả về một đường ranh giới phần bố giữa các loài châu Á và châu Úc.[64] Được gọi là đường Wallace, chạy gần theo hướng bắc nam dọc theo cạnh Thềm Sunda, giữa Kalimantan và Sulawesi, và dọc theo Eo Lombok sâu, giữa Lombok và Bali. Phía tây đường này hệ động thực vật mang nhiều đặc điểm châu Á; về phía đông Lombok, hệ động thực vật dần mang đặc điểm Australia. Trong cuốn sách The Malay Archipelago năm 1869, Wallace đã miêu tả nhiều loài động vật duy chỉ có ở vùng này.[65] Vùng đảo giữa đường Wallace và New Guinea hiện được gọi là Wallacea.[64]

Dân số cao và cuộc công nghiệp hóa nhanh chóng của Indonesia đặt ra nhiều vấn đề môi trường nghiêm trọng và thường không được chú trọng nhiều vì mức độ nghèo đói cao cũng như sự quản lý yếu kém với các nguồn tài nguyên.[66] Các vấn đề này gồm phá rừng trên quy mô lớn (đa số là trái phép) và những trận cháy rừng gây ra những đám khói dày che phủ nhiều vùng phía tây Indonesia, Malaysia và Singapore; khai thác quá mức các nguồn tài nguyên biển; và các vấn đề môi trường đi liền với sự đô thị hóa và phát triển kinh tế quá nhanh, gồm ô nhiễm không khí, tắc đường, quản lý rác, và xử lý nước thải.[66] Phá hủy môi trường sống đe doạ sự tồn tại của các loài bản địa và đặc hữu, gồm 140 loài thú được Liên minh Bảo tồn Thiên nhiên Quốc tế (IUCN) xác định là đang bị đe dọa, và 15 loài được coi là bị đe dọa tuyệt chủng, gồm cả đười ươi Sumatra (Sumatran Orangutan).[67]